Luận văn Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu

Thểloại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể. Cùng một loại nhưng lại gồm nhiều thểkhác

nhau. Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có những loại nhất định và quan trọng hơn là có một

hình thức thểnào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại chính: tựsự, trữtình và kịch. Tuy

nhiên, nếu xếp các tác phẩm văn trung đại vào ba loại trên e rằng vẫn còn thiếu sót, bên cạnh các tác

phẩm tựsựvà trữtình, kịch ra thì văn học trung đại còn có cảmột khối lượng lớn các tác phẩm

chính luận (một trong những thểloại đươc sửdụng phổbiến vào thời kì này, đặc biệt thời Lý-

Trần). Do vậy, dựa vào những đặc trưng giống nhau của các thểtài, Trần Đình Sử, một nhà nghiên

cứu văn học trung đại lâu năm đã tạm chia văn học trung đại theo những thểloại sau: thơ, văn, phú,

truyện, kịch. Bởi theo ông: “Văn học trung đại trước hết là văn chương của ngôn từ, là nghệthuật

của ngôn từ. Do đó, việc phân loại văn học trung đại gắn liền với nội dung cố định đểtổchức văn

bản.”[26]

pdf138 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân còn khá đậm nét trong giới nho sĩ trí thức. Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh lịch sử 30 năm cuối cùng của thế kỉ XVIII (từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa năm 1768 đến lúc Gia Long lên ngôi vua năm 1802). Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động, với hai nội dung chính làm nên diện mạo thời đại : sự thối nát và khủng hoảng đi tới sụp đổ của các tập đoàn phong kiến trong nước, khí thế quật khởi chống thù trong giặc ngoài của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Dựa vào cách phân loại trên, chúng ta nhận thấy mặc dù cùng một loại truyện nhưng trong truyện lại có những thể nhỏ và mỗi thể có những cách phản ánh cuộc sống riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho văn học trung đại về mặt nội dung cũng như hình thức thể hiện. Do vậy, khi giảng dạy loại hình này, giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu kĩ về thể loại của từng tác phẩm trong SGK. Cùng với sự phát triển mạnh của truyện và thơ, văn học thời kì này cũng có sự góp mặt của thể loại kí. 2.1.4.3. Kí : đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, là biểu hiện của ý thức con người thấy không thể dửng dưng trước những vấn đề, những biến cố xảy ra trong xã hội. Sử học phong kiến chỉ ghi chép lại việc làm của vua chúa, những “quốc gia đại sự”, không chép chuyện hằng ngày, chuyện sinh hoạt, cách viết lại khô khan nên, các nhà văn đã tìm đến thể loại kí. Kí có đặc trưng riêng, do nội dung và quan điểm thể loại của kí qui định. Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vân đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí. Kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu cho tính xác thực của hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu. Kí bao gồm nhiều tiểu loại : bút kí, tuỳ bút, hồi kí, nhật kí,...  Bút kí: bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.  Hồi kí : kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham gia hoặc chứng kiến. bản thân người viết hồi kí luôn luôn được trình bày, mô tả ở ngôi thứ nhất.  Nhật kí : là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hằng ngày theo thứ tự ngày tháng năm về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến. Khác với hồi kí, nhật kí chỉ ghi chép lại những sự kiện, những cảm nghĩ vừa mới xảy ra chưa lâu.  Tuỳ bút : Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện có thật, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Sự ghi chép ở đây là tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì, nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo. Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác.Trích đoạn « Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh » đã ghi chép lại một cách chân thực về cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm cũng như thói nhũng nhiễu dân lành của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, qua đó, tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, suy tư của mình. Tuy thể loại kí ra đời hơi muộn nhưng cũng có những thành tựu đáng kể như : Thượng kinh kí sự, Vũ trung tuỳ bút,… Trong đó, Vũ trung tuỳ bút với trích đoạn « Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh » đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường THCS. Bên cạnh đó, văn học trung đại còn xuất hiện thêm một loại hình nữa, đó là văn chính luận. 2.1.4.4. Văn chính luận: Văn chính luận xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, có thể nói nó gắn liền với những cuộc đấu tranh của dân tộc và trong một khoảng thời gian dài nó có một vị trí khá quan trọng trong lịch sử của dân tộc ta. Văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Chẳng hạn như Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Tuy nhiên, những văn bản này không được đưa vào chương trình SGK bởi nhiều người quan niệm văn chương chỉ bao gồm những tác phẩm có tính chất hư cấu nhưng sau đó quan niệm này liền bị bác bỏ và những tác phẩm chính luận đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nội dung phản ánh của văn chính luận chủ yếu là thể hiện những quan Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu điểm, tư tưởng của đấy nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn). Đó là tinh thần tự hào dân tộc, một dân tộc có truyền thống lịch sử- văn hóa lâu đời: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”. (Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi) Bên cạnh việc phản ánh tư tưởng cứu nước, chống xâm lăng, văn nghị luận còn phản ánh tinh thần và ý chí của cha ông trong công cuộc dựng nước. Đó là khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập thể hiện rõ trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ khi ông muốn chọn kinh đô đất nước “ở vào trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Nói một cách khái quát, văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống,.. nhằm tuyên truyền, cổ động cho một phong trào đấu tranh nào đó. Gordiep đã từng nhận định: “Chính luận có mục đích tuyên truyền, tổ chức quần chúng đưa họ tới cuộc chiến đấu. Nhiệm vụ của nó không phải là bày tỏ và giải thích những vấn đề chính trị quan trọng mà còn là thuyết phục người nghe, làm cho họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội trước mắt. Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Nó trình bày tư tưởng, quan điểm của mình bằng những luận điểm, luận cứ và lập luận xác thực, rõ ràng.” [30, 430] Không chỉ có vậy, tính thuyết phục cao của các áng văn ấy còn được thể hiện ở chỗ, ở vào những thời điểm quan trọng của lịch sử dân tộc, người viết không những đã đưa ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng lớn lao, thể hiện một lập trường đúng đắn, kiên định, mà còn trình bày chúng với một tư duy chặt chẽ, sắc sảo, một sự hiểu biết và đánh giá sâu sắc trước thực tế, một lối diễn đạt vừa Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu hùng hồn vừa tha thiết. Hãy nghe những lời văn mở đầu của Bình Ngô đại cáo sẽ thấy biết bao kiêu hãnh tự hào về một nước Nam có chủ, về một lịch sử oai hùng, về một tư tưởng đạo lí “lấy dân làm gốc” thể hiện trong những lời hùng biện thấu tình đạt lí, nêu cao lập trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Chỉ bằng sự song đôi rất cân đối của hai câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần,… Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…” mà như đã tạc một tư thế thật đẹp- một dân tộc nhỏ bé có thể ngẩng cao đầu song tồn cùng với các nước lớn khác. Những chân lí được đưa vào trong đoạn văn trên mãi mãi trường tồn cùng với sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. - Hịch: là thể văn hùng biện mà vua chúa, tướng soái… hay dùng để kêu gọi, cổ vũ chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Hịch xuất hiện từ Trung Quốc thời cổ xưa, trong văn học ta, hịch phát triển mạnh mẽ trong các cuộc chiến tranh giữ nước như Hịch tướng sĩ, Hịch Tây Sơn, Hịch đánh Tây. Hịch được viết theo lối cổ thể hoặc cận thể, thường có bố cục theo trình tự: + Nêu cao lí tưởng và mục đích chiến đấu. +Nêu tội ác của giặc, khơi dậy lòng căm thù của tướng sĩ. +Nêu rõ tình hình địch, ta, kêu gọi đoàn kết chiến đấu. -Cáo: là thể văn chính luận mà vua chúa, hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một sự nghiệp lớn. Thể Cáo xuất hiện ở Trung Quốc từ xưa. Ở ta, Bình Ngô Đại Cáo là “thiên cổ hùng văn” (áng hùng văn của muôn đời). Thể cáo có thể dùng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu, cổ thể hoặc cận thể. Bài Cáo thường được bố cục theo trình tự: +Nêu đạo lí làm cơ sở cho sự nghiệp. +Lên án tội ác của giặc. +Kể lại quá trình chiến đấu và chiến thắng. +Tuyên bố thắng lợi và phát huy chiến quả. Hịch và Cáo thường là những áng văn chính luận, gắn với hoạt động quốc gia đại sự, và rất giàu tính chiến đấu. Cho nên đòi hỏi biện luận lí giải phải đanh thép, thuyết phục, cấu trúc phải chặt chẽ, bố cụ rõ ràng, âm hưởng hào hùng, lời lẽ trang nghiêm, đĩnh đạc. - Chiếu: một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc. Chiếu chỉ được dùng cho nhà vua, người có quyền lực tối cao trong xã hội phong kiến. Nhà vua thường dung chiếu để ban bố mệnh lệnh, ý chỉ của mình cho thần dân. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Tiêu biểu cho thê loại này là “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn. Lí Công Uẩn là một vị vua tài giỏi, có tầm nhìn xa trông rộng. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc dời đô của ông. Khi nhận thấy thành Hoa Lư không còn phù hợp làm kinh đô nữa, ông đã viết Chiếu dời đô để mong nhân dân hiểu Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu và thuận tình dời đô đến Thăng Long, nơi thuận lợi về mọi mặt cho sự phát triển của đất nước. Với một tấm lòng yêu nước thương dân như thế nên đất nước dưới thời trị vì của ông rất yên ổn, thái bình. 2.2. Tổ chức hoạt động đọc- hiểu văn bản trung đại: 2.2.1. Những yêu cầu của việc dạy đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại. 2.2.1.1. Dạy đọc-hiểu theo đặc trưng thể loại. Trong ý đồ thiết kế và thực hiện chương trình dạy học Ngữ văn ở cấp THCS, thể loại là một tiêu chí quan trọng. Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình Ngữ văn THCS là hình thành ở HS những hiểu biết về các kiểu văn bản và nắm được các phương thức biểu đạt chủ yếu (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận). Hầu hết các văn bản được lựa chọn để học là các tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích tác phẩm), vì thế mỗi kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lại thuộc về một thể loại văn học nhất định. Những hiểu biết về thể loại có một ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc tiếp nhận, phân tích các tác phẩm có trong chương trình, mà còn cần thiết cho HS để đọc hiểu được các tác phẩm khác ngoài chương trình. Như thế là bởi vì: Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thứcchiếm lĩnh đời sống, là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Đọc- hiểu văn bản phải đi từ dạng hình thức văn bản để cảm thụ phương thức chiếm lĩnh đời sống, rồi từ đó hiểu được nội dung, ý nghĩa, các khía cạnh tư tưởng nghệ thuật mà tác giả thể hiện qua văn bản; phải đi từ việc nắm bắt và sử dụng những thông tin có ngay trong văn bản (có ý kiến cho rằng đây là hoạt động đọc- hiểu cấu trúc văn bản) đến những thông tin có trong bài (đọc- hiểu nội dung văn bản), rồi cao hơn là khái quát liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài (đọc- hiểu ý nghĩa văn bản). Có thể đồng tình với quan niệm cho rằng: tính chất của hoạt động đọc- hiểu văn bản sẽ được quy định theo nguyên tắc đọc- hiểu văn bản phù hợp với đặc điểm thể loại của văn bản. Trong SGK Ngữ Văn phổ thông cũng nêu rõ: “Học sinh biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt, nâng cao năng lực thích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng”; và tài liệu Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên dạy SGK Ngữ Văn 9 cũng nhấn mạnh phải: “Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tiến tới kiểm tra cách đọc cách học bằng các bài tập có nội dung cảm thụ những văn bản ngoài SGK.” Như vậy, việc đọc- hiểu các văn bản trung đại theo đặc trưng thể loại là việc làm đúng đắn, mang tính khoa học.  Dạy đọc- hiểu thơ. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu Chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương chính là chữ viết. Không có chữ viết chắn chắn sẽ không có tác phẩm. Thơ và văn cùng sử dụng chung chất liệu ấy nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt rất xa. Khác với truyện, từ ngữ trong thơ thường ngắn gọn, bởi đặc tính này nên để diễn đạt tình cảm của mình, các nhà thơ phải lựa chọn từ ngữ rất kĩ. Điều đó có nghĩa là mỗi từ trong một bài thơ đều tập trung sức nặng tình cảm. Cho nên, việc chiếm lĩnh ngôn ngữ thơ truyền thống có ý nghĩa đặc biệt để lí giải thơ. Việc giảng dạy thơ trung đại cũng vậy, bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc tìm hiểu những từ ngữ trong thơ. - Khám phá nội dung thông qua việc tìm hiểu từ ngữ trong thơ. Như chúng ta đã biết, vào thời trung đại, có hai loại chữ viết tồn tại song hành với nhau: chữ Hán và chữ Nôm. Do vậy, văn học cũng tồn tại hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm. Khi tìm hiểu những loại văn bản này, giáo viên cần đặc biệt lưu ý học sinh cần tìm hiểu kĩ nghĩa của các từ trong bài, nhưng không phải là giải nghĩa một cách vụn vặt, rời rạc tách rời văn bản mà phải đặt trong sự liên kết nghĩa giữa các từ với nhau để tìm ra nghĩa chung, nghĩa đúng nhất của văn bản. Trong công việc đầy gian nan ấy, giáo viên đặc biệt giúp các em phát hiện ra những từ trọng yếu (hay còn gọi là thi nhãn), tức là những tiêu điểm để từ đó nhìn thấu tâm hồn tác giả qua tác phẩm. Văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” được viết bằng chữ Hán thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Để hiểu được nội dung này, tất yếu học sinh phải biết được nghĩa của các từ: “đoạt” (cướp lấy), “sáo” (giáo), “độ” (bến sông), “Cầm” (bắt), “Hồ” (chỉ giặc Mông- Nguyên với thái độ khinh miệt), “quan” (cửa ải), “Thái bình” (bình yên), “tu” (nên), “trí” (đem hết, dốc hết), “lực” (sức mạnh), “vạn cổ” (nghìn năm), cổ (xưa), “thử” (này, ấy), “giang” (sông), “san” (núi), “Hàm Tử”, “Chương Dương” (hai địa danh). Trong những từ ấy, học sinh cần phải biết bến Chương Dương và cửa Hàm Tử là hai địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc. Điểm sáng của bài thơ chính là ở hai địa danh này, việc nhắc lại hai địa danh đủ thấy rằng võ tướng Trần Quang Khải vô cùng tự hào về truyền thống anh hùng chống xâm lăng của dân tộc mình. Không chỉ có vậy, nhà thơ còn bộc lộ khát vọng của mình đối với đất nước qua cụm từ “tu trí lực”. “Tu trí lực” nghĩa là gắng hết sức đem tài trí, sức người, sức của để xây dựng đất nước, để đất nước được “vạn cổ thử giang san” (non nước ấy nghìn thu). Như vậy, muốn hiểu nghĩa và ý nghĩa bài thơ trước hết phải hiểu kĩ nghĩa của các từ, các câu, các đoạn nếu không sẽ rơi vào tình trạng suy diễn chủ quan, lệch lạc. Nhấn mạnh tầm quan trọng đó, trong cuộc gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu Bộ Giáo dục ngày 8 tháng 9 năm 1973, đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Trong ngôn ngữ thì từ là quan trọng nhất, rồi đến câu, sau đó đến văn. Cho nên dạy từ là rất cần thiết: phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ, ý nghĩa sâu sa, ý nghĩa Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu phong phú, phải hiểu tất cả cách dùng từ. Bất cứ người dùng văn nào, cuối cùng cũng thấy: hiểu từ, dung từ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn bậc nhất…” - Tìm hiểu cảm xúc trữ tình trong thơ Thơ là tiếng nói của tâm hồn, thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp, và làm thành nội dung chính. Chính vì vậy, khi tìm hiểu thơ, điều quan trọng nhất là tìm ra được cảm xúc trữ tình trong thơ. Có những cảm xúc được bộc lộ một cách trực tiếp rất dễ nhận ra nhưng có những cảm xúc chỉ có thể cảm nhận được sau khi tìm hiểu tất cả các yếu tố trong văn bản. Trong tác phẩm trữ tình cũng có cảnh, có người, có việc nhưng nó chỉ là nền cho việc thể hiện tâm trạng, tâm tư, cảm xúc dào dạt hay chất chứa những suy nghĩ, suy tư trước cảnh, trước người, trước việc. Nếu so sánh, thì tác phẩm tự sự trung tâm là hình tượng- tính cách, còn trong tác phẩm trữ tình là hình tượng tâm tư. Nam Quốc sơn hà thiên về biểu ý. Cả bài thơ chủ yếu nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm nhưng đằng sau những con chữ ấy ta vẫn có thể cảm nhận được tình yêu nước đến mãnh liệt của nhà thơ. “Sau phút chia li” là một đoạn trích buồn, đoạn trích tái hiện lại cảnh đôi vợ chồng tiễn biệt nhau. Chồng thì đi “cõi xa mưa gió”, đi ra trận, còn người vợ trở về “buồng cũ chiếu chăn”. Cuộc chia li đầy đau khổ bởi nó không xuất phát từ ý muốn của đôi vợ chồng trẻ này. Cho nên, từng chữ, từng câu cất lên giống như trái tim đang bị bóp nghẹt lại. Đau đớn nhưng nào có cách nào khác bởi vua đã chỉ dụ, quần thần dám trái. Qua cảnh chia li, nỗi sầu của người chinh phụ, nhà thơ lên án giai cấp phong kiến đã gây ra những cuộc chiến tranh phi nghĩa gây đau khổ cho biết bao gia đình đồng thời thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Tóm lại, thơ trung đại thường gợi nhiều hơn tả. Cho nên, khi giảng dạy thể loại này, giáo viên vừa kết hợp với những đặc trưng của văn học trung đại vừa hướng dẫn học sinh cần bám sát câu chữ để từ đó các em có thể giải mã tác phẩm dễ dàng hơn.  Dạy đọc- hiểu văn chính luận. Về cơ bản văn chính luận là sản phẩm của tư duy lô- gíc, là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó và những tư tưởng, quan điểm ấy thường hướng tới giải quyết những vấn đề mang tính chất thời sự, nóng bỏng, có ý nghĩa thời cuộc. Cho nên, điểm nổi bật của văn chính luận chính là các luận điểm được thể hiện trong bài viết. Nhưng các luận điểm ấy không trình bày một cách khô khan mà trái lại nó được thể hiện dưới những hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục cùng sự cuốn hút bởi Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu nhiệt tình và thái độ của mỗi tác giả trước vấn đề chính luận. Vì thế, dạy văn chính luận theo phương pháp đọc- hiểu, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện những đặc điểm sau: - Nắm được yêu cầu chung của một bài văn chính luận: Trong văn chính luận, tài năng của nhà văn được thể hiện trong các luận điểm độc đáo, luận cứ thuyết phục và lập luận chặt chẽ, rõ ràng. Cho nên, khi tìm hiểu các loại văn chính luận, giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu dựa theo các đặc điểm nổi bật này. Ba đặc điểm này như chiếc chìa khoá để mở ra nội dung của các tác phẩm chính luận. Tuy nhiên, khi dạy học ta không thể chỉ dừng lại ở những điểm chung này. Bởi sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm nghị luận nằm ở sự độc đáo trong cách chọn luận điểm, cách triển khai luận điểm, cách lập luận, giọng điệu, ngôn từ… Hay nói cách khác là ở phong cách nghị luận riêng của mỗi tác giả, tác phẩm. Do vậy cần triển khai phân tích trên những bình diện đó để thấy giá trị nội dung và sự hấp dẫn thẩm mỹ riêng của từng tác phẩm. Ngoài ra cần nắm đặc điểm của từng thể loại văn nghị luận về kết cấu, văn phong, giọng điệu… -Phát hiện được những luận điểm mới mẻ, độc đáo ở mỗi tác phẩm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn. Nó thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. Luận điểm được xem là linh hồn của bài văn. Không có luận điểm thì bài văn đó sẽ không được xếp vào loại văn chính luận. Do đó, việc tìm ra luận điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khám phá nội dung tác phẩm. Thông thường trong một bài văn chính luận bao giờ cũng có một luận điểm trung tâm (là vấn đề chính yếu mà tác giả đặt ra trong tác phẩm) và các luận điểm phụ. Các luận điểm phụ này có vai trò triển khai, làm rõ luận điểm trung tâm. Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi) dạy ở lớp 8 là một bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc ta, trong đó luận điểm trung tâm là khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc được phát triển thật sâu sắc, hệ thống và toàn diện qua một loạt các luận điểm bộ phận: - Có nền văn hiến từ lâu đời - Có lãnh thổ riêng, cương vực rõ ràng - Có phong tục tập quán (tức bản sắc văn hóa) riêng - Có chủ quyền riêng: bao triều đại nối tiếp nhau xây nền độc lập. - Có truyền thống lịch sử anh hùng “ hào kiệt đời nào cũng có”. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu - Có biết bao chiến công oanh liệt chống ngoại xâm trong trường kỳ lịch sử dân tộc. So với bài “Sông núi nước Nam” thì “Nước Đại Việt ta” đã đánh dấu một giai đoạn phát triển cao hơn hẳn của ý thức về độc lập dân tộc. Như vậy rõ ràng luận điểm mới đòi hỏi phải có cách nhìn mới, thông tin mới và tầm tư tưởng mới. Tuy nhiên, để luận điểm được thuyết phục bao giờ tác giả cũng đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu làm cơ sở cho luận điểm. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng trong văn chính luận. Để khẳng định việc dời đô của mình là đúng đắn, Lý Công Uẩn đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục: những thành công trong việc dời đô của các thời đại trong lịch sử Trung Quốc, những ưu thế của thành Đại La. Từ đó, người đọc nhận thấy dời đô là đúng đắn và có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước ta lúc bấy giờ. Như vậy, việc phát hiện ra các luận điểm trong bài văn chính luận là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là phân tích được cách trình bày, triển khai hợp lý các luận điểm đó. -Phân tích được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác giả, tác phẩm. Lập luận trong văn chính luận rất phong phú, linh hoạt. Tác giả có thể lập luận bằng cách quy nạp, móc xích, diễn dịch, chứng minh, giải thích, hay lập luận bằng cách nêu câu hỏi (Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Trong văn chính luận, đôi khi cũng tái hiện đời sống, miêu tả tính cách và số phận. Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính cách, số phận chỉ nhằm mục đích đưa tra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận. Bên cạnh đó, cái hay, cái hấp dẫn của văn chính luận còn được thể hiện qua giọng văn, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Nghệ thuật lặp cú pháp trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn “Nay các người nhìn… mà không biết căm” có tác dụng giãi bày tâm sự đau xót của tác giả.; khơi dậy liêm sỉ, lương tâm nhằm thức tỉnh tướng sĩ trước sự bàng quan về nỗi nhục mất nước… Giọng văn chính luận thường trang nghiêm. Song cũng có trường hợp người viết sử dụng giọng mỉa mai bóng gió khi Trần Quốc Tuấn nói về sứ giặc “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình. Đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ” trong Hịch Tướng sĩ). Đây thường là chỗ người viết trực tiếp bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình như sự yêu ghét, khinh trọng, đồng tình hay phản đối… Tóm lại, trong văn chính luận lý lẽ, hình ảnh, cảm xúc và giọng điệu thường hòa quyện chặt chẽ đem lại sự thuyết phục cả về lý trí và tình cảm đối với người đọc, người nghe. -Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của văn chính luận. Mỗi thể loại văn học có phong cách ngôn ngữ riêng phù hợp. Để phục vụ cho lập luận chặt chẽ, lô gíc, văn nghị luận hay dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung thường là các Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu phán đoán, nhận xét hay đánh giá. Loại câu có mệnh đề chính phụ thường được sử dụng để tạo nên sự rõ ràng, mạch lạc, đanh thép, hùng hồn của lời văn. Do nhu cầu lập luận, văn chính luận thường dùng hệ thống từ ngữ có tính lập luận như: thật vậy, tuy thế, bởi lẽ, cho nên, vì vậy, không chỉ, mà còn, giả sử, nếu như, hễ, thì, trước hết, sau cùng, một mặt, mặt khác, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, bên cạnh đó… Hoặc là những từ ngữ có tính nhấn mạnh, khẳng định hay phủ định như: thà, chứ nhất định, quyết không, quyết đem, sự thật là…Cần giúp học sinh phát hiện và phân tích được vai trò của những từ ngữ đó. Chúng không chỉ có tác dụng liên kết văn bản mà còn thể hiện mối quan hệ nhân quả của các luận điểm, luận cứ. Hoặc chúng làm cho lập luận thêm chặt chẽ, giọng điệu thêm mạnh mẽ, dứt khoát. Việc sử dụng linh hoạt hai loại từ ngữ có tính liên kết và có tính khẳng định hay phủ định vừa tạo hiệu quả cao trong việc làm sáng tỏ luận điểm, vừa thể hiện được tư tưởng, cảm xúc của nguời viết và đem lại tính truyền cảm cho tác phẩm. Tóm lại: Sự hấp dẫn thẩm mỹ của một tác phẩm chính luận là do những yếu tố khác nhau tạo thành, trong đó luận điểm và cách lập luận là những yếu tố quan trọng và quyết định. Dạy văn nghị luận giáo viên cần bám sát văn bản, nắm vững đặc trưng cơ bản của từng thể loại. Ngoài ra những hiểu biết về tác giả, bối cảnh văn học, hoàn cảnh lịch sử - thời đại ra đời tác phẩm là không thể thiếu để hiểu thấu đáo về tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH029.pdf