Bờ biển Việt Nam dài trên 3200 km, mở ra một tiềm năng to lớn cho nghề cá biển,
chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Chế biến thủy sản là
lĩnh vực công nghiệp chính ở Việt Nam. Hầu hết các nhà máy thủy sản đều nằm ở phía Nam
vùng ven biển ( Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng). Các xí nghiệp này hầu hết không có trạm xử
lý, xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận một lượng nước thải lớn có nồng độ chất hữu cơ cao. Các
quá trình sản xuất như rửa nguyên liệu, lột đầu/vỏ, vệ sinh bàn/phòng chế biến/thiết bị, tiêu
thụ một lượng nước đáng kể.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Hùng Cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho dân làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia
cầm hoặc thủy sản.
Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hư hỏng
hoặc đã qua sử dụng với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị.
2.3.1.2. Chất thải lỏng:
Nước thải trong công ty, nhà máy chế biến đông lạnh phần lớn là nước thải trong
quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho việc
vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.
Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.
TRANG 11
Hình 2.7 Nước thải phát sinh từ công đoạn chế biến thủy sản.
( Nguồn: công ty TNHH Hùng Cá )
2.3.1.3. Chất thải khí:
Khí thải sinh ra từ các cơ sở có thể là:
- Khí thải chlor sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng chế biến và khử
trùng nguyên liệu, bán thành phẩm.
- Mùi tanh từ nguyên liệu, mùi hôi từ nơi chứa phế thải, cống rãnh.
- Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu.
- Hơi tác nhân lạnh có thể bị rò rỉ: NH3.
- Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi.
- Tiếng ồn xuất hiện trong công ty chế biến thủy sản là chủ yếu là do hoạt động của
các thiết bị lạnh, cháy nổ, phương tiện vận chuyển.
- Trong phân xưởng chế biến của các công ty chế biến thủy sản nhiệt độ thường thấp
và ẩm hơn so với các khu vực khác.
TRANG 12
2.3.2. Tác hại của các chất ô nhiễm trong nƣớc thải tới môi trƣờng
2.3.2.1 Tác hại của các chất hữu cơ
Lượng chất hữu trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan để
phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh
hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng
đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
BOD là là nồng độ oxy hòa tan cần thiết để vi sinh vật trong nước phân hủy hoàn
toàn chất hữu cơ. BOD cũng đồng thời là thong số đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ.
2.3.2.2 Tác hại của chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng làm hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sang chiếu xuống, gây
ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu, tảo … do đó cũng là tác nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh.
Chất rắn lơ lửng làm hạn chế tác nhân gây tắc cống thoát làm tăng đô đục các nguồn
bồi lắng lòng kênh, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại về
mặt cảm quan.
2.3.2.3 Tác hại của dầu mỡ
Dẫu mỡ khi xả vào vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu gây
cạn kiệt oxy của nước, một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc tồn tại ở dạng nhũ tương.
Cặn chứa dầu khi lắng xuống sẽ tích tụ trong bùn đáy.
Ô nhiễm dầu mỡ dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do giết chết
các vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Ngoài ra, dầu
trong nước còn có tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh và ảnh hưởng đến mục đích
cấp nước sinh hoạt, nuôi trông thủy sản.
TRANG 13
2.4 Nguồn gốc, tính chất, thành phần nƣớc thải
Lượng nước thải sau khi nhà máy đi vào sản xuất chủ yếu phát sinh từ 2 nguồn chính
là nước thải từ quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân. Tổng lượng thải
của 2 nguồn này khoảng 1000 m3/ngày. Theo kết quả phân tích thì thành phần các chất ô
nhiễm trong nước thải sản xuất chưa qua xử lý ở một số nhà máy đông lạnh tương tự như
sau
Kết quả phân tích mẫu nước thải của nhà máy đông lạnh
STT Các chỉ tiêu Kết quả Đơn vị QCVN 11:2008 cột A
1 pH 7,2 - 6-9
2 TSS 420 mg/l 50
3 COD 2100 mg/l 50
4 BOD5 1200 mg/l 30
5 Tổng Nitơ 109 mg/l 30
6 Amoni (tính
theo N)
17 mg/l 10
7 Colifom 2.10
6
MPN/1
00ml
3000
8 Dầu mỡ
động vật
375 mg/l 10
9 Clo dư 0,2 mg/l 1
( Nguồn: công ty TNHH Hùng Cá )
- Ngoài ra còn có mỡ, các chất gây mùi hôi thúc khác như H2, merrcraptans…và
ngoài vi khuẩn dạng Coli còn có một lượng đáng kể vi sinh vật gây bệnh khác.Do phải
tiệt trùng bảo đảm vệ sinh thực phẩm nên trong nước thải nhà máy còn chứa một lương
clorine (dùng sát trùng trang thiết bị, bảo quản nguyên liệu).
- Do đặc trưng loại hình sản xuất chế biến cá, thành phần chủ yếu vủa nước thải là
mỡ, máu cá,thịt và các phụ phẩm vụn của cá. Các chỉ tiêu nêu trên nếu so với
TRANG 14
chỉ tiêu môi trường Việt Nam QCVN: 11:2008/BTN cột A thì nước thải này có nồng
độ các chất ô nhiễm khá cao, nồng độ chất hữu cơ cao.
- Tóm lại, nước thải tại nguồn thải chung có số lượng lớn, có nồng độ ô nhiễm khá
cao nếu thải trực tiếp nguồn sẽ tác động xấu đến chất lượng nước cho nên phải được xử lý
đạt QCVN cột A mới thải vào môi trường.
2.5 Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải thủy sản của công ty TNHH Hùng Cá.
HÌNH 2.8 Quy trình công xử lí nước thải của công ty TNHH Hùng( Nguồn công ty
TNHH Hùng cá)
TRANG 15
Bể gom
Bể aerotank
Bể thiếu khí
Bể lắng
Bể điều hòa
Bể trung gian
MÁY THỔI KHÍ
Bể tuyển nổi
Bể khử trùng
Lọc áp lực
MÁY THỔI KHÍ
MÁY THỔI KHÍ
XỬ LÝ KHÍ
CHÂM CHLORINE
TRANG 16
2.5.1 Thuyết minh quy trình công nghệ
2.5.1.1 Hố thu:
Nước thải từ nhà máy được đưa vào cống tập trung do nguyên liệu xử lý của nhà
máy là cá, …Đông lạnh nên chúng có đặc điểm là rất nhiều mỡ nếu chúng ta không tách
mỡ ở công đoạn này tốt sẽ làm ảnh hưởng công đoạn xử lý phía sau như : làm nghẹt song
chất rác, bơm hoạt động không được….Do đó, tách mỡ ở giai đoạn này là rất cần thiết. Bể
tách mỡ được thiết kế có nhiều vách ngăn ở trên và thong đáy ở dưới. Mỡ được tách ra
được được công nhân vớt ra đưa vào thùng và vận chuyển đến một nơi thích hợp, ở mỗi
ca sản xuất làm thiết bị vớt mỡ tự động hoặc bán tự động. Từ đây dùng 2 bơm chìm
chuyên dùng 5HP ( 1 hoạt động, 1 cấp bù ) đưa qua bể tuyển nổi, có thể vận hành 2 bơm
cùng một lúc.
2.5.1.2 Bể tuyển nổi
Nước thải từ hố thu đưa vào được ống dẫn đến buồng trộn. Ở đây nước được tiếp
xúc với nước điều áp tạo thành các bọt khí nhỏ mà chúng vừa gắn với các hạt rắn. Các hạt
móc với nhau có mật độ nhỏ hơn nước được tách ra và tích tụ trên bề mặt. Mỡ được tạo ra
được thu gom bằng hệ thống gạt mỡ trước khi tháo ra ngoài bằng máng thu. Nước được
tách ra thu hồi dưới thành xi phông trước khi đi qua bể khí bằng ống dẫn nước.
Nước điều áp được lấy sau xi phông sẽ được cung cấp tuần hoàn lại bằng bơm ( bơm
áp 1/bơm áp 2) và tiếp xúc với không khí nén trong bình bằng máy khí nén trong bình
bằng máy khí nén
2.5.1.3 Bể ổn định
Nước thải sau khi tách cặn rác, mỡ được tập trung về bể ổn định có kết hợp thổi khí.
TRANG 17
2.5.1.4 Bể sinh học hiếu khí
Nước thải từ bể điều hòa phân hủy sinh học kỵ khí chảy qua bể sinh học thiếu khí
được đưa vào bể sinh học hiếm khí tại đây quá trình phân hủy sinh học thiếu khí sẽ làm
giảm Nito, photpho và các hợp chất hữu cơ khác. Cuối nguồn bể sinh học thiếu khí nước
thải tự chảy qua bể sinh học hiếu khí.
2.5.1.5 Bể sinh học hiếu khí ( bể Aerotank )
Cuối phần thiếu khí, nước thải được dùng bơm đưa qua bể Aerotank cao tải. Thực
chất phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân
hủy- Oxy hóa các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước thải. Những công trình
trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học…thường quá trình diễn ra chậm.
Những công trình trong đó quá trình thực hiện trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh
học( bể Biofilm), bể lọc sinh học hiếu khí tùy nghi ( Anoxic) hay bể làm thoáng sinh học (
Aerotank) …do các điều kiện nhân tạo, mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn. Quá trình
xử lý sinh học có thể đạt hiệu suất theo BOD 90-95%.
Mặt khác do hàm lượng Nito trong nước thải lớn, để giải quyết lượng Nito trong
nước thải một cách triệt để thì cần kết hợp cả ba phương pháp sinh học trên. Vì chúng ta
biết rằng trong nước thải công nghiệp và dân dụng , Nito tồn tại ở dạng hữu cơ và
Amoniac. Quá trình khử Nito có thể sơ đồ hóa như sau:
NH
+
4 - NH
+
4 ( - NO
-
2 - NO3
-
) ( - NO2 - N2 )
Nước Amoni Nitrat hóa Khử Nitrat hóa
Hóa N hữu cơ
TRANG 18
Nước --- đồng hóa : Nito xâm nhập vào bùn dư thừa ( tổng hợp Vi khuẩn)
Như vậy để khử Nito bằng phương pháp sinh học cần phải qua 4 phản ứng Amon
hóa, đồng hóa, Nito hóa và khử Nitrat hóa.
Nếu chúng ta kết hợp cả 3 phương pháp trên một cách tốt nhất thì hiệu quả xử lý
BOD, COD, Nito trong nước thải một cách triệt để, nếu không khử Nito một cách triệt để
các vi sinh vật hình sợi phát triển mạnh sẽ làm cho cuối bể lắng không lắng được. Hiệu
suất làm sạch nước phụ thuộc vào số lượng và độ tuổi của bùn hoạt tính, tuổi thọ của bùn
sẽ giảm khi lưu lượng xử lý và tốc độ phát triển của bùn hoạt tính cao. Một khi điều này
xảy ra thì việc tái sinh bùn hoạt tính cũng nhanh. Tuy nhiên hiệu suất sẽ phụ thuộc vào
những công trình cụ thể.
Bể xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính tuần hoàn và có bổ sung một số chủng
vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường
bằng máy nén khí có công suất lớn qua các hệ thống phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo
lượng oxi hòa tan trong nước thải luôn luôn lớn hơn 2 mg/l.
Như vậy tại đây sẽ diễn ra quá phân hủy hiếu khí triệt để, sản phẩm của quá trình
chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa Nito và lưu huỳnh được
các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3- - SO4
2-. Hiệu quả xử lý trong đoạn này (
sinh học hiếu khí ) có thể đạt đến 85-95% theo BOD. Sau bể này nước tràn qua bể lắng
cuối.
2.5.1.6 Bể lắng cuối:
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến thiết bị lắng yếu nhằm
chắn giữ lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Một lượng lớn lắng ở bể
lắng được lấy ra từ đáy bể bằng bơm hút bùn, một phần bơm hồi lưu về bể Aeroten, phần
còn lại đưa về hệ thống xử lý bùn. Thời gian lưu nước ở bể này là 2-3 giờ. Sau khi lắng
nước chảy tràn qua bể tiệt trùng.
TRANG 19
Bể này chúng thiết kế không có độ dốc 45-600 để thu bùn dư nhờ thiết bị
gạt và bơm bùn nổi chuyên dùng hút lượng bùn dư đưa qua bể xử lý bùn và một phần hồi
lưu về bể Aerotank, để giảm tốc độ dòng chảy có lắp phân phối dạng hình nón có tác
dụng tản nước ra, các cặn lững nặng sẽ lắng lại bên dưới và nước sẽ tràn lên trên, dùng
máng thu nước để thu nước này. Để tăng tốc độ lắng và hiệu quả của quá trình lắng , tại
đây dùng thêm các chất kích thích quá trình lắng. Nước sau khi qua bể lắng chảy tràn qua
bể chứa.
2.5.1.7 Lọc cát :
Sau bể chứa dùng 2 bơm 10HP bơm qua thiết bị lọc cát và khử mùi để tách toàn bộ
SS và mùi trước khi qua bể khử trùng.
2.5.1.8 Bể tiếp xúc với clormie:
Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với clorine. Clorine được bơm định
lượng vào nước thải. Bể tiếp xúc có nhiều vách ngăn, tạo đường đi dài và thời gian tiếp
xúc với nước thải khoảng 0,5-1h. Sau khi đã tiệt trùng nước đạt chuẩn nguồn loại B thải
ra ngoài.
Để giải quyết triệt để Nito còn dư lại phía sau. Ở lại phía trước bể tiệt trùng có kết
hợp thổi khí , vì ở bể lắng lượng bùn dư lắng xuống sinh ra quá trình yếm khí , do đó kết
hợp thổi khí để sinh ra quá trình hiếu khí trở lại và oxy hóa nito sẽ giải quyết triệt để
lượng nito còn lại.
2.5.1.9 Hệ thống xử lý bùn:
Lượng bùn sinh ra ở các bể ( bùn ở các bể lắng, bùn dư ở bể sinh học hiếu khí ) được
đưa về hệ thống xử lý bùn có thiết kế phàn tách bùn.
TRANG 20
Bùn sau khi tách nước có thành phần rất tốt cho cây trồng. Sau một thời gian nhất
định bùn sẽ được lấy ra và có thể dùng làm phân bón. Nước sau khi được tách ra khỏi bùn
sẽ được dẫn ngước lại hố thu.
2.5.2 Quy trình vận hành
2.5.2.1 Kiểm tra
a. Kiểm tra hệ thống đường ống, van
Kiểm tra đường ống cấp khí và đường ống dẫn nước thải, nước cấp có bị rò rỉ tắc
nghẽn hoặc bị vỡ.
Kiểm tra các van đã nằm đúng vị trí đóng/mở theo trạng thái hoạt động chưa
b. Kiểm tra hệ thống điện điều khiển
- Kiểm tra tủ điện đang hoạt động hay không ( đèn báo công tắc chính). Kiểm tra
hiệu điện thế, dây của nguồn điện có bị trầy xước, rò điện. Các công tắc hoạt động có
đúng trạng thái không.
- Mạch bảo vệ mất pha có hoạt động không.
- Các contactor, overload có hoạt động không
c. Kiểm tra các thiết bị
Kiểm tra công tắc máy đang hoạt động đang ở trạng thái nào ( đóng hay mở-
ON/OFF , AUTO/MAN) có hoạt động tốt không
d. Kiểm tra lượng hóa chất
- Kiểm tra khối lượng dung dịch hóa chất trong các bồn hóa chất tiêu thụ, nếu hết
thì phải bổ sung.
- Kiểm tra khối lượng hóa chất dự trữ nếu hết phải mua bổ sung.
2.5.3.2 Chuẩn bị
Chuẩn bị hóa chất khử trùng CLORINE:
TRANG 21
Lấy 5 kg CLORINE bột cho vào bồn hóa chất hòa tan với 500 lít trong thùng tiêu
thụ. Sau đó cho khuấy trộn hóa chất hoạt động khoảng 10 phút.
Hóa chất rất độc hại cho cơ thể và dễ ăn da. Khi pha chế cần phải mang găng tay và
khẩu trang để tránh trường hợp hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy khi pha hóa chất
vào các thùng tiêu thụ phải cho tiếp xúc với nước từ từ và không làm ngược lại. Đối với
axit đây là loại hóa chấ rất độc có khả năng gây thương tích cao. Khi vận chuyển và pha
axit người vận hành phải chú ý, không được sơ ý để nước bắn vào axit điều đó rất nguy
hiểm.
2.5.3 Các yêu cầu sau khi xử lý của nhà máy
Từ những phân tích về tính chất cũng như nguồn ô nhiễm. Ý thức được vấn đề cần
thiết bảo vệ Môi trường trên, trước khi nhà máy đi vào hoạt động , công ty đã không ngần
ngại đầu tư hệ thống xử lý nước thải có công suất 1000 m3/ngày đêm hiện đại hoàn chỉnh,
đạt theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước trước khi thải ra môi trường. Nước thải sau khi
qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt QCVN 11:2008/BTNMT cột A theo bảng
giới hạn sau :
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ ô nhiễm:
CHỈ TIÊU NGUỒN A
pH 6-9
COD ( mg/l) 50
BOD5 (mg/l) 30
Tổng chất rắn lơ lửng TSS (mg/l) 50
Nito tổng (mg/l) 30
Amoni ( tính theo N) (mg/l) 10
Dầu động vật (mg/l) 10
Clo dư (mg/l) 1
Coliform MNP/100ml 3000
( Nguồn : QCVN 11:2008/BTNM
TRANG 22
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ
THÁCH THỨC ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng trong ngành chề biến thủy sản:
Bờ biển Việt Nam dài trên 3200 km, mở ra một tiềm năng to lớn cho nghề cá biển,
chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Chế biến thủy sản là
lĩnh vực công nghiệp chính ở Việt Nam. Hầu hết các nhà máy thủy sản đều nằm ở phía Nam
vùng ven biển ( Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng). Các xí nghiệp này hầu hết không có trạm xử
lý, xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận một lượng nước thải lớn có nồng độ chất hữu cơ cao. Các
quá trình sản xuất như rửa nguyên liệu, lột đầu/vỏ, vệ sinh bàn/phòng chế biến/thiết bị, tiêu
thụ một lượng nước đáng kể.
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và
khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng
công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so
với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một
trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường sống của chúng ta.
Với lượng thủy sản chế biến như trên, thì trong một năm toàn bộ ngành công nghiệp chế
biến thuỷ sản thải ra môi trường:
3.1.1.Khảo sát thành phần và tính chất của nƣớc thải chế biến thủy sản:
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là chất thải hữu cơ
có nguồn gốc từ động vật dễ bị thủy phân (chủ yếu là các hợp chất của protit và các axit
béo bão hòa). Nước thải ngành này có chỉ tiêu COD dao động trong khoảng 600–2300
mg/L, BOD5 từ 400 – 1800 mg/L, thành phần hữa cơ khá cao này khi bị phân hủy kị khí
TRANG 23
sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (sản phẩm có chứa indol
mecaptans, H2S…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi
trường xung quanh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng SS từ 125–400 mg/L, trong nước thường
chứa vụn thủy sản, các vụn này rất dễ lắng, dễ gây nghẽn đường ống. Hàm lượng nitơ và
photpho rất cao (Ntc=57–120 mg/L, Ptc=13-90 mg/L), điều này cho thấy mức độ ô nhiễm
chất dinh dưỡng lớn nên khả năng gây phú dưỡng hoá tại nguồn tiếp nhận là không tránh
khỏi.
Theo các sơ đồ công nghệ sản xuất nêu trên thì các công đoạn tạo nên nước thải
chứa nitơ và photpho bao gồm công đoạn rửa nguyên liệu, công đoạn sơ chế,…
Nói tóm lại, nước thải ngành chế biến thủy sản vượt quá nhiều lần so với quy định
cho phép xả vào nguồn loại B của quốc gia (vượt từ 5 – 10 lần về chỉ tiêu COD và BOD,
7–15 lần chỉ tiêu N hữu cơ), lưu lượng nước thải trên một đơn vị sản phẩm cũng rất lớn,
do đó cần có những biện pháp khắc phục để ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu do ô nhiễm.
3.1.2. Tham khảo số liệu về tính chất nƣớc thải ngành chế biến thủy sản:
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải các nhà máy chế biến hải sản ở Bà Rịa-
Vũng Tàu.
Các thông số ô
nhiễm
Hàm lƣợng QCVN
11/2008/BTNMT
COD 283 – 21.026 mg/l 50-80m3 ( mg/l)
BOD Vươt quá 1.2-240 lần
Chất rắn lơ lửng 115 – 7200 mg/l <100 mg/l
Tổng số colifom 300 – 47.000.000
MPN/100 ml
< 5.000 MPN/100 ml
(Theo số liệu thống kê năm 2003 địa bàn thành phố Vũng Tàu)
TRANG 24
Bảng 3.2: Thành phần và tính chất nước thải xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất
phẩu Tân Thuận.
Chỉ tiêu M
ẫu 1
Mẫu
2
Mẫ
u 3
Mẫu
4
pH
TDS, mg/L
Ñoä ñuïc, JTU
Ñoä maøu, Pt.Co
Toång P, mg/L
SS, mg/L
Toång N, mg/L
Toång soá Coliform,
MPN/100mL
COD, mg/L
6.
85
13
20
13
1
11
27
59
.24
48
97
10
53
75
6
7.41
1137
98
869
69.56
68
137
1134
438
7.29
172
4
215
209
3
38.9
6
31
105
768
0
389
7.31
1329
136
1270
42.08
42
121
5674
978
(Nguoàn CEFINEA 1997)
Ghi chú:
TRANG 25
Mẫu 1 : Nước thải chế biến mực
Mẫu 2 : Nước thải chế biến tôm
Mẫu 3 : Nước thải phân xưởng đông lạnh
Mẫu 4 : Cống xã phân xưởng hải sản đông lạnh
Ngoài ra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nước thải chế biến thủy sản xả thẳng
ra sông hủy hoại môi trường không thương tiếc, điển hình như:
Cà Mau: tuy có 7/34 nhà máy có hệ thống xử lý nước thải, nhưng đánh giá của Sở
Tài Nguyên Môi Trường, cả 7 nhà máy này cũng chỉ xử lý nước thải với hình thước đối
phó. Mỗi ngày ít nhất các nhà máy chế biến thủy sản cũng đổ ra 10.000m3 nước thải trực
tiếp trong đó có chứa axit độc hại. Theo thống kê của ngành y tế dự phòng, các bệnh có
nguyên nhân từ sự ô nhiễm môi trường mấy năm gần đây đã tăng cao, như bệnh lỵ từ 983
ca (2003) lên 1.417 ca (2004).
An Giang: ô nhiễm dòng sông do các nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đã ở
mức báo động đỏ. Nhà máy cty Nam Việt (NAVICO) đã xả lượng nước cao hơn 8 lần
công suất hệ thống xử lý, 400m3/3.000m3/ngày đêm. Vào giờ cao điểm, nước thải sệt
máu, chỉ tiêu coliforms từ nguồn nước thải ra sông đã vượt đến 2.200 lần.
Tình trạng xả nước thải ra sông và mùi tanh bốc ra từ các nhà máy chế biến thủy sản
đã đẩy đời sống của cộng đồng dân cư vào tình cảnh khốn đốn. Loại khí bốc mùi đã xâm
hại đến sức khỏe người dân. Những ngày trời mưa, nước thải từ các cống rãnh “lộ thiên”
tràn vào nhà dân.
Đồng Nai: ngành chế biến thủy sản cũng khá phát triển, sản lượng của ngành đóng
góp đáng kể cho thu nhập của tỉnh. Ví dụ: nhà máy chế biến thủy sản Amanda (KCN
Amata)…Tuy nhiên, lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất
lượng nguyên liệu (lúc mùa cá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá
chế biến ít dẫn đến chất thải ít, lúc lại rất ít và đó cũng chính là khó khăn cho các nhà
TRANG 26
quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có
công suất phù hợp). Do đó, nước thải thường được thải ngay ra hệ thống sông Đồng Nai,
sông Thị Vải, không qua xử lý sơ bộ. Tình trang môi trường không khí ô nhiễm xung
quanh các cơ sở chế biến vẫn chưa có lối thoát. Các công trình xử lý ở các nhà máy chỉ để
chống đối khi có cơ quan chức năng kiểm tra. Cuộc sống sinh hoạt của những người dân
đang đe dọa, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.2 Thách thức đặt ra cho ngành chế biến thủy sản hiện nay:
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không
được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên
sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi
chưa nhận ra ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với
lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông,
rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến
còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa..., và điều đáng quan
tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trồng thuỷ
sản, đến sự phát triển bền vững của ngành...
Cũng như một số bộ, ngành khác, hiện nay Bộ Thuỷ sản chưa có một cơ quan
chuyên trách riêng làm nhiệm vụ quản lý môi trường của ngành. Nhiệm vụ xây dựng
chính sách và các văn bản pháp quy môi trường thuộc ngành, hiện giao cho Vụ Khoa học
Công nghệ. Do vậy công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương phải dựa vào các Sở
Thuỷ sản hay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản. Nhưng hiện
nay, rất nhiều sở không có cán bộ chuyên trách để quản lý môi trường. Do vậy, Bộ Thuỷ
sản phải chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ môi trường thông qua Cục Bảo vệ Nguồn lợi
thuỷ sản – đơn vị có các chi cục bảo vệ nguồn lợi nằm ở địa phương.
Do ngành nhiều năm không có hoạt động điều tra cơ bản một cách toàn diện, mà chỉ
có các điều tra nghiên cứu theo các dự án, hay các đề tài phục vụ một nhiệm vụ cụ thể ở
TRANG 27
một phạm vi nhất định, dẫn đến việc thiếu sót các số liệu cung cấp thông tin, đánh giá
thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách tin cậy để làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường của
ngành.
Đặc thù của nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có thành phần gây ô
nhiễm cao, phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nhưng do phần lớn các
xí nghiệp được xây dựng trước khi luật môi trường ra đời, điều kiện tài chính hạn hẹp,
công nghệ và thiết bị xử lý đắt tiền, mặt khác do công tác tư vấn, quản lý môi trường chưa
làm tốt, chưa nghiêm... nên hiện tại chỉ có hơn 50 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong tổng số
hơn 200 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải. Trong đó chỉ có khoảng 20 cơ sở có hệ thống
xử lý nước thải có thể đạt yêu cầu bảo vệ môi trường.
TRANG 28
CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƢỚC THẢI
4.1. Phƣơng pháp xử lý cơ học:
Phương pháp xử lý cơ học dùng để tách các chất không hòa tan và một phần các chất
ở dạng keo ra khỏi nước thải.
4.1.1. Song chắn rác, lƣới lọc:
Song chắn rác, lưới lọc dùng để giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi
như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác thường được chuyển tới máy nghiền
rác, sau khi được nghiền nhỏ, cho đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân
hủy cặn.
Trong những năm gần đây, người ta sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp
vừa chắn giữ vừa nghiền rác đối với những trạm công suất xử lý vừa và nhỏ.
4.1.2. Bể lắng cát:
Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn (như
xỉ than, cát…). Chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoá nước
thải và xử lý cặn bã cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên
TRANG 29
trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở trên sân phơi và sau đó thường được sử
dụng lại cho những mục đích xây dựng.
4.1.3. Bể lắng:
Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của
nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề
mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên công trình xử
lý cặn.
4.1.4. Bể vớt dầu mỡ:
Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải công
nghiệp). Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu
mỡ thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt nổi.
4.1.5. Bể lọc:
Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho
nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho 1 số loại nước thải
công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60%
các tạp chất không hòa tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30-35% theo BOD
bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
TRANG 30
Nếu điều kiện vệ sinh cho phép, thì sau khi xử lý cơ học nước thải được khử trùng
và xả vào nguồn, nhưng thường thì xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuy_hai_san_0874.pdf