Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp, các chi phí trực tiếp liên quan đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp công trình đó. Nếu các chi phí không thể tập hợp trực tiếp được vì nó liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp theo từng nhóm đối tượng. Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức hợp lý (thường căn cứ vào giá trị sản lượng từng công trình).
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại tốt nghiệp Công ty Lắp Máy và Xây Dựng số 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối chiếu với số liệu kế toán do máy vi tính cung cấp.
+ Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết định kiểm kê.
Các chứng từ liên quan.
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Hệ thống số
+ Sổ chi tiết tài khoản 152,153
+ Sổ cái tài khoản 152,153
+ Sổ đối chiếu luôn chuyển
Kế toán tiền mặt, tạm ứng.
+ Theo dõi sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu với thủ quỷ từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của từng chứng từ kế toán theo quy định của nhà nứơc, hướng dẫn của Bộ tài chính, biên bản kiểm kê.
+ Thanh toán các chế độ công tác phí, tầu xe, xăm ô tô con.
+ Theo dõi chi tiết sổ tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh.
+ Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng các đơn vị trực thuôc.
+ Báo cáo với thủ trưởng phòng những trường hợp phát hiện ra sai sót, các trường hợp vi phạm chế độ.
+ Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
+Có kế hoạch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu.
+ Theo dõi tiền gửi, các tài khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty.
+ Lập kế hoạch vay vốn từng quý, làm hợp đồng thanh lý với từng ngân hàng lập bảng đối chiếu số dư cuối tháng với từng ngân hàng đối với khoản tiền vay và tiền gửi.
+ Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty với trưởng phòng và với giám đốc.
+ Báo cáo với trưởng phòng về kế hoạch trả nợ vay của từng ngân hàng.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra ại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó báo cáo với trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót.
+ Quản lý các loại SEC, không được làm mất SEC, SEC được bảo quản như tiền mặt, nếu mất phải chịu trách nhiệm.
Kế toán TSCĐ, nguồn vốn.
Nhiệm vụ:
+ Theo dõi nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại chi tiết từng TSCĐ trong công ty theo từng nguồn vốn.
+ Mở thẻ theo dõi cho từng TSCĐ.
+ Kế toán nguồn vốn kinh doanh (cố định, lưu động).
+ NV đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
+ Kiểm kê tài sản cố định khi có QĐ.
Chứng từ kế toán:
+Biên bản bàn giao công trình (nhà làm việc).
+ Hoá đơn mua TSCĐ
+ Thẻ thoi dõi TSCĐ
3.1.2. Công tác kế toán tại công ty Lắp Máy & Xây dựng số 10.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký Chung (sơ đồ 5) đây là hình thức đang được nhiều công ty áp dụng rộng rãi vì việc ghi chép theo hình thức này đơn giản, kết cấu sơ đồ dễ ghi, dễ đối chiếu và kiểm tra. Với khối lượng công việc kế toán của công ty là rất lớn thì hình thưc này là hoàn toàn phù hợp.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá trị vật tư hàng hoá xuất kho phương pháp thực tế đích danh.
Hệ thống tài khoản, mà công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản chế độ do Bộ tài chính ban hành. Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng theo quyết định số 1846/1998 – QĐ - BTC của bộ tài chính.
Công tác kế toán được tiến hành và thực hiện trên máy vi tính đã được cài đặt chương trình phần mềm kế toán chuyên dụng. Chương trình này hướng dẫn về cách mở các tài khoả thoe dõi tình hình SXKD bộ phận hạch toán quản lý các đối tượng công nợ phải thu, phải trả. Chương trình được mã hoá các đối tượng kế toán cụ thể ở công ty.
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứn từ gốc hợp lý, hợp lệ kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình sẽ tự động thực hiện vào sổ chi tiết vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, chương trình tự động lập các bút toán kết chuyển, phân bổ lên các báo cáo, biểu tổng hợp (sổ cái, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đói số phát sinh.)
3.2. phân tích chi phí và giá thành.
3.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
Để phản ánh đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh trong qúa trình sản xuất đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là khấu trừ đầu tiên và đặc biệt quan trọng. đối với sản phẩm của công ty thường mang tính đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình và các hạng mục công trình.
3.2.2. phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp, các chi phí trực tiếp liên quan đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp công trình đó. Nếu các chi phí không thể tập hợp trực tiếp được vì nó liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp theo từng nhóm đối tượng. Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức hợp lý (thường căn cứ vào giá trị sản lượng từng công trình).
3.2.3. phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế.
Căn cứ để tính giá thành kế hoạch:
+ Dựa vào kết quả đấu thầu, thống nhất giá giữa 2 bên A và B.
+ Lập dự toán trên cơ sở định mức của Nhà nước cho từng hạng mục.
+ Lập tổng dự toán trên cơ sở định mức nhân công, định mức máy thi công định mức NVL ị Tổng Giá thành kế hoạch.
Xác định giá thành thực tế:
Tại công ty hiện nay, cách tín giá thành là toàn bộ chi phí phát sinh tại công trình, hạng mục công trình đó từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành.
Giá thành thực
tế công trình, Chi phí
hạng mục công = dỡ dang +
trình hoàn đầu kỳ
thành trong kỳ
Tổng các chi phí
thực tế pháp sinh Chi phí
trong kỳ để thi công - dở dang
công trình, hạng cuối kỳ
mục công trình đó
Ví dụ: Công trình trạm biến áp Bỉm Sơn khởi công ngày 21/05/2002 và hoàn thành bàn giao hạng mục này 31/12/2002.
Khi tập hợp được toàn bộ chi phí liên quan đên từng công trình hoàn thành bàn giao thì kế toán ghi sổ bút toán:
Nợ TK 632: 4.579.869.933
Có TK 154: 4.579.869.933
3.2.4. Quy trình hoạch toán một số khoản mục chi phí chủ yếu.
Do đặc điểm tổ chức của việc tập hợp chi phí sản xuất trong nghành xây dựng rất phức tạp nên để quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, đồng thời xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác. việc nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của từng loại nhân tố trong cơ cấu giá thành là đặc biệt quan trọng. Bất kỳ công trình nào, trước khi thi công đều phải tập hợp dự toán đơn giá chi tiết cho từng hạng mục công trình và phân tích theo từng khoản mục chi phí. Trên cơ sở đó ban lãnh đạo công ty và hội giao khoán sẽ xét duyệt và đi đến quyết định ký kết hợp đồng giao nhận thầu.
Công ty Lắp máy và xây dựng số 10 đã và đang thi công nhiều công trình trong cả nước. Tuy nhiên, để phân tích được cụ thể việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Trong giới hạn bài viết này em chỉ đề cập đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của dự án “Cải tạo hiện đại hoá nhà máy xi măng Bỉm Sơn”.
Qúa trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Lắp máy và xây dựng số 10 được tiến hành cụ thể như sau. Trước tiên, sau khi đấu thầu và được chủ đầu tư là đơn vị trúng thầu (tức bên B) thì hai bên lập hợp đồng xây lắp dựa trên những điều kiện hai bên thoả thuận.
3.2.4. Hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị thực tế của nguyên vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phâm hoàn thành, giá trị nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá thành nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng, dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành công trình các loại vật liệu thường được mua bên ngoài về nhập kho hoặc xuất thẳng đến tận công trình.
Đối với nghành xây lắp nói chung, công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 nói riêng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trinh. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng trực tiếp để thi công công trình bao gồm nhiều chủng loại, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến quy mô giá thành cũng như kết quả hoạt động SXKD của công ty. Vì vậy việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất nguyên vật liệu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với công ty.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm các loại sắt, thép, xi măng, phục vụ trực tiếp cho việc thi công lắp đặt các công trình. Do đặc điểm sản phẩm xây lắp của công ty phân bổ rải rác nên để thuận tiện cho việc thi công và hạn chế trong vận chuyển, công ty đã xât dựng các kho vật liệu phân tán. Tuy nhiên, không phải trong kho vật liệu nào cũng có thể cung cấp đủ về số lượng và chủng loại phục vụ thi công, do vậy đối với những loại vật liệu không có sẵn trong kho của công ty thì sẽ phải mua ngoài. Đặc biệt, công ty hầu hết cung cấp nguyên vật liệu theo hình thức nhập thẳng đến tận công trình.
Khi công ty chúng thầu hoặc được tổng công ty giao thầu một công trình , công ty sẽ tiến hành bàn giao khối lượng công việc cho các xí nghiệp tổ, đội thi công. Căn cứ vào khối lượng công việc theo thiết kế, kế toán ban đầu các tổ đội phải bốc tách khối lượng vật tư, lập bảng dự trù mua vật tư trình giám đốc.
Sau khi trình giám đốc phê duyệt, đội trưởng đội thi công sẽ lập tờ trình xin mua vật tư phục vụ thi công. Cán bộ cung ứng trình giấy đề nghị tạm ứng để mua hàng. Người mua hàng phải lấy ít nhất ba giấy báo giá của ba nhà cung cấp. Nhà cung cấp nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công ty thì sẽ được lựa chọn và người mua hàng tiến hành mua hàng, trình hoá đơn GTGT để tiến hành thanh toán hay tạm ứng.
Do công ty tổ chức thi công công trình theo hình thức khoán gọn cho các đơn vị nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Đa số vật tư mua vào theo tờ trình nên nhập xuất thẳng đến công trình để sử dụng trực tiếp mà không nhập qua kho. Tuy nhiên đối với một số thiết bị hoặc nguyên vật liệu mua vào với khối lượng lớn mà chưa sử dụng ngay thì vẫn tiến hành nhập kho.
Phiếu nhập kho theo hình thức - Xuất thẳng, phiếu xuất thẳng coi như là vừa là phiếu nhập vừa là phiếu xuất. Trong trường hợp xuất cho công trình sử dụng những NVL đã có sẵn trong kho thì thủ kho lập phiếu xuất kho. Vật tư sử dụng thi công cho công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế. Giá thực tế bao gồm: Giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ nhưng không bao gồm thuế GTGT đầu vào.
Bằng phương pháp công tác kế toán tại công trình theo dõi trực tiếp quá trình nhập xuất vật tư sử dụng thực tế cho công trình tiến hành ghi sổ phản ánh chính xác các loại vật tư đã nhập – Xuất tại kho công trình sau khi các chứng từ gốc được xác minh là hợp lý, hợp lệ sẽ là căn cứ để kế toán công trình vào sổ chi tiết vật tư định kỳ hoặc (7 đến 10 ngày) kế toán công trình tập hợp các chứng từ gốc và các kế toán có liên quan gửi lên phòng kế toán công ty để kế toán công ty cập nhập số liệu vào máy tính. Cuối kỳ, kế toán công ty lập bảng kê phiếu xuất vật tư, bảng tổng hợp vật tư được dùng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho thi công từng công trình. Bảng này lập xong phải được đối chiếu khớp với sổ chi tiết vật tư. Giá xuất vật tư được áp dụng theo phương pháp giá thực tế đích danh.
TK sử dụng:
Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp tài khoản nào được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình.
Tại công Bỉm Sơn, TK sử dụng là : TK 62105.
Sau khi kế toán công ty nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình tự động thực hiện vào sổ Nhật ký chung. Sổ nhật ký chung của công ty được thiết kế đặc thù riêng phù hợp với chế độ Tài chính quy định và đặc điểm hoạt động của công ty từ sổ nhật ký chung phản ánh các chi phí phát sinh một cách thường xuyên phát sinh chi phí. Kế toán tổng hợp đặt điều kiện để lọc và đưa ra sổ chi tiết NVL trực tiếp cho từng công trình phản ánh đầy đủ chính xác những chi phí phát sinh trong kỳ của công trinh. Sau khi vào sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp phát sinh của công trình, máy sẽ tự động luôn chuyển trong hệ thống kế toán máy để kết hợp giữa các phần đồng thời chuyển vào sổ cái TK 621 tổng hợp cả kỳ của công ty.
3.3.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp : Là những khoản tiền lương, tiền công được trả theo khối lượng công việc hay số ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công trình. Chi phí nhân công bao gồm: Tiền lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Ngoài ra còn có phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ hiện hành. Việc tính đầy đủ các chi phí nhân công phân phối hợp lý tiền lương sẽ khuyến khích lao động có trách nhiệm hơn đối với công việc.
Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lơn thứ hai (sau chi phí NVL trực tiệp) trong giá thành cong trình hoàn thành. Vì vậy việc hạch toán chi phí NC trực tiếp cần được đặc biệt chú trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quy mô giá thành mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động. Cũng như NVL khi có một công trình mới, chủ nhiệm công trình căn cứ vào dự toán khối lượng và tiền lương công việc, lập tờ trình xin điều chuyển công nhân. Giám đốc công ty căn cứ vào trình viết lệnh điều chuyển công nhân theo nhu cầu của công trình. Trong trường hợp số công nhân không đủ đáp ứng nhu cầu của công trình, công ty sẽ tiến hành đi thuê nhân công ở ngoài.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hai hình thưc trả lương là lương sản phẩm (lương khoán) và lương thời gian.
+ Lương thời gia (tháng) được áp dụng cho ban quản lý tổ, đội công trình. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở pháp lý cho việc tính và trả lương theo hình thức này là bảng chấm công và cấp bậc lương.
Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương.
+ Lương theo sản phẩm (lương khoán): Được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất theo khối lượng công việc cụ thể với đơn giá lương khoán khi công việc hoàn thành được đánh giá. Đây là hình thức tiền lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công và được thể hiện trên hợp đồng giao khoán. chứng từ ban đầu dùng để tính và trả lương theo hình thức này là Bảng chấm công và Hợp đồng làm khoán.
Tiền lương theo sản phâm = Đơn giá khoán x Khối lượng thi công thực tế.
Việc tính và thanh toán tiền lương khoán của đội thi công công trình là do kế toán đội thực hiện, có sự theo dõi của đội trưởng phòng tổ chức, phòng kế toán của công ty (khi thanh toán chứng từ).
Đối với lao động trực tiếp trong danh sách của công ty:
Hình thức trả lương là kết hợp giữa lương khoán và lương sản phẩm. Việc tín toán và hạch toán lương theo hình thức này đựơc tiến hành như sau: khối lượng công việc ở mỗi công trình được bóc tách và phân công cho mỗi tổ, đội đảm trách một phần việc. Các tổ trưởng, đội trưởng hàng ngày chấm công cho công nhân khi công nhân hoàn thành đến kỳ thanh toán sẽ tiến hành trả lương cơ sở quỹ tiền lương được giao khoán. Các chứng từ để hạch toán là hợp đồng làm khoán, bảng chấm công , biên bản thanh lý hợp đồng làm khoán và một số chứng từ liên quan. Hợp đồng làm khoán, do chỉ huy công trình, kế toán công trìnhvà tổ trưởng các tổ nhận khoán tiền hành lập khi giao khoán công việc. Hợp đồng này được lập làm 02 bản, 01 bản bên khoán giữ, bản kia giao cho bên nhận khoán thuận tiện cho việc theo dõi. Trong hợp đồng làm khoán (đơn giá này được điều chỉnh tuỳ theo tính chất phức tạp và điều kiện thi công ở từng nơi).
Kế toán công trình tổng hợp lao động tại các tổ căn cứ vào bảng chấm công và lập bảng tính lương cho mỗi tổ. Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài. Khi công việc của công ty nhiều, lực lượng lao động trong biên chế của công ty không đủ để đáp ứng công việc thì công bên ngoài. Sau khi thoả thuận về đơn giá, chỉ huy công trình và đại diện của tổ cho thuê khoán cùng nhau thống nhất ký kết hợp đồng thuê khoán. Hình thức trả lương là khoán gọn theo từng phần việc (tức là khoán tháng cho đội công nhân thuê ngoài một khối lượng công việc cụ thể với thời gian nhất định trên cơ sở công ty cung cấp đầy đủ NVL). Khi kết thúc công việc, kế toán lắp. Bảng thanh toán tiền lương với công nhân thuê ngoài trên cơ sở định mức tiền lương khoán đã được thoả thuận theo hợp đồng đã lập. Người chỉ huy đội công nhân đó sẽ đại diện nhận tiền từ công ty về thanh toán cho công nhân của mình.
TK sử dụng tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí NC trực tiếp
TK 622 – Chi phí NC trực tiếp. Đồng thời kế toán mở TK 344 phải trả công nhân để ghi nhận khoản lương phải trả cho CNV.
Tại công ty, đối với lao động trong biên chế, khi thanh toán tiền lương phải trả lại 7,5% trong đó có: 6% trích theo quy định còn 1,5% trích làm quỹ từ thiện cho công ty, quỹ từ thiện được hạch toán vào TK3385.
Từ số liệu của bảng phân bố tiền lương và BHXH và bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công và các chứng từ về tiền lương được nhập vào máy tính. Chương trình kế toán máy sẽ tự động vào các sổ như: Sổ Nhật ký chung như trình đã trình bày ở trên, sổ cải TK 62205 – Chi phí nhân công trực tiếp (công trình Bỉm Sơn).
3.2.4.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
* Chi phí sử dụng máy thi công: Là tổng hợp toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí nhân công lái máy và phục vụ máy, chi phí khấu hao, sửa chữa máy móc. Ngoài ra đối với những loại máy công ty không có hoặc giá thuê ngoài rẻ hơn, công ty sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để thuê máy thi công ngoài. Khoản tiền này cũng là chi phí sử dụng máy thi công, được hạch toán vào chi phí sản xuất chùng.
* Chi phí sử dụng máy thi công của công ty bao gồm: Chi phí nhiên liệu chạy máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí thuê ngoài máy thi công.
Máy móc dùng trong thi công (gọi chung là xe máy) là một phần tài sản cố định của công ty. Để tạo quyền chủ động cho các đội công trình. Công ty giao tài sản xe máy cho các đội. Việc điều hành theo dõi sự hoạt động của xe máy được sự điều khiển trực tiếp của đội có sự giám sát của công ty.
Đối với máy thi công của đội: Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm:
- Chi phí nhiên liệu chạy máy: Việc hạch toán chi phí nhiên liệu cho chạy máy tương tự lo mua nhiên liệu bằng tiền tạm ứng sau đó kế toán công trình sẽ tập hợp chứng từ liên quan chuyển về phòng kế toán công ty định kỳ 5 đến 7 ngày. Hạch toán theo nguyên tắc: toàn bộ chi phí phát sinh sử dụng máy của công trinh đợc theo dõi và tính trực tiếp cho công trình đó. Cuối kỳ kế toán tổng hợp tập hợp chi phí cho các công trình và nhập dữ liệu vào máy tính rồi lên sổ Nhật ký chung sổ chi tiết tài khoản 6278 và sổ cái tài khoản 627.
- Hàng ngày trên cơ sở chứng từ gốc (phiếu xuất) ở đội thi công kế toán đội lập bảng kê xuất vật tư chạy máy thi công.
- Chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy:
Chứng từ ban đầu là bảng chấm công nhật trình sử dụng máy và các hợp đồng làm khoán. Hàng ngày đội trưởng và kế toán đội theo dõi quá trình làm việc của thợ lái máy qua bảng chấm công. Kết thúc công việc kế toán đội lập bảng tính lương cho công nhân điều khiển máy và hạch toán trực tiếp vào chi phí cho công trình đó
- Chi phí khấu hao máy thi công: Máy thi công khi thi công ở công trình sẽ được theo dõi ở phòng kế toán thông qua bản khấu hao. Công ty có bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ, trong đó có ghi đầy đủ thông tin về TSCĐ, từng loại tài sản được thống kê đầy đủ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Máy thi công hoạt động ở công trình nào thì phân bổ cho công trình đó với máy thi công, Công ty lập chung cho toàn bộ số máy của công ty phục vụ tại ca các công trình. Tiêu thức phân bổ là giá trị của công trình trong kỳ đó. Kế toán TSCĐ căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ và căn cứ vào giá trị của từng công trình đó tính ra số khấu hao, chi phí sửa chữa lớn cho máy thi công từng công trình.
* Đối với máy thi công thuê ngoài
Khi không có loại xe máy phù hợp phục vụ cho việc thi công hoặc chi phí đi thuê loại xe đó rẻ hơn thì công ty sẽ tiến hành đi thuê. Thông thường công ty áp dụng phương thức thuê chọn gói, theo phương thức này trong hợp đồng thuê phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền thuê phải trả. Máy thuê ngoài phục vụ được tập hợp trực tiếp theo công trình thuê sử dụng vào TK 6278 mở chi tiết cho từng công trình. Cơ sở cho việc hạch toán là hợp đồng thuê máy…. bản nhật trình này do người vận hành máy lập và có ký duyệt của chỉ huy công trình. Sau khi tổng hợp được các chứng từ về máy thi công thuê ngoài. Kế toán đội tính ra chi phí thuê máy cho thi công công trình và lập bảng kết hợp chi phí sử dụng máy thi công ngoài.
3.2.4.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng mang tính chất phục vụ cho toàn công ty. Đó là các chi phí liên quan đến bộ máy điều hành của các đội thi công, các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chi phát sinh cho công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo chi phí trực tiếp phát sinh như: chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí khấu hao máy móc trong thời gian thi công công trình… Còn đối với các chi phí phát sinh chung cho toàn công ty thì được phân bổ vào chi phí chung từng công trình theo công thức:
Chi phí chung
phân bổ cho từng đối tượng
=
Chi phí của đối tượng phân bổ
X
Giá trị KLĐTH thành từng công trình
Tổng giá trị khối lượng hoàn thành
TK sử dụng: Công ty sử dụng TK 627 để hạch toán chi phí SXC và được chi tiết thành 06 điều khoản:
+ TK 6271: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội.
+ TK 6272: Chi phí vật liệu.
+ TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ.
+ TK 6274: Chi phí KHTSCĐ.
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278: chi phí bằng tiến khác.
* Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở các đội xây dựng công trình gồm.
- Chi phí nhân viên đội (6271): Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ, quỹ từ thiện trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương của công trình trực tiếp thi công, nhân viên quản lý đội thuộc danh sách trong công ty.
Chức từ ban đầu để hạch toán lương của nhânviên quản lý đội và công trình là các bảng chấm công. Hình thức trả lương là hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương phải trả trong tháng = (Lương cơ bản x hệ số lương x Số công thực tế trong tháng)/26 + Phụ cấp.
Người lập bảng chấm công là kế toán công trình. Căn cứ vào số công trên bảng chấm công, kế toán công trình lập Bảng tính lương cho Ban Quản lý công trình. Đến kỳ thanh toán chứng từ, Kế toán lập Bảng tổng hợp lương Bộ phận quản lý.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ (6272, 6273): Khoản mục chi phí bao gồm: Dầu mỡ bôi trơn, búa, kìm vạn năng dùng để bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên máy móc, thiết bị, các loại vật tư, phụ tùng phục vụ cho việc quản lý công trình, văn phòng như mực in, giấy, quần áo BHLĐ. Hạch toán loại chi phí này phải căn cứ vào chứng từ ban đầu về vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán đối thanh toán, lúc cuối quý, lập Bảng kê công cụ dụng cụ xuất dùng. Tuy nhiên, đối với công trình Bỉm Sơn, khoản chi này không phát sinh nên sử dụng Bảng trên.
- Chi phí KHTSCĐ: Hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ KH đã quy định kế toán công ty ra mức khấu hao toàn bộ TSCĐ trong công ty, sau đó tổng hợp theo từng quý cho từng đơn vị qua Bảng kế KHTSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Loại chi phí này gồm các khoản tiền điện, nước, điện thoại, lán trại, thanh toán tiến tầu xe của công nhân viên trọng đội, chi phí tiếp khách giaodịch cuối kỳ, kế toán lập Bảng kê chi tiết bằng tiền khác cho từng công trình.
Từ các chứng từ và Bảng tổng hợp trên, kế toán lập Bảng tính tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ cho từng công trình riêng biệt.
Định kỳ, kế toán đội tập hợp các chứng từ liên quan đến các chi phí sản xuất chung của công trình lên phòng kế toán của công ty. Trên cơ sở đó kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 627.
3.3. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
3.3.1. Quá trình lựa chọn cơ hội đầu tư:
Hoạt động như một Công ty con thuộc Công ty mẹ là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nên các cơ hội kinh doanh, các hợp đồng chủ yến được phân bổ bởi Tổng công ty. Ngoài ra Công ty cũng tự tìm cho mình các cơ hội kinh doanh riêng chủ động liên hệ và tham gia đấu thầu các công trình thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty nhằm nâng cao hiệu qua hoạt động sản xuất của công ty. Khi trúng thầu các công trình, ngoài nguồn tự có công ty lên kế hoạch huy động vốn tại các ngân hàng để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục tiến hành huy động vốn như sau:
+ Xác định giá trị công trình.
+ Chủ đầu tư tạm ứng trước một phần theo thoả thuận.
+ Gửi hợp đồng kinh tế tới Ngân hàng xin làm thủ tục vay vốn.
+ Ngân hàng duyệt và cho công ty vay vốn.
+ Thanh toán khối lượng công việc hoàn thành theo từng đợt (tháng, quý, năm…) tại Ngân hàng cho công ty vay vốn.
3.3.2. Công tác phân phối thu nhập và tái đầu tư tại doanh nghiệp
Sau khi trừ các chi phí trong quá trình sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước Công ty còn một khoản thu nhập thuần. Khoản doanh thu này là nguồn vốn kinh doanh của Công ty, nguồn vốn này được sử dụng cho công tác phân phối thu nhập và tái đầu tư như sau:
+ Lãi chưa phân phối (sau thuế) : 100%.
+ Quỹ đầu tư & phát triển : 50%
+ Quỹ dự phòng tài chính : 10%
+ Quỹ khen thưởng : 60% - 40%
+ Quỹ phúc lợi : 40%
3.3.3. Phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp:
3.3.3.1. Phân tích cơ cầu tài sản,nguồn vốn:
Cơ cấu tài sản:
Tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 524.doc