Phần 1: Nội dung thực tập về quản trị học
1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp
1.1.3. Các chính sách của doanh nghiệp
1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của DN
1.2.1. Số cấp quản lý
1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị
Phần 2: nội dung về phân tích và quản lý dự án
2.1. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án
2.2. Phân tích rủi ro của dự án
2.3. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
2.4. Quá trình quản lý dự án
2.4.1. Xây dựng các công việc thực hiện dự án
2.4.2. Lịch trình công việc của dự án
2.4.3. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và sơ đồ PERT
Phần 3: Hoạt động marketing của DN
3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của DN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.3. Hoạt động marketing mix của công ty.
Phần 4: Nội dung về quản trị sản xuất
4.1. Quản lý dự trữ
4.2. Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất
4.3. Phương pháp dự báo của DN
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh hàng năm.
Quỹ khen thưởng được sử dụng để thưởng trực tiếp cho các tập thể và cá nhân Người lao động có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, bán hàng giỏi, tăng được thị phần, phát triển được khách hàng mới,…
Quỹ phúc lợi được chi theo thỏa ước lao động tập thể với các chính sách khuyến khích, động viên Người lao động gắn bó, tâm huyết với doanh nghiệp. Công ty tổ chức cho công nhân viên đi tham quan, nghỉ mát, khuyến học cho con công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập; tặng quà cho công nhân viên trong các dịp Lễ, Tết, sinh nhật, nghỉ hưu; kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ khi công nhân viên có khó khăn. Công ty thực hiện các chính sách từ thiện xã hội, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
2.1.3.6. Chính sách quản lý chất lượng của công ty:
-Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á phấn đấu để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Công ty coi trọng chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
-Công ty thường xuyên phổ biến cho cán bộ công nhân viên để mọi người hiểu luôn hiểu rằng: Chất lượng sản phẩm,dịch vụ sẽ quyết định sự phát triển và hưng thịnh của công ty. Tất cả các cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào, quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Thường xuyên cải tiến để sản phẩm ngày càng tốt hơn.
-Công ty luôn trân trọng tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng và coi đó là sự trợ giúp quý báu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
2.1.3.7. Chính sách giá bán:
Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, nó phải phù hợp với người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cũng phải đảm bảo lợi nhuận của công ty.
Về phía công ty thì giá,phải bù đắp chi phí kinh doanh, phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược Marketing trong từng thời kỳ, và phải phù hợp và hỗ trợ các chính sách Marketing khác.
Từ phía thị trường và môi trường kinh doanh thì giá phải: Phù hợp với sức mua của khách hàng, phù hợp với quan hệ cung cầu, phù hợp với mối quan hệ cạnh tranh thị trường, và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật…
Hiểu rõ điều này Cty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á luôn:
Nắm bắt và dự báo một chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới các quyết định về giá.
Xác định mức giá chào hàng, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới hạn…
Ra quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.
Lựa chọn những cách sử lý thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả.
Để thấy rõ hơn về chính sách giá chúng tôi đưa ra một số bảng giá sau:
Bảng giá phòng nghỉ:
LOẠI PHÒNG
MÔ TẢ
ĐƠN GIÁ
Loại phòng VIP 1
1 Giường đôi
950.000 VNĐ
Loại phòng VIP 2
1 Giường đôi
550.000 VNĐ
Loại phòng VIP3
1 giường đôi
350.000 VNĐ
2 giường đơn
3 giường đơn
420.000 VNĐ
Loại phòng VIP
1 Giường đôi
350.000 VNĐ
2 giường đơn
Loại phòng tiêu chuẩn
250.000 VNĐ
Phòng karaoke :
Phòng vip
150.000 VNĐ/ giờ
Phòng tiêu chuẩn
80.000 VNĐ/giờ
2.1.3.8. chính sách tài chính:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm 2008
Năm 2009
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
125.538.145.779
95.324.14.520
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
125.567.980
545.678.987
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)
125.412.577.799
94.778.464.533
4.Giá vốn hàng bán
98.765.123.450
69.870.456.325
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
26.64..454.349
24.908.008.208
6.Doanh thu hoạt động tài chính
8.595.678.990
3.678.565.365
7.Chi phí tài chính
1.895.126.780
2.630.567.890
- Trong đó chi phí lãi vay phải trả
900.126.780
1.200.567.890
8.Chi phí quản lý kinh doanh
867.893.128
1.567.893.128
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
32.480.113.431
24.388.112.555
10.Thu nhập khác
125.467.967
98.789.432
11.Chi phí khác
30.984.532
125.436.578
12.Lợi nhuận khác (40=31-32)
94.483.435
-26.647.146
13.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
32.574.596.866
24.361.465.409
14.Chi phí thuế thu nhập (25%)
8.143.649.217
6.090.366.352
15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51)
24.430.947.650
18.271.099.057
Qua báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 và 2009 ta thấy: doanh thu năm 2008 của công ty là 125.538.145.779đ, năm 2009 là 95.324.143.520đ. Năm 2009 doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ giảm 30.214.002.259 đồng so với năm 2008, là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho số lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty giảm. Chi phí của hoạt động tài chính năm 2009 là 2.630.567.890 đồng so với năm 2008 là 1.895.126.780 đồng tức là tăng 735.441.110 đồng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Do đó công ty đưa đã đưa ra một số chính sách tài chính trong 3 năm tiếp theo như sau:
Tăng khả năng luân chuyển vốn. Để một lượng vốn nhất định duy trì sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp phải lập ra kế hoạch tài chính cơ bản: báo cáo tài chính định kì, dự báo doanh thu hàng tháng, phân tích luồng tiền.
Đưa ra chính sách trả chậm, trả góp để tăng lượng mua của khách hàng và thêm doanh thu tài chính cho công ty.
Cắt giảm các khoản chi tiêu dư thừa và bảo vệ nguồn tiền cho những chi trả cần thiết
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
2.2.1. Số cấp quản lý: 5 cấp quản lý
- Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc, ban kiểm soát
- Các phòng chức năng
- Các chi nhánh
- Các phân xưởng, đội
2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
PHÒNG
TƯ VẤN THIẾT KẾ
PHÒNG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHI NHÁNH TƯ VẤN
XÂY DỰNG
CHI NHÁNH
VẬT LIỆU
XÂY DỰNG
PHÒNG
TƯ VẤN THIẾT KẾ
PHÒNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
CÔNG TRƯỜNG + XƯỞNG
Sơ đồ 02: sơ đồ bộ máy quản trị của công ty.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị.
2.2.3.1. Hội đồng quản trị:
* Hội đồng quản trị:
Là bộ phận cao nhất quyết định mọi chủ trương đường lối hoạt động của công ty. Các thành viên trong hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất đối với công ty. Mọi hoạt động mua bán của công ty đều phải thông qua hội đồng quản trị.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kê hoạch kinh doanh hàng năm của công ty
- Kiến nghị loại cổ phần và bán cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết đinh huy động thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ này.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính được gần nhất của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng đối với giám đốc và người quản lý quan trọng khác, quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó, cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người đó.
- Giám sát Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong công việc điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Duyệt chương trình, nội dung phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết đinh thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản. Mổi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy đinh của pháp luật, điều lệ công ty và đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do hội đồng quản trị thông qua trái với quy đinh pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết đinh đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và đền bù thiệt hại cho công ty. Thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu. Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết đinh nói trên.
* Chủ tịch hội đồng quản trị:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị hoặc tổ chức chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng quản trị.
- Tổ chức việc thông qua quyết định của hội đồng quản trị.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết đinh của hội đồng quản trị.
- Chủ tọa hội đồng cổ đông
Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị theo nguyên tắc chỉ định. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc chủ tịch hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thơi giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
2.2.3.2. Ban giám đốc:
* Tổng giám đốc điều hành:
Tổng giám đốc điều hành công ty được hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng điều lệ của công ty và pháp luật nhà nước. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, pháp luật Nhà nước về mọi hoạt động của công ty như điều lệ đã quy định.
* Các phó tổng giám đốc điều hành:
- Giúp việc cho tổng giám đốc trong việc quản lý bộ máy sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực được tổng giám đốc phân công.
- Điều hành doanh nghiệp thay tổng giám đốc khi tổng giám đốc đi vắng hoặc được uỷ quyền chung và uỷ quyền từng lĩnh vực.
- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty và pháp luật về kết quả các công việc được giao.
2.2.3.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Ban kiểm soát bao gồm có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn và do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của Công ty.
2.2.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các trưởng phòng:
- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của tổng giám đốc công ty theo từng lĩnh vực chuyên môn.
- Quản lý kiểm tra hướng dẫn, chỉ đạo các đội thực thuộc công ty về chuyên môn, đề xuất giải quyết các tồn tại phát sinh.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của phòng được Tổng Giám đốc công ty phân công theo chức năng của phòng mình tổ chức.
- Được quyền đề nghị với Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó phòng giúp việc và tuyển nhân viên dưới quyền.
- Bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Không lãnh đạo được nhân viên hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
2.2.3.5. Phòng Kế hoạch – kĩ thuật:
- Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành về công tác kế hoạch, kỹ thuật, ATLĐ.
- Giúp Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty.
- Giúp Tổng Giám đốc công ty lập KH BHLĐ hàng năm và chương trình huấn luyện ATLĐ đối với công nhân hợp đồng thời vụ.
- Lập biện pháp, tiến độ thi công tổng hợp.
- Khảo sát lập hồ sơ đấu thầu và chọn thầu các công trình công ty giao.
- Lập hồ sơ, hợp đồng kinh tế A-B, quản lý và kiểm tra thủ tục ban đầu về công tác thi công công trình.
- Lập hợp đồng kinh tế nội bộ với các đội khi công trình đã có đầy đủ hồ sơ thủ tục xây dựng cơ bản (Hồ sơ dự toán - thiết kế, các quyết định, văn bản pháp lý) và các biện pháp kỹ thuật, an toàn thi công.
- Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu nội bộ các bước nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu tổng thể khi bàn giao trước khi tổ chức nghiệm thu với bên A, kiểm tra thủ tục pháp lý cần thiết phục vụ cho công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình.
- Hướng dẫn cho kỹ thuật đội lập biện pháp thi công, tiến độ thi công và biện pháp an toàn cho từng công trình trước khi thi công.
2.2.3.6. Phòng kế toán tổng hợp:
- Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của công ty.
- Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty. Lập kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất.
- Lập số liệu báo cáo quyết toán theo Luật kế toán giữa công t và các cơ quan quản lý cấp trên.
- Kiểm tra giám sát các chế độ chính sách trong quản lý kinh tế của nhà nước đối với việc thực hiện của các chế độ chính sách.
- Quyết toán tài chính với các đội xây lắp và chi nhánh tư vấn xây dựng, quyết toán hạch toán chi phí giá xây lắp các đội.
- Kết hợp với các đội thu hồi công nợ các công trình của toàn công ty.
- Báo cáo thực hiện giá trị sản lượng hàng tháng, quý, năm và báo cáo chi phí sản xuất, chi phí trung gian giá trị tăng thêm lên Hội đồng quản trị.
- Xây dựng quỹ tiền lương hàng năm của công ty.
- Hướng dẫn các đội thực hiện đúng các thông tư hướng dẫn về tiền lương Nhà nước ban hành.
- Hướng dẫn các đội làm hợp đồng lao động cho công nhân hợp đồng thời vụ đúng quy định của Bộ luật lao động.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác.
- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư có năng lực bổ sung cho công ty.
- Thực hiện công tác nâng bậc lương hàng năm cho các cổ đông người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
- Thảo các quyết định khi Tổng Giám đốc điều hành yêu cầu.
- Có trách nhiệm theo dõi thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thi đua, khen thưởng và toàn bộ hành chính của bộ máy quản lý.
- Lập sổ quản lý cổ đông của công ty.
- Quản lý lưu trữ hồ sơ nhân sự, hồ sơ cổ đông của công ty.
- Có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản văn phòng của công ty.
- Thực hiện các công việc hành chính tại văn phòng công ty.
- Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người lao động, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ theo quy định.
- Lập hồ sơ cho người lao động đi khám sức khoẻ, giám định tai nạn lao động.
- Quản lý sử dụng tủ thuốc cấp cứu tại cơ quan.
- Lập sổ bảo hiểm y tế cho cổ đông và người lao động hàng năm.
- Kiểm tra, hướng dẫn các đội thanh quyết toán tiền lương đúng và kịp thời.
- Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin và báo cáo tiền lương cho các phòng có liên quan.
- Lập sổ và quản lý: sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động.
- Làm thủ thục nghỉ chế độ (hưu trí, thôi việc, tai nạn LĐ, tử tuất) cho người lao động.
- Xác định và quản lý danh sách các cổ đông trích nộp BHXH, BHYT và BH thất nghiệp.
- Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện công tác nâng bậc lương hàng năm cho người lao động.
2.2.3.7. Các chi nhánh.
* Nhiệm vụ quyền hạn của các Giám đốc chi nhánh:
Giám đốc các chi nhánh là do Tổng Giám đốc điều hành công ty đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Là người đại diện cho chi nhánh, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh theo quy chế tổ chức quản lý của chi nhánh đã được Hội đồng quản trị phê chuẩn. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty. HĐQT, pháp luật nhà nước về mọi mặt hoạt động của chi nhánh (các chi nhánh có quy chế riêng).
2.2.3.8. Các đội.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của các đội trưởng đội xây lắp:
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đội mình.
- Tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm từng công trình, nhiệm vụ kế hoạch của đội từng thời kỳ kế hoạch.
- Triển khai thực hiện sự hướng dẫn chuyên môn của phòng chức năng.
- Tự chủ trong phân công lao động của đơn vị để phù hợp với phương án sản xuất của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về chi phí trực tiếp phần đội được hưởng.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và tập thể người lao động về kết quả SXKD của đội mình, về đời sống, chế độ quyền lợi của cổ đông và người lao động trong đội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với doanh nghiệp.
- Bị miễn nhiệm khi: trong thời gian liền kề hai năm liên tục không hoàn thành kế hoạch được giao; Vi phạm hoặc không thực hiện tốt trách nhiệm người quản lý đã quy định.
PHẦN III: NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Dự án công ty xây dựng: khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng.
3.1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số: 08/2005/TT-BXD ngày 06/05/2005 về hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07//5/2005.
- Căn cứ quyết định số 1755/2006/QĐ-UBND ngày 22/08/2006 của UBND Tỉnh Thái Nguyên V/v: Ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng và thiết kế - dự toán xây dựng đối với các công trình thuộc nhóm B,C trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Căn cứ quyết định số 278/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 của UBND Thủ tướng chính phủ về việc: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Căn cứ chứng chỉ quy hoạch số 26/CCQH ngày 21/08/2006 của Sở xây dựng Thái Nguyên cấp.
3.2. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư:
3.2.1. Mục tiêu của dự án:
- Xây dựng công trình dân dụng cấp 3 trên khu đất xây nhà 2 tầng để xe đã có trong dự án làm khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng và văn phòng làm việc của công ty nhằm phục vụ cho nhu cầu ngủ, nghỉ của khách khi qua thăm và làm việc tại thành phố Thái Nguyên. Giải quyết thêm nguồn thu nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên công ty.
- Xây dựng một khu văn phòng làm việc tiện nghi cho toàn bộ công nhân viên công ty.
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây:
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được phát triển mạnh mẽ. Từ những thay đổi đó cơ cấu nền kinh tế nước ta có những bước chuyển dịch lớn, tỷ trọng nền kinh tế nông nghiệp giảm đi rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng đáng kể. Trong những năm tới Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại sẽ chiếp 60% giá trị GĐP vào năm 2010. Sự gia tăng tỷ trọng cơ cấu thương mại, dịch vụ sẽ góp phần giải quyết, khai thác được nguồn vốn ngoài quốc doanh là rất đáng kể, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế của cả nước.
3.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư:
Do nhu cầu nghỉ ngơi của khách gửi xe và mọi người dân tới thành phố Thái Nguyên công tác và làm việc nên rất cần có một khu nghỉ ngơi tiêu chuẩn. Do nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á cũng rất cần một khu văn phòng làm việc mới, đảm bảo cho hoạt động của công ty.
3.3. Quy mô xây dựng – các giải pháp thiết kế
3.3.1. Quy mô xây dựng:
1/ Tên công trình: Khách sạn, nhà nghỉ 5 tầng.
2/ Vị trí địa điểm xây dựng: Trên khu đất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cho thuê tại quyết định số 3050QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2006 để sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc tổ dân phố số 2, phường Đồng Quang thành phố Thái Nguyên.
3/ Chủ đầu tư:
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á
4/ Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn tự có của doanh nghiệp: 4.000.000.000 đồng.
- Vốn vay ngân hàng: 300.000.000 đồng.
5/ Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới 100%.
6/ Quy mô xây dựng:
- Diện tích xây dựng: 830 m
- Tổng diện tích sàn: 4.135 m
- Số tầng: 05 tầng.
- Chiều cao công trình: 18,6 m
- Loại công trình: dân dụng.
- Cấp công trình: cấp 3.
3.3.2. Giải pháp thiết kế.
1/ Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng: Trên khu đất đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cho thuê tại quyết định số 3057-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2006, để sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc tổ dân phố số 2, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. Khu khách sạn, nhà nghỉ và văn phòng công ty là khối nhà 5 tầng được nằm gọn ở phía Đông Nam khu đất, chiếm 1/4 diện tích đất trong bãi đỗ xe tại vị trí dự kiến xây dựng khu nhà hai tầng đã có trong dự án. Công trình được thiết kế phù hợp với diện tích khu đất và đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm trong thiết kế cũng như quy hoạch của khu vực.
2/ Giải pháp kiến trúc hỗn hợp khối gồm 2 đơn nguyên; từ tầng 1 đến tầng 5 diện tích sàn mỗi tầng là 830 m, tầng 1 chủ yếu bố trí các phòng làm việc và họp của đơn vị, từ tầng 2 đến tầng 5 mỗi tầng bố trí 8 phòng nghỉ cá nhân có diện tích trung bình là 25 m đến 30 m và 3 phòng nghỉ tập thể có diện tích trung bình từ 50 đến 60 m, các phòng đều có vệ sinh khép kín, các phòng đều có cửa sổ hoặc ban công tiếp xúc với thiên nhiên nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác mát mẻ và thân thiện cho khách nghỉ.
3/ Giải pháp kết cấu:
- Phần móng: móng cột BTCT bê tông mác 200 chịu lực phía dưới được ép cọc BTCT và kết hợp móng băng bằng gạch chỉ đặc vữa xi măng mác 50 cùng hệ giằng móng BTCT mác 200 dày từ 300 đến 400.
- Phần thân nhà: Hệ thống kết cấu chịu lực: khung, cột BTCT đổ toàn khối kết hợp tường bao che và tường ngăn xây bằng gạch chỉ loại A vữa xi măng mác 50.
4/ Giải pháp cấp điện, cấp thoát nước.
- Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước được thiết kế đồng bộ, hoàn chỉnh.
- Nguồn cấp điện được lấy từ mạng điện thành phố theo thoả thuận cung cấp điểm đầu nối của chi nhánh điện lực thành phố.
- Nguồn cung cấp nước sạch được lấy từ mạng cấp nước thành phố theo thoả thuận cung cấp điểm đầu nối của công ty kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.
- Hệ thống thoát nước mặt, nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý qua bể tự hoại rồi thoát và hệ thống mương thoát nước chung của thành phố đã được phòng tài nguyên môi trường đồng ý và sở xây dựng quy hoạch cấp phép.
5/ Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy nổ cho công trình được thiết kế tuân thủ theo các quy định tiêu chuẩn hiện hành và được thẩm duyệt của cơ quan phòng chữa cháy công an tỉnh Thái Nguyên gồm:
+ Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình.
+ Các bình bọt, bình khí chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện để phục vụ cho chữa cháy ban đầu.
6/ Giải pháp về bảo vệ môi trường.
- Công trình xây dựng được thiết kế phù hợp với cảnh quan khu vực, có bố trí hệ thống cây xanh, vườn, tiểu cảnh để làm đẹp cho khu phố.
- Trong quá trình thi công toàn bộ các rác thải xây dựng được thu gom lại một chỗ rồi cho chuyển tới nơi đổ rác quy định. Các xe chở vật liệu ra vào đúng giờ quy định và phải che phủ bạt tránh bụi và tiếng ồn cho khu vực. Giờ làm việc theo đúng quy địnhcủa tổ dân phố để không làm ảnh hưởng tới nhu cầu nghỉ ngơi của dân cư.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mặt của khu nhà được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Chất thải sinh hoạt được thu gom đổ đúng nơi quy định.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế:
3.3.3.1. Tổng vốn đầu tư xây dựng:
1/ Chi phí phần xây lắp (I): 5.582.250.000đ
2/ Chi phí thiết bị (II): 500.000.000đ
3/ Các chi phí khác (III):
a) Chi phí lập báo cáo KTKT + Bản vẽ thiết kế thi công = tổng vốn xây lắp × 2,58% = 5.582.250.000đ × 2,58% = 144.022.000 đ
b) Chi phí khác = 5.582.250.000đ × 6,33% = 353.358.000đ
Tổng cộng (III) = 497.380.000đ
4/ Tổng chi phí (I + II + III): 6.579.630.000đ
5/ Dự phòng (IV): 420.370.000đ
6/ Tổng số vốn đầu tư xây dựng (I + II + III + IV): 7.000.000.000đ
Bằng chữ: bảy tỷ đồng./.
3.3.3.2. Dự kiến chi phí và doanh thu năm đầu.
Bảng 04: dự kiến chi phí và doanh thu năm đầu của dự án ĐVT: đồng
1/ Phục vụ cho nhà nghỉ
446.000.000đ
- Chi phí nguyên nhiên vật liệu
80.000.000đ
- Tiền điện
120.000.000đ
- Tiền nước
54.000.000đ
- Lương nhân viên 6 người: 2000.000đ/ng/tháng * 12 tháng
144.000.000đ
- Điện thoại tạm tính 3.000.000đ/tháng * 12 tháng
36.000.000đ
- Chi phí khác
12.000.000đ
- Doanh thu 30 phòng * 300.000 * 20 người * 12 tháng
2.160.000.000đ
2/ Phục vụ cho kinh doanh ăn uống
982.000.000đ
- Nguyên liệu chế biến
576.000.000đ
- Điện
46.000.000đ
- Nước
60.000.000đ
- Ga bếp: Mỗi tháng hết 10 bình * 300.000đ/bình * 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập môn học công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đông á.doc