Hinh Bồng được phát hiện năm 1932, được nhân dân lập hội thiện mở chùa. Năm 1962, hội thiện này cùng nhân dân đã cúng về nhà chùa để sát nhập vào danh mục khu thắng cảnh quốc gia.
Năm 1992 động Hinh Bồng được xây thêm Quan Âm Đài, điện Thánh, miếu Sơn Thần Ngôi chùa động trở nên khang trang, tú lệ hơn.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập Khu di tích chùa hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa văn học
---------------
Báo cáo thực tập
Khu di tích chùa hương
Sinh viên thực hiện : Lý Thị Nụ
Lớp : K50-Văn học
Hà Nội -2008
Bài thơ
“Bầu trời, cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay!
Kìa non non, nước nước, mây mây
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
Này Suối Giải Oan, này Chùa Cửa Võng
Này Am Phật tích, này động Tuyết Kình
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình
Đã ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt
Lần tràng hạt, niệm: Nam - vô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu”.
(Chu Mạnh Trinh)
Lễ hội Chùa Hương được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng tới cuối tháng Ba Âm lịch hàng năm.
Sự hình thành chùa Hương gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiên - tục gọi là bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết này, vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã đến đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kể lại rằng: Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Phật tử Việt Nam đã lấy ngày đó là ngày Khánh đản.
Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hòa thượng thời vua Lê Thánh Tông thế kỉ XVI, nhưng phải đến niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687) khi Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết thiên Trù mới bắt đầu có lễ Khánh đản Phật bà Quan Âm vào ngày 19 tháng hai âm lịch hàng năm. Đến năm Bính Thân niên hiệu Thành thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở hội lớn vào cả tháng Hai Âm lịch.
Ngày nay, trong mỗi dịp mở hội đã có gần triệu khách thập phương về đây trẩy hội. Dự kiến con số này sẽ còn tăng thêm trong những năm tới.
“Chùa Hương” - sức hấp dẫn nằm ngay trong cái tên của nó. Khách thập phương, người chưa đi thì mong mỏi được đi và người đi rồi lại càng muốn đi nữa. Sức “hấp dẫn” của Chùa Hương phải chăng được gói gọn trong câu này:
“Hương trời sắc núi, cảnh bụt bầu tiên”?
Trước khi bước chân lên Chùa Hương, du khách đã bị “hút hồn” ngay bởi vẻ hiền hòa, thơ mộng của dòng suối Yến:
“mây luồn đáy nước qua cầu
Thuyền đi tưởng núi quay đầu trông theo
Tuyệt vời bức họa ai treo
Đưa hồn du tử bay theo gió ngàn”.(Hằng Phương)
Hai bên là núi trùng điệp, thanh thoát,ở giữa là mặt suối phẳng lặng, êm đềm. Thắng cảnh dễ khiến du khách nhanh chóng hòa tâm hồn vào mây trời, sông nước xinh tươi, yên bình. Và khi lên đến chốn “cảnh bụt bầu tiên” thì như đã hoàn toàn “tan loãng” vào thế giới thiên nhiên, phương phức hương trầm.
I. Khu Chùa Hương Tích
1. Suối Yến.
Từ bến Yến, du khách đi thuyền đò theo dòng suối Yến dài 4,6 km để vào khu Tùng Lâm Hương tích. Dọc theo suối Yến, du khách tha hồ ngắm cảnh “Sơn thủy hữu tình’ của nơi đây. Hai bên suối là những quả núi nhấp nhô, nối đuôi nhau chạy dài. Làn nước trong vắt đến nỗi có thể nhìn thấy cả những lùm rêu xanh biếc ngọn.
Đi từ đầu tới cuối suối Yến, du khách được nhìn ngắm những ngọn núi với đủ hình thù kỳ diệu: hình con gà, hình mâm xôi, hình Long, Ly, quy, Phượng, núi Trâu, núi Dẹo… có tất cả 99 ngọn núi cùng hướng về Chùa Hương, chỉ có một núi con Voi quay ra.
Thuyền chở khách vào Chùa Hương đông vui, tấp nập như đường bộ. Nhất là trong tháng Giêng, lượng du khách đông đúc chưa từng thấy. Vừa hòa tan vào cảnh mây trời, vừa cảnh truyện trò réo rắt khắp đó đây, du khách dễ dàng bỏ lại bao lo toan bộn bề của ngày thường.
2. Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù khá rộng, bao gồm chính điện Thiên Trù, tòa gác chuông và mái theo kiểu chùa ngăm và hai bên tả hữu thờ bà Chúa Ba và Chúa Thượng Ngàn.
Có truyền thuyết rất hay về “Thượng Ngàn chúa tể”: Thánh Tản Viên có hai con. Con trai là Mai, con gái là La Bình. Từ nhỏ La Bình đã ham mê phong cảnh núi rừng và làm bạn với muông thú, cỏ cây. Sau này được Thượng đế sắc phong cho Bà là nữ Chúa rừng xanh, “Thượng ngàn chúa tể” không chỉ bảo vệ núi rừng, muông thú, bà còn giúp các triều đại Lý, Trần đánh giặc. Đặc biệt, Bà giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh giành lại Tổ quốc. Do đó, nhân dân nhớ ơn bà đã lập đền thờ ở nhiều nơi.
Đặt chân lên Thiên Trù, du khách không chỉ ngạc nhiên về thanh sắc hương Phật mà còn “ngất ngây” về hoa kiểng tao nhã, có đủ các loại cây cảnh, hoa đào, mơ, cúc… cả những loài hoa rừng Pà du khách chưa từng biết đến bao giờ.
Theo một số tài liệu mới tìm thấy thì vua Lê Thánh Tông khi đi tuần thú phương Nam lần thứ hai có qua nơi đây và đặt tên cho địa điểm này là Thiên Trù Tinh và thung lũng Phụ Mã. Sau năm đó, có ba vị Hòa Thượng (Tỵ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng thảo am để tọa Thuyền nhập định và đặt tên là “Thiên Trù Tự”. Tiếp đến năm 1686, thời Lê Trung Hưng thứ 7 niên hiệu Chính Hòa, Hòa Thượng Trần Đạo Viên Quang Chân đã trùng hưng lại ngôi Tam Bảo, Xiển lập tông môn Thiên Trù. Hai mươi năm sau đời Đại sư Thông Lâm (1707) dựng lập thảo am Thiên Trù thành 5 gian nhà lá và 6 gian tả - hữu, vu trúc để thờ Phật và tọa thuyền.
Chính điện Thiên Trù được xây dựng từ năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2, tới 10 năm sau mới hoàn thành. Lúc đó Thiên Trù đã là một tòa lâu đài tráng lệ, được gọi là “Biệt chiếm nhất Nam thiên” về kiến trúc xây dựng.
Tuy nhiên, năm 1947, thực dân Pháp đã phá trụi Thiên Trù. Công trình hiện giờ chỉ là mô phỏng lại kiến trúc xưa.
3. Động chùa Tiên Sơn.
Đi từ Chùa Thiên Trù rẽ phải lên khoảng hơn 200m đường đá quanh co rẽ tới chùa động Tiên Sơn. Điểm đón chân du khách vào trong là cổng Tam quan uy nghi, cổ kính dừng chân tại đây, phóng tầm mắt ra khắp thung lũng mới thấy được hết vẻ thanh bình, cao trong của núi rừng. Phía xa xa, núi trập trùng, mây lượn lờ, ôm ấp. Tất cả tạo nên một vẻ hoang sơ thanh tịnh. Sau giây phút phóng thoáng mới chợt nhận ra tại sao du khách thập phương đến đây trẩy hội ngày càng đông.
Đi vào trong là sân động, ban Tổ đường, bảo điện và hai tòa tả hữu khang trang độc đáo. Đặc biệt thú vị khi đi vào trong động, sẽ thấy bên cạnh Ban tổ là các khối đá với những hình dạng : trái tim (chùa gọi là tim Phật), mặt trống, hũ gạo, giếng nước, sư tử trầu, Tiên ông giáng thế.
Các du khách thường dờ tay vào khối đá nhẵn mịn hình trái tim , sau đó xoa lên tim mình mong đức Phật cứu vớt, che chở.
Dời khỏi Tiên Sơn, Du khách vẫn chưa hết ấn tượng bởi cảnh tiên:
“Tám khúc bên non cảnh hữu tình.
Rừng mơ hoa kết quả đầy cành
Giấc tiên mơ tưởng mình tiên thật
Gặp giữa Đào Nguyên ánh mắt xanh”
(Cao Bá Quát)
Động Tiên Sơn có từ trước thời Lê - Trịnh, nhưng bị đất đá, cây rừng che lấp. Đến năm 1903 mới được xuất hiện và tu sửa, xây dựng thêm.
4. Động Đại Binh.
Từ Thiên Trù rẽ phải vẫn theo đường đá gập ghềnh khoảng 700m, du khách rẽ tới động Đại Binh.
Động Đại Binh gắn liền với cuộc khởi nghĩa của một số người thiểu số cố thủ ở hang này để chống lại quân Pháp. Cuộc khởi nghĩa thất bại, thủ lĩnh Đinh Công Tráng và binh lính đã tuẫn tiết tại đây. Chính ông đã khắc hai chữ “Đại binh” lên cửa động để ghi dấu.
Trong động có tượng Phật, tượng Thánh, tướng quân Đinh Công Tráng, Đinh Công Vân được tôn thờ. Bên cạnh đó còn có Điện Thánh Mẫu, đài Địa Tạng Động Đại Binh đã được liệt vào sổ vàng danh thắng hấp dẫn bước chân khách du lịch.
Ba địa điểm Thiên Trù, Tiên Sơn, Đại Binh sẽ chiếm hết thời gian một ngày của những du khách nào muốn vừa thưởng ngoạn thắng cảnh vừa tìm hiểu đặc trưng văn hóa Phật tại đây.
Có một đặc điểm dễ nhận thấy là ở cả ba chùa này đều thờ nhiều Thánh Mẫu: bà Chúa Ba, chúa Liễu Hạnh, Chúa Thượng Ngàn, Cô Chín… Hình ảnh bà Chúa Ba nghìn tay nghìn mắt luôn được đặt chính giữa các Ban Tổ.
5. Động Hương Tích.
Du khách muốn thưởng ngoạn được nét nguyên sơ, hoang dã của “Bầu trời cảnh Bụt” thì không gì hơn là nghỉ qua đêm để sáng mai đi thật sớm. Cuộc du ngoạn vào thời điểm này sẽ làm toại ý du khách.
Xuất phát thật sớm và đi bằng cáp treo thật quá tuyệt vời. Ngồi trong phòng cáp treo (khoảng 6, 7 người) du khách như đang bay giữa mây trời thần tiên. Hai bên là sườn non trập trùng. Bên dưới là những thung lũng cây giăng mắc mây sương. Sương cuồn cuộn chậm rãi, nhẹ nhàng bay dễ khiến du khách ngỡ mình là khách tiên giáng trần. Tiếng chim hót vang vang, di động chầm chậm trong thung lũng. Tất cả hòa quyện tạo nên một xứ sở “Bồng lai tiên cảnh”.
Chỉ khoảng dăm bảy phút du khách đã đứng chót vót trên động Hương Tích.
Dọc đường xuống động có đủ các thứ hàng hóa. Nhiều nhất là hàng mã, một màu vàng lóa mắt của hàng mã bày khắp từ đầu tới cuối lối vào động.
Động Hương Tích được coi là điểm đến quan trọng nhất. Đã tới Chùa Hương là phải lên Hương Tích động mới gọi là đi, còn chưa lên được coi như chưa đi Chùa Hương.
Hang động Hương Tích có từ thời vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XVI và đưa vào Phật năm 1686.
Phật thoại kể rằng: Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ứng thân là công chúa Diệu Thiện, tu hành 9 năm với thành quả đạo tại động này nên đặt tên là Hương Tích (dấu vết thơm tho). Người đầu tiên tìm ra động này là Hòa thượng Vân Thủy Thiền Thiên Trần Đại Viên quang chân nhân, trụ trì Thiên Trù.
Cổng chùa là những bậc thang xây bằng đá gấp khúc đi xuống, có dây chằng giữa lối ngăn đôi làm đường lên và xuống riêng rẽ.
Xuống tới hang là một khoảng trống khá rộng, vuông tròn. Mái của động rất cao và sừng sững một khối đá to tròn đẹp đẽ, gọi là đụn Gạo. Phía sau có núi Cậu, núi Cô. Có những giọt nước từ trên nhũ đã rơi xuống, gọi là “sữa mẹ”. Du khách, nhất là nữ giới thi nhau chen chúc đưa tay lên hứng kỳ được một giọt nước để cầu mong cho mình sau này có nguồn sữa dồi dào, tinh thơm để nuôi con. ở đằng trước khoảng chính giữa đụn Gạo là bàn thờ các Ban Tổ.
Chưa hết ngạc nhiên về kỳ quan của tạo hóa này, du khách lại ngạc nhiên, sửng sốt vì không ngờ phía sau vòm động này vẫn có một khoảng không rộng lớn nữa. và ở đây thờ ba vị Thánh bằng đồng sáng láng, uy nghi. Tam Bảo chùa vẫn là hệ thống tượng phật như các ngôi chùa truyền thống Việt Nam. Mỗi pho tượng làm bằng chất liệu gỗ quý, sơn son thiếp vàng rực rỡ. Đặc biệt, ở chính giữa có Đức Phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát tạc bằng đá xanh. Đây là công trình điêu khắc nổi tiếng năm Quý Sửu (1793).
Nhà thơ Trần Thế Văn viết về bức tượng:
“Tượng đá trong hang mãi chẳng già.
Trăm năm dung động nét tài hoa.
…
Mặt bà, mặt mẹ, mặt quê hương
Trần thông bỗng nhập vào dao khắc
Tạc vẻ từ bi đẹp lạ thường…
Du khách không được đặt lễ ở đây mà chỉ được đội lễ trên đầu. Hai bên tả hữu là Ban Tổ và Thánh Mẫu.
Động Hương Tích bao giờ cũng đông đúc, nhộn nhịp. Người người chen chúc đội lễ để cầu may.
Đứng từ trên nhìn xuống, du khách như bầy kiến đen vỡ tổ, nườm nượp chuyển động không ngừng. Những nhũ đã từ đỉnh hang rủ xuống với đủ hình thù diệu kỳ.
Ngược trở lên cửa động, nhìn ra mây trời mà “bát ngát” tâm hồn. Một chút mưa lân phân đầu xuân. Gió đung đưa khẽ khàng những khóm trúc lô nhô. Những mầm xoan nhu nhú đầu cành chuẩn bị bung ra đón bầu trời xuân. Sương mù vẫn cứ nhịp nhàng, uốn lượn. Đứng trước cảnh trí ấy du khách chợt lắng lại tâm hồn sau bao ngày tiệc tùng, lo toan, bận rộn. Cảnh trí thanh bình xâm lấn, thế chỗ tuyệt đối trong tâm hồn du khách. Tiếng chim ca thanh trong, dịu hiền cùng với núi mây uyển chuyển, duyên dáng chứa đựng sức mạnh huyền bí mà tẩy rửa sạch bụi trần ai. Tất cả những cái đó làm nên giá trị lâu bền, vĩnh hằng của “Nam thiên đệ nhất Động” Hương Tích:
Hương tích ơi, tôi sẽ còn đến nữa.
Như hoa mơ lại đến với mùa mơ
Nâng cuộc đời đẹp hơn những ước mơ
(Yến Lan).
Đi bộ từ trên núi xuống, du khách sẽ qua cửa động và chùa Giải Oan.
Động chùa Giải Oan do tổ sư thứ hai Động Hương Sơn, hiệu là Thông Dung tìm thấy và mở mang ra, lượng du khách rẽ vào động chùa Giải Oan rất nhiều. Ai cũng cầu mong được đức Mẫu giải cho hết oan trần và đem lại nhiều may mắn. Nhất là ai đi qua cũng phải rẽ xuống suối Giải Oan thắp hương, sau đó vẩy nước suối lên mặt nhằm rửa cho hết “bụi trần”.
Để kết thúc ngày du ngoạn thứ hai, du khách quay trở lại Thiên Trù rồi tạt lên động Hinh Bồng ở phía nam Hương Tích.
Hinh Bồng được phát hiện năm 1932, được nhân dân lập hội thiện mở chùa. Năm 1962, hội thiện này cùng nhân dân đã cúng về nhà chùa để sát nhập vào danh mục khu thắng cảnh quốc gia.
Năm 1992 động Hinh Bồng được xây thêm Quan Âm Đài, điện Thánh, miếu Sơn Thần… Ngôi chùa động trở nên khang trang, tú lệ hơn.
Du khách đứng trên động có thể ngắm được nước non ở trăm dặm xung quanh:
“Ngự đỉnh non thiêng tuyệt bụi hồng
Phong Quang thứ nhất cảnh Minh Bồng.
Tiên chơi, Phật giáng lêu thần tích
Vượn hót oanh ca quyện gió thông”.
II. Cụm chùa Thanh Sơn - Hương Đài, Long Vân.
1. Chùa Thanh Sơn - Hương Đài.
Sau khi ngủ trọ qua đêm, du khách lại ngược trở lên bến Trò (Thiên Trù) ngược ra suối Yến, đi khoảng 2km tới cầu Hội, rồi rẽ phải lên chùa Thanh Sơn trước tiên.
Cầu Hội màu đỏ, bắc qua suối Yến, để lên núi Thong Dâu. Cầu này được xây dựng từ năm Tự Đức thứ 13 (1859). Cầu hình thang, thanh thoát, đẹp mắt.
Từ cầu Hội đi khoảng 1km đến chùa Thanh Sơn cổ kính. Trong khu vực này có hai động nhỏ: Hương Đài, Tiểu Nhi.
Động Hương Đài do sư cụ Đàm Tuyết cùng nhân dân khai sơn vào năm 1936. Động không lớn lắm nhưng có nhiều thạch nhũ rất đẹp, đầy vẻ hoang sơ, xinh xắn.
Ra phía bờ suối là hang Tiểu Nhi. Hang có nhiều nhũ đá hình dáng trẻ thơ đang đùa nghịch. Có nhiều cây đàn đá khi gõ và phát ra âm thanh rất thú vị.
Năm 1966, Chùa Thanh Sơn được xây dựng nhờ sư cụ Đàm Trâm. Từ đó đến nay đã có ba đời kế vị trụ trì.
2. Chùa Long Vân.
Long Vân được gọi là “Nhất khúc bửu, điền lưỡng tuyến khai. Chùa Long Vân nằm trên sườn núi ấn Sơn, chùa Long Vân một nửa như lộ ra giữa rừng cây xanh biếc, càng tạo nên vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ. Thật là:
“Chùa xưa ở lẫn trong cây đá.
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Chùa được xây dựng vào năm 1920, đồng thời trong thời gian này động Long Vân cũng được khai tạo. Trong động này có đặc điểm thú vị: Tuy nhỏ nhưng lam khói quanh năm, mây ngàn hạc lội vẻ thần tiên thoát tục.
Khu vực này còn có thêm động Thánh Hóa, chùa Cây Khế… tạo nên một quần thể thắng cảnh tuyệt đẹp:
“Long Vân tuy tiểu
Diệu tú kỳ quan”.
Hiện nay, sư thầy Đàm Bình và chư ni Tăng trong thiền viện cùng với nhân dân đang cố gắng duy trì và bảo dưỡng những di tích cổ. Đồng thời mở mang, bổ xung thêm cho chùa nhằm tăng thêm vẻ đẹp Phật tự cho khu vực này.
III. Khu chùa Bảo Đài, Tuyết Sơn.
1. Chùa Bảo Đài.
Năm trước năm nay lên Bảo Đài
Khắp chùa vẫn đó có hoa tươi
Động ôm hồ tuyết còn đây chủ
Lối sạch rêu xanh bởi có người
(Nguyễn Cao).
Chùa Bảo Đài có cái vẻ “phong quang, u tịch”:
Sáo reo, gió thổi ngàn thông quyện
Song vắng, mây buông bóng nguyệt qua.
Trong chùa vẫn là Tam bảo, các tượng phật phong phú, đẹp đẽ. Trong đó, tòa tượng Cửu Long đạt giá trị mỹ thuật cao.
2. Động chùa Tuyết Sơn.
Động chùa Tuyết Sơn hay còn gọi là động Ngọc Long có nhiều nét độc đáo với ánh sáng lờ mờ, huyền ảo. Bao nhiêu nhũ đá rủ xuống, trập trùng hiện ra giống như bầy rồng quấn quýt. Rồi những cây vàng, cây bạc… cũng rất đẹp mắt. Trong chùa có pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tạc liền vào vách đá đầy vẻ từ bi, nhân hậu.
Theo tấm bia công đức niên hiệu Chính Hòa năm thứ 25 (1707), chùa Động được mở vào năm 1694 do công đức của bà Quận phu nhân Hoàng Ngọc Hương.
Vào vãn cảnh và chiêm bái, du khách không khỏi ngất ngây trước cảnh “Kỳ sơn tú thủy” của chùa.
KếT LUậN
Nhìn tổng thể, khu thắng cảnh Hương Sơn có ba cụm: cụm chùa Hương tích, khu vực chùa Thanh Sơn, Long Vân và khu vực chùa Bảo Đài. Trong đó khu du lịch Hương Tích được coi là nơi chính yếu thu hút du khách. Cảnh trí ở đây đẹp tựa cõi tiên Phật.
Cảnh thiên nhiên “Kỳ sơn Tú Thủy” là nét đặc trưng nơi đây. Nó đã góp phần hết sức quan trọng vào việc khẳng định giá trị bền vững muôn đời của khu thắng cảnh Hương Sơn.
Du khách tới thăm Chùa Hương đại khái xếp vào hai loại: ngắm cảnh và cầu may. Những người dân tới đây phần lớn vì nhu cầu tình cảm. Họ đặt niềm tin, hi vọng ở cửa Phật. Họ cầu mong đức Mẫu Chúa Bà che chở, giải oan và ban phát sự may mắn,tiền tài tấn lộc. Sách Non Nước cũng có thống kê rằng Phật đạo ở Việt Nam chủ yếu thiên về tình cảm.
Vệ sinh môi trường ở khu du lịch Chùa Hương được quán xuyến triệt để. Du khách có thể bắt gặp ngay dọc suối Yến những tấm biển yêu cầu bảo vệ và giữ gìn môi sinh. Và ngay trong các cửa hàng, các lối lên xuống động, chùa đều có loa phát thanh nhắc nhở du khách có ý thức giữ gìn môi sinh của chùa.
Dịch vụ phục vụ du khách trọ qua đêm vẫn hết sức giản đơn. hệ thống hạ tầng cơ sở nơi đây gần như là thiếu thốn tuyệt đối. Các nhà nghỉ hay khách sạn cho thuê không hề có. Nơi nghỉ đêm của du khách chỉ vẻn vẹn một tấm chiếu được trải trên các sập phản bằng gỗ xếp dọc từ đầu quán đi vào trong. Có thêm một chăn và một cái màn để ngủ. Còn lại mọi đồ dùng khác du khách tự túc hết.
Phật giáo Hương Sơn là một dòng văn hóa độc đáo góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ I, đầu thế kỷ XV mới cực thịnh vào triều Lý. Thế nhưng người ta đã nói tới dấu tích Phật Quán Thế Âm từ đầu thế kỷ đầu tiên. Điều đó chứng tỏ nguồn gốc phật giáo ở khu vực Hương Sơn đã có từ rất sớm trong đời sống nhân dân.
Tổng quát, du khách luôn nhận thấy gần như ở chùa nào cũng lấy Phật bà Quán Thế Âm làm thờ chính. Điều đó có mối quan hệ gắn bó với truyền thuyết Bà Chúa Ba. Như vậy, tượng phật nữ được coi là có nhiều nhất và mang nhiều giá trị tâm linh nhất tạo nên quần thể di tích Hương Sơn.
Chỉ có đến Chùa Hương du khách mới cảm nhận hết giá trị cả về phương diện tâm linh và phương diện văn hóa.
*
* *
Theo cảm nhận riêng, thắng cảnh Chùa Hương thật xứng đáng là địa điểm lí tưởng để du khách đặt chân tới du ngoạn. Cùng một lúc nó đáp ứng một cách hoàn hảo nhiều nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Theo xu hướng hiện đại thì vị trí, giá trị của thắng cảnh Chùa Hương sẽ ngày càng tăng. Do đó, việc thường xuyên quảng bá hình ảnh Chùa Hương là một điều hết sức cần thiết. Việc quảng bá sẽ giúp Chùa Hương tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHDOCS 35.doc