Trong những năm qua, BHXH thị xã Bỉm Sơn luôn đảm bảo chi thường xuyên và chi ngắn hạn đúng, đủ, kịp thời, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của ngành. Đồng thời đơn vị cũng tăng cường kiểm tra các đại lý chi trả và các cơ sở KCB, chủ sử dụng lao động nên thường xuyên uốn nắn kịp thời những sai sót ở các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng chế độ. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4947 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng và phát triển, BHXH Thị xã Bỉm Sơn đã có những bước đi vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ BHXH trên địa bàn, khẳng định vị trí của BHXH nói chung và BHXH Thị xã Bỉm Sơn nói riêng trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2.1. Về chức năng nhiệm vụ
Sau khi được thành lập, BHXH Thị xã Bỉm Sơn đi vào hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ chính là:
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc theo dõi việc thu, nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn thị xã hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH tỉnh;
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH Tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc tha đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét, giải quyết;
Tổ chức ký kết hợp đòng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả BHXH ở xã, phường;
Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác, phát hành hoặc việc gia hạn thẻ khám chữa bệnh; nắm đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời gian sử dụng và gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH Tỉnh.
1.2.2. Về xây dựng cơ sở vật chất
Khi mới thành lập, BHXH Thị xã Bỉm Sơn chưa có trụ sở riêng, phải ở nhờ trụ sở của trung tâm văn hóa-thể dục- thể thao Thị xã Bỉm Sơn, các trang thiết bị còn quá ít ỏi, nghèo nàn, thiếu thốn, khó khăn, không có tài sản gì đáng kể.
Được sự quan tâm của Thị ủy, UBND thị xã và BHXH Tỉnh Thanh Hóa, năm 2000, đơn vị xây dựng được trụ sở kiên cố cùng trang bị bàn ghế nội thất, máy tinh đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chính của đơn vị, giúp cho công tác tổng hợp nhanh chóng, nâng cao chất lượng và hiệu suất công tác. Hiện nay, BHXH Bỉm Sơn đang từng bước hiện đại hóa việc thực hiện văn minh công sở nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và phục vụ trong tình hình mới.
Đơn vị luôn coi trọng các tổ chức quần chúng, kiện toàn các tổ chức công đoàn, nữ công, đã đi vào hoạt động và đi vào nề nếp; có phương pháp, có chương trình hoạt động; tổ công đoàn đã giới thiệu kết nạp 3 đồng chí vào đội ngũ của Đảng. Đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện và là nhiều năm lièn được công nhận tổ công đoàn vững mạnh, cùng nhiều giấy khen của Liên đoàn Lao động và Công đoàn BHXH Tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh đó thì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đã hoạt động thường xuyên và đi vào nề nếp. Hiện BHXH Bỉm Sơn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành BHXH Tỉnh Thanh Hóa về thể thao, thể hiện qua các lần tổ chức giao lưu, thi đấu đều có giải (ngất, nhì, ba) cho các thể loại (giải nhất cầu lông đôi nữ trong hội thao năm 2008 ...). Góp phần vào thành tích trong đợt hội thao ngành BHXH Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Đồng Tháp để chào mừng 10năm thành lập ngành...
Chính vì thế mà trong hơn 10 năm qua , BHXH Thị xã Bỉm Sơn luôn đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước, đã được các cấp ghi nhận như sau:
Năm 1996 được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen;
Năm 1995, 1997, 1998, 1999 và 2004 được Giám đốc BHXH Tỉnh tặng Giấy khen;
Năm 2000 được Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen;
Năm 2001, 2002, 2003, 2005 được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen;
Chi bộ liên tục từ năm 1997 đến 2005 được Thị ủy công nhận là Chi bộ “Trong sạch, vững mạnh”. Trong đó năm 2004 và 2005 được Thị ủy tặng Giấy khen Chi bộ “trong sạch, vững mạnh xuất sắc”.
Năm 2008, được công nhận là tổ chức, cơ quan có nếp sống văn hóa.
Các cá nhân đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen: 2 đồng chí.
Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục trong 5 năm: 1 đồng chí.
Và nhiều cá nhân hàng năm được Giám đốc BHXH Tỉnh tặng Giấy khen, số còn lại đều là lao động giỏi.
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Mô hình tổ chức bộ máy :
Gi¸m §èc
P.Gi¸m ®èc
BP chÕ ®é BHXH & QL hå s¬
BP Gi¸m ®Þnh BHYT
BP thu, cÊp sæ BHXH
BP kÕ to¸n tµi chÝnh
BP thu BHYT TN vµ cÊp thÎ KCB
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của ngành và căn cứ vào Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 02/10/2008 quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Ngày 09/02/2009, BHXH Bỉm Sơn đã họp và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ.
Tổng số cán bộ viên chức là 11 người.
Trong đó có: - 5 nam và 6 nữ.
Cán bộ là Đảng viên là 8 đồng chí, chiếm 72.73%.
Cán bộ đoàn viên công đoàn 3 người.
Lãnh đạo: 2 người, chiếm 18.18%.
Bộ phận thu, cấp sổ BHXH: 2 người.
Bộ phận chế độ BHXH và quản lý hồ sơ: 3 người.
Bộ phận giám định BHYT: 1 người.
Bộ phận kế toán tài chính: 1 người.
Bộ phận thu BHYT TN và quản lý cấp thẻ KCB: 2người.
Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của từng bộ phận:
2.1. Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH Tỉnh giao.
2.2. Các bộ phận:
2.2.1. Bộ phận chế độ BHXH và quản lý hồ sơ:
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai các chính sách, chế độ BHXH và hướng dẫn nghiệp vụ về chế độ BHXH, BHTN trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ hưởng các chế độ BHXH Hưu trí, tử tuất, TNLD-BNN, tổng hợp hoàn thiện nộp BHXH tỉnh;
Thẩm định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do đơn vị chuyển đến để làm căn cứ quyết toán vè tổng hợp báo cáo theo quy định;
Giải thích các chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật cho đối tượng có nhu cầu tìm hiểu;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tham gia thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT;
Quản lý, sử dụng tài sản được giao;
Báo cáo theo đúng quy định của ngành.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác.
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng quản lý chế độ BHXH tỉnh;
Giao nộp hồ sơ cho phòng tiếp nhận quản lý hồ sơ, đồng thời chịu trách nhiệm nhận kết quả về bàn giao cho đơn vị và đối tượng;
Có trách nhiệm cung cấp thông tin và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của phòng đảm bảo đúng quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu để xác định thời gian tham gia BHXH của đối tượng;
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính để báo cáo cắt giảm đối tượng chết, chuyển đi, hết hạn hưởng trợ cấp, cùng bộ phận kế toán thẩm định và duyệtquyết toán các chế độ ốm đau, thai sản, phục hồi sức khỏe, TNLĐ và thanh toán hàng quý với các đơn vị.
2.2.2. Bộ phận giám định BHYT.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai, quản lý và tổ chức thực hiện chế độ chính sach BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Thực hiện quy trình giám định tại cơ sở KCB BHYT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bệnh có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ KCB BHYT;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã;
Thực hiện báo cáo theo đúng quy định của ngành;
Quản lý và sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ vủa phòng giám định BHYT tỉnh.
Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính thẩm định chi phí KCB của các cơ sở KCB, duyệt quyết toán hàng quý, năm; thanh lý hợp đồng năm trước và chuẩn bị nội dung để ký hợp đồng năm sau;
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, chuyển cho bộ phận kế toán tài chính thanh toán trực tiếp chi phí KCB với người có thẻ BHYT;
Phối hợp với bộ phận cấp thẻ để xác minh những đối tượng cần thiết.
2.2.3. Bộ phận thu, cấp sổ BHXH.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc, BHXH tự nguyện và cấp sổ BHXH cho các đối tượng trên địa bàn thị xã theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thu BHXH, BHYT theo kế hoạch BHXH tỉnh giao, mở rộng và phát triển đối tượng trên địa bàn thị xã và kiểm trs hoàn thiện hồ sơ cấp sổ cho đối tượng.
Kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH< BHYT.
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tham gia BHXH, chuẩn bị văn bản ký hợp đồng đóng BHYT bắt buộc cho các đối tượng phòng LĐTB& XH thị xã quản lý và thanh lý hợp đồng.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị sử dụng lao động.
Tổng hợp báo cáo theo quy định của ngành.
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành.
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH< BHYT.
Quản lý, sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của phòng thu và phòng sổ thẻ của BHXH tỉnh;
Tổng hợp, thẩm định nộp hồ sơ cấp sổ, nộp trình xét duyệt và lấy kết quả về bàn giao cho các đơn vị và đối tượng;
Có trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành
Phối hợp trong công tác:
Phối hựop và cung cấp dữ liệu cho bộ phận kế toán tài chính, theo dõi và chuyển nguồn thu về BHXH tỉnh;
Phối hợp với bộ phận cấp thẻ, cung cấp dữ liệu và hồ sơ danh sách đối tượng để bộ phận cấp thẻ làm thủ tục trình BHXH tỉnh cấp cho đối tượng;
Phối hợp với bộ phận quản lý chế độ BHXH, xác định thời gian, mức lương, tiền công tham gia BHXH để làm căn cứ giải quyết chế độ.
2.2.4. Bộ phận kế toán tài chính.
Chức năng: Giúp giám đốc quản lý và thực hiện nguồn tài chính do BHXH phân cấp theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Tổ chức cấp kinh phí cho các đại lý chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng theo đúng quy định của ngành;
Tiếp nhận kinh phí và xây dựng kế hoạch chi quản lý bộ máy có hiệu quả, chống lãng phí theo chế độ kế toán quy định của pháp luật;
Theo dõi lưu trữ dữ liệu và chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của ngành, của nhà nước;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tổng hợp báo cóa trình duyệt quyết toán hàng quý đối với BHXH tỉnh;
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn;
Quản lý và sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của phòng KH-TC BHXH tỉnh;
Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu theo dõi nguồn thu, chuyển về BHXH tỉnh theo quy định của ngành;
Phối hợp với bộ phận quản lý chế độ BHXH, báo cáo cắt giảm đối tượng kịp thời. Đồng thời tiếp nhận dữ liệu và hồ sơ thanh toán, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, phục hồi sức khỏe cho các đơn vị sử dụng lao động;
Phối hợp với bộ phận giám định BHYT, chuẩn bị hồ sơ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với các cơ sở KCB. Tiếp nhận dữ liệu và hồ sơ của bộ phận giám định BHYT, quyết toán và quản lý quỹ KCB đối với các cơ sởKCB và thanh toán trực tiếp chi phí KCB với người có thẻ BHYT;
Phối hợp với bộ phận thu BHYT tự nguyện, tiếp nhận dự liệu hồ sơ, theo dõi nguồn thu và chuyển nguồn thu về BHXH tỉnh theo quy định của ngành, thanh toán hoa hồng cho các đại lý.
2.2.5. Bộ phận thu BHYT tự nguyện và quản lý cấp thẻ KCB.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai thực hiện chế độ chính sách BHYT tự nguyện và quản lý cấp thẻ KCB cho các đối tượng trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ trình BHXH tỉnh, cấp thẻ KCB cho các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện;
Hướng dẫn các đại lý và đối tượng thực hiện chế độ chính sách BHYT tự nguyện;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tổng hợp thống kê báo cáo theo quy định của ngành;
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT;
Quản lý, sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của phòng thu và phòng quản lý sổ thẻ của BHXH tỉnh;
Có trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu để tiếp nhận giữ liệu, hồ sơ hoàn thiện và trình BHXH tỉnh cấp thẻ KCB cho đối tượng;
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính cung cấp dữ liệu và hồ sơ để theo dõi nguồn thu, chuyển kịo thời về BHXH tỉnh thanh toán hoa hồng cho các đại lý. Báo cáo quyết toán hàng quý với BHXH tỉnh;
Phối hợp với bộ phận giám định BHYT quản lý chế độ BHXH để quản lý và theo dõi đối tượng sử dụng thẻ KCB.
3. Khái quát tình hình hoạt động của BHXH Bỉm Sơn trong những năm gần đây.
3.1. Những thuận lợi.
- Nền kinh tế trên địa bàn phát triển: Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 4.050 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%; GDP bình quân đầu người đạt 1.500 USd; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 175 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng: CN- XD chiếm 79,4%, TM-DV chiếm 15%, nông- lâm nghiệp chiếm 5,6%.
- Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ chính quyền và sự chỉ đạo thường xuyên của BHXH tỉnh Thanh Hoá.
- Đơn vị có truyền thống nhiều năm liền hoàn thành kế hoạch trên giao; có tập thể đoàn kết nội bộ tốt, hỗ trợ lẫn nhau.
3.2. Những khó khăn.
- Tình hình kinh tế thế giới và khu vực khủng hoảng, kinh tế trong nước lạm phát. Do đó đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị, từ đó dẫn đến công tác phát triển đối tượng gặp không ít khó khăn.
- Công tác tuyên truyền về luật BHXH và chính sách BHYT TN còn hạn chế nên đối tượng hưởng ứng chưa cao.
3.3. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây (2006-2008).
Trong những năm gần đây nền kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn gặp nhiều khó khăn do các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động vào. Trong năm 2007 chịu ảnh hưởng với cả nước như chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, giá vàng thế giới biến động ở mức cao. Đầu năm 2008, chịu ảnh hưởng của lạm phát nền kinh tế của thị xã cũng không mấy sáng rạng. Do đó đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị, gây không ít khó khăn cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH và thu BHXH.
Nhưng vượt trên những khó khăn, thách thức đó, tập thể cán bộ viên chức BHXH thị xã Bỉm Sơn đã cùng nhau cố gắng, phấn đấu và quyết tâm hoàn thành tốt các nhiêm vụ, chỉ tiêu đề ra.
3.3.1. Công tác thu BHXH và cấp thẻ BHXH.
Công tác thu BHXH
Bảng3.1. Kết quả thực hiện thu BHXH và BHYT qua các năm (2006- 2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng thu(tỷ đồng)
15,587
19
25,3
2.So kế hoạch(%)
-
102
105,24
3.So kỳ trước(%)
-
23,4
33,15
Nhìn chung qua các năm, đơn vị luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu. Đặc biệt, đơn vị đã chú trọng công tác tuyên truyền và kết hợp với Chi cục Thuế của Thị xã vận động các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH cho người lao động. Năm 2006, trên địa bàn thị xã chỉ có 30 đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXh. Đến năm 2007, đơn vị đã phát trỉên thêm được 12 DN tư nhân với số lao động là 195 người và 02 hộ kinh doanh cá thể, đưa tổng số đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH là 44 đơn vị. Năm 2008, đã tiếp tục phát triển thêm được 7 DN tư nhân với số lao động là 72 và 03 hộ kinh doanh cá thể, đưa tổng số đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH là 66 đơn vị.
Do quy định tính lãi chậm nộp, năm 2008 đã thu số tiền lãi chậm nộp là hơn 500 triệu đồng.
Công tác quản lý và cấp sổ BHXH: Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác quản lý và cấp phát sổ BHXH. Đồng thời uốn nắn yếu kém trong công tác ghi chép, kê khai cấp phát sổ hoặc chốt sổ giải quyết chế độ cho người lao động. Năm 2007, đơn vị đã cấp được 1.290 sổ BHXH, trong năm 2008, cấp được 1500 sổ BHXH.
3.3.2. Công tác chi thường xuyên và chi hoạt động bộ máy.
Bảng 3.2. Kết quả chi năm 2006
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Nội dung
Số tiền
1
Hưu trí
49,894
2
KCB bắt buộc
1.309,000
3
KCB tự nguyện
64,000
4
Chi thường xuyên
360,000
5
Chi công tác thu
59,231
6
Chi hội nghị
6,000
7
Chi thông tin tuyên truyền
3,500
8
Chi mua sắm tài sản
15,000
Tổng
494,998
Bằng chữ : Bốn trăm chín mươi tư triệu, chín trăm chín mươi tám nghìn đồng
Chi thường xuyên và các chế độ ngắn hạn:
Trong những năm qua, BHXH thị xã Bỉm Sơn luôn đảm bảo chi thường xuyên và chi ngắn hạn đúng, đủ, kịp thời, thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của ngành. Đồng thời đơn vị cũng tăng cường kiểm tra các đại lý chi trả và các cơ sở KCB, chủ sử dụng lao động nên thường xuyên uốn nắn kịp thời những sai sót ở các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng chế độ. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.3. Chi thường xuyên và các chế dộ ngắn hạn
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT
Loại đối tượng
Năm 2007
Năm 2008
Số đối tượng
Số công
Số tiền
Số đối tượng
Số công
Số tiền
1
Chi lương TCBHXH
6.225
71.576,90
6.456
98.782,30
2
Chi ốm đau
2.128
26.571
795,73
2.146
17.972
699,20
3
Chi thai sản
302
26.547
960,29
579
80.546
1.695,65
4
Chi dưỡng sức
194
1.458
91,00
213
1.101
148,68
5
Chi hoạt động BM
645,00
679,50
6
Chi phúc lợi
56,00
70,50
7
Chi KCB BHYT
3.800,00
5.189,56
Tổng
77.923,92
107.265,39
Chi hoạt động bộ máy: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của đơn vị, trong các năm đều thực hiện tài chính công khai, chi thực hành tiết kiệm ở các nội dung: tiếp khách, hội nghị nên chi bộ máy sử dụng thực hành tiết kiệm, không lãng phí.
3.3.3. Công tác quản lý hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp BHXH.
Mặc dù trong thời gian qua, số đối tượng nghỉ chế độ theo NĐ41/CP và Nghị định 12/CP trên địa bàn tăng nhanh nhưng đơn vị đã tổng và trình cấp trên giải quyết kịp thời, đúng quy định.
Năm 2007, đã thông báo cho 25 đối tượng, năm 2008, thông báo cho 20 đối tượng hưởng tuất đang đi học bổ sung hồ sơ tuất, thực hiện theo đúng quy định của ngành. Kết quả tổng hợp trình xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH như sau:
Bảng 3.4. Kết quả tổng hợp trình xét duyệt HS hưởng BHXH
Năm
Trợ cấp hàng tháng
Trợ cấp một lần
Hưu trí
Hưu chờ
TNLĐ
BNN
TCCB xã
Tuất CB
Điều 28
Tuất
TNLĐ
BNN
CB xã
Chết TNLĐ
2007
194
5
17
80
55
2008
186
2
15
34
40
3.3.4. Công tác thu BHYT TN và cấp phát thẻ KCB.
Công tác thu BHYT TN:
Trong quá trình hoạt động, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, được sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ và chính quyền địa phương. Đồng thời, đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp, các bậc phụ huynh học sinh, được sự đồng tình của BGH các nhà trường nên mặc dù trên địa bàn có rất nhiều loại hình bảo hiểm thương mại lôi kéo đối tượng, nhất là các bậc phụ huynh và các em học sinh nhưng công tác thu BHYT trên địa bàn luôn đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2007, công tác thu trên địa bàn thực hiện được 358,13 triệu, riêng BHYT tự nguyện đạt 75% so với kế hoạch trên giao là 480 triệu đồng; so với cùng kỳ đạt 123,2%. Bước sang năm 2008, kết quả đạt được là: thu BHYT đạt 700 triệu, riêng BHYT tự nguyện đạt 75% so với kế hoạch trên giao là 905 triệu đồng, so với cùng kỳ đạt 195,46%.
Công tác cấp phát phiếu và thẻ BHYT: Công tác tổng hợp danh sách đã phối hợp đối chiếu và kiểm tra chặt chẽ nên đã hạn chế được tỷ lệ sai sót do ghi chép và in ấn, đảm bảo độ chính xác cao, cấp phát thẻ BHYT được kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người tham gia. Năm 2007, đơn vị đã phát hành 14.500 phiếu KCB, trong đó, phiếu KCB đối tượng BHYT TN là 4.301 phiếu. Năm 2008, số phiếu phát hành là 11.483 phiếu KCB, trong đó có 4.500 phiếu KCB đối tượng BHYT tự nguyện.
3.3.5. Công tác giám định chi.
Công tác giám định chi được quan tâm đúng mức, hàng năm đơn vị thường xuyên cử cán bộ chuyên trách trực tại TTYT thị xã để hướng dẫn, tư vấn và kiểm tra bệnh nhân tham gia BHYT trên địa bàn khi đến khám và điều trị nội trú, ngoại trú. Đồng thời, hàng quý, đơn vị đã thẩm định và duyệt quyết toán cho 5 cơ sở KCB có ký hợp đồng với BHXH. Do đó, mạc dù giá thuốc qua các năm có những biến động lớn, hệ thống văn bản cấp trên thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã bám sát và thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, góp phần thực hiện và đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và thể hiện tính ưu việt của chính sách BHXH. Năm 2007, tổng chi KCB nội, ngoại trú cho các đối tượng là 3.800 triệu đồng. Năm 2008 là 5.189,56 triệu đồng.
3.3.6. Công tác kiểm tra và tiếp dân.
Nhìn chung qua các năm, đơn vị đều tiến hành kiểm tra các đại lý chi trả, các cơ sở KCB và các đơn vị sử dụng lao động. Năm 2008 đã kiểm tra 03 đơn vị sử dụng lao động, tiếp và giải quyết 81 trường hợp hỏi chế độ tiền lương và trợ cấp BHXH.
Cho đến nay, đơn vị chưa nhận được đơn thư khiếu nại nào về thái độ giải quýêt công việc, tiếp xúc với đối tượng của CBCC- VC trong đơn vị.
3.3.7. Công tác tổ chức- hành chính.
Công tác tổ chức:
Cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị đều được bố trí và phân công nhiệm vụ theo đúng trình độ, chuyên môn được đào tạo. Các nhiệm vụ chuyên môn đều có người phụ trách và chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao.
Hàng tháng có tổ chức họp đánh giá và kiểm điểm kết quả được giao của từng bộ phận, từng cán bộ công chức, viên chức.
Đơn vị thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và nội quy đơn vị.
Hàng năm có nhận xét đánh giá, phân laọi cán bộ. Năm 2008 đã đề nghị cấp trên nâng lương cho 1 đồng chí.
Hàng năm, công tác đánh giá, nhận xét cán bộ đươcj thực hiện công khai, dân chủ.
Công tác hành chính:
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên được triển khai kịp thời đầy đủ cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị học tập và thực hiện.
Các tài liệu, tài sản được quản lý, sử dụng đúng mục đích theo quy định, đảm bảo bí mật, an toàn.
Mua sắm tài sản được công khai, dân chủ trong đơn vị, theo đúng quy định của đơn vị.
Chế độ chấp hành báo cáo, thông tin được thực hiện theo đúng quy định.
3.3.8. Công tác ứng dụng thông tin.
Hiện nay, việc quản lý các đối tượng và hồ sơ chi trả các chế độ BHXH đều áp dụng công nghệ thông tin nên hiệu quả công tác và năng suất lao động tăng độ chính xác cao. Do đó đã phát hiện được những tồn tại, sai sót trong hồ sơ, có biện pháp kịp thời khắc phục và quản lý chính xác.
3.4. Những tồn tại và bài học kinh nghiệm.
Những tồn tại:
Do tình hình kinh tế thế giới và khu vực khủng hoảng, tình hình trong nước lạm phát nên đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên địa bàn, sản xuất kinh doanh có phần thu hẹp. Một số doanh nghiệp nhỏ cá thể, hợp tác xã đã thua lỗ, giải thể, một số đơn vị đã nợ đọng BHXH kéo dài.
Công tác tuyên truyền tuy có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều hạn chế, người dân cũng chưa hăng hái tham gia BHXH và BHYT tự nguyện. Hiện nay, đối với nhân dân chỉ có người ốm, sinh đẻ là đến mua BHYT tự nguyện.
Mức tính lãi do chậm nộp BHXH là thấp hơn so với các ngân hàng do đó cũng không đủ độ để các chủ sử dụng lao động nộp đúng kỳ hạn, mới chỉ có tác dụng đối với các đơn vị sự nghiệp.
Lực lượng giám định mỏng do đó chưa đáp ứng được công tác giám định và giám sát bệnh nhân có được hưởng chế đọ như đơn thuốc của bệnh viện kê hay không. Tình trạng các cơ sở KCB lạm dụng việc xét nghiệm, các thủ thuật, vật tư tiêu hao còn phổ biến.
Nhiều đơn vị thiếu việc làm, công nhân xin giấy ốm, làm kế hoạch hóa gia đình có người mỗi năm làm kế hoạch đến 3 lầnn, có đơn vị mỗi quý có tới 20 người làm kế hoạch nhưng công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở KCB cho giấy cũng chưa tốt.
Những bài học kinh nghiệm:
Nội bộ phải đoàn kết, phân công công việc cụ thể cho cán bộ CCVC , thường xuyên kiểm tra kết quả công việc được giao, đánh giá mức độ hoàn thành.
Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, thường trực HĐND, UBND Thị xã, sự lãnh đạo chỉ đạo của ngành. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trên địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân và chủ sử dụng lao động thực hiện các chính sách BHXH, BHYT.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nội quy của đơn vị, tài chính công khai minh bạch, chống lãng phí, tham ô.
Lãnh đạo phải gương mẫu trong công tác và lói sống, sâu sát trong công việc. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn những thiếu xót lệch lạc trong công việc, đồng thời phải thậth công tâm, thật sự là trung tâm đoàn kết của đơn vị.
4. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
4.1. Mục tiêu cơ bản trong thời gian tới.
- Công tác tổ chức hành chính: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện đầy dủ công tác báo cáo thông tin theo quy định của ngành.
- Công tác thu BHXH: đôn đốc các chủ sử dụng lao động nộp BHXH, phấn đấu 100% đơn vị nộp đầy đủ, không có đơn vị nào còn nợ tồn đọng tiền BHXH. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là đối với các DN ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn thị xã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6631.DOC