Bài báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2: Tổng quan về Công ty cổ phần dược phẩm quận 3.
Chương 3: Các công trình xử lý đã tham quan.
Chương 4: Kết luận
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thải lựa chọn được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Thành phần nước thải của khu công nghiệp Bình Chiểu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
1
pH
-
6,5 – 9,7
2
SS
mg/l
144 – 911
7
BOD5
mgO2/l
540 – 1050
6
COD
mgO2/l
683 – 1822
2
Độ màu
Pt-Co
91 – 14922
8
Ntổng
mg/l
55 – 82,7
9
Ptổng
mg/l
5,2 – 8,1
3
Crtổng
mg/l
0,04 – 0,05
5
Ni
mg/l
0,135 – 0,897
11
Zn
mg/l
1,45 – 0,20
12
Cu
mg/l
0,40 – 0,05
10
Dầu tổng
mg/l
8,9 – 94,6
Nguồn: Centema, 2006.
3.2.4 Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Hóa chất
Nước thải
từ KCN
Bể lắng cát
Bể tạo bông
Hố thu nước thải
Bể tách dầu
Bể điều hòa
Bể phản ứng
Mương trung hòa
Bể SBR
Bể khử trùng
Bể chứa bùn
Chất thải rắn
(cát, rác..)
Bãi chôn lấp
Nguồn tiếp nhận
QCVN 24:2008 – cột B
Nước
tách bùn
Máy thổi khí
Dự phòng
Thu gom và xử lý theo quy định
Váng dầu
Lọc rác tinh
javen
Bể lắng đứng
Cát
(cát, rác..)
Sân phơi cát
Hóa chất
Dự phòng
Máy ép bùn
Bơm bùn lắng
Bùn lắng
Song chắn rác
Hình 3.9 Sơ đồ dây chuyền công nghệ Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu.
3.2.5 Thuyết minh công nghệ
Bể lắng cát
Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác thô đặt trong bể lắng cát. Tại đây rác có kích thước lớn hơn 10 mm được loại bỏ, lượng rác này được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
Bể lắng cát được thiết kế bao gồm mương lắng cát và sân phơi cát liền kề nhau.
Mương lắng cát
Mương lắng cát có nhiệm vụ tách cát ra khỏi nước thải, nước thải sau khi qua Mương lắng cát sẽ đi qua sân phơi cát
Kích thước mương lắng cát: Rộng xDài xCao = 0,5m x 7,7m x 0,9m. Tổng thể tích=3,465 m2.
Sân phơi cát
Sân phơi cát có nhiệm vụ tách nước ra khỏi cát sau khi đi qua mương lắng cát.
Kích thước sân phơi cát: Rộng x Dài x Cao = 2,3 m x 4,8 m x 0,2m.
Tổng thể tích sân phơi cát là 2,21 m2.
Hố thu nước thải
Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp sau khi qua bể láng cát sẽ được tập trung tại hố thu nước thải. Trước khi vào hố thu, nước thải phải qua song chắn rác thô có kích thước khe là 10mm.
Tại hố thu có 3 bơm chìm tùy theo lưu lượng mà có 1 – 2 bơm hoạt động để bơm nước thải đến bể tách dầu, một bơm dùng dự phòng. Công suất mỗi bơm là 105 m3/h.
Kích thước hố thu: Rộng x Dài x Cao = 4 m x 6 m x 4,6 m. Tổng thể tích hố thu là 110,4 m2.
Thiết bị lọc rác tinh
Nước thải từ hố thu sẽ được bơm tới thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các loại rác và cát có kích thước nhỏ hơn 0,75 mm. Bên cạnh đó thiết bị này còn có khả năng làm giảm hàm lượng chất lơ lửng vô cơ có trong nước thải. Thiết bị tách rác hoạt động liên tục và đưa rác vào các thùng chứa, lượng rác này sẽ được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Nước thải sau khi qua song chắc rác tinh sẽ tự chảy vào bể tách dầu.
Thiết bị lọc rác tinh được làm bằng thép không rỉ, có kích thước các khe là 1 mm, công suất hoạt động là 150 m3/h.
Bể tách dầu
Bể tách dầu có tác dụng tách dầu mỡ ra khỏi nước thải theo phương pháp trọng lực. Nước thải được lưu tại bể tách dầu trong thời gian 36 phút.
Bể tách dầu được gắn 2 motor giảm tốc dùng để quay cánh gạt dầu mỡ, có công suất 0,6 kW/máy.
Kích thước bể tách dầu: Rộng x Dài = 2 m x 9,2 m;
Hnước = 3,9 m;
Htổng = 4,8 m;
Tổng thể tích = 88,32m3;
Thể tích chứa nước = 71,76m2.
Bể điều hòa
Nước thải từ bể tách dầu sẽ tự chảy qua bể điều hòa để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải phù hợp với các công trình phía sau. Bể điều hòa được lắp một dàn sục khí có tác dụng khuấy trộn để nâng cao mức độ đồng đều các chất, đồng thời cung cấp một lượng oxy vừa đủ để tăng cường khả năng phân hủy hiếu khí ban đầu, ngăn ngừa quá trình lên men yếm khí. Do đó tại bể này không gây ra mùi hôi thối.
Nếu nước thải trong bể điều hòa có nồng độ kim loại nặng thấp hơn tiêu chuẩn dầu vào của hệ thống xử lý thì nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm thằng qua bể lằng, sau đó qua bể xử lý sinh họa. Nều nước thải có nồng độ kim loại nặng cao hơn tiêu chuẩn đầu vào thì nước thải sẽ qua bể phản ứng tạo bông trước khi qua các công trình tiếp theo.
Kích thước bể điều hòa: Rộng x Dài = 9,2 m x 16,5 m
Hnước = 6,2 m
Htổng = 7 m
Tổng thể tích = 1108,14 m3
Thể tích chứa nước = 941,16 m2.
Thời gian lưu nước tại bể điều hòa là 11 giờ.
Bể phản ứng
Nước thải sau khi được điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng cùng với hóa chất HN377. Tại đây nước thải sẽ được khuấy trộn cùng với hóa chất bằng motor giảm tốc với công suất 0,5 kW để thực hiện phản ứng keo tụ.
Thời gian lưu nước tại bể phản ứng là 5 phút. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng bằng 2 bơm có công suất 85 m3/h/bơm.
Kích thước bể phản ứng: Rộng x Dài = 2 m x 2 m x 2m
Hnước = 1,75 m
Htổng = 2,55 m
Tổng thể tích = 10,2m3
Thể tích chứa nước = 7m3
Bể tạo bông
Tại bể tạo bông, các bông cặn được hình thành và kết dính với nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và được giữ ổn định nhờ năng lượng khuấy trộn. Thời gian lưu nước tại bể tạo bông là 30 phút.
Kích thước bể tạo bông: Rộng x Dài = 2 m x 7m
Hnước = 3,07 m
Htổng = 4,85 m
Tổng thể tích = 53,9m3
Thể tích chứa nước = 42,98m2.
Bể lắng đứng
Hỗn hợp nước thải và bông cặn từ bễ tạo bông tiếp tục chảy sang bể lắng đứng. Trong bể lắng đứng, nước được phân phối vào ống trung tâm và tạo dòng từ dưới lên trên. Trong quá trình phân phối nước các bông cặn sẽ dính bám với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn tạo điều kiện cho quá trình lắng tốt hơn.
Phần nước trong sẽ được chảy qua bể trung hòa trước khi bơm qua bể SBR. Bùn lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn bằng bơm có công suất 15 m3/h. Thời gian lưu nước tại bể lắng đứng là 2 giờ.
Kích thước bể lắng đứng: D = 5,5m
Hnước = 6,5m
Htổng = 7m
Tổng thể tích = 166m3
Thể tích chứa nước = 154,4m3
Mương trung hòa
Mục đích là để điều chỉnh pH của nước thải. Tùy theo giá trị pH trong nước thải mà bơm định lượng NaOH và H2SO4 sẽ hoạt động để đưa pH về giá trị trong khoảng 6,5 – 8,5.
Kích thước mương trung hòa Rộng x Dài = 0,5 m x 16m
Hnước = 0,5 m
Htổng = 1,25 m
Tổng thể tích = 10 m3
Thể tích chứa nước = 4 m3
Bể SBR
Bể xử lý sinh học hiếu khí là công trình quan trọng nhất trong toàn bộ công nghệ. Tại đây, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính hiếu khí ở trạng thái lơ lửng và sục khí liên tục.
Nước thải trong bể SBR được sục khí trong vào 3 giờ và lắng trong 1 giờ. Sau thời gian lắng, 100 m3 nước sẽ được đưa qua bể khử trùng bằng Decanter.
Kích thước bể SBR: Rộng x Dài = 5,5 m x 16,5m
Hnước = 5,5 m
Htổng = 7 m
Tổng thể tích = 635,25 m3
Thể tích chứa nước = 500 m3
Bể khử trùng
Mục đích để khử trùng nước bằng Clo trước khi xả ra hồ hoàn thiện. Thời gian lưu nước tại bể khử trùng là 30 phút.
Kích thước bể khử trùng: Rộng x Dài = 2 m x 10,7 m
Hnước = 2,5 m
Htổng = 3,3 m
Tổng thể tích = 70,62 m3
Thể tích chứa nước = 53,5 m3
Bể chứa bùn
Lượng bùn trong bể lắng đứng và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bùn sau khi bơm đầy vào bể sẽ được để yên. Bùn tách làm 2 phần: phần đặc lắng xuống đáy và được đưa sang sang thiết bị tách bùn, còn phần lỏng ở trên được đưa lại hố thu gom.
Bùn được đưa vào ngăn hòa trộn của thiết bị tách bùn cùng với Polyme và được ép, phần nước sẽ chảy về hố thu.
Hồ hoàn thiện
Kiểm tra chất lượng nước xau xử lý trước khi xả ra rạch Gò Dừa. Ở đây người ta nuôi cá để đánh giá chất lượng nước sau xử lý, nếu nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải thì cá sống được.
Hồ hoàn thiện cũng được dùng để tiếp nhận nước mưa trước khi xả ra rạch Gò Dừa. Tổng thể tích hồ hoàn thiện là 6200 m2.
Kết quả đo đạc và phân tích lấy mẫu định kỳ
Thực hiện theo quy trình “Quản lý và công tác bảo vệ môi trường đối với các khu chế xuất và khu công nghiệp”. Tổng công ty Bến Thành đã phối hợp với Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động tiến hành lấy mẫu nước thải trước và sau xử lý tại trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp ngày 20/05/2010. Từ đó đưa ra các kết luận như sau:
Hiện nay khu công nghiệp đã tách riêng hệ thống nước thải và nước mưa riêng biệt. Toàn bộ lượng nước thải của nhà đầu tư đều tập trung về hố thu nước thải của khu công nghiệp Bình Chiểu và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đã đăng ký trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Đối với nước thải trước xử lý có một số chỉ tiêu lớn hơn cột C – QCVN 24:2009/BTNMT như: màu sắc, BOD5, COD, SS, Fe, Amoni, tổng P, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ thực vật, Coliform, kẽm, phenol. Một số chỉ tiêu lớn hơn cột B và nhỏ hơn cột A như: tổng N, Cadimium.
Đối với nước thải sau xử lý tại trạm XLNT tập trung thì đều nhỏ hơn cột A – QCVN 24:2009/BTNMT hoặc không phát hiện trong nước thải.
3.2.6 Ưu và nhược điểm của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu
Ưu điểm
Dễ dàng trong quá trình vận hành và quản lý.
Tiết kiệm chi phí xây dựng do hợp khối các công trình.
Tiết kiệm chi phí lắp đặt đường ống và máy bơm.
Toàn bộ hệ thống điều khiển đều dùng công nghệ tự động nên dễ dàng vận hành và tiết kiệm chi phí nhân công.
Với việc sử dụng 2 bể SBR, khi 1 trong 2 bể gặp sự cố ta có thể cô lập bể gặp sự cố và tiếp tục vận hành bể còn lại nên sẽ không ảnh hưởng đến quá trình xử lý của nhà máy.
Một phần lượng bùn sau khi phơi sẽ được dùng để bón lại cho cây.
Diện tích cây xanh xung quanh hệ thống xử lý nhiều.
Nhược điểm
Do có thêm phần xử lý hóa học nên làm tăng chi phí xử lý.
Do không theo dõi chặt nên có bobo xuất hiện trong bể SBR làm giảm hiệu quả và lưu lượng nước thải cần xử lý, phải tạm ngưng hoạt động 1 bể SBR.
Không duy trì được lượng vi sinh vật nên phải thường xuyên thêm dinh dưỡng vào bể SBR.
Lượng điện tiêu thụ để các bơm hoạt động rất lớn.
Quy trình quản lý trong khâu xử lý và xả thải tại từng nhà máy trong khu công nghiệp không chặt chẽ nên một số nhà máy thường xuyên xả trộm thẳng vào hồ hoàn thiện theo hệ thống thoát nước mưa gây ra tình trạng tái ô nhiễm nước sau xử lý.
Một số hình ảnh tại nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu
Hình 3.10 Bể lắng cát.
Hình 3.12 Bể lắng đứng.
Hình 3.11 Bể SBR.
Hình 3.13 Hồ hoàn thiện.
3.3 NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
3.3.1 Giới thiệu chung
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là một trong những khu công nghiệp tập trung của thành phố được thành lập theo Quyết định số 630/ TTg ngày 8/8/1997 của Thủ tướng Chính Phủ. Hoạt động từ năm 1997 đến nay khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã tiếp nhận khoảng 166 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có khoảng 27 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 03 doanh nghiệp liên doanh. khu công nghiệp Lê Minh Xuân được đáng giá là một Khu công nghiệp thành công tại Thành phố.
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp là Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (BCCI). Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 :1994 do tổ chức SGS chứng nhận.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây nam cửa ngõ của TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn 2 xã Tân Nhựt và Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông nam bộ.
3.3.2 Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân được thiết kế với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 xây dựng năm 2000 và giai đoạn 2 xây dựng năm 2006 sau khi giai đoạn 1 đã quá tải với công suất thiết kế là 2000 m³/ngày.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân có nhiệm vụ xử lý nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo tiểu chuẩn đầu vào là loại C của QCVN 24:2009. Doanh nghiệp nào có nước thải không đạt chuẩn đầu vào bắt buộc phải sử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý tập trung.
Hiện tại giai đoạn 2 của hệ thống xử lý đang gặp sự cố tại bể lắng đợt 1 nên hoạt động của giai đoạn 1 bị quá tải nên hiệu quả xử lý không tốt, tại bể lắng đợt 1 nước thải tràn vào lỗ thu cặn, tại bể nén bùn màu nước vẫn còn đen như nước đầu vào theo cảm quan, có cả váng và bùn nổi trên mặt bể, đáng lẽ nước phải trong hơn rất nhiều và không có bùn nổi như các hệ thống xử lý khác.
3.3.3 Sơ đồ công nghệ
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý của giai đoạn 2, giai đoạn 1 có công nghệ tương tự nhưng đang gặp sự cố nên vận hành không ổn định.
Hố thu nước thải
Lưới lọc rác tinh
Bể Tách dầu
Bể Điều hòa
Cụm bể phản ứng hóa lý
(chỉnh pH, keo tụ, tạo bông)
Bể sinh học hiếu khí
Bể Lắng đợt 2
Bể Khử trùng
Bể Lắng đợt 1
Bể nén bùn
Phần lỏng
Bùn
Hố thu nước thải
Máy ép bùn
Xử lý
Bể chứa 800m3
Giai đoạn 2
Giai đoạn 1
Hố thu nước thải
Lưới lọc rác tinh
Bể Tách dầu
Bể Điều hòa
Cụm bể phản ứng hóa lý
(chỉnh pH, keo tụ, tạo bông)
Bể sinh học hiếu khí
Bể Lắng đợt 2
Bể Khử trùng
Bể Lắng đợt 1
Bể nén bùn
Phần lỏng
Bùn
Hố thu nước thải
Máy ép bùn
Xử lý
Hình 3.14 Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
3.3.4 Thuyết minh công nghệ
Bể chứa
Bể chứa được thiết kế với dung tích 800 m3 dùng để chứa nước thải từ các nhà máy của giai đoạn 2 và khu tiểu thủ công nghiệp.
Hố thu nước thải
Nước thải từ bể chứa được đưa về hố thu, hố thu có 3 máy bơm với công suất 120 m3/giờ/bơm. Tùy theo lưu lượng nước thải về hố thu mà có 2 hoặc 3 bơm hoạt động cùng lúc. Nếu lượng nước thải về hố thu quá nhiều thì lưu lượng sẽ được điều chỉnh bằng van tay.
Ngay miệng đường ống xả nước vào Hố thu có 1 lưới lọc rác thô dùng để loại bỏ các rác có kích thước lớn.
Lưới lọc rác tinh
Nước thải từ hố thu được bơm qua lưới lọc rác tinh để loại bỏ các loại rác có kích thước nhỏ trước khi đưa vào bể tách dầu.
Bể tách dầu
Bể tách dầu có nhiệm vụ loại bỏ các loại lượng dầu có trong nước thải. Khi lượng dầu trong bể tách dầu nhiều, nó sẽ được lấy ra theo cách thủ công.
Bể điều hòa
Sau khi qua bể tách dầu, nước thải được đưa tới bể điều hòa. Tại bể điều hòa có hệ thống thổi khí bằng 2 máy thổi khí với công suất 14,5 m3/giờ/máy. nhằm trộn đều các chất có trong nước thải.
Tùy theo lưu lượng mà thời gian lưu nước tại bể điều hòa là 1 – 2 giờ.
Cụm bể phản ứng hóa lý
Theo thiết kế cụm bể phản ứng hóa lý bao gồm: bể điều chỉnh pH (dùng axit và xút), bể keo tụ (dùng Polyme Anion 0,1%), bể tạo bông (dùng PAC 20%), bể lắng đợt 1.
Trên thực tế, bể điều chỉnh pH không còn tác dụng do pH nước thải đầu vào đạt và được chuyển thành bể tạo bông, hóa chất PAC 20% được châm vào nhằm tạo bông cặn lớn hơn, bề tạo bông được khuấy bằng máy với vận tốc 52 vòng/phút.
Bể keo tụ được châm hóa chất Polyme Anion 0,1% nhằm tạo kết tủa.
Theo thí nghiệm của nhà máy, 1L nước thải ta cần 0,5 ml PAC 20% và 0,3 – 0,4 ml Polyme Anion 0,1%.
Bể lắng đợt 1
Nước thải từ cụm bể keo tụ tạo bông được dẫn vào bể lắng đợt 1. Bể lắng đợt 1 được thiết kế dạng đứng hình vuông vát 4 góc và có hố thu cặn ở phía dưới. Nước sau khi xử lý sẽ dẫn vào bể điều chỉnh pH, nhưng hiện nay không cần điều chỉnh pH đầu ra nữa. Bể lắng đợt 1 có hệ thống thu váng nổi trên bề mặt.
Nước thải từ bể lắng đợt 1 được đưa vào bể Aerotank và bùn được bơm về bể nén bùn để xử lý bằng 2 bơm bùn với công suất 14 kW/giờ/máy.
Bể phản ứng sinh học hiếu khí
Bể hiếu khí có 2 ngăn, mỗi ngăn được thổi khí bằng 2 trong 3 máy thổi khí với công suất 30kW/giờ/máy. Nước thải vào bể hiếu khí có nồng độ MLSS = 50 – 100 (mg/l), nồng độ vi sinh = 300 – 400 (mg/l) – theo thiết kế là 800 (ml/l). Nước từ bể lắng đợt 1 sẽ tự chảy qua bể thổi khí.
Bể lắng đợt 2
Nước thải từ bể hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng đợt 2. Tại bể lắng đợt 2 bùn sẽ được lắng và bùn của bể lắng đợt 2 sẽ được dẫn vào bể nén bùn và 1 phần sẽ được tuần hoàn lại bể hiếu khí.
Bể nén bùn
Bùn từ bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 2 được đưa về bể nén bùn. Bùn sau khi xử lý được mang đi kiểm nghiệm, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để bón cây, chôn lấp hoặc bán cho đơn vị có nhu cầu. Nếu không đạt tiêu chuẩn buộc phải kí hợp đồng với các đơn vị có khả năng xử lý lượng bùn này.
Bùn lỏng từ bể nén bùn nếu ít sẽ được đưa vào máy ép bùn, nếu nhiều sẽ bơm vào các sân phơi bùn. Lượng bùn này cũng được kiểm nghiệm và xử lý như bùn trong bể ép bùn.
Bể khử trùng
Nước được khử trùng bằng NaOCl và đưa ra nguồn tiếp nhận.
3.3.5 Các thông số nước thải trong quá trình xử lý
Các thông số về pH, COD, SS được đo từ ngày 1/9/2010 đến 30/9/2010 (Do phòng thí nghiệm của nhà máy cung cấp).
Bảng 3.2 Các thông số về môi trường (max)
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Hố
thu
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 2
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 2
Tiêu chuẩn xử lý
QCVN 24:2009 cột B
pH
7,9
7,8
7.79
7,78
7,8
5.5 – 9
Hàm lượng chất rắn (SS)
mg/l
390
-
-
93
87
100
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
mg/l
987
496
473
93
87
100
Nguồn: Phòng thí nghiệm của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân, 28/09/2010.
Bảng 3.3 Các thông số về môi trường (mức trung bình)
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Hố thu
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 2
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 2
Tiêu chuẩn xử lý
QCVN 24:2009 cột B
pH
7,36
7,64
7,59
7,62
7.62
5.5 – 9
Hàm lượng chất rắn (SS)
mg/l
-
-
-
81
76
100
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
mg/l
811
381
315
81
76
100
Nguồn: Phòng thí nghiệm của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân, 28/09/2010.
Bảng 3.4 Các thông số về môi trường (min)
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Hố thu
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 1 của
đơn nguyên 2
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 1
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 2
Tiêu chuẩn xử lý
QCVN 24:2009 cột B
pH
6,73
7,32
7,36
7,45
7,41
5.5 – 9
Hàm lượng chất rắn (SS)
mg/l
86
-
-
64
68
100
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
mg/l
533
212
204
64
68
100
Nguồn: Phòng thí nghiệm của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân, 28/09/2010.
3.3.6 Ưu và nhược điểm của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Ưu điểm
Nếu lưu lượng nước thải đầu cao hơn lưu lượng xử lý thiết kế của hệ thống có thể điều chỉnh lưu lượng bằng van tay tại hố thu.
Có không gian trồng cây xanh nhằm tạo khoảng cách giữa nhà máy và hạn chế mùi hôi ở khu vực xung quanh, đồng thời tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ.
Nhược điểm
Diện tích xây dựng nhà máy lớn.
Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 1 bị quá tải, vẫn còn bông cặn và váng nổi trong bể. Bể lắng đợt 2 của đơn nguyên 2 có bùn nổi trên bề mặt bể rất nhiều.
Lượng bùn sinh ra từ bể nén bùn rất nhiều, hơn 8 tấn/ngày.
Thiết bị hay gặp sự cố.
Mùi hôi nhiều.
Lượng điện tiêu thụ để chạy các bơm rất lớn.
Một số hình ảnh tại nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Hình 3.15 Bể chứa nước thải.
Hình 3.17 Bể điều hòa.
Hình 3.19 Bể phản ứng sinh học hiếu khí.
Hình 3.21 Bể nén bùn.
Hình 3.16 Hố thu nước thải.
Hình 3.18 Bể lắng đợt 1.
Hình 3.20 Bể lắng đợt 2.
Hình 3.22 Bể khử trùng.
3.4 NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG 1
3.4.1 Giới thiệu chung
Khu chế xuất Linh Trung là dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc; bên Việt Nam là Khu chế xuất Sài Gòn (SEPZONE), bên Trung Quốc là China united electric import and export corp. Khu chế xuất Linh Trung gồm Khu I, Khu II và Khu III với tổng diện tích là 326.37 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 55.500.000 USD, vốn pháp định là 17.000.000 USD; mỗi bên góp 50%.
Khu chế xuất Linh Trung được xem là một trong những khu công nghiệp thành công nhất tại Việt Nam, có danh tiếng trong giới đầu tư khu vực Châu Á. Kim ngạch xuất khẩu của khu trong năm 2002 đạt hơn 2% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nuớc, tạo ra 1/10 trong tổng số cơ hội việc làm từ khu vực đầu tư nước ngoài.
Trong số 74 khu công nghiệp và khu chế xuất tại Việt Nam, khu chế xuất Linh Trung là khu có tỷ lệ đầu tư, kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu và số lượng việc làm cao nhất nước tính trên bình quân hecta đất.
3.4.2 Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu chế xuất Linh Trung 1
Công suất xử lý của nhà máy hiện tại là 5.000 m3/ngđ, gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 có công suất 2.000 m3/ngày và trong tương lai sẽ mở rộng qua giai đoạn 2 có công suất là 2.000 m3/ngđ.
Nước thải đầu vào bắt buộc phải đạt chất lượng nước loại C theo QCVN 24:2009 trở lên. Do đó, các nhà máy, xí nghiệp trong khu chế xuất và KCN yêu cầu phải xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải tập trung. Và nhà máy sẽ xử lý nước thải đạt loại A QCVN 24:2009 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
3.4.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Bể phân hủy bùn
Bùn
Hố thu nước thải
Bể điều hòa 1
Bể lọc áp lực hoặc bể lọc tinh
Bể SBR
Bể tiếp xúc
Hố thu nước thải sau xử lý
Bể trung gian
Nước javen
Song chắn rác tinh
Bể điều chỉnh pH
Bể điều hòa 2
Nước rửa lọc
Hình 3.23 Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung 1.
3.4.4 Thuyết minh công nghệ
Hố thu nước thải
Nước thải sau qua xử lý sơ bộ (nếu cần thiết) các tại nhà máy, xí nghiệp để đạt loại C trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải chung của khu chế xuất.
Tại hố thu có 3 máy bơm chìm, có 3 mức phao để điều chỉnh hoạt động của các máy bơm. Tùy theo lưu lượng nước thải về Hố thu ít hay nhiều sẽ có 1 hoặc 2 bơm hoạt động, 1 bơm dùng để dự phòng.
Trước khi vào hố thu, nước thải phải chảy qua song chắn rác thô để loại bỏ rác có kích thước lớn.
Lưới lọc rác tinh
Nước thải từ hố thu sẽ được bơm qua lưới lọc rác tinh để loại bỏ cát và rác có kích thước nhỏ trước khi vào bể điều hòa.
Bể điều hòa 1
Tại bể điều hòa 1 có hệ thống thổi khí và tuần hoàn nước nhằm giảm mùi và loại bỏ được một số chất dễ phân hủy, và trộn đều các chất có trong nước thải.
Bể điều chỉnh pH
Nước thải từ bể điều hòa 1 sẽ được bơm đến bể điều chỉnh pH. Tại đây sẽ châm axit hay bazơ tùy vào pH của nước thải đầu vào cao hay thấp.
Hiện nay, do pH của nước thải đầu vào trong khoảng 6 – 7 nên không cần phải châm hóa chất.
Bể điều hòa 2
Tại bể điều hòa 2 nước thải tiếp tục được sục khí để giảm bớt mùi hôi cũng như làm giảm nồng độ một số chất hữu dễ phân hủy.
Bể SBR
Nước thải từ bể điều hòa 2 sẽ được bơm vào bể SBR để tiến hành quá trình xử lý sinh học. Tại bể SBR sẽ diễn ra 5 giai đoạn: làm đầy, phản ứng, lắng, xả và nghĩ. Nồng độ MLSS trong bể 1.500 – 2.500 mg/l.
Bảng 3.5 Thông số nước thải ở bể SBR
pH
DO
(mg/l)
SV30 lắng
(mg)
SV30 nổi
(ml)
MLSS
(mg/l)
SVI = SV30MLSS
5,5 - 9
2 – 4
50 - 100
0
1500 - 2500
50 - 100
Nguồn: nhà máy xử lý nước thải tập trung Linh Trung 1
Bể chứa trung gian
Nước thải ở bể SBR sau khi lắng sẽ được xả qua bể trung gian. Nhiệm vụ của bể trung gian là chứa nước sau xử lý của bể SBR.
Bể lọc áp lực hoặc bể lọc tinh.
Nước thải từ bể trung gian sẽ được bơm vào bể lọc áp lực hay bể lọc tinh thì tùy thuộc vào chất lượng nước. Nếu nước thải có độ màu cao (> 50 Pt – Co) thì ta sẽ bơm qua bể lọc áp lực trước khi bơm nước vào bể lọc tinh. Nếu nước thải có độ màu thấp (< 50 Pt – Co) thì ta chỉ cần bơm nước qua bể lọc tinh.
Bể tiếp xúc
Nước thải từ bể lọc tinh sẽ được đưa vào bể tiếp xúc, nước thải sẽ được khử trùng bằng NaClO trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Bể nén bùn và sân phơi bùn
Bùn ở bể SBR sẽ được bơm vào bể nén bùn trước khí từ bể nén bùn bùn sẽ được dẫn vào sân phơi bùn để phơi bùn. Bùn sau khi phơi sẽ được cho vào bao và sẽ được đem đi chôn lấp.
3.4.5 Ưu và nhược điểm của nhà máy xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung 1
Ưu điểm
Áp dụng công nghệ xử lý đơn giản nhưng cho hiệu quả xử lý cao.
Toàn bộ hệ thống điều khiển đều dùng công nghệ tự động nên dễ dàng vận hành và tiết kiệm chi phí nhân công.
Với việc sử dụng 2 bể SBR thì khi 1 bể gặp sự cố thì ta có thể cô lập bể đó và tiếp tục vận hành bể khác nên sẽ không ảnh hưởng đến quá trình xử lý của nhà máy.
Do nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nên không phải tốn quá nhiều chi phí mua hóa chất.
Có sẵn một số đề xuất về nguyên nhân và cách khắc phục cho các sự cố có thể gặp phải trong quá trình vận hành. Do có khi có sự cố xảy ra, công nhân vận hành nhà máy có thể nhanh chóng khắc phục được.
Nhược điểm
Diện tích xây dựng nhà máy lớn.
Lượng điện tiêu thụ để các bơm hoạt động rất lớn, đây là nhược điểm quan trọng của nhà máy.
Nước thải trong quá trình xử lý có mùi hôi rất nặng.
Một số thiết bị được mua theo thiết kế hiện tại không được sử dụng, gây ra lãng phí.
Một số hình ảnh tại nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Linh Trung 1
Hình 3.24 Hố thu nước thải.
Hình 3.26 Bể SBR.
Hình 3.28 Bể tiếp xúc.
Hình 3.30 Bể lọc tinh.
Hình 3.25 Bể điều hòa 1.
Hình 3.27 Bể điều hòa 2.
Hình 3.29 Bể nén bùn.
Hình 3.31 Bể lọc áp lực.
3.5 NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP LONG HẬU
3.5.1 Giới thiệu chung về khu công nghiệp Long Hậu
Khu công nghiệp Long Hậu đặt tại Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An là khu công nghiệp được qui hoạch theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng chính phủ, qui hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Khu công nghiệp Long Hậu là khu công nghiệp hỗn hợp, nhiều ngành nghề và ít gây ô nhiễm...
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, khu công nghiệp Long Hậu đã trở thành thương hiệu uy tín trong lĩnh vực đầu tư phát tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược.doc