MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP 2
NHẬN XÉT CỦA GVHD 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC HÌNH 5
DANH MỤC BẢNG 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT 8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 8
1.2. Sơ đồ tổ chức – bố trí nhân sự – mặt bằng nhà máy: 8
1.3. Các sản phẩm của doanh nghiệp. 10
1.4. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 10
1.5. Xử lý phế thải, nước thải vệ sinh công nghiệp 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 12
2.1. Giới thiệu về cá basa 12
2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá basa 13
2.3. Hệ vi sinh vật trong cá: 15
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cá basa: 15
2.5. Giá trị thực phẩm của cá basa: 15
2.6. Các sản phẩm được chế biến từ cá basa: 16
2.7. Sơ lược về chất béo thủy sản 17
2.8. Thành phần hóa học và tính chất mỡ cá basa 24
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT 26
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ 26
3.2. Thuyết minh quy trình: 26
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM 38
4.1. Sản phẩm chính – phụ và phế phẩm 38
4.2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 38
4.3. Phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế phẩm 39
4.4. Sản phẩm mỡ cá basa 46
CHƯƠNG 5: SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 48
5.1. Sự cố về an toàn lao động: 48
5.2. Sự cố về công nghệ: 48
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & NHẬN XÉT. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
52 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Thương Mại Tuấn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chiếm 84%, vì vậy có chỉ số iod cao hơn các loại dầu khác, do đó rất dễ bị oxy hoá, bị ôi. Qúa trình oxy sản sinh ra rất nhiều chất thuộc loại aldehyd, ceton, các acid béo cấp thấp làm cho dầu cá có mùi khó chịu.
2.7.2. Thành phần hoá học của dầu cá :
Acid béo :
Thành phần acid béo của động vật thuỷ sản khác với động vật trên cạn. Acid béo của động vật thuỷ sản thuộc loại mạch thẳng có một gốc carboxyl, chuỗi cacbon trong chất béo dài từ 12 đến 26 cacbon. Chất béo động vật thuỷ sản chủ yếu là acid béo không no , loại C14 – C16 rất ít, loại C18 – C20 không bão hoà rất nhiều, đặc bịêt là loại C18 không bão hoà.
Thành phần dầu cá của các loại cá khác nhau cũng khác nhau. Trong cá nước ngọt C16 – C18 tương đối nhiều, C20 trở lên ít. Trong cá biển thì dưới C16 ít nhưng C20 – C22 tương đối nhiều. Điều này có lẽ do ảnh hưởng của động vật phù du ở biển và ở vùng nước ngọt gây nên.
Người ta đã nghiên cứu và thấy thành phần acid béo của thực vật phù du ở biển và ở sông có thành phần acid béo tương tự.
Trong chất béo động vật thuỷ sản, đối với mỗi chuỗi của mạch cacbon thường có vài acid béo tồn tại, có khi có một acid béo no và một vài acid béo không no hỗn hợp nhưng cũng có chuỗi toàn là các acid béo không no hỗn hợp với nhau. Chuỗi cacbon càng dài thì mức độ không no càng cao và các chất hỗn hợp lại càng phức tạp. Thành phần của chúng thường biến đổi theo mùa vụ, thời tiết, giống loài, đực cái, hoàn cảnh sống…
Thành phần acid béo của động vật thuỷ sản được tóm tắt như sau :
Acid béo bão hoà : CnH2nO2 hoặc CnH2n+1COOH
Bảng 2.4 : Acid béo bão hoà trong động vật thuỷ sản
Tên acid béo
CTPT
Điểm nóng chảy
Phân bố
Lauric
Myristic
Palmitic
Stearic
Arachidic
A. Behenic
C12H24O2
C14H28O2
C16H32O2
C18H36O2
C20H40O2
C22H44O2
430C
540C
630C
710C
750C
810C
Dầu và sáp cá voi
Rộng rãi
Rất rộng và nhiều
Rộng rãi
Rộng rãi
Rộng rãi
Acid béo không bão hoà:
- Thuộc dãy acid oleic : CnH2n-2O2 ( có 1 nối đôi)
- Thuộc dãy acid linoleic: CnH2n-4O2 ( có 2 nối đôi)
- Thuộc dãy acid linolenic : CnH2n-6O2 ( có 3 nối đôi)
Hai dãy sau có nhiều trong dầu thực vật, trong dầu động vật thuỷ sản hầu như không có hoặc có rất ít.
Bảng 2.5: Acid béo thuộc dãy acid oleic trong động vật thuỷ sản
Tên acid béo
CTPT
Điểm nóng chảy
Chỉ số Iod
Phân bố
Acid Physeteric
A.Zoomaric
A. Oleic
A. Gadoleic
A. Cetoleic
A.Selacholeic
C14H26O2
C16H30O2
C18H34O2
C20H38O2
C22H42O2
C24H46O2
-
20C
70C
240C
330C
430C
107
100
90
82
75
69
Dầu não cá voi
Rộng rãi
Rộng rãi và nhiều
Rộng rãi
Rộng rãi
Rộng, ít
Acid không bão hoà cao độ : C18 – C24
Thuộc các dãy: - CnH2n-8O2
- CnH2n-10O2
- CnH2n-12O2
Bảng 2.6: Acid béo không bão hoà cao độ trong động vật thuỷ sản
Tên acid béo
Công thức phân tử
Chỉ số iod
Phân bố
Acid Moroertinic
A. Arachidonic
A. Clupadonic
A. Nisinic
A. Scoliodonic
A. Sibic
A. Thynic
C18H28O2
C20H32O2
C22H34O2
C24H36O2
C24H38O2
C26H42O2
C28H40O2
367
-
384
-
-
221
272
Dầu cá trích
Ở cá trích
Rộng và nhiều
Dầu cá trích
Đầu cá nhám
-
-
Mùi tanh của dầu cá là do các chất tanh của cá ( trimetylamin – TMA ) hoặc phần lớn do các acid béo không no cao phân tử có mùi tanh hôi, ure, amoniac, sản phẩm oxy hoá, sản phẩm phân huỷ trong quá trình bảo quản nguyên liệu và chế biến gây nên.
Những loại acid béo không no có trong dầu động vật thuỷ sản thường ở dạng kết hợp với glycerin, khi thối rữa hoặc tự phân giải thì nó bị phân ly ra làm cho chỉ số acid của chất béo tăng cao đồng thời dễ bị oxy hoá làm cho sản phẩm bị ôi khét.
Bảng 2.7: Tỷ lệ a.béo no và không no có trong nguyên liệu khác so với cá basa thô
TT
Nguyên liệu
% acid béo loại 1 nối đôi
% acid béo loại nhiều nối đôi
% acid béo bão hoà
1
Dầu dừa
5
1
94
2
Dầu cọ
40
10
50
3
Bơ
30
4
66
4
Mỡ heo
50
3
47
5
Mỡ bò
43
2,6
44,4
6
Mỡ cá Basa thô
31,52
12,72
44,35
Qua bảng 2.7, nhận thấy hàm lượng acid không bão hoà của mỡ cá basa, đặc biệt acid béo nhiều nối đôi nhiều hơn hẳn bơ, mỡ bò, mỡ heo.
Tỷ lệ acid béo no và không no cân đối 1:1 tương ứng với dầu cọ, hơn hẳn so với dầu dừa.
Sterol:
Trong thành phần không xà phòng hoá của dầu cá do sterol, vitamin A, D, sáp ... Ngoài ra còn có phosphatid ( có trong dầu trứng cá).
Cacbon hydro:
Bình thường trong dầu động vật hàm lượng cacbon hydro tương đối ít nhưng trong một số gan cá nhám có nhiều, có thể đến 80% của chất béo, tác dụng sinh lý của chúng chưa rõ lắm.
Sắc tố:
Trong dầu động vật thuỷ sản phần lớn là carotenoit tức là astaxin (C4H48O4), carotene, xanthophylls, fucoxanthin và các chất màu melanoidin, quinonamin tạo nên.
Bên cạnh đó màu sắc của dầu cá còn phụ thuộc vào nguồn gốc nguyên lịêu, phương pháp và điều kiện chế biến, phương pháp bảo quản.
2.7.3. Sản lượng dầu cá trên thế giới :
Các nước công nghiệp sản xuất dầu cá lớn là: Chilê, Nhật, Peru, Mỹ, Nga ... Tổng sản lượng dầu cá trên thế giới (1991) là 1.268.000 tấn .
Bảng 2.8: Sản lượng sản xuất dầu cá trên thế giới (1000 tấn/năm)
Quốc gia
1987
1988
1989
1990
1991
Achentina
Brazil
Canada
Chilê
Đan Mạch
Ecuado
Faroe Islands
Đức
Iceland
Indonesia
Ireland
Nhật
Triều Tiên
Mexico
Marocco
Na Uy
Panama
Peru
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Nam Tư
Thụy Điển
Anh
Mỹ
Nga
4
3
10
172
86
9
7
8
79
1
4
447
1
15
7
76
14
109
1
2
6
83
3
7
134
111
4
3
22
188
103
16
13
7
92
3
5
447
-
10
7
90
6
203
1
2
8
33
4
8
102
112
4
3
11
260
65
11
8
7
50
4
4
440
1
15
7
75
18
318
1
2
4
3
4
7
102
119
4
3
9
188
77
7
3
8
72
7
4
411
1
13
5
55
8
192
-
2
4
4
4
7
128
127
4
3
10
193
105
11
5
8
32
3
4
300
1
14
7
90
8
173
-
3
8
12
4
7
126
109
Tổng 26 nước
1402
1519
1583
1343
1240
Các nước khác
13
6
19
25
28
Tổng của thế giới
1415
1525
1602
1368
1268
2.7.4. Ảnh hưởng của dầu cá đến sức khoẻ và dinh dưỡng :
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cá luôn là thực phẩm có ích cho não. Kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài bảy năm trên hơn 800 người già từ 65 tuổi trở lên của nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm Y khoa Sait-Luke Chicago thuộc bang Illinois (Mỹ) cho thấy những người an cá ít nhất một lần/tuần có khả năng giảm 60% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với người khôn hề ăn hay rất ít dùng cá trong thực đơn hàng ngày. Khi cuộc nghiên cứu bắt đầu (1993-2000), không ai trong số những người tham gia bị mắc hội chứng bệnh thần kinh nào. Nhưng theo thời gian, 131 người có những rối loại tri thức và một dạng mất trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi, đa phần rơi vào trường hợp những người không dùng đến cá trong buổi ăn. Các thí nghiệm trên động vật cũng chứng minh một chế độ dinh dưỡng giàu acid béo này có tác dụng cải thịên các chức năng thần kinh, khả năng rèn luyện và trí nhớ.
Lipid và đặc bịêt là acid béo chưa no trong một thời gian được biết là thành phần cần thiết cho sự tăng trưởng và dinh dưỡng. Vào năm 1929, người ta báo cáo rằng bệnh thiếu vitamin có liên quan đến bữa ăn thiếu lipid. Acid béo cần thiết sau đó được xác định là acid linoleic, linolenic.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của dầu cá đối với sức khẻo của con người được đẩy mạnh vào năm 1952. Các nghiên cứu cho thấy lượng cholesterol trong máu được kiềm chế bởi loại lipid( động vật hay thực vật) hơn là được kìm hãm bởi lipid an kiêng. Điều này đã chứng minh rằng tổng tính không no của acid béo là yếu tố quan trọng hơn là nguồn sẵn có. Một vài nghiên cứu của Bang và Dyerberg đã chỉ ra rằng dầu cá ăn kiêng hữu hiệu hơn là dầu bắp trong việc giảm serum cholesterol.
Vào những năm 1970 nhiều xuất bản khoa học mang tính phổ biến đã nói rằng bệnh tóc bạc sớm, bệnh nghẽn động mạch là dịch bệnh ở nước Mỹ và bệnh này có thể do acid béo no và cholesterol trong cơ thể cao.
Kết quả nghiên cứu của Bang và Dyerberg vào năm 1972 cho thấy dầu cá có tác dụng làm giảm bệnh tim mạch. Kết quả này nói về mức độ bị bệnh tim của người dân Eskimos ở Greenland và mối quan hệ của bệnh này với việc tiêu thụ dầu cá cao về acid béo – 3. Nhiều bản báo cáo và tài liệu được xuất bản vào những năm 1980 đã cho biết việc tiêu thụ acid béo – 3 có tác dụng giảm bệnh tim và những bệnh khác.
Lipid rất cần thiết như là nguồn cung cấp năng lượng, al2 môi trường chuyển hoá các vitamin hoà tan trong chất béo và là nguồn cung cấp một số acid béo cần thiết. Các loại acid có trong dầu cá gồm acid béo – 3, đặc bịêt là acid Eicosapentaenoic (thường gọi là EPA) và acid Docosa hexaenoic (còn gọi là DHA).
Cholesterol là sterol trong động vật là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hormone, vitamin D và acid có trong mật. Dưới dạng không tan trong nước, cholesterol chỉ vận chuyển trong máu bằng cách tác dụng với protein tan trong nước (protein myofibrilar) để hình thành nên hợp chất lipoprotein. Có một vài loại lipoprotein có sự phân bố khác nhau. Những loại này được phân loại là lipoprotein phân bố cao (High Density Lipoprotein – HDL), lipoprotein phân bố thấp ( Low Density Lipoprotein – LDL ), lipoprotein phân bố rất thấp ( Very Low Density Lipoprotein – VLDL). Mức độ cao về cholesterol LDL và VLDL có thể gây nên sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Sự tích tụ này được gọi là plaque, có thể gia tăng theo thời gian cho đến khi kích thước mạch máu bị giới hạn. Sự tổ hợp các huyết tố hình đĩa có thể làm tắc nghẽn động mạch và điều này là nguyên nhân gây ra bệnh tim. Mặc dù hiện nay người ta có khuynh hướng dùng những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp để giảm bệnh tim nhưng hợp chất lipoprotein trong cholesterol là nguyên nhân gây bệnh tim. Thật vậy, sự tổng hợp trong cơ thể được gia tăng bởi các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, sự tích tụ cholesterol trong cơ thể chủ yếu là do acid béo no. Ở những kết quả nghiên cứu về dầu cá và cholesterol cho thấy sự tiệu thụ về dầu cá káhc nhau từ 1,6 đến hơn 100g/ngày, lượng tiệu thụ acid béo – 3 từ 0,5 – 25g/ngày. Nhìn chung mức độ HDL tăng cùng với việc cung cấp dầu cá .
Những nghiên cứu qua phân tích hoá học và trên thực nghiệm cho thấy ăn cá sẽ giúp con người phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, bởi vì chất béo trong cá có chứa loại acid béo không no, có vai trò thíêt yếu trong toàn bộ cấu trúc của cơ thể từ tế bào não đến cấu trúc phân tử. Riêng về tim mạch, acid béo – 3 làm giảm nguy cơ sinh ra các cục đông trong lòng động mạch, giảm nồng độ triglyceride – là chất gây ra các bệnh về tim mạch.
Thuyết phục hơn cả là kết quả công trình nghiên cứu lớn và chính xác nhất được công bố năm 2001 trên tờ Lancet (một tờ báo nghiên cứu của Anh), acid béo – 3 có tác dụng điều hoà huyết áp và nhịp đập của tim.
Acid béo của cá giúp triệt tiêu tế bào ung thư: nhà khoa học người Na Uy, bà Helde Hemili thuộc Viện Dinh Dưỡng tại trường đại học Olso cho biết các tế bào ung thư trong cơ thể sẽ tự triệt tiêu khi hấp thụ phải các acid béo từ dầu cá. Các tế bào lymphô hay bạch cầu khác nhau khi hấp thụ loại acid béo – 3 sẽ không có khả năng sản sinh ra cholesterol.
Theo nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học Pháp tiến hành, dầu cá có tác dụng giảm nguy cơ mắc chứng bệnh mất trí nhớ, bao gồm cả bệnhAlzheiner. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí British Medican.
2.7.5. Tiêu chuẩn dầu mỡ dùng trong thực phẩm :
Dầu mỡ sử dụng làm thực phẩm phải có đủ một số điều kiện sau đây:
Khả năng dinh dưỡng cao và không chứa độc tố.
Chất béo có chứa một số các tryglyceride chưa no cấu tạo bởi acid béo cần thiết có nhiều nối đôi, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, hệ số tiêu hoá cũng phải khá cao mới đảm bảo khả năng dinh dưỡng.
Lý do quan trọng quyết định sự hấp thu dầu mỡ là độ nóng chảy. Độ nóng chảy trên 500C làm giảm khả năng hấp thu.
Dầu mỡ không được chứa acid béo tự do:
Lượng acid béo tự do cho phép đối với dầu chiên xào khoảng 0,5% là tối đa và thấp hơn nữa cho dầu trộn xà lách.
Dầu mỡ thô nói chung thường chứa một lượng acid béo tự do nhiều hay ít là tuỳ theo loại nguyên lịêu, phương thức khai thác và điều kịên chế độ bảo quản. Nguyên nhân chủ yếu là sự thuỷ phân của tryglyceride dưới tác dụng của men lipase giải phóng acid béo tự do.
Dầu mỡ không màu hoặc có màu vàng nhạt, trong suốt, không có mùi vị khó chịu và ít tạp chất.
Các màu sậm của dầu thô là do các sắc tố carotene, chlorophyll... có mặt trong dầu. Trong công nghiệp thực phẩm, dầu mỡ phải được loại trừ hoàn toàn các chất màu và một số hợp chất không có lợi.
Trong dầu mỡ nguyên chất không có mùi, trừ một vài loại có sẵn mùi trong dầu. Mùi sinh ra là do sự thuỷ phân, oxy hoá trong quá trình chế biến và tồn trữ. Những chất này phần lớn là các hydrocarbon và một số dẫn xuất có chứa oxy khác. Do đó, cần loại trừ mùi vị và tìm bịên pháp có hịêu quả để phòng trừ sự biến mùi.
Dầu tinh chế phải bảo quản được lâu không bị ôi, không trở mùi:
Dầu trở mùi có mùi tnah cá. Acid béo không no, đặc biệt là các acid béo có nhiều nối đôi được xem là nguyên nhân quan trọng của sự trở mùi dầu đã tinh chế. Sự trở mùi này đã thấy xuất hiện dù chỉ số peroxyde cao hơn nhìêu. Như vậy sự trở mùi dầu đã xuất hiện ngay từ những lúc đầu của phản ứng oxy hoá.
Những loại dầu mỡ có chứa nhiều acid béo không no rất dễ bị oxy hoá . Dầu có chứa nhiều acid béo no có ưu điểm là dễ bảo quản, ít biến đổi nhưng hệ số đồng hoá thấp. Để đạt được những tiêu chủân phải có trong dầu ăn, cần phải tinh luyện dầu bằng các phương pháp thích hợp .
Thành phần hóa học và tính chất mỡ cá basa
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và nuôi trồng Thuỷ sản II gần đây, mỡ cá basa có tỷ trọng trung bình từ 0,114 – 0,915, điểm nóng chảy 30 – 360C . Ở nhiệt độ thường, mỡ thường có pha lỏng 60%, pha rắn 15%, bán lỏng rắn 20%, chỉ số Iod 78, chỉ số acid 0,19 mgKOH/g, chỉ số peroxyde 1,8ml Na2S2O3, 75% là acid béo không no, các acid béo mạch dài (4 – 22 nguyên tử carbon) không no cao hơn so với mỡ lợn. Mỡ cá có chứa acid béo không no không thay thế như acid linoleic và linolenic. Arachidonic đặc biệt cao hơn so với mỡ lợn (14,5% so với 4,4 – 4,9%).
Hàm lượng cholesterol trong mỡ cá basa là 85 mg%, thấp hơn nhiều so với mỡ lợn tiêu chuẩn 126 mg% và thấp hơn cá biển 100 mg % .
Bảng 2.9: Thành phần acid béo của mỡ cá basa
TT
Thành phần acid béo
Đơn vị tính
Kết quả
1
C14:0 (Myristic acid)
%
2,69
2
C16:0 (Palmitic acid)
%
35,3
3
C18:0 (Stearic acid)
%
6,36
4
C18:1 (Oleic acid)
%
31,52
5
C18:2 (Linoleic acid)
%
11,06
6
C18:3 (Linolenic acid)
%
1,66
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Sơ đồ quy trình công nghệ
Nguyên liệu
Làm nóng chảy
Trung hòa
Rửa
Tẩy màu
Lọc
Khử mùi
Lọc
Dung dịch NaOH
Nước, nước muối
Than hoạt tính
Hơi nước
Dầu bán thành phẩm
Dầu tinh luyện
Cặn xà phòng
Bã hấp phụ
Cặn
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ
Thuyết minh quy trình:
3.2.1. Làm nóng chảy:
Mục đích:
Chuyển trạng thái của nguyên liệu từ dạng rắn sang dạng lỏng để chuẩn bị cho quá trình trung hòa
Nguyên tắc:
Nâng nhiệt độ của khối nguyên liệu từ nhiệt độ phòng lên đến nhiệt độ nóng chảy của từng loại nguyên liệu.
Biến đổi:
Vật lý: nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên.
Hoá học: giảm hàm lượng của một số hợp chất dễ bay hơi có trong nguyên liệu. Có thể xảy ra các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá.
Hoá lý: nguyên liệu chuyển từ pha rắn sang pha lỏng, một số chất chuyển thành trạng thái hơi.
Vi sinh: giảm hàm lượng vi sinh vật.
Thiết bị:
Nguyên liệu được gia nhiệt làm nóng chảy ngay trong thiết bị trung hòa (trình bày ở quá trình sau) hoặc được làm nóng chảy ở một thiết bị gia nhiệt chuyên dụng nếu trường hợp đơn hàng nhiều.
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ đối với mỡ cá: 55 – 60oC.
Nhiệt độ đối với mỡ bò: 70oC.
3.2.2. Trung hòa – Rửa dầu:
Mục đích:
Quá trình trung hoà chủ yếu là loại bỏ các acid béo tự do.
Ngoài ra, trong quá trình trung hoà thì chất xà phòng hoá sinh ra. Chất này có khả năng hấp phụ và kéo theo một số tạp chất như: chất màu, chất nhựa, protid và một số tạp chất khác.
Do đó dầu sau trung hoà đã loại bỏ được phần lớn tạp chất và có màu sáng hơn.
Nguyên tắc:
Dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng bazơ. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng hay rửa nhiều lần. Quá trình xà phóng hóa các acid béo tự do theo phản ứng:
RCOOH + NaOH à RCOONa + H2O
Trong thực tế, khi trung hòa dầu, kiềm có thể xà phòng hóa cả dầu mỡ trung tính sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi dầu mỡ tinh luyện nên khi tinh luyện cần khống chế các điều kiện để luôn đảm bảo hai mặt: chất lượng dầu mỡ sau khi tinh luyện tốt nhất và mức hao hụt dầu mỡ trung tính là thấp nhất.
Biến đổi:
Chủ yếu xảy ra các phản ứng hoá học:
Phản ứng trung hoà các acid béo tự do và các thành phần có tính acid trong dầu.
Phản ứng thuỷ phân triglyceride.
Hàm lượng acid béo tự do và các thành phần có tính acid giảm.
Dầu trung tính cũng bị hao hụt.
Sơ đồ trung hòa:
Mỡ nóng chảy
Trung hòa
Lắng, tách xà phòng
Rửa nước lần 1
Lắng, xả nước lần 1
Rửa nước lần 2
Lắng, xả nước lần 2
Rửa nước lần 3
Lắng, xả nước lần 3
Kiểm tra
Tẩy màu
Nước
Nước
Nước
muối
Cặn xà phòng
Nước, cặn xà phòng
Nước, cặn xà phòng
Nước, cặn, tạp chất
Dung dịch NaOH
Hình 3.2: Sơ đồ trung hòa
Thiết bị:
Mỡ sau khi bơm vào bồn trung hòa được gia nhiệt đến 50 - 60oC, sau đó mở cánh khuấy và cho từ từ lượng xút (đã được định lượng, pha sẵn và nồng độ sử dụng là 20oBe) vào cho đến hết. Khuấy đến khi quá trình xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, tắt cánh khuấy, để lắng trong 2h. Xả cặn xà phòng, sau đó tiến hành rửa để loại hết xà phòng và tạp chất ra khỏi dầu.
Tiến hành rửa bằng cách phun dung dịch nước, nước muối có nồng độ 10-12oBe vào bồn, để lắng 10-15’, mở van xả nước để tách loại xà phòng.
Nếu sau khi khuấy thấy xà phòng hình thành dưới dạng nhũ tương thì trước khi lắng cho thêm dung dịch muối vào để phá vỡ hệ nhũ tương, tăng tốc độ lắng cho xà phòng.
Hiệu quả của quá trình trung hòa được đánh giá bằng chỉ số AV. Nếu AV trong khoảng 0.5 > AV > 0.1 thì dầu đã đạt yêu cầu. Nếu AV > 0.5 thì ta thêm xút vào tiến hành trung hòa tiếp cho đến khi AV đạt yêu cầu.
Thông số công nghệ:
Nhiệt độ: khoảng 55 – 80oC tùy từng loại nguyên liệu
Thời gian: khoảng 2 giờ
Loại kiềm doanh nghiệp thường sử dụng là NaOH có nồng độ 200Be, được pha từ dung dịch NaOH có nồng độ 400Be bằng cách cho thêm nước ở nhiệt độ thường. Dung dịch xút được pha trong các thùng và xác định nồng độ bằng Baume kế.
Lượng xút cho vào tính theo công thức:
Trong đó:
Kdd: lượng NaOH theo lý thuyết (kg)
A: chỉ số acide (AV) của dầu (mg KOH)
D: số lượng dầu đem trung hòa (kg)
a: nồng độ phần trăm NaOH sử dụng (%)
Lượng xút sử dụng trong thực tế lớn hơn rất nhiều so với lượng xút lý thuyết. Sau khi KCS xác định AV dầu, công nhân sẽ đưa vào AV và kinh nghiệm của mình cho lượng xút thực tế vào trung hòa.
3.2.3. Tẩy màu
Dầu đã trung hòa
Tẩy màu
Lọc
Khử mùi
Than hoạt tính
Dầu bán thành phẩm
Cặn, bã hấp phụ
Hút chân không
Hình 3.3: Sơ đồ tẩy màu
Mục đích
Loại các sắc tố và một số tạp chất khác ra khỏi dầu để tạo màu như mong muốn và tăng chất lượng của dầu:
Loại các hợp chất màu (đỏ, vàng, xanh).
Loại vết xà phòng sót, gum, kim loại.
Loại peroxide và các sản phẩm oxy hóa bậc 2 của dầu.
Nguyên lý:
Là phương pháp hóa lý để tinh luyện dầu, dựa vào khả năng hấp phụ của các chất có tính hấp phụ bề mặt để loại bỏ các hợp chất không mong muốn.
Tác nhân tẩy màu:
Đặc tính của đất hấp phụ bao gồm: khả năng tẩy trắng, khả năng lọc và khả năng giữ dầu sót.
Khả năng tẩy trắng phụ thuộc vào hàm lượng nước, pH. Hàm lượng nước trong đất tẩy màu từ 9-16% là tối ưu. Nếu hàm lượng nước lớn hơn sẽ làm giảm khả năng tẩy trắng của đất hấp phụ. pH càng thấp, khả năng hấp thụ càng cao do có khả năng trung hoà xà phòng sót là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp phụ của đất hoạt hoá.
Khả năng giữ dầu sót và khả năng lọc phụ thuộc vào độ lớn của hạt và mật độ của đất.
Yêu cầu chất hấp phụ:
Có khả năng hấp phụ lớn nhất.
Có khả năng hấp phụ chọn lọc các chất màu và chỉ hấp phụ rất ít dầu.
Khi sử dụng không gây ra những biến đổi hóa học và không mang thêm các mùi vị khác nhau vào dầu.
Sau khi hấp phụ dễ dàng tách ra bằng các phương pháp lọc.
Nguồn cung cấp dễ tìm.
Các chất hấp phụ thường sử dụng:
Đất hấp thụ tự nhiên: “fuller’s earth” khả năng hấp thụ không lớn tuy nhiên không gây thủy phân xà phòng sót làm tăng FFA, không làm oxy hóa các PUFA.
Đất hoạt hóa: có hàm lượng montmorillonite cao (aluminum silicate). Kích thước hạt càng nhỏ khả năng tẩy màu càng lớn nhưng sẽ gây khó khăn trong quá trình lọc. Đất hoạt hóa có thể làm thủy phân xà phòng làm tăng FFA, làm oxyhóa dầu. Có khả năng loại chlorophyll tốt.
Than hoạt tính: khó lọc, giá thành cao, tổn thất dầu lớn, thường được dùng phối hợp với đất tẩy mầu để tách một số hợp chất mà đất tẩy màu không tách được: xà phòng sót, pigments.
Trong các nhà máy tẩy dầu hiện đại thường sử dụng phối hợp giữa than hoạt tính và đất hoạt tính tạo thành hỗn hợp chất hấp phụ. Với tác dụng hấp phụ chung của chúng hiệu quả tẩy màu sẽ tốt hơn so với sử dụng riêng từng loại.
Nhà máy dầu Tuấn Thành chỉ sử dụng than hoạt tính làm chất hấp phụ.
Biến đổi:
Hóa lý: xảy ra sự tương tác giữa các chất màu tan trong dầu và chất hấp phụ. Lực hấp phụ của than hoạt tính được dùng để thực hiện liên kết các chất màu lên bề mặt của chất hấp phụ. Khi tăng bề mặt hấp phụ, khả năng hấp phụ chất màu cũng tăng lên.
Cảm quan: cải thiện màu của sản phẩm.
Thiết bị:
Hình 3.4: Thiết bị tẩy màu
Vị trí lắp đặt và cấu tạo:
Thiết bị tẩy màu được lắp đặt ở giữa dây chuyền tinh luyện:
Bồn tẩy màu: là bồn đứng được chế tạo bằng thép không rỉ, kín hoàn toàn để đảm bảo độ chân không trong lúc làm việc, phía trên có lắp một motor để hoạt động cánh khuấy. Bên trong bồn có hệ thống gia nhiệt dạng ống xoắn ruột gà.
Bồn chứa than hoạt tính: được bố trí ngay bên dưới bồn tẩy màu. Bồn này nối với bồn tẩy màu bằng ống có van lớn
Bình ngưng tụ: cũng được cấu tạo bằng thép không rỉ, kín. Khí được lôi cuốn từ bồn tẩy màu được hút sang và ngưng tụ do bồn có nhiệt độ thấp.
Nguyên tắc hoạt động:
Dầu đem tẩy màu được bơm từ thiết bị trung hoà lên nhờ bơm ly tâm. Quá trình tẩy màu được thực hiện ở chế độ chân không.
Trong thiết bị tẩy màu, cánh khuấy làm nhiệm vụ khuấy trộn đều dầu với chất hấp phụ. Việc khuấy trộn giúp cho chất hấp phụ ở trạng thái lơ lửng và phân phối đều trong khối dầu, giúp quá trình hấp phụ đạt hiệu quả hơn. Khuấy trộn được thực hiện ở nhiệt độ thấp, không khí do dầu và than hoạt tính mang theo được loại bỏ và do vậy ngăn ngừa được sự oxy hóa của oxy không khí.
Các chất nhầy, protein, nhựa, xà phòng sẽ làm giảm khả năng hấp phụ của chất hấp phụ nên cần loại bỏ những chất đó ra khỏi dầu trước khi cho chất hấp phụ.
Độ ẩm của dầu cũng làm giảm tính chất hấp phụ của than hoạt tính, vì vậy độ ẩm của dầu cần ở mức 0,05 - 0,1%.
Sau quá trình tẩy màu, than hoạt tính được lọc tách bỏ.
Cách vận hành thiết bị:
Dầu sau khi được đưa vào bồn tẩy màu, ta tiến hành tạo chân không cho bồn bằng cách mở van chân không để độ chân không trong nồi đạt tới 5 – 8mmHg. Đồng thời mở van hơi gia nhiệt trong ống xoắn ruột gà để tăng và duy trì nhiệt độ của dầu trong bồn lên đến 90 - 950C. Bật công tắc cho cánh khuấy hoạt động.
Khi độ chân không trong bồn đạt 5 – 8mmHg, nhiệt độ đạt 90 - 950C, thì khoá van chân không, mở van nối với bồn chứa than hoạt tính và dùng chân không hút than đưa vào bồn. Sau đó, ngay lập tức mở lại van chân không để duy trì chân không ổn định trong thiết bị. Tiếp tục gia nhiệt và tạo chân không ổn định để quá trình hấp phụ màu của than hoạt tính được triệt để.
Sau khi quá trình khử màu hoàn thành (30 phút), ta khoá van chân không, mở van xả chân không, khóa van hơi và đồng thời mở van nước tiến hành quá trình giải nhiệt. Khi nhiệt độ còn khoảng 750C, mở bơm đưa dầu vào bồn chứa trung gian rồi đưa qua hệ thống lọc khung bản. Quan sát dầu chảy ra từ các van ở bản lọc, nếu dầu trong suốt đạt yêu cầu thì đưa vào bồn chứa và tiến hành quá trình khử mùi, còn dầu chưa đạt thì cho hồi lưu tẩy màu lại.
Thông số công nghệ:
Lượng than sử dụng: 0.5kg/mẻ 5 tấn.
Nhiệt độ tẩy màu: 90 - 95oC.
Độ chân không bồn tẩy màu 5 - 8mmHg.
Thời gian tẩy màu 1,5h/mẻ, không nên kéo dài làm cho dầu biến đổi.
3.2.4. Lọc:
Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình khử mùi.
Dầu sau khi tẩy màu, ngoài thành phần dầu hòa tan còn chứa các chất hấp phụ như than hoạt tính, hạt rắn, các hạt phân tán, một lượng nhỏ các chất gây mùi, vị và một số tạp chất cơ học khác.
Để quá trình khử mùi được diễn ra hiệu quả nhất, ta phải lọc bỏ chất hấp phụ sau tẩy màu trước khi đem khử mùi.
Quá trình lọc: thường sử dụng bột trợ lọc. Trong thực tế, người ta trộn chung bột trợ lọc vào với than hoạt tính và cho vào ngay từ khâu tẩy màu, chứ trong quá trình lọc không bổ sung bột trợ lọc vào.
Biến đổi:
Hóa học: quá trình lọc không là quá trình kín, dầu tiếp xúc trực tiếp với không khí trong suốt quá trình lọc khung bản có thể gây oxy hóa dầu.
Cảm quan: Dầu trở nên trong hơn, cặn bã cơ học đã được loại bỏ.
Thiết bị:
Sử dụng máy lọc ép khung bản.
Cấu tạo
Gồm 1 loạt bản lọc xếp thẳng đứng trên kh