Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu Da - Giày

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Viện. 3

II . Mô hình cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu. 12

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của Viện nghiên cứu Da Giày. 12

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số vị trí chủ chốt. 13

2.1 Viện trưởng. 13

2.2 Viện phó. 13

3. Cơ cấu tổ chức của Viện theo đề án chuyển đổi Viện tháng 6 năm 2006. 13

3.1 Cơ cấu tổ chức hiện tại. 13

3.2 Phương hướng tổ chức và hoạt động sau khi chuyển đổi 14

3.3 Chức năng của tổ chức và các bộ phận trực thuộc Viện 16

3.3.1 Văn phòng (phòng hành chính tổ chức và phòng hợp tác quốc tế ) 16

3.3.2 Phòng kinh tế tổng hợp ( phòng tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư, ban kiểm soát nội bộ). 17

3.3.3 Trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày (FATRACEN ). 18

3.3.4 Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc da và môi trường. 19

3.3.5 Công ty thương mại và dịch vụ Da Giày. 20

3.3.6 Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20

III. Một số chỉ tiêu tài chính trong quá trình hoạt động của Viện. 21

1. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003. 21

2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004. 22

3. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005. 24

4. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006. 25

IV. Phương hướng hoạt động 26

1. Phương hướng trong dài hạn. 26

2. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, dịch vụ giai đoạn 2007- 2010. 28

2.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học. 28

2.1.1 Đề tài, dự án cấp nhà nước. 28

2.1.2 Đề tài cấp Bộ. 29

2.2 Định hướng sản xuất- kinh doanh, dịch vụ khoa học kỹ thuật. 30

2.3 Dự kiến thay đổi biên chế khi sắp xếp lại tổ chức. 33

2.4 Nhu cầu vốn đề nghị ngân sách hỗ trợ. 34

KẾT LUẬN 36

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Viện nghiên cứu Da - Giày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự đóng góp to lớn của khoa học công nghệ. Một lần nữa, Trung tâm cần có một tầm vóc mới xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ là một cơ quan nghiên cứu khoa học của một nghành kinh tế kỹ thuật lớn. Ngày 6 tháng 4 năm 1993, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 278/CNN- TCLĐ về việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giày thành Viện nghiên cứu Da Giày và bổ nhiệm TS Đặng Tùng làm viện trưởng. Năm 1995, do sự phân cấp quản lý, Viện nghiên cứu Da Giày trở thành đơn vị sự nghiệp của Tông công ty Da Giày Việt Nam. Một sự kiện đánh dấu sự lớn mạnh hơn nữa của Viện đó là ngày 10/11/1998 Trung tâm kỹ thuật Da Giày Thuộc Tổng công ty Da Giày Việt Nam được sáp nhập vào Viện nghiên cứu Da Giày. Kể từ đây, lĩnh vực hoạt động của Viện được mở rộng, cơ sở vật chất của Viện khang trang hơn với 2 cơ sở rộng 2500m2 tại 20 Núi Trúc Ba Đình Hà Nội. Nguồn nhân lực của Viện tăng lên do được bổ xung thêm một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý có tiềm năng trong thiết kế mẫu mốt, chế biến sản phẩm ngành Da Giày, tư vấn, đào tạo và kinh doanh dịch vụ nghành Da Giày. Từ đó đến nay, hoạt động của Viên nghiên cứu Da Giày bước vào một thời kỳ mới hòa cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với bề dày truyền thống và tiềm năng trí tuệ cùng sự khát khao vươn lên những đỉnh cao mới, hoạt động của Viện ngày càng phong phú và hiệu quả, đới sống vật chất và tinh thần của các nhà khoa học và CBCNV của Viện ngày càng ổn định tuy so với lòng mong muốn của chúng ta là những kết quả chưa phải là đã thỏa mãn. Hàng năm, doanh thu từ xưởng sản xuất của Viện cũng mang lại cho Viện hơn 2 tỷ đồng, góp phần quan trọng cải thiện đới sống CBCNV của Viện... Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu, sản xuất thì một mặt không kém quan trọng trong công tác quản ký của Viện là công tác đào tạo dạy nghề. Trong điều kiện cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thời đại mới, nhưng Viện đã chủ động kết hợp với một số trường Đại học, Viện nghiên cứu và các Doanh nghiệp sản xuất trong cả nước triển khai các khóa học theo phương pháp đào tạo tại chỗ, tận dụng mặt bằng thiết bị của các Doanh nghiệp để triển khai mở các lớp, mời các cộng tác viên có chuyên môn cùng tham gia giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Da Giày. Rất nhiều cán bộ trưởng thành từ thời gian công tác tại Viện, khi đi nhận nhiệm vụ tại cơ quan khác đều là những cán bộ rất xuất sắc, những người giữ chức vụ cao trong ngành, trong Bộ. Hệ thống thông tin thư viện liên tục được đàu tư củng cố với nhiều đầu sách quý trong nước và thế giới để CBCNV tham khảo nghiên cứu. Đây cũng là nơi các Doanh nghiệp trong ngành và những người có nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến ngành Da Giày có thể tìm đến tra cứu. Bằng ý chí vượt lên trong khó khăn, tập thể CBCNV của Viện đang ấp ủ thực hiện những dự kiến trong tương lai. Một số dự án mới đã ra đời: Dự án tiền khả thi quy hoạch phát triển Viện đến năm 2010 và hướng đến 2020; Dự án khả thi đầu tư xưởng thực nghiệm thiết kế mẫu mốt ngành Giày, dự án triển khai sản xuất thử thuộc đề tài KC06; Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học lĩnh vực thuộc da. Tính khả thi của các dự án sẽ là động lực mạnh mẽ để Viện nghiên cứu Da Giày trụ vững và phát triển trong giai đoạn mới. Tháng 3/2003 trong quá trình triển khai thực hiện quyết định 125 Ttg về sắp xếp đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Công nghiệp, Viện đã trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 40/2003/QĐ- BCN. Trong giai đoạn 2003- 2006 Viện thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực làm việc của CBCNV trong Viện như tổ chức lớp học nâng cao năng lục thiết kế thuộc chương trình xúc tiến thương mại năm 2006, chương trình nâng cao năng lực thiết kế mũ giày nội dung phần học thiết kế thủ công, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đựoc ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện và làm dịch vụ khoa học kỹ thuật,... Tháng 6 năm 2006 Viện có Đề án chuyển đổi tổ chức hoạt động Viện nghiên cứu Da Giày thành Tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí Theo nghị định 115/2005/NĐ- CP của Thủ tuớng chính phủ, sắp xếp tổ chức lại cơ cấu tổ chức mở rộng hình thức nghiên cứu khoa học, sản xuất- kinh doanh theo hướng đi mới. Bổ xung thêm chức năng nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ: Nghiên cứu phát triển tiềm năng phục vụ trong ngành công nghệ thuộc da chế biến đồ da các vật liệu phục vụ cho ngành Da Giày; Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về thông tin đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong ngành Da Giày. Ba mươi tư năm, thời gian không phải là dài nhưng cũng không là ngắn đối với quá trình xây dựng và phát triển của một cơ quan nghiên cứu khoa học. Không ồn ào với những hoạt động bề nổi để lấy thành tích, hơn 30 năm qua đội ngũ CBCNV nơi đây đã làm việc và cống hiến hết tâm huyết, trí tuệ của mình cho ngành, cho xã hội như nhứngx con ong chăm chỉ, lặng lẽ chắt chiu những kiến thức và kinh nghiệm thực sự bổ ích, góp phần tích cực quan trọng vào sự phát triển chung của nghành Da Giày. Niềm tự hào đó cũng chính là động lực để Viện nghiên cứu Da Giày tiếp tục khẳng định mình và vươn tới một tương lai tươi sáng hơn trong một số năm tới. II . Mô hình cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của Viện nghiên cứu Da Giày. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Viện nghiên cứu Da Giày Viện trưởng Phó viện trưởng Phó viện trưởng (Giám đóc trung tâm mẫu và đào tạo Da - Giày) Phó viện trưởng Phòng tổ chức hành chính Phòng nghiên cứu khoa học Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư Xưởng thực nghiệm thuộc da Trung tâm mẫu và đào tạo Da - Giày -Viện trưởng ThS Đỗ Thị Hồi - Viện phó: + ThS Trần Thị Minh Thư Giám đóc trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày + TS Trần Thị Nhàn phụ trách mảng nghiên cứu khoa học + KS Nguyễn Hữu Cung phụ trách kế hoạch sản xuất - Các bộ phận chuyên môn- nghiệp vụ. Phòng tổ chức- hành chính Phòng nghiên cứu khoa học Phòng tài chính- kế toán Phòng kế hoạch đầu tư - Các cơ sở phục vụ dịch vụ và chuyển giao công nghệ Xưởng thực nghiệm thuộc da Trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày (FATRACEN) 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số vị trí chủ chốt. 2.1 Viện trưởng. - Viện trưởng là nguời chịu trách nhiệm trước nhà nước về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, có lãi, sử dụng vốn bảo toàn và phát triển. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học và công nghệ chuyên ngành Da Giày , Tiếp nhận và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ môi trường và kinh tế Da Giày. 2.2 Viện phó. - Có nhiệm vụ giúp đỡ viện trưởng về công tác quản lý, nghiên cứu các đề tài khoa học mới, công nghệ thuộc da mới, đào tạo và phát triển mẫu. Các viện phó thực hiện các quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai khoa học- công nghệ chuyên ngành với các cơ quan tổ chức , trường Đại học, Viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất,kinh doanh trong nước và ngoài nước. - Giám đốc trung tâm mẫu là người chịu trách nhiệm về công tác sản xuất, cân đối kế hoạch, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch nguyên vật liệu đầu vào. 3. Cơ cấu tổ chức của Viện theo đề án chuyển đổi Viện tháng 6 năm 2006. 3.1 Cơ cấu tổ chức hiện tại. Theo đề án chuyển đổi tháng 6 năm 2006, Viện là một đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc BCN hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu, có cơ cấu tổ chức hiện tại như sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Viện nghiên cứu Da Giày Hội đồng khoa học Viện Khối chuyên môn nghiệp vụ - Phòng Nghiên cứu khoa học - Phòng kế hoạch đầu tư - Phòng tài chính kế toán - Phòng hành chính tổ chức - Xưởng thực nghiệm thuộc da Các đơn vị trực thuộc - Trung tâm mẫu và đào tạo Da - Giày Trong đó:- Lãnh đạo bao gồm Viện trưởng và các phó Viện trưởng; Viện có một chi bộ Đảng và một tổ chức công đoàn cơ sở. - Cơ cấu tổ chức + Ban giám đốc 04 người + Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Phòng hành chính tổ chức: 09 người Phòng nghiên cứu khoa học: 09 người Phòng tài chính kế toán: 04 người Phòng kế hoạch đầu tư: 08 người Xưởng thực nghiệm thuộc da: 11 người - Các cơ sở trực thuộc hạch toán độc lập gồm trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày: 37 người. 3.2 Phương hướng tổ chức và hoạt động sau khi chuyển đổi - dự kiến sắp xếp các bộ phận và tổ chức trực thuộc + Lãnh đạo: Viện trưởng và các phó viện trưởng + Khối quản lý: Văn phòng (gồm các bộp phận: hành chính tổ chức, hợp tác quốc tế); Phòng kinh tế tổng hợp ( tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư, ban kiểm soát nội bộ). + Các đơn vị trực thuộc: Trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày tại 20 Núi Trúc- Ba Đình- Hà Nội Công ty thương mại và Da Giày tại 20 Núi Trúc- Ba Đình- Hà Nội Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc da và môi trường tại 160 Hoàng Hoa Thám- Tây Hồ- Hà Nội Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh - Mô hình tổ chức của Viện: Tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí có sơ đồ khối cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Viện trong tương lai Viện nghiên cứu Da Giày Hội đồng khoa học Viện Khối chức năng quản lý - Văn phòng - Phòng kinh tế tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư Ban kiểm soát nội bộ Các đơn vị trực thuộc - Trung tâm mẫu và đào tạo Da - Giày - Công ty Thương mại và dịch vụ Da - Giày - Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc da và môi trường - Phân viện tại TP HCM 3.3 Chức năng của tổ chức và các bộ phận trực thuộc Viện 3.3.1 Văn phòng (phòng hành chính tổ chức và phòng hợp tác quốc tế ) - Là đầu mối truyền đạt chỉ thị của lãnh đạo Viện đến các cơ sở, đơn vị; theo dõi, đôn đốc các phòng ban, đơn vị, cơ sở thực hiện chương trình công tác cũng như chỉ thị, quyết định của lãnh đạo. - Quản lý hồ sơ, lý lịch CBCNV của Văn phòng Viện và các chức danh từ cấp phó, các đơn vị trực thuộc, quản lý quy hoạch cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo trong quyết định đề bạt, phân công cán bộ. - Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn kế hoạch thi tay nghề cho công nhân. - Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ tài liệu, lịch giao ban, hội họp. - Quản lý lao động- tiền lương, xây dựng tổng quỹ tiền lương, kinh phí hành chính Viện và các đơn vị trực thuộc. Theo dõi pháp chế về hoạt động nghiên cứu, sản xuất- kinh doanh, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viện hoạt động, ký kết hợp đồng, liên kết kinh doanh theo đúng pháp luật. - Quản lý, tổ chức công tác đối ngoại, đảm bảo công tác phiên dịch các văn bản trao đổi của Viện với các cơ quan nhà nước và nước ngoài; đảm bảo phiên dịch cho các cuộc hôi họp, đàm phán giữa đại diện Viện với các tổ chức nước ngoài. - Tổ chức công tác lễ tân, đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức ăn ở, đi lại, giải quyết thủ tục cho người nước ngoài làm việc theo các hợp đồng kinh tê. - Liên hệ với đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp về tinh thần và vật chất của công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại Viện. - Giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho CBCNV của Viện đi công tác ngoài lãnh thổ Việt Nam và cán bộ nước ngoài đến Việt Nam làm việc tại Viện. - Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ quan,. Vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, tham gia về an ninh quốc phòng với chính quyề địa phương. 3.3.2 Phòng kinh tế tổng hợp ( phòng tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư, ban kiểm soát nội bộ). - Chức năng: giúp Viện trưởng thực hiện chức năng quản lý Viện trong lĩnh vực tài chính kế toán; xây dựng cơ bản; quản lý, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển Viện. - Nhiệm vụ: + Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm của Viện để Viện trưởng trình Bộ trưởng phê duyệt. + Đầu mối tổng hợp các Dự án đầu tư phát triển Viện. + Tham gia xây dựng các Văn bản quy chế của Viện. + Quản lý quá trình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Viện, lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trình bộ phê duyệt . + Quản lý kế hoạch nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của Viện. + Cung cấp các tông tin và báo cáo hàng tháng, sơ kết quý , sơ kết quý, sơ kết 6 tháng, báo cáo tổng hợp năm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng. + Theo dõi tổng hợp và chủ trì lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm của Viện theo yêu cầu của BCN. + Quản lý vật tư thiết bị. + Tổ chức hạch toán, kế toán theo đúng pháp luật; tổng hợp kết quả kinh doanh; phân tích hoạt động kinh tế, các hoạt động khác của Viện; kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. + Thực hiện chức năng giám đốc kế toán- tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc. + Xây dựng và tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, sản xuất- kinh doanh dịch vụ hàng năm và dài hạn, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch. + Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cơ quan, quản lý nhà làm việc, bố trí sắp xếp nơi làm việc, lập kế hoạch và triể khai các công việc liên quan đến cải tạo, nâng cấp các công trình của Viện, các hợp đồng mua sắm trang thiết bị văn phòng cho bộ máy điều hành của Viện. + Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ. + Lập kế hoạch kiểm soát: ban kiểm soát xấ định và đề ra mục tiêu dài hạn, ngắn hạn lập kế hoạch kiểm soát trong năm, xây dựng hệ thống biểu mẫu thống kê, báo cáo phù hợp với từng mục tiêu đề ra. + Thực hiện công tác kiểm theo các nội dung chủ yếu sau: kiểm soát tài chính, kiểm soát nhân sự, kiểm soát việc trả lương, trả công cho người lao động, kiểm soát việc thực hiện các chương trình phúc lợi cho người lao động, kiểm soát tình trạng thị trường, năng suất lao động, kiểm soát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển... Xem xét kiểm chứng việc thực hiện thực tế với kế hoạch đã được đặt ra trong năm. Xác định chính xác, kịp thời những sai xót xảy ra và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong quá trình thực hiện các chính sách, các mệnh lệnh, các chỉ thị. + Xác định và dự đoán những biểu tượng về thị trường, giá. Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp cải tiến công tác quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trên cơ sở nâng cao hiệu suất công tác của từng bộ phận, từng cấp và từng cá nhân trong bộ máy hoạt động của đơn vị. + Lập báo cáo, báo cáo định kỳ kết quả công tác kiểm soát với lãnh đạo Viện và đề xuất với lãnh đạo phương án sản xuất. 3.3.3 Trung tâm mẫu và đào tạo Da Giày (FATRACEN ). - Nghiên cứu thời trang, thiết kế mẫu mốt, chuyển giao công nghệ, tổ chức các hoạt động trình diễn và định hướng thời trang phục vụ người tiêu dùng thuộc ngành Da Giày -Tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ ngành Da Giày - Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc thợ, cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ nhận bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội về giáo dục và dạy nghề - Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và thiết kế thời trang gắn với đào tạo nghề và sản xuất thuộc ngành Da Giày - Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức hội nghị, chuuyên đề, hội thảo khoa học, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm, đào tạo, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu thiết kế thời trang thuộc ngành Da Giày với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 3.3.4 Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ thuộc da và môi trường. - Nghiên cứu công nghệ thuộc da từ các loại da động vật, trong đó quan tâm tạo sản phẩm mới từ các loại da quý hiếm da bò sát, da nguyên lông... nhằm đa dạng hoá các loại mặt hàng tiêu dùng từ da thuộc có giá trị cao và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. - Nghiên cứu cơ bản về nguyên vật liệu, hoá chất phụ trong ngành Da Giày. - Nghiên cứu công nghệ môi trường, xử lý các chất thải (rắn, lỏng, khí) trong ngành công nghiệp Da Giày. - Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy móc thiết bị phục vụ ngành Da Giày. - Nghiên cứu thử nghiệm hoá chất mới, tạo sản phẩm mới chất lượng cao giúp cho các cơ sở sản xuất và Doanh nghiệp mới thành lập có sự lựa chọn đúng hướng trong quá trình phát triển. - Nghiên cứu công nghệ xử lý các loại chất thải trong ngành Da Giày. - Xây dựng tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng sản phẩm Da Giày, trong đó bao gồm cả hoá chất độc hại tồn dư trong sản phẩm giúp Doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu về môi trường của thị trường nhập khẩu. - chuyển giao công nghệ thuộc da, công nghệ môi trường và tư vấn dịch vụ kỹ thuật đối với Doanh nghiệp trong và ngoài ngành có liên quan. - Tham gia xác định Dự án và thiết kế nhà máy thuộc da đồng thời tư vấn đầu tư công nghệ, sản phẩm và lắp thiết bị. - Tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước về lĩnh vực Da Giày, tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. - Hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ với chuyên gia, các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước. 3.3.5 Công ty thương mại và dịch vụ Da Giày. - Tổ chức các hoạt động hội chợ, hội thảo quốc tế, các buổi trình diễn thời trang. - Là đầu mối giao lưu với các nhà sản xuất- kinh doanh giày dép, thiết bị, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị chuyên dùng. - Hỗ trợ xúc tiến thương mại và giao lưu các Doanh nghiệp Da Giày thông qua việc: + Mở showroom trưng bày và giới thiệu sản phẩm của các Doanh nghiệp Việt Nam, quảng bá hình ảnh và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm Da Giày. + Xúc tiến các hoạt động thương mại thâm nhập thị trường, tìm kiếm đối tác, mở rộng bạn hàng. + Cung cấp thông tin tư vấn cho các Doanh nghiệp Da Giày và phát triển quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài kể cả việc xúc tiến hợp tác sản xuất và đầu tư vào ngành Da Giày. - Đầu mối cung cấp nguyên phụ liệu ngành Da Giày cho khu vực phía Bắc. - Kinh doanh các sản phẩm Da Giày. - Dịch vụ cho thuê văn phòng. 3.3.6 Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh. - Là đơn vị nghiên cứu khoa học- sản xuất- kinh doanh của Viện nghiên cứu Da Giày tại phía Nam, hạch toán độc lập có quy chế tổ chức hoạt độn, có bộ máy quả lý điều hành, có con dấu và có tài khoản giao dịch tại ngân hàng. - Chức năng, nhiệm vụ: + Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc da và sản xuất giày, hoá chất sử dụng trong ngành Da Giày. + Kinh doanh các dịch vụ khoa học công nghệ, đào tạo, thông tin, hợp tác quốc tế. + Kinh doanh các sản phẩm Da Giày, kinh doanh xuất nhập khẩu và sản phẩm khác phù hợp với quy định của pháp luật. III. Một số chỉ tiêu tài chính trong quá trình hoạt động của Viện. Viện nghiên cứu là đơn vị đặc thù vừa có hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo vê Da – Giày vừa có hoạt dống sản xuất kinh doanh với số liệu cụ thể như sau: 1. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003. Bảng 1: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 Đơn vị tính: đồng. TT Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này Lũy kế từ đầu năm 1 Doanh thu từ SXJD 3480751441 3480751441 2 Giá vốn hàng bán 1908426209 1908426209 3 Lợi nhuận gộp 1572325232 1572325232 4 Chi phí bán hàng 682124439 682124439 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 845556027 845556027 6 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 44644766 44644766 7 Thu nhập hoạt động tài chính 0 0 8 Chi phí hoạt động tài chính 0 0 9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0 0 10 Các khoản thu nhập bất thường 914891 914891 11 Chi phí bất thường 20122403 20122403 12 Lợi nhuận bất thường -19207512 -19207512 13 Lợi nhuận trước thuế 25437254 25437254 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 8139921 8139921 15 Lợi nhuận sau thuế 17297333 17297333 (Nguồn: Viện nghiên cứu Da Giày) 2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004. Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu năm 2004 Đơn vị tính: đồng. Chỉ tiêu Tổng số I HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN 1 Thu từ hoạt động thường xuyên 593.000.000 1.1 Phí, lệ phí 1.2 Kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên 593.000.000 2 Chi phí hoạt dộng thường xuyên 593.000.000 2.1 Chi cho người lao động 474.340.000 2.2 Chi hoạt động nghiệp vụ 105.660.000 2.3 Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ 0 2.4 Tổ chức thu phí, lệ phí 0 2.5 Chi cho hoạt động thường xuyên khác 13.000.000 3 Chênh lệch thu chi thường xuyên 0 II HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1 Kinh phí kỳ trước chuyển sang 32.634.131 2 Kinh phí Nhà nước cấp trong kỳ 492.799.252 3 Chi hoạt động nghiên cứu khoa học 525.433.383 3.1 Thanh toán cá nhân 34.400.000 3.2 Chi hoạt động nghiệp vụ 470.038.383 3.3 Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ 12.615.750 3.4 Chi hoạt động thường xuyên khác 8.379.250 4 Kinh phí nghiên cứu chuyển năm sau 0 III HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1 Tổng doanh thu 3.173.203.546 2 Giá vốn hàng bán 2.305.618.449 3 Lợi nhuận gộp 867.585.097 4 Chi phí bán hàng 67.706.651 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 782.261.414 6 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 17.617.032 7 Thu nhập hoạt động tài chính 0 8 Chi phí hoạt động tài chính 0 9 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 0 10 Các khoản thu nhập bất thường 54.884.575 11 Chi phí bất thường 6.022.937 12 Lợi nhuận bất thường 48.861.638 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 66.478.670 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 18.614.028 15 Lợi nhuận sau thuế 47.864.642 15.1 Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (40%) 19.145.856 15.2 Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập (30%) 14.359.393 15.3 Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (30%) 14.359.393 (Nguồn: Viện nghiên cứu Da – Giày). 3. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005. Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu năm 2005. Đơn vị tính: đồng. Chỉ tiêu Tổng số I HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN 1 Thu từ hoạt động thường xuyên 3.220.000.000 1.1 Phí, lệ phí 1.2 Kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên 3.220.000.000 2 Chi phí hoạt dộng thường xuyên 3.220.000.000 2.1 Chi cho người lao động 1.009.600.000 2.2 Chi hoạt động nghiệp vụ 878.600.000 2.3 Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ 1300.000.000 2.4 Tổ chức thu phí, lệ phí 2.5 Chi cho hoạt động thường xuyên khác 32.400.000 3 Chênh lệch thu chi thường xuyên 0 II HOẠT ĐỘNG CÓ THU TẠI ĐƠN VỊ A Thu từ hoạt động SXKD 1 Doanh thu từ hoạt động SXKD 2.460.209.750 2 Giá vốn hàng bán 1.546.797.247 3 Lợi nhuận gộp 913.412.503 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 502.901.981 5 Chi phí khác 409.198.567 6 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 1.311.865 7 Thu nhập hoạt động tài chính 8.379.250 8 Chi phí hoạt động tài chính 0 9 Lợi nhuận từ hoạt động TC 52.824.399 10 Các khoản thu nhập bất thường 29.606.239 11 Chi phí bất thường 23.218.160 12 Lợi nhuận Bbất thường 24.530.025 13 Lợi nhuận trước thuế 6.868.407 14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 17.661.617 15 Lợi nhuận sau thuế 17.617.032 15.1 Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (40%) 15.2 Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập (30%) 15.3 Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (30%) (Nguồn: VIện nghiên cứu Da – Giày). 4. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006. Để tạo các nguồn thu, Viện đã triển khai các hoạt động sản xuất thực nghiệm và kinh doanh dịch vụ kỹ thuật với tổng doanh thu thực hiện năm 2006 là: 3,02 tỷ đồng và một sôốchỉ tiêu hoạt động như sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2006 Th 2006 1 Giá trị tổng sù nghiÖpả lượng sản xuất công nghiệp Triệu đồng 1650 2 Doanh thu Triệu đồng 3000 3020 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 300 261 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 5 Đầu tư mới Triệu đồng 2500 2500 6 Số lao động Người 82 82 7 Thu nhập bình quân người/ tháng 1000 1500 1524 (Nguồn:Viện nghiên cứu Da – Giày). Thực trạng về năng lực sản xuất kinh doanh của Viện hiện nay: - Đối với các sản phẩm da thuộc do điều kiện thiết bị nhà xưởng và năng lực như hiện nay Viện mới chỉ cung câấpđược các sản phẩm da thuộc cấp thấp với giá không cạnh tranh. - Đối với các sản phẩm Giày tuy có lợi thế về dây chuyền thiết bị đồng bộ đã được đưa vào khai thác sử dụng, ngoài mặt hàng Giày BHLĐ truyền thống và những mặt hàng Giày thời trang, văn phòng nhưng khả năng đáp ưúng thị trường về chất lượng, mẫu mã đnag còn hạn chế. IV. Phương hướng hoạt động 1. Phương hướng trong dài hạn. Ba mươi tư năm kể từ ngày thành lập, được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ, Tổng công ty Da Giày Việt Nam, Viện nghiên cứu Da Giày đã không ngừng phấn đấu vươn lên, phát triển và trưởng thành, đạt nhiều thành tích to lớn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành Da Giày Việt Nam. Để xứng đáng với nhiệm vụ và trách nhiệm mà Nhà nước và Bộ Công nghiệp giao phó trên tinh thần mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của ngành, của đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trước mắt, Viện nghiên cứu Da Giày sẽ tập trung phát triển vào các lĩnh vực sau: Lĩnh vự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35196.DOC
Tài liệu liên quan