Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần nhựa Sài Gòn

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 1

GIẤY XÁC NHẬN 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Phần I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT 9

1.1. Lịch sử thành lập và phát triển 9

1.1.1. Giới thiệu 9

1.1.2. Các giai đoạn phát triển 9

1.2. Địa điểm xây dựng 10

1.2.1. Trụ sở chính và Văn phòng giao dịch 10

1.2.2. Xí nghiệp sản xuất 10

1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự 10

1.4. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 11

1.4.1. An toàn lao động 11

1.4.2. An toàn thiết bị 12

1.4.3. Phòng cháy chữa cháy 12

1.5. Xử lí khí – nước thải và vệ sinh công nghiệp 12

1.5.1. Khí thải 12

1.5.2. Nước thải 12

1.5.3. Hệ thống xử lý nước nhiễm phèn 13

PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 14

2.1. Nguyên liệu 14

2.1.1. Vật liệu Composite 14

2.1.2. Nhựa nhiệt dẻo Polymer 18

2.2. Năng lượng sử dụng 22

2.3. Các sản phẩm chính của xí nghiệp 22

2.3.1. Sản phẩm nhựa Composite 22

2.3.2. Sản phẩm nhựa nhiệt dẻo 23

PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 25

3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ 25

3.2. Thuyết minh 26

3.3. Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất 26

PHẦN IV: THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC 27

4.1. Các thiết bị và máy móc sản xuất chính 27

4.2. Máy ép nhựa LGH 550 N 27

4.2.1. Giới thiệu 27

4.2.2. Cấu tạo chung 28

4.2.3. Cơ chế họat động 29

4.2.4. Nguyên tắc vận hành 30

4.2.5. Thông số kĩ thuật 31

4.2.6. Thông số cài đặt máy 31

4.2.7. Mở máy và ép sản phẩm 32

4.2.8. Tắt máy 32

4.3. Cấu tạo các chi tiết chính của máy 32

4.3.1. Bộ phận ép phun 32

4.3.2. Phễu nạp liệu 33

4.3.3. Xylanh và buồng nhiệt 33

4.3.4. Đầu phun 33

4.3.5. Trục vít 34

4.3.6. Hệ thống ben thủy lực 35

4.3.7. Khuôn 37

4.3.8. Bộ phận cuốn nối hệ thống cuốn nối 38

4.3.9. Hệ thống làm nguội 38

4.3.10. Bộ phận đóng mở khuôn bằng thủy lực 39

4.4. Máy tạo hạt EREMA 39

4.4.1. Giới thiệu 39

4.4.2. Cấu tạo chung 40

4.4.3. Nguyên tắc vận hành máy 44

4.4.4. Cơ chế hoạt động 46

4.4.5. Hệ thống tháp giải nhiệt cho khuôn và máy 48

4.4.6. Máy nghiền 53

PHẦN V: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1. Nhận xét 55

5.1.1. Tổ chức – Nhân sự 55

5.1.2. Bố trí nhà xưởng 55

5.1.3. Máy móc – Thiết bị 55

5.1.4. Nguyên liệu 55

5.1.5. Sản phẩm 55

5.1.6. Vấn đề môi trường 55

5.2. Đề nghị 55

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần nhựa Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp phun. Nếu lớp gelcoat quá mỏng sẽ làm cho bề mặt gelcoat bị nhíu và sản phẩm thấy sợi, trái lại nếu quá dày thì lớp gelcoat bị chảy. Trên thực tế để có được độ dày tiêu chuẩn không dễ dàng, việc này thường do công nhân lâu năm phun và ước chừng. Sợi thủy tinh : Vật liệu Composite - thủy tinh gồm hai thành phần chủ yếu là polyester và sợi thủy tinh. Sợi thủy tinh đóng vai trò gia cường cho chất dẻo đóng rắn polyester. Với sự tham gia của sợi thủy tinh thì sau khi đóng rắn chất dẻo có cường độ cơ lý cao hơn hẳn, thậm chí rất cao nếu sợi thủy tinh chiếm tỷ lệ lớn và công nghệ thích hợp. Nguyên liệu thô ban đầu để tạo nên sợi thủy tinh là hỗn hợp Silic: SiO2 và các chất phụ trợ, phụ gia để sợi thủy tinh có những đặc tính mong muốn vềø cơ, điện và hóa học. Thông thường hỗn Silic bao gồm : 54%SiO2, 20%(CaO+MgO), 15%Al2O3, 8%B2O3 và 3% là các chất còn lại: F, Na2O, TiO2, Fe2O3, K2O… Thủy tinh khi được nấu chảy có thể kéo thành sợi rất nhỏ đường kính 5 – 13mm và có thể uốn đến 90o cho phép dệt thành nhiều loại vải gia cường khác nhau để sử dụng trong công nghệ Composite. Phân loại: trong xưởng hiện nay dùng hai loại: Sợi Mat (sợi bất định hướng): là sản phẩm cấu tạo từ các tao sợi cắt ngắn, dài 50mm được liên kết với nhau bằng chất tẩm dính và phân bố ngẫu nhiên theo nhiều chiều hướng khác nhau chứ không theo chiều hướng cụ thể nào. Khả năng chịu lực của sợi không cao nhưng dễ thấm ướt và được dùng rất phổ biến. Mat kết hợp với Rovin sẽ cho cường độï chịu lực cao hơn. Sợi Rovin: bề mặt bóng đẹp, phân bố lực theo hai hướng vuông góc, tính năng cơ lý cao hơn nhưng khả năng thấm ướt thấp hơn Mat, nó dễ bị đứt cục bộ, nó dễ thấm resin, giá thành rẻ hơn thường kết hợp với Mat để tăng cường độ chịu uốn, va đập đồng thời tiết kiệm lao động và resin. Đặc điểm : Cách nhiệt tốt, độ dẫn điện trung bình và không cháy. Tính năng cơ lý cao và chịu nhiệt tốt. Sợi thủy tinh có tỷ trọng tương đối thấp . Sợi thủy tinh không có hiện tượng lão hóa và hiện tượng trễ, còn hiện tượng mỏi chỉ xảy ra dưới tác dụng của môi trường đặc biệt khi chịu tải. Chất xúc tác : Chất xúc tác là hợp chất hóa học được hòa với resin chưa no (dạng lỏng) với tỷ lệ phù hợp để kích hoạt phản ứng kết nối xảy ra một cách nhanh chóng và mãnh liệt từ đó tạo ra các gốc tự do đủ để làm cho resin đóng rắn hoàn toàn. Việc hòa chất xúc tác được tiến hành ngay trước khi đúc sản phẩm Composite. Peroxid là chất xúc tác được dùng cho polyester chưa no. Đây là hợp chất chứa nhóm peroxy (-O-O-) thông thường là hydroperoxide (H2O2). Hai chất xúc tác được ứng dụng phổ biến trong công nghệ Composite là MEPOXE (metyl etyl ketone peroxide) và BPO (benzoyl peroxide). Hiện nay xưởng chỉ sử dụng xúc tác là MEPOXE có xuất xứ từ Indonesia. MEPOXE (thường gọi là Butanox) là chất xúc tác được sử dụng trong công nghệ Composite thủy tinh. Cho hợp chất metyl etyl ketone phản ứng với hydroperoxid làm cho chúng đông đặc, trừ nước. Sau đó loại nước ra, hợp chất còn lại là metyl etyl ketone peroxide. MEPOXE phản ứng nhanh và có khả năng ăn mòn chất khác, dễ phát nổ, dể cháy. Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu thô trong xúc tác sẽ ảnh hưởng đến thời gian đông đặc và đóng rắn của resin. Vì vậy chất lượng MEPOXE của mỗi hãng sản xuất có thể khác nhau, cần phải kiểm nghiệm trước khi sử dụng. Chất màu và phụ gia: Màu : chủ yếu sử dụng màu hữu cơ ( màu azo )để pha vào trong gelcoat tạo màu cho sản phẩm. Màu được nhập chủ yếu từ Inđonesia. Hai màu thường được sử dụng là xanh lá và màu cam. Màu xanh lá : Yellow JD 633/Green JD 852 = 4/1 Màu cam : Orange JD 563 / Yellow JD 633 = 4/1 Chất độn : thường sử dụng CaCO3 , TiO2 . Chất độn giúp cho hỗn hợp nhựa gia tăng độ nhớt, tạo hiệu quả màu và gia tăng khả năng chống thấm . Cơ tính của sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng nếu phần trăm chất độn nhỏ hơn 40% . Chất chống dính : thường sử dụng là sáp ong hay sáp cọ dùng để quét lên bề mặt khuôn trước khi phun gelcoat nhằm tạo điều kiện cho việc tách khuôn được dễ dàng, đồng thời có tác dụng làm bóng sản phẩm. Pate: là chất gia cố để bôi vào những vị trí lắp ghép, những chỗ góc cạnh, bôi trước khi đắp sợi. Nhựa nhiệt dẻo Polymer: Nguyên liệu : Xí nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu được nhập trực tiếp từ một số nước Đông Nam Á như : Singapore, Thailand, Malaysia, … và một phần nhựa tái sinh do xí nghiệp tái chế . Polyetylen (PE): là một loại nhựa dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Cấu trúc: Polyetylen là một loại hợp chất hợp cơ gồm nhiều nhóm etylen (-CH2-) liên kết với nhau bằng liên kết hydro no . Tùy theo phương pháp tổng hợp ta sẽ thu được các dạng PE khác nhau: PE trùng hợp gốc ở áp suất cao (HDPE), trùng hợp ionic ở áp suất không cao và trùng hợp ở áp suất thấp (LDPE) . Tính chất Áp suất cao Áp suất thấp Ápsuất TB Nhiệt độ nóng chảy, 0C 105 – 108 120 – 125 127 – 130 Tỷ khối, g/cm3 0.91 – 0.92 0.94 – 0.95 0.95 – 0.97 Mức độ kết tinh, % 55 85 90 Độ bền nhiệt, 0C 108 – 110 120 – 128 128 – 133 Độ rắn, kg/cm2 1.4 – 2.5 4.5 – 5.8 5.6 – 6.5 Tỷ lệ mạch nhánh so với số nguyên tử C trong mạch chính 1 : 46 1 : 333 1:667 Độ bền đứt, kg/cm2 120 – 160 220 - 320 250 - 400 HDPE là nguyên liệu chủ yếu của Công ty, đa số các sản phẩm của phân xưởng đều làm bằng HDPE. Một số thông số kỹ thuật của HDPE: Thông số Mã nhựa 4010 2200 J241 H6105JU Cung cấp Kanem Itochu Itochu Chỉ số chảy(g/10phút) 5,5 5,5 5,0 5,5 Tỷ trọng(g/cm3) 0,693 0.957 0.966 0.961 Độ bền va đập(kgf/cm2) 6,5 10,2 5,0 5,5 Lực kéo đứt(kgf/cm2) 329,97 320,0 310,0 Độ giãn đứt >1000 >1000 >500 >500 Điểm nóng chảy(0C) 136 136 127 133 Tính chất chung : PE : không dẫn điện (độ dẫn điện khoảng 10-18 S/cm), không dẫn nhiệt. Tất cả các PE đều có độ bền lạnh cao đến -70oC, PE áp suất trung bình giữ được tính chất đến -120oC. PE bền với môi trường xâm thực (acid, kiềm…) không tan trong dung môi hữu cơ lạnh, chỉ trương trong một vài dung môi. Ởû nhiệt độ 70-80oC, PE tan trong benzene, toluene, xylen, clobenzen. PE bị clo hóa, sunfo hóa và khâu mặt . PE là vật liệu dạng sáp, sản xuất trong kỹ nghệ dạng khối hay màng và hạt, chủ yếu để sản xuất các ống bền với ăn mòn, bọc cách điện đây dẫn, màng bao bì … Ởû nhiệt độ phòng PE không tan trong bất cứ dung môi nào . Ứùng dụng : HDPE có cấu trúc xốp nên được sử dụng làm màng mỏng (màng PE), làm vật liệu cách điện, chống ăn mòn ở các xí nghiệp sản xuất hóa chất. Do có những tính chất ưu việt hơn nên Công ty chủ yếu sử dụng HDPE để sản xuất các mặt hàng như: két bia, pallet… LDPE còn được gia công làm đồ gia dụng… Polypropylene (PP): Tính chất chung: PP có tỷ trọng thấp hơn HDPE: 0,9 – 0,92 g/cm3. PP nhẹ hơn hầu hết các polymer, có độ bền đứt cao, cứng và rắn. Nhờ có cấu trúc tinh thể PP giữ được hình dạng và tính bền cơ học tốt cho đến nhiệt độ mềm hóa nên có thể chịu được quá trình khử trùng. PP có tính cách điện cao, có tính chịu nhiệt cao . Sợi PP thu được từ trạng thái nóng chảy không cần dung môi và chất hóa dẻo. Polypropylene Danh pháp Poly(1 - methylethylene) Tên gọi khác Polypropene; Polipropene 25 [USAN]; Propene polymers; Propylene polymers; 1-Propene homopolymer Công thức hóa học (C3H6)x Tỷ trọng Vô định hình: 0,85 g/c Kết tinh: 0,95 g/cm3 Nhiệt độ nóng chảy 1650C Glass transition temperature 100C Nhiệt độ phân hủy 2860C (559 K) Nơi sản xuất Malaysia Gía thành 1.375 VND/kg Ứng dụng : PP được dùng trong công nghệ hóa học và trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm: trong công nghệ đóng gói thực phẩm, sản xuất dây nhựa, trong sản xuất các linh kiện máy tính … Ngoài ra nó còn được dùng trong sản xuất quần áo . Nguyên liệu bổ sung: Là sản phẩm của phân xưởng nhựa tái sinh, nguyên liệu của xưởng này là các sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình sản xuất. Nhựa tái sinh được pha trộn với nguyên liệu chính theo tỷ lệ thích hợp, tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm. Tỷ lệ nhựa tái sinh là 25% . Màu và các chất phụ gia: Màu : Màu được sử dụng trong quá trình pha trộn nguyên liệu, lượng màu sử dung tùy theo nhu cầu và màu sắc của khách hàng. Thường sử dụng các dạng màu sau : Trắng TiO2: Được sử dụng hầu hết trong các quá trình sản xuất trừ những sản phẩm trong suốt. Ngoài chức năng tạo trắng nó còn sử dụng làm màu nền và độ phủ cho các loại màu khác. Hiệu : Ti-pure Mã:R-996 Nước sản xuất: Taiwan. Xanh lá : Hiệu : OMNICOLOR PB GREEN DS80873-00 Nước sản xuất : Tân Hùng Cơ, Việt Nam. Xanh dương : Hiệu : ER Nước sản xuất : Singapore; Aán Độ. Vàng Fe: Hiệu : 80897 Nước sản xuất: Tân Hùng Cơ, Việt Nam. Đỏ : Hiệu : RS229601; 3B0941 Nước sản xuất : Tân Hùng Cơ, Việt Nam. Chất phụ gia: Dầu POD: Tăng sự kết dính của màu và nguyên liệu trong quá trình khuấy trộn. Nhưng sử dụng hạn chế vì không có lợi cho thiết bị, gây hỏng hóc do thủy lực . Chất hóa dẻo: Cải thiện sự hóa dẻo, tăng sự thuận lợi trong quá trình chảy nhựa nguyên liệu vào khuôn và tạo độ dẻo cần thiết cho thiết bị. Chất độn: Là chất trơ thêm vào nguyên liệu để tăng độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra còn có chất ổn định, chất chống tĩnh điện, chất gia cường… Năng lượng sử dụng: Xí nghiệp sử nguồn năng lượng chủ yếu là điện. Nguồn điện được lấy trực tiếp từ mạng lưới điện quốc gia, được chia làm hai nguồn chính: 560KVA và 1000KVA. Trong xí nghiệp có hai trạm biến thế. Tổn hao trung bình cho 1Kg sản phẩm là 1.1 KWh. Các sản phẩm chính của xí nghiệp: Sản phẩm nhựa Composite: Thùng rác công cộng : trung, lớn… Ca nô SG. Xuồng gắn máy và xuồng câu cá. Xe đạp nước. Bộ bồn chứa và cảng xe hơi. Máy che trụ giao thông. Sản phẩm nhựa nhiệt dẻo: Thùng 65,45,40,150. Két bia, nước ngọt : 20,30,40 chai. Thùng rác 2401, 1401,901,015. Ghế có dựa, ghế đẩu. Pallet, giường. Thùng nước 320 lít. Giỏ nhựa, thau, rổ nhựa,… Tủ, kệ,hộp dụng cụ,… PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Sơ đồ quy trình công nghệ: Nhựa tái sinh, hạt nhựa mới Phế phẩm Nghiền Tạo hạt Chất phụ gia, màu Phối trộn Ép Không đạt Kiểm tra Đạt Gọt bavia Thành phẩm Thuyết minh: Các phế phẩm (sản phẩm bị lỗi) trong quá trình sản xuất hoặc các phế liệu nhựa mua từ thị trường được đưa vào máy nghiền để cắt nhỏ ra. Sản phẩm sau nghiền sẽ được đưa qua máy tạo hạt thu được keo dạng rắn đồng đều hơn. Nguyên liệu nhựa đó được đưa đến máy phối trộn cùng với chất phụ gia và hạt nhựa mới với một tỉ lệ nhất định (tùy theo loại sản phẩm), sau đó được chuyển đến bồn nhập liệu của máy ép phun, đây là công đoạn quan trọng cho ra thành phẩm. Tại máy ép phun, hạt nhựa sẽ được nung nóng chảy ra dạng keo và ép khuôn tạo hình sản phẩm dưới chế độ bán tự động. Khi sản phẩm đã hoàn tất, công nhân sẽ lay ra, kiểm tra và gọt bỏ những phần thừa rồi chuyển đến kho thành phẩm hoặc đưa đến bộ phận lắp ráp để hoàn chỉnh sản phẩm. Nếu trong quá trình ép khuôn có lỗi, sản phẩm sẽ bị hỏng được đưa đến máy nghiền để tái chế lại thành nguyên liệu đầu vào. Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất: Sự cố trong quá trình sản xuất được nhận biết thông qua chất lượng sản phẩm: màu sắc, hình dáng,… khác biệt với sản phẩm hoàn chỉnh. Một số sự cố thường gặp: Máy không hoạt động: kiểm tra nguồn điện, công tắc điện. Động cơ dừng đột ngột khi đang hoạt động: kiểm tra áp nguồn, điều chỉnh và khởi động lại máy. Bơm gay tiếng ồn: dầu cung cấp cho bơm dưới mức qui định, do rò rỉ đường ống, kiểm tra và bảo trì. Nhiệt độ dầu quá cao: máy dò nhiệt độ gặp sự cố. Sự cố khi phun: thùng nhiệt đạt đến nhiệt độ yêu cầu, đầu đinh ốc trở nên lỏng vì đinh mềm hoặc đã bị hỏng, van định hướng bị hỏng. Sự cố về tính dẻo: nhiệt độ thùng quá thấp hoặc quá cao, áp suất quá cao, phễu trống. Dầu nước: dầu không đạt đến mức qui định, đường ống bị rò rỉ, thùng làm lạnh bị vỡ, dầu trộn lẫn với nước, độ nhớt giảm, kiểm tra đường ống và thay dầu định kì. PHẦN IV: THIẾT BỊ VÀ MÁY MÓC Các thiết bị và máy móc sản xuất chính: Tại xí nghiệp sản xuất nhựa dẻo và nhựa rắn, các thiết bị và máy móc chính gồm có: Máy ép phun nhựa các loại có xuất xứ, chủng loại như RMP-3000; FCS-1300; Ylien Yu UF 110, 130, 240; LGH N Series 550, 650, 850… Hai bàn ép sản phẩm Thiết bị giải nhiệt cho khuôn và máy. Hệ thống cần cẩu vận tải, tải trọng 20 tấn để vận chuyển khuôn và máy có trọng tải lớn. Máy nghiền các phế phẩm tạo nguyên liệu cho máy tạo hạt. Máy trộn lốc, máy trộn chân vịt. Máy tạo hạt (tạo hạt nhựa tái sinh). Hệ thống robot tự động công nghệ mới (RMP-3000). Các khuôn mẫu tạo sản phẩm nhựa nhiệt rắn. Máy ép nhựa LGH 550 N: Giới thiệu: Hình 4.1 Máy ép nhựa LGH 550 N Máy ép LGH 550 N là máy ép nhựa chế tạo theo công nghệ ép – phun đùn trục vít, thuộc dòng máy LGH N Series của hãng LG Cable được nhập từ Hàn Quốc, đưa vào hoạt động ngày 26/6/2004, máy có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm có kích thướt tương đối nhỏ như: thân tủ nhỏ, két 30, thùng 45, chân pallet… Áp lực đóng khuôn tối đa lên đến 550 tấn, trọng lượng máy 30 MT. Đây là một thiết bị công nghệ hiện đại đảm nhận vai trò sản xuất các sản phẩm nhựa dẻo gia dụng và công nghiệp của phân xưởng nhựa dẻo. Ưu điểm: Nguyên liệu được nung nóng trong barrel nhanh và đều, thời gian lưu ngắn, có độ phối trộn màu đồng đều. Ít tổn hao áp suất, chu kì đúc ngắn, năng suất cao. Sản phẩm đồng đều, độ chính xác về kích thướt cao. Thiết bị gọn nhẹ, ít chiếm dụng mặt bằng. Chu trình sản xuất khép kín và đảm bảo an toàn. Công nhân thao tác dễ dàng. Nhược điểm: Do có khoảng cách giữa răng vít và xylanh làm cho áp lực phun không được cao. Công suất máy: biểu thị qua khối lượng nhựa tối đa mà máy có thể đẩy ra khỏi đầu phun trong một lần đúc. Cấu tạo chung: Hình 4.2.2: Cấu tạo chung máy ép nhựa Xylanh-pittong đóng mở khuôn. Thanh trượt định hướng. Khuôn đúc sản phẩm. Barrel: trục trôn ốc và điện trở nhiệt. Ben thủy lực. Hệ thống điều khiển Hệ thống nhập liệu. Máy gồm 5 bộ phận chính: Bộ phận ép phun: Là một barrel chứa trục trôn ốc và hệ thống nhiệt điện trở, làm nhiệm vụ nung nóng chảy nhựa rắn rồi phun vào các khuôn và ép định hình sản phẩm. Bộ phận đóng mở khuôn: Gồm một hệ thống xylanh-pittong đóng và mở khuôn sau mỗi chu trình làm việc, bên trong có chứa cơ cấu đẩy (lói) để đội sản phẩm ra khỏi khuôn. Bộ phận khuôn: Đây là bộ phận rời bên ngoài có thể lắp ráp tùy từng sản phẩm, có hệ thống giải nhiệt để đóng rắn sản phẩm nhựa nóng chảy. Bộ phận thủy lực: Đây là động cơ chính điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong thiết bị, gồm mộ hệ thống bơm dầu thủy lực và motor điện. Mạch điện tử: Tiếp nhận và xử lý tất cả các thông số cài đặt trên màn hình. Cơ chế họat động Nguyên liệu chất dẻo dạng hạt sau khi được phối màu được nấu chảy bằng hệ thống nhiệt điện trong barrel. Sau đó được trôn ốc vận chuyển nhựa nóng chảy với áp suất và vận tốc cao để ép vào hốc khuôn. Hệ thống nước chạy trong khuôn sẽ làm nguội nhựa nóng chảy và định hình sản phẩm. Cuối cùng sản phẩm được đẩy ra khỏi khuôn. Chu trình lặp lại. Ba giai đoạn chính của chu trình ép – phun một sản phẩm: Giai đoạn ép - phun: pittong thủy lực đẩy trục trôn ốc chuyển động tịnh tiến hướng thẳng tới cuốn nối để phun nhựa nóng chảy vào hốc khuôn. Giai đoạn đúc: hệ thống thủy lực tạo áp giữ khuôn cố định (bảo áp). Hệ thống nước chảy trong khuôn làm nguội và định hình sản phẩm. Giai đoạn tách sản phẩm ra khỏi khuôn: Bộ phận 5 sao (hay là 5 xylanh-pittong) nhận tìn hiệu từ bo mạch điện tử sẽ hoạt động độc lập từng pittong làm cho bánh cam chuyển động, làm trục vít (trục trôn ốc) quay; hạt nhựa từ phễu sẽ theo rãnh trục vít cuốn về trước làm áp lực (do nhựa tạo ra) tăng lên, đẩy cả bộ phận 5 sao và trục vít lùi về sau đến vị trí cái đặt trên màn hình hay trên máy (hay đúng thước keo); hệ thống thủy lực mở khuôn; sản phẩm được tách ra bằng hệ thống ty lói (đinh đẩy); đóng cửa, chu trình lặp lại. Nguyên tắc vận hành: Chu trình sản xuất một đơn vị sản phẩm trên máy ép – phun: Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn Đóng khuôn Đội sản phẩm Ép nhựa Mở khuôn Làm nguội và lấy keo Hình 4.2.4: Chu trình sản xuất một sản phẩm trên máy ép nhựa Thông số kĩ thuật: Điện thế cung cấp 380 V Công suất motor 67 kw Áp suất bơm tối đa Kẹp 170 kg/cm2 Công suất nhiệt 26,9 kw Phun 140 kg/cm2 Công suất tổng 93,9 kw Thông số cài đặt máy: Sau khi chạy thử và kiểm tra nhiều lần, các thông số của quá trình tương ứng với từng sản phẩm sẽ được lưu lại trên máy, khi cần chỉ việc ấn nút gọi lại. Dưới đây là ví dụ thông số cài đặt cho sản phẩm chân pallet với máy LG 550 N Tên khuôn: chân pallet Máy ép: LG 550 N Khối lượng: (1,36 ± 20) g Nguyên liệu: HDPE Thành phần phối trộn: 75 kg HDPE + 67 kg màu xanh dương 13RL-02 + ½ bao CZT + ½ nhựa tái sinh màu xanh dương. Nhiệt độ gia công: Lò nung HN Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Nhiệt độ, 0C 225 225 218 215 207 Thông số quá trình: Đội tới Đóng khuôn PEF 15 % VC1 45% VC2 5% TR_6 1.3 0.4sec VE1 10% VE2 10% TRE1 0 sec TRE2 0 sec LS2B 120 LS2A 80 LS2 0.5 m Đội lui Mở khuôn PER 30 % V03 35% V02 70% V01 15% VE4 40% VE3 40% LS 550 LS3B 530 LS3A 60 TRE2 0 sec Bơm keo VH 22% PH1 32% PP 40 5 PI2 45% PI1 45% PH2 32% VI4 16% VI3 17% VI2 17% VI1 17% PH3 32% LS4 60 LS4C 80 LS4B 180 LS4A 250 VSB1 0% VSB2 55% VS1 58% VS2 58% LS10A 0 LS5B 90 LS5A 90 LS5 332 LS10 334 Time Inj Cool Noz Ret V P Char Sec 35 50 2 99 99 Mở máy và ép sản phẩm: Mở cầu dao chính, mở nước giải nhiệt. Châm dầu bôi trơn cho các bộ phận chuyển động. Kiểm tra nhiệt độ, nếu đạt thì cho bơm thủy lực hoạt động. Kiểm tra khuôn. Phun phần nguyên liệu cũ ra khay hứng keo đầu lò. Điều khiển ép đầu phun vào khuôn. Thử mẫu: phun nhựa, chờ cho sản phẩm đông cứng, mở khuôn lấy sản phẩm ra. Cài đặt thông số hoạt động phù hợp với sản phẩm. Chuyển sang chế độ bán tự động. Giao cho công nhân đứng máy. Công nhân ngồi đợi khuôn mở ra để lấy sản phẩm. Kiểm tra, cắt bavia và chuyển sang bộ phận khác. Tắt máy: Mở cửa, chuyển sang chế độ chạy tay. Mở khuôn, lấy sản phẩm ra. Điều chỉnh đầu phun tách khỏi khuôn. Ngắt nguồn điện gia nhiệt cho khuôn và động cơ bơm. Ngắt nguồn điện chính. Đóng nước làm nguội. Vệ sinh máy. Cấu tạo các chi tiết chính của máy: Bộ phận ép phun: Khuôn Điện trở cấp nhiệt Phễu nạp nguyên liệu Barrel Trục trôn ốc Hệ thống thủy lực Hình 4.3.1: Bộ phận ép phun Bộ phận này được gọi là barrel, bao gồm vỏ bọc ngoài là ống xylanh được bao bọc bằng các vòng điện trở để cấp nhiệt nung nóng nhựa. Một đầu thông với phễu nạp liệu, một đầu nối với khuôn để cấp nhựa. Phễu nạp liệu: Được thiết kế dạng bồn hình trụ có gắn máy hút nhỏ để hút nguyên liệu từ bồn chứa lên. Khi cần thiết bồn được gắn với hệ thống nhiệt điện trở, quạt hút lấy không khí từ bên ngoài qua điện trở nhiệt để sấy nguyên liệu trong bồn. Phía ngoài bồn có cửa kính nhỏ để người vận hành có thể quan sát và kiểm tra lượng nhựa bên trong. Xylanh và buồng nhiệt: Hình 4.3.3: Vùng điện trở đốt nóng Xylanh là một hệ thống ống thép với kích thướt thành ống rất dày, bên ngoài được bọc bởi các vòng băng điện trở. Xylanh hai lớp vỏ bọc được ứng dụng đối với nhựa cứng, giữa 2 lớp vỏ này là dầu. Vòng băng điện trở cấp nhiệt cho xylanh để nung chảy nhựa. Các vòng băng ở ngoài gần đầu mũi phun được thiết kế dày hơn, lớn hơn. Nhiệt độ của chúng được điều chỉnh cố định theo mong muốn. Đầu phun: Hình 4.3.4: Đầu phun nhựa Đây là bộ phận tiếp nối giữa đầu của xylanh và khuôn. Đầu phun được nối với xylanh bằng đĩa nối có ren vít hay thông qua nắp đậy. Kênh dẫn nhựa nóng chảy bên trong đầu phun phải được thiết kế thích hợp với dòng chảy và tiếp giáp giữa đầu phun với ống lót kênh nối của khuôn phải thật kín để tránh nhựa lỏng chảy tràn ra ngoài. Đường kính của đầu phun luôn luôn nhỏ hơn đường kính của ống lót kênh nối và đường kính kênh dẫn bên trong đầu phun phải nhỏ hơn đường kính kênh dẫn bên trong ống lót kênh nối. Đối với nhựa có độ dai quá lớn, chúng không thể chảy thoát ra ngoài trong giai đoạn nạp nhựa vào khuôn hoặc đối với nhựa cần thoát khí người ta dùng đầu phun mở. Còn các đầu phun đóng thì được ứng dụng cho các loại nhựa có độ dai thấp, thao tác thông qua hệ thống kim và lò xo. Trục vít: Hình 4.3.5.a: Barrel Dùng để vận chuyển nhựa nóng vào vùng đốt nóng, bơm nhựa nóng chảy và hốc khuôn, ép và tạo hình sản phẩm. Thân vít được chia thành 3 vùng: vùng kéo, vùng nén và vùng ép phun. Tùy theo chứa năng của máy mà ta có các loại trục vít khác nhau. Kích thước trục phụ thuộc vào yêu cầu về hiệu suất, sự nóng chảy của nhựa nhão, điều kiện cọ xát giữa các hạt nhựa và giữa hạt nhựa với bề mặt trục vít. Hình 4.3.5.b: Trục vít Vùng nhựa nóng chảy chuẩn bị phun vào khuôn. Vùng chuyển tiếp giữa nhựa rắn và nhựa lỏng. Vùng nạp nguyên liệu từ trên phễu chảy xuống. Thông thường tỉ số giữa S và R được chọn khoảng 20. Đường kính răng vít F lớn dần từ đầu đến phần cuối trục để tạo áp lực lớn hơn. Đầu trục vít có các rãnh để nhựa thoát ra ngoài. Phần đuôi được nối với hệ thống cam thủy thủy lực làm quay trục vít lúc tịnh tiến về phía sau. Hình 4.3.5.c: Đầu trục vít Đầu trục vít có lỗ thoát nhựa. Bộ phận ngăn dòng nhựa chảy ngược. Khớp nối. Thân trục vít. Phần đầu có bộ phận ngăn dòng nhựa chảy ngược trong quá trình ép phun. Khí đó trục trôn ốc quay chung quanh trục tạo áp suất rất lớn, sức ép này tạo ra phản lực đẩy nhựa lỏng lùi về phía sau, để ngăn không cho nhựa chảy ngược ra đầu trục vít người ta thiết kế thêm ở đầu trục vít một bộ phận ngăn dòng chảy ngược. Hệ thống ben thủy lực: Tất cả hoạt động của máy đều được tạo ra bằng hệ thống thủy lực, được điều khiển tự động. Tất cả xylanh – pittong trong thiết bị đều được cấp dầu từ một hệ thống bơm – động cơ duy nhất, theo sơ đồ bố trí đã được cài đặt sẵn. Đầu tiên pittong di chuyển bệ máy hoạt động trước đưa barrel tiến sát thớt cố định. Tiếp theo là pittong đóng khuôn, pittong đẩy trục trong lúc phun, đẩy trục trôn ốc lùi về sau trong hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao.doc
  • dwgban ve.dwg
  • pdfBao_cao.pdf
  • dwghot mit.dwg
  • dwgmay ep phun.dwg
  • dwgmay li tam 2..dwg
  • dwgmay li tam2004..dwg
  • dwgsang rung.dwg
  • dwgso do.dwg