MỤC LỤC
Chương I 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN Pi Co 1
I. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần PiCo. 1
II. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động. 4
1. Chức năng, nhiệm vụ. 4
2. Lĩnh vực hoạt động. 6
III. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình
hoạt động kinh doanh. 7
1. Tổ chức bộ máy quản lý. 7
2. Mối quan hệ trong quá trình hoạt động kinh doanh. 8
Chương II 9
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PiCo 9
I. Đặc điểm chủ yếu về các mặt hàng kinh doanh. 9
II. Thực trạng hoạt động. 9
III. Đánh giá chung về tình hình hoạt động. 11
1. Những điểm mạnh của công ty: 11
2. Những mặt yếu còn tồn tại. 12
Chương III 13
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN TỚI 13
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty. 13
II. Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất kinh doanh
của công ty. 13
1. Giải pháp mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty trong
thời gian tới. 13
2. Giải pháp về nâng cao trình độ công nhân viên trong công ty. 14
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập Công ty cổ phần PiCo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP
TÊN CƠ SỞ THỰC TẬP: Công ty cổ phần PiCo
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH SỐ 1: Số 76 – Nguyễn Trãi – Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH SỐ 2: Số 35 – Hai Bà Trưng – Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Chương I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Pi Co
I. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần PiCo.
Giai đoạn 1:
Tên công ty: Công ty cổ phần đại lý các sản phẩm điện tử ( Electric goods agent joint stock company. EGA.,.JSC).
Địa chỉ trụ sở chính: Số 229, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, buôn bán, lắp đặt, sửa chữa máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ ngành điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, viễn thong, văn phòng, ngành hàng gia dụng;
- Kinh doanh các sản phẩm điện tử, viễn thong, tin học, máy tính, văn phòng;
- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép phục vụ ngành xây dựng, đồ dung nội, ngoại thất;
- Đại lý mua bán, ký gửi hang hoá;
- dịch vụ cho thuê văn phòng;
- Xây dựng, sửa chữa, thi công các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở;
- Lắp đặt trang trí nội ngoại thất;
Vốn điều lệ: 6.750.000.000 ( Sáu tỉ bẩy trăm năm mươi triệu Việt Nam đồng)
Giám đốc công ty : Phạm Hoài Sơn
Giai đoạn 2:
Đăn ký kinh doanh vào ngày 25/08/2006.
Tên công ty: Công ty cổ phần điện tử NaNo ( NANO ELECTRONIC.,.JSC)
Địa chỉ trụ sở chính: Số 229, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, buôn bán, lắp đặt, sửa chữa máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ ngành điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, viễn thong, văn phòng, ngành hàng gia dụng;
- Kinh doanh các sản phẩm điện tử, viễn thong, tin học, máy tính, văn phòng;
- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép phục vụ ngành xây dựng, đồ dung nội, ngoại thất;
- Đại lý mua bán, ký gửi hang hoá;
- dịch vụ cho thuê văn phòng;
- Xây dựng, sửa chữa, thi công các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở;
- Lắp đặt trang trí nội ngoại thất;
- Quảng cáo thương mại và các dịch vụ lien quan đến quảng cáo.
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 ( Mười tỉ Việt Nam đồng)
Giám đốc: Hoàng Ngọc Hải
Đến ngày 07/02/2007, thay đổi đăng kí kinh doanh lần thứ 1. Nội dung thay đổi đó là: thay đổi tên công ty. Trước kia khi mới đăng ký kinh doanh tên công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ NANO ( NANO ELECTRONIC.,.JSC ) giờ chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ PICO ( PICO ELECTRONIC.,.JSC ).
Ngày 20/09/2007, thay đồi đăng kí kinh doanh lần thứ 2. Trong lần thay đổi đăng kí kinh doanh này công ty thực hiện thay đổi về ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Các ngành nghề kinh doanh trước đây vẫn giữ nguyên và mở thêm ngành nghề kinh doanh mới đó là giáo dục mầm non ( Chỉ hoạt động sau khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).
Ngày 11/04/2008, thay đồi đăng kí kinh doanh lần thứ 3. Các nội dung thay đổi:
- Tên công ty đổi thành CÔNG TY CỔ PHẦN PICO ( PICO JOINT STOCK COMPANY ).
- Thay đổi về ngành, nghề kinh doanh: Các ngành nghề kinh doanh ở lần thay đổi đăng kí kinh doanh lần thứ 2 vẫn giử nguyên và mở thêm hai ngành nghề kinh mới đó là;
+ Kinh doanh bất động sản;
+ Dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách bằng đường bộ.
- Vốn điều lệ của công ty lúc này là 50.000.000.000 đồng ( năm mươi tỷ đồng ).
Ngày 29/04/2008, thay đổi đăng kí kinh doanh lần thứ 4, thay đổi về ngành,nghề kinh doanh: các ngành nghề kinh doanh trong lần thay đổi thứ 3 vẫn giữ nguyên và mở thêm ngành nghề kinh doanh mới đó là: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Ngày 7/10/2008, thay đổi đăng kí kinh doanh lần thứ 5. Thay đổi về địa điểm kinh doanh của công ty.
- Địa điểm kinh doanh số 1: Số 76 – Nguyễn Trãi – Thượng Đình – ThanhXuân – Hà Nội.
- Địa điểm kinh doanh số 2: Số 35 – Hai Bà Trưng – Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
II. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động.
1. Chức năng, nhiệm vụ.
a. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần PiCo.
* Chức năng: Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự chuyển mình của đất nước cũng như các ngành kĩ thuật khác trong cả nước. Ngành thương mại đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc đổi mới phương hướng hoạt động kinh doanh nhằm hòa nhập vào cơ chế cạnh tranh trên thị trường.
Công ty cổ phần PICO tiến hành kinh doanh các sản phẩm được phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty thực hiện khâu mua chủ yếu là hình thức mua đứt bán đoạn, ngoài ra có một ít lượng hàng được nhập dưới hình thức kí gửi, cho bầy mẫu, nhận đại lí...với mục tiêu tăng doanh số bán ra, tìm kiếm lợi nhuận và phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng.
Công ty thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa trong quá trình tổ chức, quá trình vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Công ty mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà bán buôn rồi bán lại cho người tiêu dùng.
Thông qua việc hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận, nâng cao lợi ích của công ty đồng thời có nguồn tài chính đảm bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả.
* Nhiệm vụ:Công ty tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng hóa, các sản phẩm điện máy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trong quận, góp phần ổn định giá cả và đưa các doanh nghiệp tư nhân vào quỹ đạo phục vụ nhân dân. Ngoài ra doanh nghiệp phải tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và quản lí khai thác sử dụng có hiệu quả vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất vốn, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, tuân thủ chế độ chính sách, chế độ quản lí kinh tế hiện hành của nhà nước và thực hiện đúng cam đoan trong hợp đồng kinh doanh có liên quan. Nghiên cứu và thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa kinh doanh, mở rộng thị trường, góp phần thu ngân sách nhà nước và phát triển kinh doanh công ty.Thực hiện đúng chế độ quản lí tài sản, tài chính, lao động, tiền lương.
Làm tốt công tác điều phối theo lao động, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa nghiệp vụ trong nghề cho mỗi người lao động, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự, môi trường và an ninh.
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
* Phòng kế toán: Có chức năng nhiệm vụ đó là thống kê kế toán, gửi báo cáo quyết toán theo từng quý và chịu trách nhiệm về tình trạng trung thực của số tài liệu đã báo cáo. Các nhiệm vụ chính như sau;
+ Tổ chức hạch toán của công ty và phân tích hoạt động kinh tế.
+ Tổ chức thực hiện đúng các biện pháp tài chính vật giá toàn công ty.
+ Lập các dự án đầu tư từng phần và tổng thể cho việc đầu tư các chiều rộng và chiều sâu.
+ Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê theo qui địn của nhà nước.
* Phòng marketing: Thực hiện các công tác marketing đối nội và đối ngoại.
+ Nhiệm vụ marketing tại công ty: Tổ chức thực hiện các chương trình sự kiện. Đưa ra các chương trình khuyến mại …
+ Quan hệ với bên ngoài, các báo, đài … nhằm quảng cáo cho tên tuổi của công ty. Đưa ra các chiến lược marketing thị trường…
* Phòng hành chính, nhân sự: Thực hiện các công tác về quản lý nhân sự, tuyển dụng, chăm lo cho đời sống công nhân viên của công ty…
+ Thực hiện tuyển dụng theo nhu cầu công việc của công ty.
+ Duy trì quản lý tình hình nhân sự của công ty.
+ Thực hiện các chính sách khác theo luật và qui định của công ty .
* Phòng kinh doanh: Có 6 ngành hàng, đứng đầu mỗi ngành hàng là một trưởng ngành hàng. Thực hiện các công tác mua hàng và bán hàng.
* Phòng IT : Đảm bảo về các hoạt động công nghệ trong công ty như mạng Lan công ty, các chức năng quản lý website…
* Phòng kỹ thuật: Thực hiện láp ráp, bảo hành, sửa chữa… các sản phẩm và thiết bị của công ty và các sản phẩm được bầy bán tại công ty. Hỗ trợ cho công tác bán hàng của công ty.
* Kho : Thực hiện các công tác về nhập, xuất, lưu kho, bảo quản hàng hoá …
2. Lĩnh vực hoạt động.
Công ty cổ phần PiCo hoạt động chủ yếu theo hình thức bán lẻ. Thông qua hệ thống siêu thị của mình đưa hàng hoá từ nhà cung cấp đến với người tiêu dùng. Bên cạnh hoạt động bán lẻ thì PiCo cũng có kinh doanh một số ngành, nghề kinh doanh khác như:
- Sản xuất, buôn bán, lắp đặt, sửa chữa máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ ngành điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, viễn thông, văn phòng, ngành hàng gia dụng: đây cũng là một trong những linh vực mà công ty cổ phần PiCo tham gia kinh doanh trên thị trường. Đồng thời nó cũng hỗ trợ cho công tác bán của PiCo thông qua dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, cài đặt, sửa chữa … các loại máy móc, thiết bị mà khách hàng mua tại công ty.
- Hoạt động kinh doanh các sản phẩm điện tử, viễn thông, tin học, máy tính, văn phòng.
- Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép phục vụ ngành xây dựng, đồ dùng nội ngoại thất.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Hoạt động trong linh vực dịch vụ cho thuê văn phòng.
- Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa, thi công các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng cơ sở.
- Các hoạt động lắp đặt, trang trí nội, ngoại thất.
- Hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo thương mại và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.
- Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
- Hoạt động kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng.
- Hoạt đông kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Trong các hoạt động kinh doanh của công ty PiCo thì hoạt động bán lẻ thông qua hệ thống siêu thị là hoạt động chủ yếu của công ty. Với 6 ngành hàng chủ yếu đó là: điện tử, điện lạnh, gia dụng, kỹ thuật số, viễn thông và cuối cùng là IT.
III. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1. Tổ chức bộ máy quản lý.
* Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu, đại diện cho toàn công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật.
* Lãnh giám đốc bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc
* Khối các phòng, ban ngành gồm có:
+ Phòng kế toán
+ Phòng marketing
+ Phòng hành chính, nhân sự
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng IT
+ Phòng kỹ thuật
+ Kho hàng
Đứng đầu mỗi phòng là một trưởng phòng. Bên cạnh các phòng chính của công ty thì còn có các bộ phận khác như: Bộ phận vệ sinh, bộ phận điều hàng…
2. Mối quan hệ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì bất kỳ doanh nghiệp nào đều có những mối quan hệ riêng của mình đối với các nhà cung cấp, các hãng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan…Không nằm ngoài vòng quay đó, trong quá trình hoạt động của mình công ty PiCo luôn chú ý thiết lập và duy trì mối quan hệ của mình với các nhà cung ứng:
Hiện nay công ty có quan hệ kinh doanh với một số hãng như TOSHIBA, ACER, DELL, NOKIA, SAMSUNG, LENOVO …Hệ thống siêu thị của Công ty PiCo là nơi để các nhà cung ứng, các hãng giới thiệu và bán sản phẩm của mình. Công ty PiCo, cụ thể là phòng kinh doanh sẽ tiến hành nhập hàng của các hãng và mang về bán cho người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị của mình. Đối với mỗi một hãng công ty sẽ tiến hành nhập các loại hàng nhất định để tiêu thụ ví dụ như đối với hãng LENOVO và DELL thì sản phẩm chủ yếu đó là Laptop, máy tính để bàn và màn hình máy tính, cùng một số các sản phẩm phụ kiện khác. Đối với hãng TOSHIBA thì các sản phẩm mà công ty nhập về đó là các sản phẩm về máy tính Laptop, tủ lạnh, điều hoà…
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PiCo
I. Đặc điểm chủ yếu về các mặt hàng kinh doanh.
Hiện nay tại công ty PiCo đang hoạt động kinh doanh theo 6 ngành hàng chủ yếu đó là: điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, viễn thông, kỹ thuật số và cuối cùng la IT. Các sản phẩm mà công ty PiCo kinh doanh đều là các sản phẩm về công nghệ. Các sản phẩm này được công ty nhập về từ các nhà sản xuất và các nhà cung cấp có uy tín. Chúng đều được kiểm định trước khi đưa ra bán cho khách hàng.
II. Thực trạng hoạt động.
Một số số liệu về hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2005, 2006, 2007 và một số số liệu của năm 2008.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
41.896.256.895
87.556.477.777
92.981.803.971
2.Giá vốn hàng bán
37.234.423.116
84.526.872.462
89.828.195.374
3.Lợi nhuận gộp
4.661.833.779
3.029.605.315
3.153.608.597
4.Doanh thu hoạt động tài chính
578.542.694
6.229.610
17.673.823
5.Chi phí hoạt động tài chính
426.374.081
423.419.639
707.932.470
6.Lợi nhuận hoạt động tài chính
52.168.623
-417.190.029
-690.258.647
7.Chi phí bán hàng
506.891.489
281.576.850
134.174.905
Tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng mạnh 45.660.220.882
đ, năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.425.326.194 đ, vốn kinh doanh năm 2006 so với năm 2005 tăng 47.292.449.346 đ, năm 2007 so với năm 2006 tăng 5.301.322.912 đ.
Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2006 và năm 2007 giảm so với năm 2005.Lợi nhuận hoạt động tài chính của năm 2005 là 52.168.623, nhưng 2 năm 2006 và năm 2007 thì lợi nhuận hoạt động tài chính là -417.190.029 và -690.258.647.Chi phí cho hoạt động bán hàng của 2 năm 2006 và 2007 cũng giảm so với năm 20005.
Mặc dù vậy lợi nhuận sau thuế của năm 2006 và năm 2007 tăng mạnh. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế là: 124.126.773, và lợi nhuận sau thuế của năm 2007 là : 141.235.222. Sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế của công ty cho thấy sự phát triển về mọi mặt trong lĩnh vực kinh doanh, tạo điều kiện mở rộng và phát triển thị trường ra toàn miền bắc của công ty. Đặc biệt chúng ta có thể thấy sự phát triển các ngành hàng của công ty qua 1 vài số liệu của năm 2008:
Ngành hàng
Tỷ lệ
Tổng dự kiến 3 tháng
Tháng 12/2008
Tháng 1/2009
KH
Thực đạt
% đạt
KH
Thực đạt(sau 4 ngày đầu tiên)
% đạt
Điện lạnh
18.8%
75.5 tỷ
24.5 tỷ
20.242 tỷ
82.6%
36tỷ
1.5 tỷ
4.2%
Điện tử
46.9%
193 tỷ
57
tỷ
54.756 tỷ
96.1%
97tỷ
3.958 tỷ
4.2%
Gia dụng
10.7%
44.2 tỷ
14.2 tỷ
13.461tỷ
94.8%
19tỷ
791.666.667
4.2%
IT
9.2%
38 tỷ
12 tỷ
9.164 tỷ
76.4%
14 tỷ
625.000.000
4.2%
Kĩ thuật số
4.8%
19.7 tỷ
4.7 tỷ
4,886 tỷ
104%
9 tỷ
375.000.000
4.2%
Viễn thông
9.5%
39.1 tỷ
12.6 tỷ
10.853 tỷ
86.1%
16 tỷ
666.666.667
4.2%
Tổng
100%
411.5 tỷ
125 tỷ
113.362 tỷ
90.7%
190 tỷ
7.916.666.667
Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các ngành đều đạt trên 50% kế hoạch vào tháng 12/2008, đặc biệt là ngành kĩ thuật số vượt chỉ tiêu 4%, và ở đây ngành điện lạnh phát triển nhất với doanh thu tháng 12/2008 là 54.756 tỷ và với chỉ sau 4 ngày đầu tiên của thang 1/2009 đã đạt doanh thu gần 4 tỷ, tuy nhiên ngành kĩ thuật số và ngành IT, viễn thông đạt doanh thu thấp nhất. Công ty hiện đang đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các ngành hàng vốn là thế mạnh đồng thời khắc phục 1 số ngành hàng còn yếu, công ty đang cố gắng tìm mọi cách để khách hàng mua các sản phẩm về IT, Viễn thông, Kĩ thuật số hơn nữa bởi khách hàng hiện nay họ chưa thay đổi được các thói quen mua các mặt hàng đó ở siêu thị điện máy mà họ chủ yếu đến các cửa hàng chuyên doanh các mặt hàng đó để mua hàng.
III. Đánh giá chung về tình hình hoạt động.
1. Những điểm mạnh của công ty:
Qua những nội dung cơ bản đã trình bày ở trên qua khảo sát thực tế thì ta có thế thấy một số mặt mạnh của Pico. Điển hình là Pico đang rất phát triển các mặt hàng về điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng với doanh thu và lợi nhuận đạt được trong những ngành hàng này là hết sức cao. Với chất lượng mặt hàng, mẫu mã, chế độ bảo hành., giá cả hợp lí nhất thì Pico hiện đang là lựa chọn số một đối với các khách hàng. Bên cạnh đó Pico luôn luôn biết quảng bá thương hiệu của mình qua các hình thức PR trên các phương tiện truyền thông, báo chí, tham gia các công tác xã hội như giảm giá mùa bão lũ, ủng hộ người nghèo, chương trình mùa hè xanh...Và đặt biệt không khí những ngày trước Têt và sau Tết ở Pico luôn sôi động và lôi cuốn khách hàng. Qua đó cho thấy khả năng tổ chức các chươn trình, các bộ phận marketing làm việc hết sức thành công. Pico luôn có các chiến lược sản phẩm về giá với các giờ vàng khuyến mại gây sock cho khách hàng. Bên cạnh đó ta có thể thấy phong cách làm việc hết sức chuyên nghiệp và nghiêm túc, Pico luôn tuyển chọn những nhân viên tâm huyết hết mình với công ty và có chế độ đãi ngộ chu đáo cho họ. Chính vì vậy Pico luôn thu hút và phát triển được nguồn nhân lực hết sức dồi dào.
Các quy trình bán hàng, mua hàng được thiết lập hết sức chặt chẽ và nguyên tắc từ phòng ban đến các bộ phận, các quy trình đều được thực hiện trên hệ thống máy tính được cài đặt sẵn.
2. Những mặt yếu còn tồn tại.
Bên cạnh những mặt mạnh luôn là các yếu điểm mà công ty còn gặp khó khăn khi giải quyết. Đó là các ngành hàng như IT, Kĩ thuật số, Viễn thông còn chưa phát triển theo đúng kế hoạch. Doanh số còn chưa đạt so với mục tiêu đặt ra, đây là vấn đề rất lớn mà các nhà kinh doanh o Pico đang đau đầu, họ luôn tìm cách đẩy mạnh các doanh số bán các mặt hàng trên với chiến lược về giá giờ vàng nhằm thu hút khách hàng.
Rất nhiều quy trình, các bước công việc được thực hiện trên hệ thống tuy nhiên rất khó để quản lí những thiếu sót về mặt con người, nhân sự. Các nhân viên bán hàng của Pico hiên vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp, khả năng chăm sóc khách hàng còn nhiều thiếu sót, và chưa gây ấn tượng, chính vì vậy công ty luôn tìm kiếm nhân lực bổ sung và đào tạo lại từ đầu cho các nhân viên một các chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Chương III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện nay, công ty cổ phần PiCo đề ra một số mục tiêu chính như sau:
- Mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm để công ty hướng tới sản xuất kinh doanh.
- Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
- Tăng cường thế mạnh của công ty.
- Dần mở rộng thị phần của công ty trên thị trường Hà Nội và hướng tới các vùng khác.
- Đảm bảo sự an toàn cho kinh doanh.
- Đáp ứng các mục tiêu xã hội.
- Mục tiêu thoả mãn mong muốn của các thành viên trong công ty, thoả mãn tối đa hoá nhu cầu của khách hàng.
- Mục tiêu bán hàng nhiều nhất, nhanh nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất và chi phí thấp nhất.
- Các mục tiêu khác.
II. Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Giải pháp mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty trong thời gian tới.
Đối với các địa điểm kinh doanh hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin, sự uy tín với khách hàng.
Tiếp tục mở rộng thị trường, trước tiên là các thị trường lân cận như: các quận, huyện ngoại thành Hà Nội (Đông Anh…) và dần tiến tới thị trường miền nam.
2. Giải pháp về nâng cao trình độ công nhân viên trong công ty.
Đối với các nhân viên quản lý: Thực hiện tuyển chọn và đào tạo các nhân viên có trình độ phù hợp với các phòng ban của công ty. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đối với các nhân viên bán hàng: Tiến hành tuyển chọn và đào tạo các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Có trình độ hiểu biết về sản phẩm, về công ty, về khách hàng… để có thể bán hàng một cách tốt nhất.
Đối với các nhân viên kỹ thuật: Tuyển chọn và sử dụng các nhân viên có trình độ, có tầm hiểu biết về các sản phẩm mà công ty kinh doanh…
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22846.doc