LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường và tại xí nghiệp thực tập.
Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa công nghệ ôtô, cùng các các thầy cô trong trường Cao Đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại trường.Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát thực tế.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các quý thầy cô.
Em cũng xin chân thành cám ơn ban giám đốc Công ty Cổ Phần Ôtô Trường Hải (chi nhánh An Sương) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty.Đặc biệt em xin cám ơn tổ máy của Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em trong thời gian thực tập tại Công ty.
Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô,để em có thể khắc phục được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Cao Đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân viên chức Công ty Cổ Phần Ôtô Trường Hải (chi nhánh An Sương) đã giúp đỡ em trong thời gian qua.Chúc các quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành đạt.
SVTT: TRẦN VĂN THÀNH
KHOA: CÔNG NGHỆ ÔTÔ
KHÓA: 07
42 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 42800 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực Tập Tại Ôtô Trường Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện ở trường và tại xí nghiệp thực tập.
Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa công nghệ ôtô, cùng các các thầy cô trong trường Cao Đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian em theo học tại trường.Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát thực tế.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các quý thầy cô.
Em cũng xin chân thành cám ơn ban giám đốc Công ty Cổ Phần Ôtô Trường Hải (chi nhánh An Sương) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại Công ty.Đặc biệt em xin cám ơn tổ máy của Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em trong thời gian thực tập tại Công ty.
Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô,để em có thể khắc phục được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Cao Đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh, cán bộ, công nhân viên chức Công ty Cổ Phần Ôtô Trường Hải (chi nhánh An Sương) đã giúp đỡ em trong thời gian qua.Chúc các quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành đạt.
SVTT: TRẦN VĂN THÀNH
KHOA: CÔNG NGHỆ ÔTÔ
KHÓA: 07
NHẬN XÉT CỦA KHOA
TRẠM DỊCH VỤ ỦY QUYỀN TRƯỜNG HẢI
Giới Thiệu Về Công ty
Trạm dịch vụ ủy quyền Trường Hải hay còn gọi là trạm dịch vụ ủy quyền An Sương tọa lạc tại 2921quốc lộ 1A phường Tân Thới Nhất,quận 12, Tp.HCM là một trong những showroom của Cty Cổ phần Ôtô Trường Hải, được đưa vào hoạt động từ năm 2007, do nhu cầu mở rộng thị trường của Cty Cổ Phần Ôtô Trường Hải.Trạm dịch vụ là trung tâm bảo dưỡng, bảo trì, tân trang các dòng xe xu lịch ,xe thương mại, và là nơi cung cấp các dòng sản phẩm xe thương mại và xe du lịch đến khách hàng.
Trạm dịch vụ gồm hai khu vực bảo dưỡng, khu vực bảo dưỡng xe du lịch và khu vực bão dưỡng xe thương mại
Khu vực bảo dưỡng xe du lịch gồm hai cầu nâng xe, các thiết bị đo kiểm hiện đại,nhân viên, kỹ thuật viên tận tâm với nghề nghiệp đảm bảo sự an tâm, tin cậy của khách hàng.
Khu vực bảo dưỡng xe du lịch
Khu vực bảo dưỡng xe thương mại, khu vực có 2 đường hầm để các xe bảo dưỡng vào đậu, đảm bảo sự an toàn và thuận lợi các kỹ thuật viên trong công việc.
Khu vực bảo dưỡng xe thương mại
Cơ cấu tổ chức.
`
NỘI DUNG THỰC TẬP
Sửa chữa hệ thống phanh dầu
Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ thống phanh.
Công dụng.
-Hệ thống phanh trên ôtô là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động của ôtô với những công dụng sau:
Giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn xe khi xe đang chuyển động.
Giữ xe đứng yên trên đường dốc một khoản thời gian dài mà không cần sự có mặt của tài xế.
Phân loại.
-Theo phương pháp điều khiển, hệ thống phanh được chia thành:
Phanh chân: điều khiển bằng chân.
Phanh tay: điều khiển bằng tay.
-Theo cấu tạo cơ cấu phanh, hệ thống phanh được chia thành:
Cơ cấu phanh guốc.
Cơ cấu phanh đĩa.
-Theo phương thức truyền động, hệ thống phanh chia thành:
Phanh cơ khí.
Phanh dầu.
Phanh hơi.
Yêu cầu.
- Hiệu quả phanh cao nhất.
- Quãng đường phanh ngắn nhất.
-ổn định ôtô khi phanh(không bị trượt).
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp.
- Điều khiển nhẹ nhàng.
-Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch.
- Có khả năng phanh khi ôtô đứng yên trong thời gian dài.
Hệ thống phanh dầu thủy lực.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
Sơ đồ
Sơ đồ hệ thống phanh dầu
Trong đó 1.bơm con, 2.bơm cái, 3.ban đạp phanh, 4.má phanh, 5.tambua, 6.guốc phanh, 7.thanh nối, 8.ống dẫn dầu, 9.lò xo.
Nguyên lý làm việc
-Khi đạp phanh thông qua bàn đạp (3) đầu dưới bàn đạp đẩy ty đẩy cùng piston dịch chuyển sang trái. Áp suất dầu trong bơm cái tăng qua các đường ống dẫn dầu tới bơm con đẩy guốc phanh để má phanh tiếp xúc tambua thực hiện phanh bánh xe.
-Khi tăng lực đạp: piston tiếp tục dịch chuyển sang trái áp suất trong bơm cái tiếp tục tăng, do vậy áp suất dầu trong đường ống dẫn tới bơm con tăng nên lực tác dụng má phanh lên tambua tăng. Vì vậy lực phanh tăng.
-Khi giảm lực phanh: piston dịch chuyển sang phải áp suất dầu trong bơm cái giảm, một lượng dầu ở đường ống và bơm con trở về bơm cái, áp suất ở bơm con giảm dẫn đến lực phanh bị giảm.
-Khi nhồi phanh: khi buông chân phanh phía trước piston có áp suất thấp, dầu từ khoang chứa ở piston bổ sung vào qua ống dẫn tới bơm con, áp suất ở bơm con tăng hiệu qua phanh tăng.
-Khi thôi phanh:khi buông chân phanh do tác dụng của lò xo hồi vị kéo guốc phanh ép dầu từ bơm con qua ống dẫn trở về bơm cái.
Cơ cấu hãm phanh của hệ thống phanh dầu.
Cơ cấu hãm phanh kiểu tang trống.
-Cơ cấu phanh được đạt trên đĩa phanh, đĩa này được dặt cố định trên mặt bích của dầm cầu.
-Bộ phận chủ yếu của cơ cấu phanh là guốc phanh, các guốc phanh được đặt trên trục lệch tâm và luôn tì và các piston nhờ lò xo kéo. Trên bề mặt guốc phanh có tan má phanh để tăng ma sát, chiều dài của tấm ma sát phía trước dài hơn của tấm phía sau. Tang trống được bắt chặt với moay-ơ bánh xe, do vậy khi má phanh ép vào tang trống thì bánh xe không chuyển động được.
-Cam lệch tâm cùng với trục lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống.
Cơ cấu hãm phanh đĩa
Một đĩa thép quay gắn vào moay-ơ thay cho tambua. Hai piston với bố phanh kẹp hai bên đĩa. Khi tác động phanh, áp suất thủy lực từ xy lanh cái truyền tới xylanh con ấn hai bố phanh kệp hãm đứng đĩa.
Những hư hỏng hệ thống phanh dầu thủy lực.
Hệ thống phanh hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn, hoặc ăn lệch, gây mắt an toàn khi chạy xe. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở các mức độ khác nhau làm cho xe chạy không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác.
Các hư hỏng của hệ phanh dầu dùng cơ cấu phanh tang trống.
TT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng không hiệu quả
Cần đẩy piston xylanh chính bị cong
Thây cần đẩy mới
Điều chỉnh sai các thanh nối hoặc khe hở má phanh
Kiểm tra điều chỉnh lại
Thiếu dầu hoặc lọt khí vào hệ thống phanh
Bổ sung dầu, xả khí hệ thống phanh
Xylanh chính hỏng
Thay mới
Má phanh mòn qua giới hạn
Thay mới
2
Má phanh ở một bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh
Điều chỉnh sai má phanh
Điều chỉnh lại
Đường dầu phanh bị tắc, dầu không hồi về được sau khi phanh
Thông lại hoặc thay mới
Xylanh con ở cơ cấu phanh đó bị hỏng, piston kẹt
Sửa chữa hoặc thay mới
3
Má phanh ở tất cả các bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh
Điều chỉnh các cần dẫn động sai, hành trình tự do bàn đạp phanh không có
Điều chỉnh lại
Xylanh dầu chính bị hỏng, piston kẹt, cuppen cao su nở làm dầu không hồi về được
Sửa chữa hoặc thay mới
Dầu phanh có tap chất khoáng, bẩn làm cuppen xylanh chính hỏng
Thay chi tiết hỏng, tẩy rửa, nạp dầu mới, xả khí
4
Xe bị lệch sang một bên khi phanh
Má phanh một bên bánh xe bị dính dầu
Làm sạch má phanh, thay piston xylanh bánh xe nếu bị chảy dầu
Khe hở của má phanh- tang trống của các bánh xe chỉnh không đều
Điều chỉnh lại
Đường dầu tới một bánh xe bị tắc
Kiểm tra, thông hoặc thay đường dầu mới
Xylanh một bên bánh xe bị hỏng
Sửa chữa hoặc thay mới
Sự tiếp xúc không tốt giữa má phanh và tang trống ở một số bánh xe
Rà lại má phanh hoặc thay má phanh mới.
5
Bàn đạp phanh nhẹ
Thiếu dầu, có khí trong hệ thống dầu.
Bổ sung dầu, xả khí.
Điều chỉnh má phanh không đúng, khe hở quá lớn
Điều chỉnh lại
Xylanh chính hỏng
Sửa chữa hoặc thay mới
6
Phanh ăn kém, phải đạp mạnh bàn đạp phanh
Má phanh và tang trống bị trơ, cháy, chai cứng
Rà lại hoặc thay má phanh. Tiện lại lại bề mặt thay tang trống mới
Chỉnh má phanh không đúng, độ tiếp xúc không tốt
Kiểm tra điều chỉnh lại
Hệ thống trợ lực không hoạt động
Kiểm tra, sửa chữa
Các xylanh bánh xe bị kẹt
Sửa chữa hoặc thay mới
7
Có tiếng kêu khi phanh
Má phanh mòn trơ đinh tán
Thay má phanh mới
Đinh tán má phanh lỏng
Thay má phanh mới
Mâm phanh hỏng
Kiểm tra, xiết chặt lại
8
Tiêu hao dầu nhiều
Rò rỉ dầu ở xylanh chính, xylanh công tác hoặc ở các đầu nối
Kiểm tra, thay chi tiết hỏng, xiết chặt các đầu nối, bổ sung dầu, xả khí
Các hư hỏng cơ cấu phanh đĩa, nguyên nhân và cách khắc phục.
TT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
Bàn đạp phanh rung khi phanh
Đĩa phanh bị vênh, bề dày đĩa phanh không đều
Thay đĩa phanh mới
2
Phanh kêu khi phanh
Má phanh mòn quá mức làm pistom dịch chuyển quá xa
Thay má phanh mới
Má phanh lỏng trên giá lắp xylanh công tác
Sửa chữa hoặc thay mới
Đĩa phanh chạm vào giá đỡ xylanh công tác
Kiểm tra, xiết chặt lại bu lông lắp giá xylanh công tác
3
Phanh không nhả sau khi nhả bàn đạp phanh
Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp cong, cần đẩy bơm chính điều chỉnh không đúng
Kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh lại
Các công việc sửa chữa hệ thống phanh dầu thường gặp
(Thay xylanh phanh chính
Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó thay piston cùng với cuppen.
Nếu khu vực lắp cuppen bên trong xylanh phanh chính bị biến chất, có thể xảy ra rò rỉ dầu và áp suất dầu có thể bị mất, nó có thể dẫn đến mất hiệu quả phanh.
Xylanh phanh chính động cơ kia K2700II
được tháo ra khỏi xe
1. piston và cuppen; 2. phanh hãm; 3. bulông hãm; 4.gioăng; 5. nắp bình chứa; 6.xylanh phanh chính; 7.gioăng chữ O
Quy trình tháo xylanh phanh chính
Xả dầu phanh
- Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám vào bất kì chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nó bắn ra.
- Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa xylanh phanh chính.
Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe
- Dùng khóa 12 nới lỏng ống dầu phanh
- Tháo xylanh phanh chính và gioăng
Thay bộ phụ kiện xylanh chính
Tháo rời các chi tiết xylanh phanh chính
- Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh cái lên êtô giữa các miếng nhôm mềm.
Chú ý: kẹp phần xylanh lên êtô có thể làm biến dạng nó.
- Ấn piston và tháo bu lông hãm piston và phanh hãm
Phanh hãm
( Đối với việc tháo ra có hai loại phanh hãm. Một loại bung ra ( phanh hãm ngoài), một loại là bóp vào ( phanh hãm trong).
( Sử dụng dụng cụ thích hợp tùy theo hình dạng hay vị trí, tháo và lắp phanh hãm. Sử dụng dụng cụ không thích hợp sẽ làm hỏng phanh hãm và các chi tiết.
Chú ý:
( Che đầu ra bằng giẻ và ấn chậm piston vào để giữ cho dầu khỏi bắn ra trong khi piston được ấn vào.
( Nếu phanh hãm và bulông hãm piston bị tháo ra mà không ấn piston vào, piston có thể bị hỏng.
piston 1; 2. piston 2 ; 3. giẻ
- Kéo piston 1 thẳng ra khỏi xylanh
- Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay gõ cho piston 2 bật ra
- Khi đầu piston 2 bật ra kéo thẳng ra
Chú ý: nếu piston được kéo ra với một góc nghiêng có thể làm hỏng thành xylanh.
xylanh phanh chính động cơ Kia K2700II được tháo rời
Vệ sinh xylanh chính
- Rửa xylanh phanh chính bằng dầu phanh sạch.
Chú ý: nếu rửa bằng các thứ khác có thể làm hỏng các chi tiết bằng cao su, như cao su, bị biến chất và rò rỉ dầu.
- Chiếu đèn vào bên trong xylanh để kiểm tra xem có hư hỏng hay rỉ không.
Sau khi tháo kiểm tra, sửa chữa, thay mới những chi tiết xylanh cái tiến hành ráp lại lên xe và xả khí hệ thống phanh.
Xả khí:
Xả khí ra khỏi xy lanh chính:
-Tháo các ống dầu ra khỏi xylanh chính.
-Dùng khay đựng dầu.
-Đạp bàn đạp phanh và giữ ở vị trí đó.
-Bịt các cửa ra bằng tay rồi nhả phanh.
-Lặp lại từ 3 đến 4 lần.
-Nối các ống dầu vào xylanh chính.
Xả khí ra khỏi mạch dầu:
-Dùng khóa 8, một ống cao su, một bình chứa sẵn dầu phanh. Khi xả, một đầu cắm vào bình, một đầu cắm vào vít xả gió.khi xả cần 2 người, một người đạp phanh, một người đạp phanh đến khi nào thấy nặng thì báo cho người thứ 2 biết đển vặn vít xả, khi ra hết khí thì siết vít xả khí vào(người đạp phanh vẫn giữ nguyên chân phanh), lặp lại thao tác cho đến khi hết bọt khí, dầu phanh chảy ra thành dòng là được.
-Thực hiện xả khí như trên đối với các bánh xe còn lại.chú ý., luôn luôn theo dõi mức dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để mức dầu luôn đầy đến mức quy định trong qua trình xả khí.
Quy trình xả khí phanh dầu
(Thay guốc phanh
-Tháo phanh trống và thay guốc phanh.
-Điều chỉnh lại phanh tay khi lắp lại hệ thống phanh.
-Má phanh bị mòn có thể làm hỏng trống phanh, có thể -làm phanh không có tác dụng.
-Cần phải kiểm tra guốc phanh định kì.
1.guốc phanh; 2.lò xo giữ guốc phanh; 3.nắp lò xo giữ guốc phanh; 4.chốt lò xo giữ guốc phanh; 5.cần điều chỉnh tự động; 6.lò xo cần điều chỉnh; 7.lò xo hồi; 8. Bộ điều chỉnh; 9.lò xo móc; 10.guốc phanh sau; 11.đệm chữ c; 12.cần phanh tay; 13.cáp phanh tay; 14.trống phanh
Tháo trống phanh
- Nhả phanh tay
- Kích xe lên
- Tháo lốp
- Tháo trống phanh
Chú ý: Đánh dấu vị trí lên trống phanh và mặt bích của trục cầu sau rồi tháo trống phanh.
phanh sau động cơ Kia K2700II khi tháo trống phanh
trống phanh (tang trống) động cơ Kia K2700II
Tháo guốc phanh
1.guốc phanh trước; 2.lò xo hồi; 3.chốt lò xo giữa guốc phanh; 4.nắp lò xo giữ guốc phanh; 5.lò xo móc; 6.bộ điều chỉnh; 7.guốc phanh sau; 8.cần phanh tay
Khi tháo guốc phanh cần tháo theo thứ tự sau:
- Tháo guốc phanh phía trước đầu tiên
- Tháo bộ điều chỉnh guốc phanh
- Tháo guốc phanh phía sau
Guốc phanh động cơ kia K2700II
Tháo guốc phanh kiểm tra, nếu guốc phanh bị mòn, chai cứng thì cần thay guốc phanh mới.Sau khi thay mới tiến hành ráp vào và xả gió khí hệ thống.
(Thay má phanh
- Tháo càng phanh đĩa thay má phanh và tấm chống ồn ( tiếng kêu rít khi đạp phanh ).
- Khi má phanh bị mòn, miếng báo mòn má phanh gắn trên má phanh sẽ chạm vào đĩa rôto và gây nên tiếng kêu rít để báo cho tài xế.
- Khi má phanh bị mòn hết, đĩa phanh có thể bị hỏng và hiệu quả phanh cũng có thể không còn. Má phanh cần được kiểm tra định kì.
1.má phanh; 2.miếng chống ồn; 3.miếng đỡ má phanh
Tháo càng phanh đĩa
- Kích xe lên
- Tháo lốp
- Tháo càng phanh
Tháo má phanh
- Tháo các chi tiết ra khỏi càng phanh đĩa.
- Kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt xem tấm chống ồn và tấm đỡ má phanh có sử dụng được lại hay không, kiểm tra độ mòn cũng như hư hỏng.
Má phanh và càng phanh đĩa
Chú ý:khi tiến hành kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh dầu, nếu như má phanh, guốc phanh bị mòn, chai cứng cần phải thay mới. Ta phải đem trống phanh và đĩa phanh đi tiện láng lại ( vớt) trước khi thay má phanh và guốc phanh mới để đảm bảo sự tiếp xúc đều với nhau khi phanh.
Bảo dưỡng hệ thống phanh dầu động cơ Kia K2700II.
Quy trình tháo:
STT
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu KT
1
Nới ốc lốp 4 bánh
Tuýp 23
Không thảo hẳn ra ngoài
2
Kích và kê
Đội cá sấu, ngựa kê
Đảm bảo an toàn
3
Tháo 4 bánh ra khỏi xe
Tuýp 23
Đảm bảo an toàn
4
Tháo các đường ống dầu ra khỏi xylanh cái
Cờ lê 12, kìm
Hứng dầu vào khay
5
Tháo bơm cái ra khỏi xe
Khóa 10- 17
6
Tháo tang trống 2 bánh sau
Búa, tua vít
Đảm bảo an toàn
7
Tháo lò xo hồi vị
Tua vít
8
Tháo cam lệch tâm
9
Tháo các guốc phanh
Guốc phanh của bánh xe nào đẻ theo bánh xe đó
10
Tháo đường ống dầu ra khỏi xy lanh con
Khóa 10
Hứng dầu vào khay
11
Tháo xylanh con ra khỏi mâm phanh.
12
Tháo rời xylanh con
- tháo 2 chụp cao su che bụi
- tháo 2 piston và cuppen
kìm
Đảm bảo an toàn
13
Tháo phanh đĩa 2 bánh trước.
- tháo xylanh
- tháo cang phanh đĩa
Các khóa 17, 19,21
Đảm bảo an toàn kỹ thuật
14
Tháo rời phanh cái
Tháo 2 piston ra
Tháo rời cuppen
kìm nhọn,
Đảm bảo đúng kỹ thuật
Những chi tiết hư hỏng khi bảo dưỡng hệ thống phanh dầu động cơ Kia K2700II.
Xylanh bị rổ
Đĩa phanh mòn, mỏng quá giới hạn
Quy trình kiểm tra sửa chữa
STT
Những hư hỏng
Phương pháp kiểm tra
Phương pháp sữa chữa
A.xylanh cái
1
Xylanh mòn
Quan sát và dụng cụ đo
Thay mới
2
Piston mòn xước
Quan sát, dùng pan-me đo
Thay mới
3
Cuppen bị biến dạng rách, mòn
Quan sát
Thay mới
4
Các van hỏng, mòn
Quan sát
Thay cái mới
5
Lò xo gãy yếu
Quan sát
Thay cái mới
6
Lỗ điều hòa tắc
Thông rửa sạch sẽ
B.cơ cấu hãm
1
Xylanh con hỏng
Quan sát
Thay mới
2
Guốc phanh.
-Dính dầu mỡ.
-Bề mặt má phanh cháy rổ, chai cứng.
-Mòn, nứt,rổ.
Quan sát
-Rửa bằng xăng.
-Giấy nhám đánh sạch
-Thay mới
3
Tang trống phanh
-Dính dầu mỡ
-Mòn,ôvan,xước
Quan sát, thùng thước cặp đo
-Dùng xang rửa
-Tiện lại
Sau khi tháo, kiểm tra, sửa chữa xong tiến hành lắp lại.
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, sau khi lắp xong tiến hành xả khí.
Tháo lắp động cơ
Quy trình tháo lắp động cơ HUYNHDAI
Mục đích yêu cầu.
- Nắm được phương pháp tháo lắp động cơ, thao tác đúng kỹ thuật.
- Biết cách sử dụng dụng cụ.
- Hiểu rõ kết cấu chi tiết, cụm chi tiết.
Dụng cụ cần thiết.
Cờ lê các loại: cờ lê tuýp, cờ lê vòng,… kìm, búa nhựa, tuốc nơ vít, cảo xupap, cảo vòng bi, dụng cụ tháo xéc măng,….
Phương pháp tiến hành.
Để tháo động cơ cần tiến hành các bước sau:
Xả nước và dầu bôi trơn ra khỏi động cơ.
Mở các đường ống nước, dầu, nhiên liệu.
Mở các dây điện, các cụm hay các chi tiết lắp vào thân máy như: máy phát điện, két nước, quạt gió…
Tháo bu lông liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực, tháo bu lông chân máy trước và sau, dùng cẩu cẩu máy ra ngoài.
Dùng cần cẩu để cẩu máy ra
Chùi rửa sơ bộ bên ngoài động cơ.
Tháo nguyên các cụm lắp vào thân động cơ như: máy phát điện, bơm nước, bơm cao áp, kim phun, máy khởi động, bơm trợ lực…
Tháo nắp đậy bên trên nắp quy lát. Tháo cơ cấu phân phối khí là xupap treo, tháo cò mổ rút đũa đẩy ra. Tháo xupap treo, dùng cảo xupap ép chén chặn lấy hai móng hãm, xả cảo lấy chén chặn và lò xo xupap, lấy xupap ra ( chú ý đánh dấu thứ tự của các xupap)
Tháo nắp quy lát.
Chú ý: phải nới đầu tắt cả các bu lông từng bước ( khoảng 1/4 vòng) theo thứ tự từ hai đầu máy vào bên trong giữa máy.
quy tắc tháo nắp quy lát
Tháo buly đầu trục khuỷu ( mở đai ốc đầu trục khuỷu, cảo buly ra khỏi trục).
Lặt động cơ lại, tháo bu lông cạt te, lấy cạt t era ngoài.
Quay trục khuỷu, nhìn vào lỗ bánh răng cam để tìm hai bu lông chặn mặt bích hạn chế chuyển động dọc trục của trục cam, mở hai bu lông này.
Lấy trục cam ra khỏi động cơ.
Chú ý: trước khi lấy trục cam ra ngoài phải tìm dấu an khớp của bánh răng trục cam và bánh răng trục khuỷu khi quay trục khuỷu cho pistom số 1 ở điểm chết trên, nếu trên bánh răng không có dấu ta pahir đánh dấu.
Xem tìm dấu trên đầu thanh truyền, nếu không có phải đánh dấu thự tự thanh truyền.
Quay trục khuỷu để máy số 1 ở điểm chết dưới, cạo sạch muội than bám vào thành xylanh ở phía trên miệng. Mở đai ốc đầu to thanh truyền, lấy nắp đầu to thanh truyền, lấy bạc lót và đẩy thanh truyền cho thành truyền và piston ra khỏi xylanh về phia trên ( chú ý: ghi nhớ chiều, hướng của piston và thanh truyền so với thân máy). Lần lượt tiến hành như vậy cho các cụm piston, thanh truyền khác.
Lắp lại bạc lót, nắp đầu to thanh truyền vào thanh truyền sau khi rút piston ra khỏi xylanh.
Đang lấy trục cam ra khỏi máy
Mở các bu lông xiết bánh đà đê tháo bánh đà.
Mở các bu lông xiết nắp cổ trục, lấy các nắp cổ trục ra thân máy, lấy trục khuỷu ra khỏi động cơ ( kiểm tra thứ tự các nắp cổ trục, nếu không có phải đánh dấu.
Cụm piston và thanh truyền động cơ HUYNHDAI
Trục khuỷu động cơ HuynhDai
Lốc máy động cơ HuynhDai khi tháo rời các chi tiết
Lắp lại động cơ.
- Lau sạch toàn bộ các chi tiết, cụm chi tiết, thong các đường dầu sạch sẽ ( bằng khí nén), súc rửa các áo nước làm mát.
- Kiểm tra lại toàn bộ hao mòn hư hỏng các chi tiết, kiểm tra lại khe hở lắp ráp, sửa chữa phục hồi, tay thế các chi tiết hư hỏng.
- Lắp động cơ ngược lại với khi tháo ra.
Các điểm cần chú ý khi lắp cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền.
Cho dầu bôi trơn vào các bề mặt làm việc có sự ma sát.
Tất cả các bulông đai ốc cần vặn chặt theo đúng lực và thứ tự quy định.
Khi lắp trục khuỷu siết chặt các bulông cổ trục khuỷu từng bước, lực tăng dần, đến đúng lực siết.
Đầu tiên là cổ giữa, quay thử trục khuỷu, nếu quay trơn tròn vòng thì tiến hành lắp cổ khác, ( theo thứ tự bên này xong rồi đến bên kia cổ giữa).
Lắp piston vào xylanh phải có dầu bôi trơn vào xécmăng, để miệng xécmăng cách đều trên chu vi piston. Không để miệng ngay hướng đầu chốt piston và giữa phần lắc của piston. Phải dùng vòng bóp xécmăng và dung búa nhựa gõ nhẹ cho piston vào xylanh. Phải nhớ lắp đúng chiều hướng của piston và thanh truyền vào thân máy. Siết đều hai bulông đầu thanh truyền.
Bảo dưỡng 10000km động cơ Kia K2700II.
Giới thiệu động cơ.
Xe Tải thùng Kia K2700II là xe tải có tải trọng 1250 Kg là xe tải có linh kiện được nhập khẩu trực tiếp từ hãng HYUNDAI – KIA của Hàn Quốc. Toàn bộ thân xe được sơn nhún điện ly, tạo độ bền chắc. Kiểu dáng đẹp, đa dạng màu, nội thất thiết kế sang trọng. Tùy theo nhu cầu, có thể trang bị thêm máy lạnh cabin, radio cassette tạo cảm giác thoải mái trong khi vận hành xe.
ĐỘNG CƠ
Kiểu
J2
Loại
Diesel, 4 xilanh thẳng hàng, làm mát bằng nước
Dung tích xi lanh
2.665 cc
Đường kính x Hành trình piston
94,5 x 94,5 mm
Công suất cực đại/ Tốc độ quay
83 PS/ 4.150 rpm
Mômen xoắn cực đại/ Tốc độ quay
17,5 Kgm/ 2.400 rpm
Dung tích thùng nhiên liệu
60 lít
TRUYỂN ĐỘNG
Số tay
5 số tiến, 1 số lùi
HỆ THỐNG LÁI
Trợ lực
HỆ THỐNG TREO
Trước/ Sau
Chữ A, lá nhíp hợp kim bán nguyệt và ống giảm chấn thuỷ lực
LỐP XE
Trước/ Sau
6.00 - R14/ Dual 5.00 - 12
KÍCH THƯỚC
Chiều dài tổng thể
5.100 mm
Chiều rộng tổng thể
1.750 mm
Chiều cao tổng thể
1.970 mm
Chiều dài ( lọt lòng)
3.130 mm
Chiều rộng ( lọt lòng) thùng
1.650 mm
Chiều cao thùng
380 mm
Chiều dài cơ sở
2.585 mm
Trọng lượng không tải
1.570 kg
Tải trọng
1.250 kg
Trọng lượng toàn bộ
2.985 kg
ĐẶC TÍNH
Khả năng leo dốc
32 %
Bán kính quay vòng nhỏ nhất
5,3 m
Tốc độ tối đa
131 km/ h
Số chỗ ngồi
03 người
TRANG BỊ
Tay lái điều chỉnh được độ nghiêng, cao thấp
Hệ thống điều hoà
Đèn sương mù
Khoá cửa trung tâm
Hai tấm che nắng cho tài xế và phụ lái
Hệ thống rửa kính toàn diện
Radio cassette + 2 loa
STT
Nội dung
Số lượng
Dụng cụ
1
Thay nhớt máy
7 lít
Khóa 17
2
Lọc nhớt
1 cái
Cây tháo lọc
3
Lọc dầu
1 cái
Kìm mỏ quạ
4
Lọc gió
1 cái
5
Thay nhớt cầu + nhớt hộp số
5 lít
Khóa 23, 24
6
Tăng ga răngti
Khóa 10
7
Tăng dây đai
Khóa 10
Các công việc bảo dưỡng
8
Thay nước làm mát
2lít(nước sạch
9
Bơm mỡ
Sửa chữa ly hợp
Cộng dụng, yêu cầu, phân loại
Công dụng
Ly hợp là một cụm của hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính có các chức năng sau:
- Truyền momen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực phía sau.
- Cắt và nối mômen quay từ động cơ tới hệ thống truyền lực đảm bảo sang số được dễ dàng. Thực hiện đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn.
- Khi chịu tải quá lớn ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho hệ thống truyền động và động cơ.
- Giảm chấn động do động cơ gây ra trong qua trình làm việc nhằm đảm bảo cho các chi tiết trong hệ thống truyền động hoạt động an toàn.
Yêu cầu
Ly hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực Tập Tại Ôtô Trường Hải ( chi nhánh An Sương).doc