Báo cáo thực tập tại công ty truyền tải điện 1

Trước những thách thức và cơ hội mới, Công ty truyền tải điện 1 luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước và tổng công ty giao. Là doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng các quy chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trước xu hướng tàon cầu hoá, hội nhập hoá, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuận, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá ngành điện, Công ty cần phải năng động hơn nữa, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Trong công tác tổ chức lao động. Công ty cần phải hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng được những nhiệm vụ mới khó khăn hơn trong tương lai. Hy vọng rằng khi Công ty chú trọng đầu tư nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạoà phát triển đội ngũ lao động thì Công ty càng khẳng định được vai trò, vị thế cạnh tranh, vị trí của mình đối với các Công ty khác trong ngành cũng như trước những công ty ngoài ngành khác.

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty truyền tải điện 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy trình, quy phạm kỹ thuật, chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị phục vụ vận hành cho 9 điểm chốt, 6 trạm lặp, 89 chốt bảo vệ dọc cung đoạn. Hợp đồng thuê hơn 600 người ở các địa phương có đường dây đi qua, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho họ. Lập phương án và tổ chức chặt cây phát tuyến giải quyết triệt để hành lang trước khi đưa đường dây vào vận hành. Sau một năm nỗ lực chuẩn bị, mọi công việc cơ bản hoàn thành. Đường dây 500 kv Bắc-Nam kết thúc phần xây dựng được khánh thành đóng điện cuối tháng 5-1994. Từ thời điểm này Sở quản lý toàn bộ lưới điện 220 kv miền Bắc gồm trên 1200 km đường dây, 7 trạm với 11 máy biến áp, tổng dung lượng 175 MVA cùng 406 km đường dây và một trạm bù 500 kv với hai máy bù, tổng dung lượng 275 MVA. Trong giai doạn này, Sở cũng được giao nhiệm vụ hỗ trợ lắp đặt máy biến thế, các thiết bị đóng cắt bảo vệ và thí nghiệm hiệu chỉnh các trạm 110 kv Tuyên quang (1991), Huế (1992), Đà Nẵng (1993). Bất cứ việc gì được Bộ và Công ty Điện lực 1 giao, cán bộ công nhân viên Sở đều phấn đấu với khả năng và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành. Giai đoạn 1995-2000 Ngày 27/1/1995, Chính phủ ban hành nghị định số 14/CP thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 1/4/1995, sở truyền tải Điện miền Bắc được tách khỏi công ty Điện lực 1 để thành lập công ty truyền tải Điện 1 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành lớn của Công ty, thể hiện sự quan tâm và niềm tin của cấp trên đối với các thế hệ cán bộ công nhân viên Công ty, đồng thời cũng đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của mỗi người để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới. ý thức được vai trò trách nhiệm cùng những đòi hỏi quản lý nghiêm ngặt của ngành và đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục, chất lượng điện ổn định với sản lượng ngày càng tăng, công ty phải nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau: - Củng cố, nâng cấp triệt để toàn bộ lưới điện 220 kv, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện 500 kv. - Đổi mới cơ chế quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thực hiện quy chế dân chủ triệt để. 2. Đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1. Hoạt động tài chính của Công ty Công ty TTĐ1 có bộ máy kế toán độc lập. Tuy nhiên công tác hạch toán kế toán của Công ty chỉ bán độc lập. Cụ thể : Phần doanh thu truyền tải điện được hạch toán tập trung tại Công ty. Phần doanh thu các hoạt động dịch vụ thì được hạch toán tập trung tại Công ty. Phần doanh thu hoạt động tài chính và thu bất thường nếu sử dụng nguồn vốn của Tổng Công ty thì hạch toán tập trung tại Tổng Công ty, nếu sử dụng vốn kinh doanh khác thì hạch toán vào thu hoạt động tài chính. Về vấn đề lợi nhuận: lợi nhuận từ sản xuất truyền tải điện dược hạch toán tập trung tại Tổng Công ty, Công ty chỉ được hạch toán lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Khoản lãi thu được phân phối như sau: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp - Tiền sử dụng vốn của Tổng Công ty - Trừ các khoản tiền vi phạm thuộc trách nhiệm của Công ty . - Bù lỗ năm trước không được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế Số tiền sau khi được được trừ các khoản trên được trích lập các quỹ: + Quỹ dự phòng tài chính của Công ty : 10% + Quỹ đầu tư phát triển 50% + Quỹ dự phòng mất việc làm 5% + Quỹ kinh tế phúc lợi: theo quy định của Tổng Công ty. Số còn lại sau khi trích lập các quỹ được bổ xung vào quỹ đầu tư phát triển. Về chi phí sản xuất của Công ty gồm có: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí tiền lương, thưởng, vận hành an toàn, tiền công (thuê lao động bên ngoài) + Chi các khoản có tính chất lương như ăn ca, bồi dưỡng độc hại... + Các khoản trích nộp như BHXH, BHYTế, KPCĐ + Chi phí dịch vụ mau ngoài như thuê nhà, photocopy + Chi phí khác bằng tiền: PCCC, tiếp khách, hội họp. + Chi sáng kiến, chi hỗ trợ khác được hạch toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty. 2.2. Thị trường mua hàng, thị trường bán hàng Thị trường mua hàng: Công ty sử dụng các nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu là các phụ kiện đường dây và trạm như sứ, cáp các loại, các loại dầu biến áp...Đây là một hàng chuyên dùng trong ngành điện, do đó có một số thiết bị, vật tư được thuận lợi hơn trước Thị trường bán hàng: Công ty TTĐ1 tiếp nhận điện năng từ các nhà máy phát điện sau đó truyền đến các công ty điện lực, ghi nhận sản lượng điện qua chỉ số công tơ đo đếm. Bảng 1: Bảng thống kê sản lượng điện nhận, sản lượng điện giao Chỉ tiêu KH 1999 TH 1999 KH 2000 TH 2000 Điện nhận (106 KWh) 8.400 10.173 10.857 10.536 Điện giao (106 KWh) 9.100 973 10.5101 9.800 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000 2.3. Đặc điểm về máy móc kỹ thuật của Công ty Bảng 2: Bảng một số máy móc thiết bị chính của Công ty Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1. Máy biến áp Liên Xô, G8 27 2. Máy cắt Liên Xô, Anh, Mỹ 810 3. Chống sét van Trung Quốc, Liên Xô 90 4. Biến dòng diện G8 27 5. Máy tiện T616 Liên Xô 2 6. Máy ép đầu cốt Liên Xô 20.000 7. Máy ép cốt thuỷ lực G8, Liên Xô 5.000 8. Máy đột lỗ G8 2 9. Ba lăng kích xích G8 12 10. Máy đầu cắt cáp G8 2 11. Máy ép thuỷ lực Liên Xô,G8 9 12. Máy chụp sóng G8 2 13. Máy thử cao áp Liên Xô 2 Nguồn :Phòng kỹ thuật Công ty có chủng loại máy móc thiết bị rất đa dạng và phong phú. Hầu hết các thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô. Ngày nay do sự đổi mới, đầu tư bổ sung thêm thiết bị nên một số thiết bị mới, hiện đại hơn được nhập về từ Anh, Pháp, Mỹ...Mỗi đơn vị sử dụng nhiều thiết bị có nguồn gốc khác nhau nên tính năng, tác dụng, cánh thức vận hành của chúng cũng khác nhau. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bảng 3: Kế hoạch năng lực và TSCĐ mới tăng năm 2001 Tên công trình và Năng lực Giá trị TSCĐ mới tăng (106đ) hạng mục công trình tăng thêm Tổng giá trị Thiết bị Xây lắp A. Phần trạm 505.578,6 31.667,5 7.557,54 1. Tăng do chống quá tải 140 MVA 39.719,5 26.133,7 6.463,8 2. Tăng do lắp thêm mới 32.459,1 3. Tăng do nhận bàn giao 625 MVA 430.000 272.000 125.000 4. Tăng do xây dựng mới 2.150 M2 3.400 B. Phần đường dây 321 Km 712.415 Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh những năm vừa qua 2.4.1. Về sản xuất Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế dã thực hiện STT Khoản mục ĐVT 1998 1999 2001 1 Nộp ngân sách 1000đ 761.711 816.152 900.150 2 Tổng điện nhận 106KWh 9,293 10,1 10,536 3 Tổng điện giao 106KWh 9,133 9,73 9,8 4 Điện tổn thất % 1,94 2,31 2,32 5 Điện tự dùng % 0,04 0,04 0,04 6 Thu nhập bình quân 1000đ 1.600 1.700 1.800 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Các khoản nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển. Cụ thể năm 1999 khoản nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 1,7% so với năm 1998, năm 2000 tăng thêm 10,3% so với năm 1999 và tăng thêm 18,2% so với năm 1998. Thu nhập của CBCNV trong Công ty cũng tăng lên hàng năm. Năm 2000 thu nhập bình quân là 1.800.000đ/người/tháng tăng lên 5,88% so với năm 1999 và tăng lên 12,5% so với năm 1998. Tuy nhiên tỷ lệ điện tổn thất lại tăng lên hàng năm. Năm 2000, tỷ lệ điện tổn thất tăng 0,01% so với năm 1999, tăng 0,38% so với năm 1998 về số tuyệt đối. Vì vậy Công ty cần tìm ra nguyên nhân, đưa ra những giải pháp để giảm tỷ lệ điện tổn thất hàng năm xuống. Bảng 5: Bảng sự cố kỹ thuật điện Suất sự cố (lần) Thoáng qua Vĩnh cửu 1998 1999 2000 1998 1999 2000 Đường dây 500 KV 3 3 0 0 0 0 Đường dây 200 KV 15 18 12 1 0 0 Trạm 500 KV - - - - - - Trạm 200 KV 0 5 0 0 2 1 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động 2.4.2. Về sửa chữa TSCĐ Bảng 7: Giá trị thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn Đơn vị: 1000đ Danh mục Ước TH 2000 KH 2001 Chi sửa chữa lớn 13.397.500 14.897.500 + Tự làm 7.400.000 8.900.000 + Thuê ngoài 5.997.500 5.997.000 Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 2.5. Về số lượng lao động Bảng 6: Lao động trong 3 năm 1998,1999,2000 Đơn vị: người Chức danh 1998 1999 2000 Cán bộ 150 170 196 Cán bộ lãnh đạo 78 80 81 CMNVKT 72 90 115 Nhân viên 1068 1140 1202 CMNVKT 28 34 36 Phục vụ 73 85 82 Công nhân 967 1021 1084 Tổng số 1218 1310 1398 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ lao động Qua bảng số liệu trên, lao động năm 1999 tăng thêm 92 người so với năm 1998 hay tăng lên 7,55%. Lao động năm 2000 tăng 88 người hay tăng lên 6,72% so với năm 1999. So với năm 1998, lao động năm 2000 đã tăng thêm 14,77%. Lao động tăng lên là do Công ty đang trên đà phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát trển lưới truyền tải điện. Lao động tăng lên sẽ tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Nếu coi lao động quản lý bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và nhân viên phục vụ thì có bảng số liệu về lao động qua 3 năm 1998, 1999, 2000 như sau: Bảng 7: Bảng phân loại lao động theo chức danh Đơn vị : Người Chức danh 1998 1999 2000 TS Nữ TS Nữ TS Nữ Lao động quản lý 251 102 289 139 314 127 Công nhân 967 20 1021 30 1084 33 Tổng cộng 1218 122 1310 169 1398 160 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Trong tổng số CBCNV của Công ty - Năm 1998 lao động quản lý chiếm 20,6%, công nhân chiếm 79,4% - Năm 1999 lao động quản lý là 22,06%, công nhân là 77,94% - Năm 2000 lao động quản lý là 22,46%, công nhân là 77,54% Như vậy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty tăng lên nhưng tỷ trọng công nhân lại giảm xuống, giảm 1,86%. Lao động quản lý trong Công ty tăng lên từ 20,6% lên 22,46%, một phần là do số người có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật đã tăng lên Phần trăm lao động nữ trong tổng số lao động: - Năm 1998 là 10% trong đó cán bộ nữ chiếm 8,37%, công nhân nữ: 1,63% - Năm 1999 là 12,9% trong đó cán bộ nữ chiếm 10,6%, công nhân nữ: 2,3% - Năm 2000 là 11,44% trong đó cán bộ nữ chiếm 9,08%, công nhân nữ: 2,36% 2.5.1. Về chất lượng lao động Bảng 8: Trình độ lao động năm 2000 Đơn vị : Người Chức danh Đại học, cao đẳng Trung học Tuổi đời Kỹ thuật Kinh tế Chuyên môn khác Kỹ thuật Kinh tế Chuyên môn khác < 31 tuổi 31-55 tuổi > 55 tuổi Lao động Quản lý 74 33 6 28 36 11 35 267 12 Công nhân 80 0 0 205 0 0 329 742 13 Tổng cộng 154 33 6 233 36 11 364 1009 25 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Năm 2000, Công ty có 193 người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, chiếm 13,8%. Số người đã tốt nghiệp các trường trung học là 280 người chiếm 20,03%. như vậy, có thể thấy rằng lực lượng lao động tham gia các trường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật còn rất thấp (33,83% tổng số CBCNV trong công ty). 2.5.2. Chất lượng của đội ngũ cán bộ trong Công ty Bảng 9: Chất lượng lao động quản lý năm 2000 Đơn vị: Người Chức danh Tổng số Trình độ kỹ thuật chuyên môn Tuổi đời Đại học Trung học Quản lý kinh tế < 31 tuổi 31-45 tuổi 46-55 tuổi >55 tuổi Cộng cán bộ lãnh đạo 79 49 15 2 48 23 8 1. Giám đốc Công ty 1 1 1 1 2. Phó giám đốc Cty 2 2 1 2 3. Trưởng phòng Cty 9 8 2 6 1 4. Phó phòng Cty 11 9 8 2 1 5. Quản đốc PX 21 11 3 14 3 4 6. Phó quản đốc PX 21 4 12 16 5 7. Trưởng chi nhánh điện 7 7 3 2 2 8. Phó chi nhánh điện 7 7 5 2 Cộng chỉ đạo 115 62 52 10 96 7 2 1. Chuyên viên, kỹ sư chính 4 4 2 2 2. Chuyên viên, kỹ sư 59 58 7 49 3 3. Cán sự, kỹ thuật viên 52 52 3 47 2 Cộng cán bộ đơn thuần 118 2 8 25 83 10 1. Nhân viên CMNVKT 36 2 8 14 15 7 2. Nhân viên phục vụ 82 11 68 3 Tổng số 313 113 75 35 227 40 10 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Qua bảng trên, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trung học và trình độ khác như sau Bảng 10: Trình độ đào tạo của lao động quản lý năm 2000 Chức danh Tổng số Đại học Trung học Trình độ khác Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % 1. Cán bộ lãnh đạo 79 49 62 15 18,9 15 19 2. Cán bộ chỉ đạo 115 62 53,9 52 45,2 1 0,87 3. Cán bộ đơn thuần 118 2 1,69 8 6,78 108 91,5 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động (Trình độ khác: Dưới trình độ trung học). Như vậy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo của công ty đã qua đại học là cao nhất, cán bộ đơn thuần (nhân viên phục vụ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật) có tỷ lệ đại học, trung học là thấp nhất (1,69% trong tổng số cán bộ đơn thuần). Số cán bộ đơn thuần có trình độ dưới trung học có tỷ lệ cao nhất (91,53%). Công ty có đội ngũ cán bộ chỉ đạo (Các chuyên viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên) có trình độ đồng đều, tương đối cao so với hai dạng cán bộ trên. Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ quản lý là rất cần thiết, cần được đầu tư quan tâm thích đáng. Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề chuyên nghiệp. Trong công tác hàng ngày người cán bộ quản lý phải thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ như chỉ huy xây dựng kế hoạch, cải thiện cơ cấu vận hành hệ thống quản lý, tổ chức cho người lao động dưới quyền sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đạt kế hoạch sản xuất, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng công việc. Do đó, cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, người cán bộ quản lý phải có tri thức, kiến thức tương đối đầy đủ về các kỹ năng lao động quản lý cũng như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con người và kỹ năng nhận thức. Về cơ cấu cấu tuổi của đội ngũ lao động quản lýđược thể hiện qua bảng sau: Lao động quản lý có độ tuổi từ 31-45 tuổi có số lượng đông nhất chiếm 72,52% số lao động quản lý. Trong độ tuổi này, người lao động có nhiều kinh nghiệm, sức khoẻ để cống hiến tài năng, trí tuệ cho Công ty. 2.5.3. Về chất lượng của công nhân kỹ thuật Bảng 11: Bảng chất lượng công nhân kỹ thuật Đơn vị : Người Danh mục nghề Số người Cấp bậc thợ bình quân Trình độ văn hoá Tuổi đời Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 <30 31-45 46-55 >56 1.QLSCĐZ cao thế 569 3,7 87 449 33 183 357 24 5 2.QLSC trạm 219 4 7 166 46 44 154 19 2 3.Vận hành trạm 161 3 98 63 68 80 11 2 4.Chế tạo chi tiết 11 4,54 4 7 6 5 5.SC máy và thiết bị 46 4,44 9 23 10 11 30 5 6.Thí nghiệm 25 3,99 13 12 14 6 5 7.Lái xe 53 2,79 22 26 5 9 30 10 4 Cộng 1084 3,66 129 782 173 329 662 80 13 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động Số người có trình độ văn hoá cấp 2 là 11,9%, cấp 3 là 72,14% và số người có trình độ văn hoá cấp 4 là 15,96%. Như vậy trình độ của công nhân kỹ thuật khá đồng đều. Về trình độ nghề đào tạo: Trong 1084 công nhân kỹ thuật có 285 người đã qua các lớp đào tạo nghề chiếm 26,29% trong đó có 80 người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,4%, 205 người có trình đô trung cấp chiếm 18,9% và 73,7% số người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua các trường lớp đào tạo chính quy nào (799 người). Qua 4 năm trong số những nguời thuộc diện thi nâng bậc chỉ có 54,2% đến 67,7% số người được lên bậc. Số người không giữ được bậc chiếm 17,1% đến 30,5%. Năm 2000 tỷ lệ người được lên bậc cao nhất trong 4 năm qua (67,7%) nhưng cũng có 27,5% số người không giữ được bậc. Kết quả này phần nào đã phản ánh được phần nào hiệu quả của công tác đào tạo. Nói chung tỷ lệ người được lên bậc cũng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Về tuổi đời, có 30,35% công nhân có tuổi dưới 30, 61,07% công nhân trong độ tuổi từ 31-45 tuổi, 7,38% công nhân từ 46-55 tuổi và 1,2% công nhân trên 56 tuổi. Tóm lại, công ty có đội ngũ công nhân kỹ thuật trẻ về tuỏi đời, có trình độ văn hoá tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty khai thác và sử dụng tiềm năng của đội ngũ nhân lực này. 2.6 Phần quản lý Sơ đồ tổ chức quản lý công ty truyền tải điện 1 Giám Đốc Các phó Giám Đốc Phòng vật tư Phòng thanh tra bảo vệ Phòng kinh tế dự toán Phòng thông tin máy tính và đo đếm Phòng kỹ thuật an toàn và BHLĐ Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức cán bộ LĐ Phòng kế hoạch Văn phòng Xưởng thí nghiêm Xưởng sữa chữa thiết bị Đội cơ điện vận tải Các trạm biến áp trực thuộc công ty Các TTĐ khu vực Các đội đường dây Các trạm B/A trực thuộc đơn vị Qua sơ đồ ta thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo dạng: Trực tuyến-Chức năng. Đứng đầu là giám đốc, sau đó là các phó giám đốc và cùng nhiều phòng ban phân xưởng. Giác đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất trên mọi lĩnh vực hoạt động của công ty và các phó giám đốc, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ làm tham mưu, giúp việc, nghiên cứu theo dõi, đề xuất tư vấn cho giám đốc có các quyết định nhanh chóng kịp thời và chính xác, để từ đó sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Với cơ cấu như vậy cho thấy rằng sự phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng, thích hợp với những lĩnh vực cá nhân được đào tạo. Với cơ cấu này công việc dễ giải thích. Phần lớn các nhân viên có thể hiểu vai trò của từng đơn vị. Cung cấp một nền đào tạo tốt cho các nhà phụ trách mới chuyển dịch từ cái họ học vào hành động của tổ chức . 2.7 Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo dự kiến năm 2001 Công ty TTĐ1 sẽ tiếp nhận quản lý vận hành các công trình đường dây và trạm mới như sau: Các công trình đường dây với tổng chiều dài 265 km Các trạm biến áp 500KV và 200KV với tổng công suất các trạm biến áp là 750MVA. Trong giai đoạn năm 2000 - 2005 khối lượng đường dây và trạm do Công ty quản lý tăng khoảng 30-35%/năm. Thuận lợi và khó khăn của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ: -Thuận lợi: Đội ngũ CBCNV của Công ty có kinh nghiẹm quản lý vận hành, có khả năng làm chủ về thiết bị, dám nghĩ, dám làm vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo Công ty đã rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý vận hành, sử dụng các đòn bẩy kinh tế, biết phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Tổng Công ty giao. Các công trình đường dây và trạm mới được đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 1996-2000 đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của phụ tải tiêu thụ trong khu vực cho những năm sau này. Tình trạng quá tải về công suất dòng điện của hệ thống điện về cơ bản đã được giải quyết. Khó khăn của Công ty: Hệ thống điện do Công ty quản lý mặc dù đã đầu tư nâng cấp song vẫn không đồng bộ và tương thích, nguy cơ không ổn định và mất an toàn của hệ thống vẫn có khả năng xảy ra. Cơ sở vật chất chưa được trang bị cho phù hợp với yêu cầu quản lý vận hành, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Một số thiết bị hiện đại khi xảy ra sự cố vẫn phải thuê chuyên gia khắc phục làm cho chi phí tăng cao, kéo dài thời gian khắc phục sự cố. Công ty vẫn chưa có quyền chủ động trong việc đầu tư nâng cấp các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý vận hành, vẫn còn chờ vào các quyết dịnh của Tổng Công ty. Do đó, tính năng động và hiệu quả thực hiện công việc của các cán bộ không cao. 3.Phần chuyên sâu 3.1 Khái niệm, đặc điểm về đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật cao lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được thừa nhận có những thể chất cần thiết, có được trí thông minh và sự giáo dục cần thiết và đã có được sự khéo léo và những tri thức yêu cầu để thực hiện công việc theo những định chuẩn đầy đủ về an toàn, số lượng và chất lượng. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm những người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. vậy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao khác gì với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động có trình độ cao là bộ phận của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao chỉ bao gồm những người có kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm những công việc phức tạp. Lao động có chuyên môn kỹ thuật cao là nhân tài, vật lực của đất nước, là đỉnh cao của sự phát triển bền vững. lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm tất cả những người lao động có chuyên môn đào tạo nói chung. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lại khác với lao động phổ thông. Điều đó được thể hiện ở trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm bản thân, kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được. Lao động phổ thông chỉ thực hiện được những công việc giản đơn, những công việc mà không cần phải qua đào tạo, huấn luyện về trình độ chuyên môn. Sự khác nhau về chất này phản ánh trong công việc, trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động có chuyên môn kỹ thuật cao tạo ra một lượng giá trị lớn hơn so với lao động phổ thông. lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao kỹ thuật luôn luôn có thể đảm nhiệm được những công việc của lao động giản đơn còn điều này ngược lại khó có thể xảy ra. Đặc điểm về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được kết tinh trong mọi loại sản phẩm hàng hoá là yếu tố quyết định trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. lao động có trình độ cao không chỉ làm giàu cho mình, mà còn cho mọi người, cho xã hội. Quốc gia nào có nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì Quốc gia đó có sức mạnh, xã hội nào có nhiều lao động có trình độ thì xã hội đó văn minh. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao kỹ thuật cao là lao động thể hiện trí thông minh, kỹ sảo của con người trong quá trình lao động. Sản phẩm của lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là sản phẩm quý giá đưa lại lợi ích to lớn, có tác động mạnh đến sản xuất, công tác và phát triển kinh tế xã hội. Rõ ràng người công nhân có trình độ cao tiếp thu được dễ dàng kỹ thuật tiên tiến, làm ra sản phẩm có chất lượng cao, với số lượng nhiều hơn người khác có trình độ thấp, có lợi cho bản thân, làm lợi cho doanh nghiệp, cơ quan. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao kỹ thuật cao là loại lao động cần được đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm suốt đời. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không phải tự nhiên sinh ra mà nó trải qua những thời gian đào tạo kiến thức nhất định đồng thời nó còn phải cần có một thời gian dài với thực tế với công việc để có những kim nghiệm, những kỹ năng kỹ sảo, những phát hiện, khám phá.. 3.2 Các yếu tố tác động đến cung, cầu của lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao - Các yếu tố tác động tới cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Dạng thứ nhất được đưa vào các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân và sử dụng của công nhân làm mốc để xác định nguồn lao động có trình độ. Với những nghành có thang lương thì lao động có trình độ cao là những người được xếp ở những bậc cao nhấtt của thang lương. nguồn lao động có trình độ loại này dựa vào hai nguồn: + Nguồn cung từ đào tạo: Có thể từ các trường CĐ-ĐH hoặc THCN + Nguồn cung chính nơi sử dụng lao động: tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Dạng thứ hai, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh công chức công viên chức hiện có, đối với khu vực hành chính sự nghiệp, những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong thời đại mới đều phải có một tiêu chuẩn bắt buộc là phải có trình độ học vấn tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng trở lên. vì vậy, nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong khối hành chính sự nghiệp là chủ yếu và trước hết dựa vào nguồn đào tạo các trường ĐH -CĐ Vấn đề đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là nhân tố kinh tế xã hội và tâm lý của người lao động. Tất cả các chính sách của Nhà nước, chủ trương của Nhà nước tác động đến việc cung ứng lao động. Nó tạo nên sự thay đổi cách suy nghĩ, tâm lý của người lao động. Chính sách tiền lương, đãi ngộ, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho các cơ quan doanh nghiệp sẽ là nhân tố tác động tới môi trường và điều kiện làm việc của người lao động. Các chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích tự do kinh doanh, tự do phát triển, phát triển dịch vụ, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế tạo cho lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có nhiều cơ hội trong sản xuất kinh doanh, trong việc mở rộng kiến thức và học tập kim nghiệm của bên ngoài - Các yếu tố tác động đến cầu Việc tuyển chọn, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là một yêu cầu đặt ra hàng đầu đối với mỗi quốc gia, mỗi nghành, mỗi doanh nghiệp. Không phải cứ ào ạt là sử dụng được hết.điều quan trọng ở đây là sử dụng như thế nào để phát huy được tối đa năng lực, khả năng, kinh nghiệm của đội ngũ này cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nên để phù hợp thì nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng biến đổi. đó phải là một đội ngũ nắm bắt được những kiến thức công nghệ, nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh phải luôn lao động sáng tạo không ngừng. Và đội ngũ này ngày càng phải mở rộng, phát triển đông đảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC416.doc
Tài liệu liên quan