Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần SKY

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SKY 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1. Quá trình hình thành 3

1.2. Lịch sử phát triển 3

1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu 4

PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 6

2.1. Tình hình cơ sở vật chất và lao động của Công ty 6

2.1.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 6

2.1.2. Tình hình lao động của công ty 7

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10

PHẦN III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỎ PHẦN

S.K.Y 13

3.1. Dây truyền sản xuất sản phẩm 13

3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 15

PHẦN IV TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 16

4.1. Tổ chức sản xuất 16

4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 16

PHẦN V CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S.K.Y 18

5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18

5.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 22

PHẦN VI KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 24

7.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào 24

7.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra 31

PHẦN VII MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 35

7.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 35

7.1.1. Môi trường vĩ mô 35

7.1.2. Môi trường ngành 36

PHẦN VIII THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP 39

8.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 39

8.1.1. Ưu điểm của từng mặt quản trị 39

8.1.2. Hạn chế của từng mặt quản trị 41

8.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 43

KẾT LUẬN 44

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần SKY, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo kiểu liên tục, khép kín từ khâu đưa vật liệu vào đến khâu tạo ra sản phẩm sản xuất hoàn chỉnh. Mỗi một phân xưởng sản xuất tạo ra một loại sản phẩm nhất định ví dụ: phân xưởng vòng bi thì tạo ra sản phẩm là vòng bi...Và vòng bi là sản phẩm truyền thống của công ty, đến nay vòng bi vẫn được tiếp tục sản xuất để cung cấp cho thị trường với mẫu mã, chất lượng ngày càng cải tiến, và hoàn thiện hơn. Sơ đồ 3.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÒNG BI Bạc ngoài Nhập kho KCS toàn diện Cắt phôi Dập hình Quay bóng Kiểm tra Chọn lắp ráp kiểm tra Mài Nhiệt luyện KCS Tiện Rèn khuôn ủ Kiểm tra Đánh bóng Mài tinh Nhiệt luyện Mài nghiên Tạo phôi Kiểm tra Dũa Bana Đánh bóng Dập tạo hình Dập tạo hình Vòng cách Vòng bi Đinh tán Bảo quản đóng gói Đánh bóng đường lăn Công ty sản xuất theo dây chuyền sản xuất liên tục. Vòng bi được sản xuất qua 4 quy trình: bạc ngoài, vòng cách, vòng bi và đinh tán. Từ các bộ phận này sau khi được kiểm tra mới được lắp ráp và nhập kho. Trong 4 quy trình trên bạc ngoài là quan trọng nhất được kiểm tra kỹ thuật qua 2 lần mới đưa vào lắp ráp. Bạc ngoài qua 7 khâu sản xuất: cắt phôi, rèn khuôn, ủ, tiện, …, qua kiểm tra KSC mới đưa vào lắp ráp thành phẩm 3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất Công ty sản xuất từng mặt hàng theo dây chuyền công nghệ theo kế hoạch đã được tính trước do phòng kế hoạch gửi xuống phân xưởng, các trưởng phân xưởng dựa vào bản kế hoạch sản xuất đó để sản xuất đúng, đủ và đạt tiêu chuẩn các sản phẩm mà công ty đã đề ra. Đối với những mặt hàng cần gấp thì trưởng phân xưởng điều phối công nhân làm thêm giờ theo chính sách công ty đề ra. Công nhân được cấp phát trang thiết bị như gang tay, khẩu trang, quẩn áo bảo hộ để đảm bảo sức khỏe khi lao động. Công ty thiết kế xây dựng khu sản xuất theo từng phân xưởng, được bố trí quạt gió, đèn điện treo tường, mỗi phân xưởng được đặt bình nước lọc phục vụ công nhân giờ giải lao, khu văn phòng được lắp đặt thêm điều hòa. Công ty cũng xây dựng khu nhà bếp để nấu ăn cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn đủ dinh dưỡng, đẩm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty. PHẦN IV TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 4.1. Tổ chức sản xuất Doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền liên tục, sản xuất theo đơn hàng, hợp đồng của khách hàng với số lượng lớn. Một chu kỳ sản xuất loại sản phẩm này mất 30 – 34 ngày, thành phẩm đóng gói mất từ 5 – 7 ngày. Như vậy chu kỳ sản xuất sản phẩm của công ty là tương đối dài. 4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp - Bộ phận sản xuất chính là bộ phận cắt, tạo phôi và dập tạo hình các bộ phận khác như: Dũa, bana, rèn khuôn, mài, ủ, tiện là những bộ phận sản xuất phụ trợ, sản xuất phụ để giúp tạo ra những thành phẩm chất lượng. - Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận điện nước và máy phát là những thứ không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Cũng xuất phát từ nguồn hình thành và yêu cầu sản phẩm chính, khi đó sản xuất phụ thuộc mới được thực hiện như làm nhãn mác, bao bì, đóng gói… phụ thuộc vào số lượng sản xuất chính. - Bộ phận nhiệt luyện, kiểm tra và lắp ráp bảo quản đóng gói là những bộ phận phụ thuộc. - Bộ phận bảo dưỡng chuyên sửa chữa máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. - Bộ phận cung cấp là bộ phận có trách nhiệm cung ứng kịp thời mọi thứ cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm. - Bộ phận vận chuyển: Bộ phận vận chuyển của công ty được trang bị xe để chuyển vật liệu, vật tư vào sản xuất và chuyển hàng vào kho thành phẩm. Khi có nhu cầu về sản xuất kế toán, quản lý các phân xưởng yêu cầu nguyên vật liệu định mức để sản xuất cho 1 chu kỳ sản xuất gửi lên phòng kinh doanh. Bộ phận vật tư sẽ tiếp nhận và cung cấp nguyên vật liệu cho phân xưởng đó sản xuất. Thành phẩm sau khi được kiểm tra, đóng gói được nhập kho, thông qua bộ phận vận chuyển sẽ được chuyển đến địa điểm giao hàng theo như hợp đồng đã ký. Sơ đồ 4.1: SƠ ĐỒ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Kho vật liệu Kho vật tư Bộ phận bảo dưỡng Bộ phận điện nước, nén khí DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH KHO THÀNH PHẨM Đội vận chuyển PHẦN V CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S.K.Y 5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để điều hành công việc sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trước tiên phải có một bộ máy quản lý kiện toàn, giám sát mọi hoạt động trong doanh nghiệp và công ty Cổ phần S.K.Y cũng vậy. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty là một khối thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như quyền lợi của cán bộ, công nhân viên trong công ty là Giám đốc, Phó giám đốc, dưới là các phòng ban với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, chuyên làm trong công việc, làm việc hết mình vì công ty. Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần S.K.Y là sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp cũng như của cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Xuất phát từ nhiệm vụ trên, hệ thống quản lý của công ty được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ từ cao xuống thấp. Cụ thể hơn ta có mô hình sau: Sơ đồ 5.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Phòng QT HC GIÁM ĐỐC Phòng KHSX XN Nhiệt Luyện XN CK I XN CK II XN CK III XN Vòng bi Ngành TB NL Phòng KCS Phòng Công nghệ Phòng Thiết Bị Phòng SX KD Phòng Tài vụ PHÓ GIÁM ĐỐC Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: - Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật. Giám đốc phụ trách mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có nghĩa vụ nộp ngân sách và đảm bảo cuộc sống của CBCNV trong công ty. - Phó giám đốc SXKD: Giúp giám đốc về công tác kinh doanh, đảm bảo về trật tự phục vụ cho công tác sản xuất. Ngoài ra còn giúp giám đốc về KHSX, tiến độ kế hoạch, công tác sửa chữa thiết bị, công tác an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, các định mức kỹ thuật, các phương án trả lương, công tác thi, nâng bậc cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Phòng kế hoạch sản xuất: Đảm nhiệm việc lập các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng. - Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ đảm bảo đủ vốn sản xuất trong tháng, quý, năm. Theo dõi các hoạt động kinh doanh, phát kinh phí cho công ty theo đúng tiêu chuẩn quy định đã ban hành. Lập báo cáo tài chính theo đúng quy định. - Phòng SXKD: Đáp ứng đủ vật tư cho các phân xưởng theo kế hoạch, tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. - Phòng thiết bị: Quản lý toàn bộ cho công ty: Nhà xưởng, đường xá, thiết bị, quản lý việc khấu hao TSCĐ và công tác thanh lý thu hồi. - Phòng công nghệ : Chuẩn bị các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm trong công ty, lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn đảm bảo các yêu cầu của các phân xưởng về công nghệ chế tạo sản phẩm, nghiên cứu cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý đánh giá các sáng kiến. - Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về và sản phẩm trước khi xuất ra thị trường. - Phòng Quản trị hành chính: Quản lý, tổ chức lao động, điều độ lao động trong nội bộ, tiếp nhận lao động và đề xuất các phương án tổ chức cán bộ của công ty cho giám đốc. Quản lý công việc thuộc chế độ chính sách nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ với lí do khác. Quản lý định mức lao động phù hợp với các yêu cầu công tác an toàn lao động. Nhiệm vụ chung là đón tiếp phục vụ khách và CBCNV công ty đến làm việc với công ty (Sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách, ghi chép các nghị quyết của các cuộc họp lãnh đạo công ty, liên hệ đối ngoại khi có nhu cầu.) Đảm bảo công tác an ninh, sức khoẻ, phục vụ đời sống cả 3 ca, công tác giải trí cho CBCNV để người lao động yên tâm sản xuất. Phòng Quản trị - Hành chính phụ trách các bộ phận như: + Bộ phận bảo vệ + Bộ phận y tế + Bộ phận tổ chức lao động + Bộ phận Văn phòng + Bộ phận đời sống - Các phân xưởng: Hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao theo đúng tiến độ, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm. + Kế hoạch và các lệnh sản xuất được giao cho các đơn vị tại cơ sở lao động, trình độ tay nghề và số thiết bị hiện có tại các đơn vị. + Trưởng các phân xưởng trực tiếp sản xuất có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tài sản vật tư và khuôn giá tại đơn vị mình, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, giảm chi phí sản xuất, nâng cao mức sống cho người lao động, góp phần tích luỹ cho Công ty. + Bố trí lao động theo ca phải chấm công, đăng ký hàng ngày tại phòng tổ chức lao động. Hàng tháng gửi báo cáo thống kê hoạt động cùng bảng chấm công theo đúng lịch quy định để thanh toán lương. * Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp: Qua hệ thống quản lý trên, chúng ta thấy rõ đây là hệ thống quản lý rất chặt chẽ và gọn gàng. Hầu hết mọi việc đều do các trưởng phòng và các trưởng phân xưởng tự quyết định và chịu trách nhiệm. Ví dụ: Việc lập kế hoạch sản xuất đều do các trưởng phân xưởng thực hiện trên cơ sở các báo cáo của các phòng kinh doanh, xuất nhập các đơn hàng theo dặt hàng của khách. Ngoài các chức năng đã được tổ chức thành phòng riêng, các chức năng khác của công ty như bảo vệ, vệ sinh, y tế, bếp… được tổ chức xen kẽ vào các phòng ban khác. Những công việc lớn do Giám đốc trực tiếp quyết định hoặc ủy quyền quyết định. Với cách tổ chức này công ty có thể tinh giảm tối đa bộ máy nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu của công việc. 5.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Công ty cổ phần S.K.Y với diện tích rộng 17 ha nên bố trí tập trung do vậy việc tổ chức sản xuất sản xuất kinh doanh, giao dịch cũng được tập trung, đảm bảo cho việc điều hành, giám sát phân công tập trung lao động, luân chuyển nhanh gọn từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khâu tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy tiết kiệm được thời gian sản xuất cũng như chi phí sản xuất.. Hiện nay công ty là tập hợp các nhà máy cũ, sản phẩm sản xuất rất đa dạng và phong phú nên công ty đã tổ chức thành 6 phân xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng thực hiện một nhiệm vụ riêng, sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau. Cụ thể ta có sơ đồ sau: Sơ đồ 5.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y Xí nghiệp vòng bi Xí nghiệp cơ khí I Xí nghiệp cơ khí II Xí nghiệp cơ khí III Xí nghiệp Nhiệt luyện Ngành Thiết bị - Năng lượng Nhiệm vụ của các phân xưởng sản xuất như sau: - Xí nghiệp sản xuất vòng bi: Chuyên sản xuất các loại vòng bi phục vụ cho máy công cụ như: Vòng bi 6205, 6206 … - Xí nghiệp cơ khí I: chuyên sản xuất các phụ tùng, hàng khuôn cụ, gá lắp cho các xí nghiệp trong công ty, ngoài ra còn nhận gia công và làm các mặt hàng cơ khí như: con lăn, băng tải cho các đơn vị khai thác đá và than, nhà máy xi măng… - Xí nghiệp cơ khí II: Chuyên sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng của Công ty Honda Việt Nam như: côn, nồi, bát phốt, đai ốc và bộ tay ga… - Xí nghiệp nhiệt luyện: Chuyên nhiệt luyện các mặt hàng trong Công ty và đơn đặt hàng ngoài công ty cho đủ độ bền theo yêu cầu kỹ thuật. - Ngành thiết bị- năng lượng: Chịu trách nhiệm về việc phục vụ sửa chữa máy móc, thiết bị và cung cấp năng lượng cho toàn công ty. PHẦN VI KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 7.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào a) Yếu tố đối tượng lao động Nguyên vật liệu dùng trong công ty là những linh kiện, vật tư dùng để sản xuất các sản phẩm vòng bi, các loại dũa, phụ tùng Honda… Với những nét đặc thù về mặt hàng sản xuất của Công ty, ngoài yêu cầu quản lý và quy trình sản xuất công nghệ của mình thì chi phí sản xuất còn được tập hợp theo mục đích, công dụng của các chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Các loại thép, hợp kim, hoá chất, dầu mỡ... - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Các khoản tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trực tiếp và các khoản trích theo lương. - Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Do công ty tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nên chủng loại vật tư khá đa dạng. Các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất của công ty chủ yếu là mua ngoài và được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính : Thép IIIC 15, các loại thép CP,... - Nguyên vật liệu phụ: Que hàn, sơn chống rỉ, đinh.... - Nhiên liệu: Điện, Than, xăng, dầu nhờn, mỡ... - Phụ tùng thay thế: Rơ le điện, tụ điện, hộp giảm thế... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Gạch, ngói.... - Phế liệu: Phoi, sắt thép vụn.... Biểu số 7.1: BẢNG TÍNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (NVL) CẦN DÙNG TRONG 1 NĂM ĐỂ SẢN XUẤT “VÒNG BI” Tên NVL Số lượng (kg) Giá cả hiện hành (đồng/kg) Thành tiền Nguồn cung cấp Thép ống đen Φ76 x 2,8 12.879 10.800 139.093.200 Mua trong nước Thép 14 x 15 Φ50 89.700 3.002 269.279.400 Mua trong nước Thép CT5 x Φ21 100.560 5.005 503.302.800 Mua trong nước Thép áp liệu Φ133 23.501 11.900 279.661.900 Mua trong nước Thép áp liệu Φ112 9.321 11.500 107.191.500 Mua trong nước Thép áp liệu Φ178 6.435 11.500 74.002.500 Mua trong nước Thép C45 x Φ60 900 134 120.600 Mua trong nước Thép IIIC 15 các loại 40.980 11.951 489.751.980 Mua trong nước Bu lông chìm 10.899 1.200 131.856.102 Mua trong nước Đinh tán 800 6.000 4.800.000 Mua trong nước Chốt 12.098 800 9.678.400 Mua trong nước Tổng cộng 1.729.076.482 Qua bảng tổng hợp nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trong công ty ta thấy nguyên liệu chủ yếu là các loại thép. Nhiên liệu dùng cho sản xuất là Điện. Do nguyên vật liệu được nhập hoàn toàn trong nước đã bớt được khoản thuế nhập khẩu, giảm được chi phí đầu vào cho doanh nghiệp giúp hạ giá thành sản xuất sản phẩm. b) Yếu tố lao động * Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Để vận hành được dây truyền sản xuất với những thiết bị hiện đại, đòi hỏi người công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Công ty rất quan tâm tới đội ngũ công nhân trẻ có trình độ. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần tuyển chọn thêm lực lượng lao động có trình độ đại học nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trải qua 9 năm không ngừng phát triển, Công ty đã có sự biến động về số lượng lao động, cho đến nay Công ty hiện có 175 công nhân viên và 42 cán bộ quản lý Biểu số 7.2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2008 TT Bộ phận Tổng số Đại học Cao đẳng TC nghề Nam Nữ 1 Giám đốc 1 1 1 2 Phó GĐ sản xuất KD 1 1 1 3 Phòng KHSX 4 2 2 4 4 Phòng tài vụ 11 7 4 3 8 5 Phòng SXKD 5 2 3 4 1 6 Phòng thiết bị 5 2 3 5 7 Phòng công nghệ 3 3 2 1 8 Phòng KCS 3 2 1 3 9 Phòng QTHC 7 3 4 1 6 10 XN nhiệt luyện 28 2 26 23 5 11 XN cơ khí I 35 2 33 29 6 12 XN cơ khí II 35 2 33 30 5 13 XN cơ khí III 35 2 33 28 7 14 XN vòng bi 42 2 40 30 12 15 Ngành TBNL 2 2 2 Tổng cộng 217 23 29 165 166 51 (Nguồn số liệu: Phòng nhân sự) Công ty phân công lao động theo chức năng, đây là hình thức chia tách các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các chức năng nhất định để từ đó giao phó công việc cho các bộ phận và từng người lao động trong doanh nghiệp. Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty được chia thành hai loại lao động là gián tiếp và trực tiếp sản xuất mà trong đó nhóm chức năng lớn nhất là các công nhân chính, những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trong doanh nghiệp. Còn nhóm gián tiếp gồm các nhân viên và lao động quản lý ở các cấp quản lý và các phòng ban chức năng. * Nguồn lao động Nguồn lao động chính của công ty là các công nhân lành nghề, trình độ chuyên môn cao được đào tạo từ các trường công nhân kỹ thuật. Đội ngũ kỹ sư, cử nhân có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí. Với nguồn nhân lực về con người tốt như vậy thì mọi hoạt động quản lý cũng như sản xuất trong công ty sẽ trơn tru và ngày càng hoàn thiện hơn. * Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty không ngừng cải thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Xây dựng và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, kích thích tinh thần làm việc sáng tạo, hăng say của họ đối với công việc. Để phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế, công ty có kế hoạch đào tạo chuyên môn và ngành nghề cho người lao động dưới các hình thức sau đây: - Huấn luyện tại chỗ theo từng công việc cụ thể hàng ngày tại công ty. - Huấn luyện đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn để nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn tại cơ sở trong hoặc ngoài nước theo nhu cầu công việc của công ty. Mục đích của khóa đào tạo giúp công nhân trong công ty tiếp thu công nghệ mới, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề có nhiều kinh nghiệm trở thành nòng cốt xây dựng công ty phát triển vững mạnh. - Người lao động phải chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả học tập của mình. Công ty quan tâm đến chương trình đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng khi thay đổi công nghệ hoặc tổ chức sản xuất. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên có thời gian tham gia học tập tại các lớp học buổi tối do các trường Đại học mở ra để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. * Các chính sách động viên hiện thời của doanh nghiệp - Thời gian làm việc: Thời gian làm việc bình thường của người lao động trong công ty được thực hiện theo luật lao động và các văn bản có liên quan khác. Đối với phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì thời gian làm việc một ngày giảm đi 1 giờ (được hưởng nguyên lương). - Thời gian nghỉ có tính lương + Thời gian nghỉ giải lao: 2 lần mỗi lần 15 phút. + Thời gian nghỉ 30 phút đối với lao động ữ trong thời kỳ sinh lý. + Thời gian nghỉ giữa ca là 45 phút đối với lao dộng làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. + Thời gian học tập, huấn luyện về PCCC và an toàn vệ sinh lao động. + Nghỉ lễ: Các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương. Các ngày lễ như Tết dương lịch, ngày quốc tế lao động… công ty sẽ cho người lao dộng một khoản lương thưởng. + Nghỉ phép: Người lao động được nghỉ mỗi năm 12 ngày. Số ngày phép năm được tăng theo thâm niên, cứ sau 5 năm được tăng thêm 1 ngày. Ngoài ra, ngày nghỉ do công ty quy định, số ngày nghỉ còn lại người lao động có quyên nghỉ theo nguyện vọng và phải có đơn nghỉ phép trước 7 ngày. Số ngày phép trong năm nếu không nghỉ sẽ được nghỉ tiếp cho đến hết tháng 3 năm sau. Trường hợp không nghỉ sẽ được thanh toán 100% tiền lương tính theo số ngày không nghỉ. - Các dạng nghỉ khác có lương: + Mình kết hôn: nghỉ 3 ngày + trợ cấp. + Con kết hôn: nghỉ 1 ngày. + Bố mẹ (cả bên vợ hoặc chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày + trợ cấp. + Anh chị em ruột (cả bên vợ hoặc chồng) chết: nghỉ 1 ngày. + Ông bà nội ngoại (cả bên vợ hoặc chồng) chết: nghỉ 1 ngày. + Anh chị em ruột (cả bên vợ hoặc chồng) kết hôn: nghỉ 1 ngày. - Quy định riêng đối với lao động nữ: + Người sủ dụng lao động không được điều động lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm ca đêm. + Công ty có chính sách nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. c) Yếu tố vốn Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vốn cơ bản hình thành nên các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp, là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty là cổ phần thì phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng loại nguồn vốn (vốn góp, thặng dư cốn, vốn khác). Trong đó vốn góp được theo dõi chi tiết cho từng thành viên tham gia góp cổ phần (cổ đông). Trong quá trình hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh của mình công ty cần một lượng vốn lớn, vì thế ngoài nguồn vốn tự có như vốn góp thì công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng… Biểu số 7.3: Bảng tổng hợp nguồn vốn BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN VỐN Đơn vị tính: triệu đồng Yếu tố vốn Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Vốn cố định bình quân trong năm 1.760 24 2.089 21 329 15 Vốn luu động bình quân trong năm 5.650 76 7.820 79 2.170 38 Tổng vốn bình quân trong năm 7.410 100 9.909 100 2.499 53 Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân trong năm 2008 đều tăng so với năm 2007 do công ty nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao. Doanh nghiệp bán sản phẩm tốt hơn nên vốn lưu động cũng tăng mạnh, tăng 2.170 triệu đồng (hay 38%). 7.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng quan trọng của doanh nghiệp bao gồm: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần, kinh doanh, tài chính – kế toán, quản trị doanh nghiệp. Để tính giá sản phẩm tiêu thụ Công ty Cổ phần S.K.Y tính theo phương pháp tỷ lệ. Giá thành của sản phẩm vòng bi nhập kho đúng bằng tổng chi phí sản xuất tập hợp được tại Xí nghiệp Vòng bi và Bộ phận Nhiệt luyện. Kế toán giá thành căn cứ vào chi phí tập hợp được tại các phân xưởng để tiến hành tính giá thành sản phẩm nhập kho. Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành SP Khối lượng SP hoàn thành nhập kho a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần S.K.Y Các sản phẩm của Công ty Cổ phần S.K.Y có mẫu mã đa dạng, phong phú, giá thành hợp lý nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm vòng bi của công ty hiện được các hãng xe như: Hyundai, Honda, Kia, Toyota, Ford…sử dụng. Sau 9 năm hoạt động công ty đã mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn quốc. Biểu số 7.4: DOANH THU NĂM 2007 – 2008 THEO TỪNG KHU VỰC Đơn vị tính: triệu đồng Khu vực Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) Hà Nội 12.613 39,64 15.125 40,06 2.512 23,98 Phía Bắc 606 1,905 769 2,037 163 6,80 Phía Trung 8.727 27,43 9.879 26,16 1.152 15,79 Phía Nam 9.873 31,03 11.987 31,75 2.114 20,09 Tổng số 31.819 100 37.760 100 5.941 66.66 b) Chính sách sản phẩm – thị trường Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ hiện đại, công ty đã không ngừng cải tiến, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng của tất cả các loại sản phẩm sản xuất ra để tiêu thụ trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Hệ thống bảo hành của Công ty được phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước là nguồn thông tin tích cực để công ty ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm. c) Chính sách giá Khi định giá cho các sản phẩm, Công ty thường căn cứ trên giá thành sản xuất sản phẩm, tình hình biến động giá nguyên vật liệu, Công ty quy định bảng giá, giá cơ sở còn gọi là giá xuất xưởng sau khi đã cân nhắc chỉ tiêu lợi nhuận, đặc biệt đảm bảo yếu tố cạnh tranh và khả năng chấp nhận thanh toán của khách hàng và thị trường. Giá bán sản phẩm = Giá thành đơn vị SP + Lợi nhuận mong đợi Trên cơ sở bảng giá cơ sở công ty đưa ra các chính sách thưởng, chiết khấu bán hàng theo từng tháng, quý, năm, bao gồm các khoản chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn, thưởng thanh toán, thưởng sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ khách hàng các khoản tín dụng nhất định tùy thuộc vào quy mô và loại hình khách hàng. d) Chính sách phân phối Để đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường rộng lớn, cung cấp với số lượng kịp thời công ty đã xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ với các trung gian tiêu thụ. Hiện tại, Công ty đang thực hiện bán hàng qua các kênh sau: + Công ty, Nhà phân phối cấp I, Cửa hàng bán lẻ, Người tiêu dùng. + Công ty, Các cửa hàng điểm của công ty tại các tỉnh thành, Người tiêu dùng. Để hệ thống kênh tiêu thụ hoạt động có hiệu quả, công ty thường xuyên kiểm tra chặt chẽ, chỉnh lý, sửa chữa những hạn chế và có những kích thích để phát huy các điểm mạnh nhằm nâng cao doanh số bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. e) Chính sách xúc tiến bán hàng Để phục vụ công tác xúc tiến bán hàng, Công ty có ba chi nhánh bán hàng chia theo khu vực Bắc, Trung, Nam. Nhân viên bán hàng tại các chi nhánh này chịu trách nhiệm chào hàng, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho các nhà phân phối và người tiêu dùng. Ngoài bộ phận bán hàng trực tiếp, Công ty còn rất nhiều hoạt động maketting như: Quảng cáo, Khuyến mại, Khảo sát ý kiến của khách hàng… PHẦN VII MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 7.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 7.1.1. Môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế với các yếu tố như: tốc độ phất triển nền kinh tế, lạm phát kinh tế, cán cân thanh toán… đều có tác động đến hoạt động tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần SKY.DOC
Tài liệu liên quan