MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1: Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam và Chi nhánh Bắc Hà Nội 2
I / Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam 2
1. Lịch sử hình thành BIDV Việt Nam 2
2. chức năng nhiệm vụ 4
3. Mô hình tổ chức BIDV Việt Nam 5
II / Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 6
1. Lịch sử hình thành của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 6
2. Mô hình tổ chức BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 8
3. Chức năng,nhiệm vụ các phòng ban của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
10
3.1.Chức năng nhiệm vụ chung: 11
3.2.Chức năng nhiệm vụ riêng của từng phòng ban 11
Phần II : Nội dung các hoạt động cơ bản của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 18
1.Thực trạng chung của chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội 18
1.1.Quy mô hoạt động: 18
1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh 20
2.Hoạt động tài chính cơ bản 20
2.1.Hoạt động huy động vốn 20
2.2.Hoạt động sử dụng vốn 23
3. Hoạt động thu dịch vụ 26
Phần III : Phương hướng, mục tiêu hoạt động và những đánh giá sơ bộ về hoạt động của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 28
1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 28
1.1. Phương hướng hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 28
1.2. Mục đích- yêu cầu: 30
2. Giải pháp thực hiện phương hướng và mục tiêu hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đề ra 31
3. Đánh giá sơ bộ về những hoạt động của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội và đề xuất đề tài thực tập 36
3.1.Đánh giá sơ bộ về hoạt động của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội 36
3.1.1. Những mặt đã đạt được 36
3.1.2. Những mặt còn hạn chế 36
3.2. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội 37
3.2.1. Những kết quả đạt được 37
3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại: 40
3.3.Đề xuất đề tài thực tập 42
Kết luận 44
Tài liệu tham khảo 45
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh tiền tệ
Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ
Thu thập báo cáo các thông tin liên quan
Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh
3.2.10. Phòng / tổ điện toán
+ Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình tại chi nhánh
+ Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/ phòng công nghệ thông tin khu vực
+ Đảm bảo vận hành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục thông suốt
+ Tham mưu đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ và những vấn đề liên quan
3.2.10. Phòng tài chính kế toán
* Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý giám sát tài chính
- Đề xuất tham mưu và hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán
- Kiểm tra định kỳ đột xuất việc chấp hành các quy định tỏng công tác kế toán và chi tiêu tài chính
* Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác kịp thời… của số liệu kế toán và các báo cáo liên quan
Quản lý thông tin và lập báo cáo
Thực hiện quản lý thông tin khách hàng
3.2.11. Phòng tổ chức nhân sự
- Phổ biến quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức
- Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức nhân sự tại chi nhánh
- Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức/nghỉ hưu)
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng GD/QTK
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới
- Quản lý hồ sơ cán bộ
3.2.12.Văn phòng
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức
- Tham mưu, đề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh
- Hướng dẫn các phòng/tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh
- Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức/nghỉ hưu)
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng GD/QTK
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới
- Quản lý hồ sơ cán bộ
Phần II: Thực trạng hoạt động cơ bản của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội trong những năm gần đây
1.Thực trạng chung của chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội
1.1.Quy mô hoạt động:
Bảng số liệu tình hình tổng quan về hoạt động của chi nhánh trong những năm gần đây (tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
1.Tổng nguồn vốn huy động tại CN
1500
2100
2500
2950
2. Dư nợ tại chi nhánh
2000
2800
4350
5800
3. Tổng tài sản
2.180
2998
4500
5930
(Nguồn : Phòng Kế hoạch tổng hợp )
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2005-2008, tổng tài sản, tổng nguồn huy động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã tăng lên gấp đôi. Tổng tài sản năm 2005 chỉ đạt 2180 tỷ thì đến năm 2008 đã là 5930 tỷ .Dư nợ tín dụng từ 2000 tỷ đồng tăng lên 5800 tỷ đồng vào năm 2008. Tổng nguồn vốn huy động cũng tăng từ 1500 tỷ đồng năm 2005 lên 2950 tỷ đồng năm 2008.Tốc độ tăng tổng nguồn huy động tương đối đều qua các năm trong khi dư nợ tín dụng và tổng tài sản tăng nhanh trong năm 2006-2007( dư nợ tín dụng từ 2800 lên 4350 tỷ đồng và tổng tài sản tăng từ 2998 lên 4500 tỷ đồng).
1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Lợi nhuận trước thuế(đơn vị tỷ đồng)
55
70
95
152
Lợi nhuận sau thuế
39.6
50.4
68.4
109
( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Năm 2005, Chi nhánh mới đi vào hoạt động được 3 năm nên gặp nhiều khó khăn như số lượng khách hàng còn chưa nhiều, đội ngũ cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng nên lợi nhuận trước thuế còn chưa cao (55 tỷ đồng) . Qua 4 năm tiếp theo, Chi nhánh đã dần bắt kịp với thị trường, hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Kết quả là năm 2006, lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 95 tỷ đồng và năm 2008 đã đạt mức 152 tỷ đồng. Sau 4 năm, xét cả giai đoạn, lợi nhuận đã tăng lên gấp đôi, tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và sau thuế ngày càng nhanh đồng thời đạt được kế hoạch đề ra từng năm cho thấy hoạt động có hiệu quả của chi nhánh .Tốc độ tăng trung bình của lợi nhuận sau thuế đạt 23.13%
2..Hoạt động tài chính cơ bản
2.1..Hoạt động huy động vốn
Bảng số liệu về hoạt động huy động vốn trong 4 năm gần đây
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
1.Tổng nguồn vốn huy động tại CN
+ Theo nguồn huy động
Từ dân cư
Từ tổ chức
+ Theo kỳ hạn
<12 tháng
> 12 tháng
+Theo loại tiền tệ
VND
Ngoại tệ
+Theo hình thức huy động
Tiết kiệm
Kỳ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ tiền gửi
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT
1500
1500
360
1140
1500
690
810
1500
840
660
1500
319
19
12
10
530
610
2100
2100
410
1690
2100
1155
945
2100
1281
819
2100
359
24
10
17
734
956
2500
2500
510
1990
2500
1375
1125
2500
1525
975
2500
440
30
15
25
820
1170
2950
2950
635
2315
2950
1667
1283
2950
1859
1092
2950
500
30
15
90
1042
1273
(Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp )
Theo phân tích tổng quát tình hình huy động vốn qua các năm từ 2005 đến 2008 ở trên tổng nguồn huy động không có nhiều biến động trong tóc độ tăng hàng năm.
Theo phân tích cụ thể cơ cấu huy động vốn:
- Phần lớn nguồn vốn huy động được của chi nhánh đến từ các tổ chức với tỷ trọng khoảng trên 76 % tổng nguồn huy động. Tuy nhên tốc độ tăng nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng (năm 2006 tăng 50 tỷ đồng, năm 2007 tăng 100 tỷ đồng, năm 2008 tăng 125 tỷ đồng) trong khi tốc độ tăng nguồn huy động từ các tổ chức đang có xu hướng giảm ( năm 2006 tăng 550 tỷ đồng, năm 2007 tăng 300 tỷ đồng, năm 2008 tăng 325 tỷ đồng). Điều này được giải thích do chiến lược phát triển của Chi nhánh và lượng khách hàng tiềm năng trong khu vực chi nhánh phụ trách. Mục tiêu của Chi nhánh là đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn đối với các tổ chức kinh tế, tăng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng huy động vì đây là nguồn vốn lớn. Song với định hưóng đưa chi nhánh trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đông fthời khách hàng cá nhân còn nhiều tiềm năng nên nguồn huy động từ dân cư đã tăng lên.
Nguồn huy động từ vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn tương đối đồng đều về tỷ trọng song tốc độ tăng nguồn vốn có xu hướng giảm. Nguồn vốn ngắn hạn năm 2006 tăng 67,39% so với năm 2005, đến năm 2007 chỉ tăng 19,05% so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,24% so với năm 2007. Tốc độ tăng nguồn vốn dài hạn qua các năm lần lượt là 16,67%; 19,05%; 14,04%.
Nguồn huy động từ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn huy động từ ngoại tệ song không quá chênh lệch với tỷ trọng trung bình là 59,33%. Nhìn chung nguồn huy động theo loại tiền tệ nào cũng có xu hướng tăng song tốc độ tăng lại giảm dần (tốc độ tăng nguồn huy động từ VND năm 2006 tăng 441 tỷ đồng nhưng đến năm sau chỉ tăng 244 tỷ đống và năm 2008 tăng 334 tỷ đồng; Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ tăng 159 tỷ đồng năm 2006, 156 tỷ đồng năm 2007 và chỉ tăng 117 tỷ đồng năm 2008).
- Theo hình thức huy động, cơ cấu huy động vốn bao gồm Tiền gửi tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi, Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Quy mô các loại hình huy động vốn của chi nhánh đều tăng lên với xu hướng tăng dần tốc độ và quy mô (trừ tốc độ tăng tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế có xu hướng giảm ). Trong đó nguồn huy động truyền thống là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn huy động và tốc độ tăng khá đồng đều qua các năm trong cả giai đoạn 2005-2008.
Như vậy trong giai đoạn 2005-2008, tổng nguồn huy động vốn tăng lên khá nhanh và cũng có sự thay đổi khá rõ rệt trong cơ cấu loại hình huy động từ dân cư sang các tổ chức kinh tế cũng như loại tiền huy động và kỳ hạn huy động. Trước diễn biến thị trường hiện nay như lãi suất huy động giảm, sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác, các chi nhánh cần có ngay các biện pháp hữu hiệu, cải thiện khả năng cân đối vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt tập trung đẩy mạnh nguồn huy động từ các khách hàng doanh nghiệp, giữ vững nền vốn dân cư, có các chính sách linh hoạt đối với các khách hàng định chế tài chính.
2.2.Hoạt động sử dụng vốn
Trong giai đoạn 2005-2008, tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên gấp ba, năm 2005 là 1200 tỷ VNĐ, đến năm 2008 là 3650 tỷ VNĐ. Như vậy, ta có thể thấy chi nhánh có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh về mặt quy mô.
Bảng số liệu tình hình sử dụng vốn qua 4 năm gần đây
Dư nợ tại chi nhánh
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Phân loại theo thời hạn tín dụng
+ Ngắn hạn
VND
Ngoại tệ quy đổi
+ Trung dài hạn
VND
Ngoại tệ quy đổi
Phân loại theo thành phần kinh tế
+Quốc doanh
+Ngoài quốc doanh
Trong đó : kinh tế cá thể
+ Dư nợ có tài sản đảm đảo
2000
1200
696
504
800
440
360
2000
700
1300
5
1440
2800
1680
722
958
1120
616
504
2800
840
1960
6
2100
4350
2610
1150
1460
1740
957
783
4350
1188
3132
30
3306
5800
3650
1606
2044
2150
1183
968
5800
1508
4292
100
4524
(nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)
Năm 2005, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh lớn hơn so với tỷ trọng nợ trung và dài hạn ( nợ ngắn hạn chiếm 60% tông nguồn huy động ), ngoài ra, do tính ổn định của VNĐ nên các doanh nghiệp vay bằng VNĐ là chủ yếu, vay bằng VNĐ chiếm 56,8 %. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong giai đoạn này, Chi nhánh có chủ trương hạn chế cho vay trung và dài hạn, cho vay bằng ngoại tệ do có rủi ro tín dụng lớn cũng như rủi ro biến động tỷ giá .
Xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, sự vượt trội của tín dụng ngoài quốc doanh ( tín dụng ngoài quốc doanh chiếm trung bình 69,17 % )luôn được duy trì qua các năm đến năm 2008 . Nguyên nhân của sự tăng lên vượt trội của tín dụng ngoài quốc doanh là do xu hướng gần đây của ngân hàng là mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, hạn chế cho vay quốc doanh vì đây là thành phần kinh tế hoạt động năng động, có hiệu quả, chiếm phần lớn các doanh nghiệp, điều kiện cho vay tốt, lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời đây là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng phát triển cũng như tiềm lực kinh tế mạnh.
.
Về nợ quá hạn, mặc dù qua các năm, khối lượng nợ quá hạn tăng lên nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.Nựo quá hạn của chi nhánh phần lớn thuộc nhóm 2(Nợ cần chú ý) theo cách phân loại của QĐ 493 về phân loại nợ trong các tổ chucs tín dụng
Theo đánh giá chung trong toàn hệ thống, nợ quá hạn của toàn khối chi nhánh trong những năm vừa qua tăng cao trong đó 95/108 chi nhánh có nợ quá hạn tăng đặc biệt có 31 chi nhánh có nợ quá hạn >5% . Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội có thể được coi là một chi nhánh đã thực hiện tốt quy định về tình hình nợ xấu,nợ quá hạn với những con số khả quan(nợ xấu trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008 là 136 tỷ đồng , 84tỷ đồng , 65tỷ đồng, 35tỷ đồng) . Tỉ lệ nợ xấu ngày càng có xu hướng giảm và đạt ngưỡng an toàn (tỉ lệ nợ xấu trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008 lần lượt là 7%, 3%, 1.5 %, 0.6%) là do chính sách quản lý điều hành hoạt động linh hoạt và kịp thời của ban lãnh đạo chi nhánh trước những thay đổi thất thường của tình hình kinh doanh trong và ngoài nước.
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
Trích dự phòng rủi ro
25
30
71
80
Tỉ lệ nợ xấu theo điều
7/ QĐ 493
7%
3%
1.5 %
0.6%
Nợ quá hạn(tỷ đồng)
18
15
13
18
Lãi treo trong toàn hệ thống khối chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội có xu hướng tăng chủ yếu do gia tăng nợ quá hạn và cơ cấu lại nhóm nợ. Một số chi nhánh có dư lãi treo tăng cao: Bắc Sài Gòn, Thăng Long, SGD 2, Sài Gòn, Bến Tre, Vĩnh Long , Bắc Ninh ,
Quảng Bình, Trà Vinh, Quảng Ngãi .3. Hoạt động thu dịch vụ
Bảng tổng kết hoạt động dịch vụ tại chi nhánh (dơn vi: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Thu DV Bảo lãnh
7.840
10.440
18.526
29.232
Thu DV TT trong nước
0.307
0.406
0.746
1.299
Thu DV TTquốc tế
8.288
10.730
19.040
29.232
Thu khác
0.590
0.750
1.310
1.950
Thu DV KD ngoại tệ
5.376
6.670
11.836
19.488
Tổng thu dịch vụ
22401
28996
51458
81201
(Nguồn :Phòng kế hoạch tổng hợp)
Thu dịch vụ của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao ( Năm 2008 đạt 81,201 tỷ tăng gần gấp 4 lần năm 2005). Nguồn thu chủ yếu vẫn là các nguồn thu dịch vụ truyền thống như thu từ dịch vụ thanh toán (37,5% - 38,4%), thu từ dịch vụ bảo lãnh ( 35% - 36%). Thu từ thanh toán quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ thanh toán ( chiếm 96,1% ), trong đó chủ yếu thanh toán cho hàng xuất nhập khẩu . Kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá cao và ngày càng tăng nhanh ( tốc độ tăng qua các năm lần lượt là: 24,07%; 77,45%; 64,65%) . Điều này cho thấy bên cạnh các dịch vụ truyền thống chi nhánh cũng quan tâm đến các dịch vụ thu lợi nhuận khác mà trong đó thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng không nhỏ góp phần tăng hiệu quả sinh lời cho chi nhánh.
Theo biểu số liệu trên, cơ cấu thu dịch vụ tập trung chủ yếu từ hoạt động bảo lãnh và thanh toán, chưa có sự đột phá trong công tác dịch vụ đặc biệt là gia tăng các nguồn thu từ sản phẩm mới. Thu từ các dịch vụ khác đóng vai trò không đáng kể trong tổng thu dịch vụ (chiếm từ 2,4% - 2,63%), chưa đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, bao gồm các dịch vụ ATM, ngân quỹ ... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng của Chi nhánh là đẩy mạnh các dịch vụ này, tăng nguồn thu cho chi nhánh(năm 2005 thu từ dịch vụ khác đạt 0.59 triệu đồng thì đến năm 2008 đã tăng gấp đôi và đạt 1,95 triệu đồng).
Hiện nay chi nhánh vẫn tiế tục căn cứ nhu cầu khách hàng tại địa bàn, thực hiện quảng bá giới thiệu các sản phẩm hiện có, sản phẩm mới, các tiện ích gia tăng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ hoàn thành tốt kế hoạch thu dịch vụ.
Phần III: Phương hướng,mục tiêu hoạt động và những đánh giá sơ bộ về hoạt động của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Phương hướng và mục tiêu hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
1.1. Phương hướng hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội
Phương hướng hoạt động của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Hà Nội về lâu dài là tập trung hoàn thành tốt tất cả các chỉ tiêu phục vụ công tác cổ phần hoá BIDV và chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng của toàn hệ thống .Do đó Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội quyết tâm thực hiện tốt nhất các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009, hoàn thiện mô hình tổ chức tạo bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh phù hợp với quy mô của Ngân hàng cổ phần và Tập đoàn Tài chính .
- Nâng cao chất lượng hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ để đảm bảo an toàn và kinh doanh hiệu quả. Duy trì thương xuyên công tác tổ chức, đánh giá phân loại khách hàng theo định kỳ trên cơ sở thông tin có chọn lọc
- Nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập của Chi nhánh, mở rộng phát triển các đối tượng khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại. Mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác như các công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Phát triển những sản phẩm tín dụng mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng .
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho công tác tín dụng .Cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thủ tục giấy tờ không cânf thiết, tăng năng suất phục vụ khách hàng, kết hợp các dịch vụ khác với công tác huy động vốn, đa dạng hoá khách hàng .
- Phát triển hiện đại hoá ngân hàng, từng bước thực hiện hạch toán theo hướng chuyên nghiệp hoá đối với các nghiệp vụ tín dụng, tăng nhanh tốc độ thanh toán. Ngoài ra, trú trọng công tác đào tạo và tổ chức cán bộ, khuyến khích tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ
Thực hiện chỉ đạo của Ban Lãnh đạo, Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội thực hiện đổi mới, chuyển mạnh sang phương pháp xây dựng và kế hoạch theo sản phẩm, đối tượng khách hàng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của BIDV theo mô hình tổ chức mới tạo điều kiện cho BIDV quản lý, giám sát và phát triển kinh doanh rõ ràng hơn theo từng đối tượng khách hàng.
Trước mắt năm 2009, Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội sẽ triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng nhóm đối tượng khách hàng, theo mục đích vay vốn của khách hàng nhằm thực hiện tái cơ cấu, điều hành nâng cao hiệu quả kinh doanh thực chất hơn nữa. Với mô hình tổ chức mới được triển khai đồng bộ từ Hội sở chính đến các chi nhánh, năm 2009 là thời điểm thuận lợi để từng cán bộ quan hệ khách hàng, từng chi nhánh rà soát, đánh giá lại các khách hàng có quan hệ với BIDV, phát hiện những khách hàng kém hiệu quả, khách hàng tiềm ẩn rủi ro và đề ra kế hoạch chi tiết trên tất cả các mặt hoạt động đến từng đối tượng khách hàng cụ thể.Với tinh thần đó, kế hoạch kinh doanh năm 2009 và giai đoạn 2009-2010, cụ thể như sau: 1.2. Mục đích- yêu cầu:- Thực hiện chỉ đạo của Ban lãnh đạo về việc khẩn trương tái cơ cấu hoạt động trong giai đoạn hai năm 2009-2010 (02 năm cuối của KHKD 5 năm 2006-2010) để chủ động phòng ngừa trước các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và trong nước tác động đến khách hàng và ngân hàng, việc xây dựng kế hoạch tại từng chi nhánh phải xuất phát từ mục tiêu chung của toàn hệ thống, tập trung chuyển đổi phương thức hoạt động nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, gia tăng nhanh hiệu quả và kiểm soát được rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng cho cổ phần hóa BIDV.- Kế hoạch kinh doanh 2009 phải được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với kế hoạch kinh doanh hai năm 2009-2010 và kế hoạch 5 năm 2006-2010. Việc xây dựng kế hoạch 2009 được thực hiện trên cơ sở các chi nhánh tự đánh giá kết quả thực hiện gia đoạn 2006-2008, rút ra những kết quả đã thực hiện, những vấn đề còn thiếu, yếu so với mức trung bình toàn ngành, đặc biệt là các nội dung về chất lượng, cơ cấu, hiệu quả bình quân đầu người, …từ đó đề ra hướng đi tái cơ cấu cho hai năm còn lại. - Làm rõ vai trò, trách nhiệm từng chi nhánh trong mục tiêu chung của toàn chi nhánh thông qua mức giao kế hoạch cụ thể từng phòng ban. Các chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động phải gắn với việc triển khai quản lý hoạt động theo sản phẩm hoặc ngành nghề vay vốn, theo khối bán buôn, khối bản lẻ phù hợp với mục tiêu, yêu cầu sau chuyển đổi mô hình quản lý của dự án TA2.- Kế hoạch kinh doanh phải đảm bảo tính tiên tiến, tích cực, thể hiện quyết tâm cao, đóng góp nhiều nhất cho mục tiêu, yêu cầu đổi mới hoạt động toàn hệ thống:
Đảm bảo duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong phạm vi đã được xác định, đồng thời thực hiện tốt nhất các giới hạn, cơ cấu lớn đã đề ra.
Tập trung phân tích, đánh giá kỹ thị trường, thị phần, ngành nghề, sản phẩm, khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm tín dụng phù hợp. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, đồng thời kiểm soát được rủi ro.
Cơ cấu lại nền khách hàng, xác định lại các danh mục khách hàng, sản phẩm mục tiêu, ưu tiên để tạo định hướng, cơ sở cho việc triển khai kế hoạch tín dụng năm 2009 và các năm tiếp theo theo hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Giải pháp thực hiện phương hướng và mục tiêu hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đề ra
Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội đang hướng tới mục tiêu xây dựng và giao KHKD trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động, từng nhóm sản phẩm sản phẩm trên cơ sở hướng đến các nhóm đối tượng khách hàng: Định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp (bán buôn), các khách hàng cá nhân- hộ gia đình (bán lẻ), do vậy trong KHKD 2009 và kế hoạch 2009-2010 các chi nhánh cần tập trung vào các nội dung sau:
2.1.Với hoạt động tín dụng:
-Triển khai tổng kết công tác quản lý tín dụng và hoạt động kinh doanh tín dụng năm 2008, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong điều hành hoạt động kinh doanh tín dụng. Áp dụng vào thực tế của việc lập, xây dựng kế hoạch và quản lý, điều hành hoạt động tín dụng năm 2009 và các năm tới.
-Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu: cần phải thống nhất quan điểm, nhận thức, coi tín dụng tài trợ xuất khẩu thực sự là một hoạt động nghiệp vụ trọng tâm của toàn hệ thống, có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển đổi BIDV thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, là định hướng phát triển có tính ổn định, bền vững trong thời gian tới đối với BIDV.
-Trong điều kiện các chi phí sản xuất đầu vào đang có sự giảm giá rất lớn trong thời gian gần đây, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như sắt, thép, xăng dầu, vật liệu xây dựng…, cần đặc biệt lưu ý các Chi nhánh trong quá trình quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay, tính toán để từ đó yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu điều chỉnh hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá phù hợp với mức giá thị trường; Cùng với khách hàng vay vốn kiểm kê vật tư, hàng tồn kho để xác định mức độ ảnh hưởng, trên cơ sở đó tính toán lại hạn mức tín dụng. Yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư điều chỉnh ngay các hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị do giảm giá, tránh và ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong quản lý giá.
- Tập trung, dốc sức triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác xử lý, thu hồi nợ qúa hạn, nợ xấu: Bên cạnh việc gia tăng tín dụng, trong đó chủ yêu là tín dụng ngắn hạn, tín dụng xuất khẩu cần xác định mục tiêu không kém phần quan trọng là việc đánh giá đúng, đầy đủ, trung thực và toàn diện nợ xấu, từ đó đề ra các biện pháp xử lý linh hoạt và triệt để. Triệt để thực hiện công tác thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng để bổ xung vốn điều lệ, tạo điều kiện gia tăng nền vốn hoạt động và giá trị doanh nghiệp khi BIDV thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Rà soát, đánh giá và xác định đầy đủ lãi treo của toàn hệ thống, tiếp tục triển khai các biện pháp triệt để, toàn diện tận thu lãi treo.
- Tập trung hướng đến việc phân loại cụ thể theo khách hàng và theo tính chất, mục đích của khoản vay. Chi nhánh tập trung thống kê cụ thể, chi tiết trên cơ sở xác định rõ khách hàng mục tiêu, ngành nghề mũi nhọn cần mở rộng tín dụng trong từng lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Các bộ phận quan hệ khách hàng phải rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng khách hàng, từng khoản vay để đề ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng hợp lý Chi nhánh cần xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung cho cả 02 năm và đưa ra lộ trình tăng trưởng cho từng năm 2009, 2010.Việc mở rộng tín dụng phải trên cơ sở khách hàng tốt, khoản vay tốt, có mức chênh lệch lãi suất hiệu quả, đồng thời phải kết hợp được việc mở rộng tín dụng với bán chéo các sản phẩm dịch vụ và tăng huy động vốn, nghiên cứu xây dựng các gói sản phẩm cho cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, không ngừng cơ cấu lại nền khách hàng.- Thường xuyên cơ cấu lại dư nợ để luôn đạt được các mục tiêu về giá trị doanh nghiệp, các chỉ số cơ bản sẵn sàng phục vụ cổ phần hóa. - Về mặt cơ cấu: Tiếp tục giảm dần tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn, tập trung tăng trưởng cao hơn đối với tín dụng ngắn hạn, từ đó giàm dần tỷ trong dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Tăng tối đa các tài sản của khách hàng để đảm bảo cho dư nợ vay, nâng dần Tỷ trọng Dư nợ có tài sản đảm bảo. Đối với tỷ trọng dư nợ Ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ: Tiếp tục duy trì trong phạm vi 70-75%.- Về mặt chất lượng: thường xuyên theo dõi, giám sát và chủ động không chế nợ xấu trong phạm vi cho phép, mục tiêu toàn ngành là giảm nợ xấu xuống dưới 3%. Không để phát sinh nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn mới. Những chi nhánh có mức độ nợ xấu cao hơn 3%, phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo hướng nỗ lực, kiên quyết thu hồi nợ xấu để giảm tỷ lệ này xuống dưới 3%.- Có kế hoạch, lộ trình, biện pháp, giải pháp cụ thể, quyết liệt đối với việc thu nợ ngoại bảng, lãi treo tồn đọng.2.2. Với hoạt động huy động vốn: Dự kiến tốc độ tăng trưởng huy động vốn (gồm cả KBNN, BTC) cuối kỳ tăng trưởng 19%, huy động bình quân tăng trưởng 18%. Hướng đến mục tiêu giao kế hoạch theo các sản phẩm, khách hàng, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn phải bám sát và dự kiến được các luồng tiền vào, ra của từng khách hàng/nhóm khách hàng. Các đơn vị quan hệ khách hàng tại chi nhánh phải hết sức quan tâm đến công tác thông kê, theo dõi, thu thập các số liệu lịch sử của khách hàng, chú trọng nghiên cứu, tìm kiểu kỹ các nhu cầu của từng loại đối tượng khách hàng đáp ứng và xây dựng kế hoạch huy động theo từng nhóm sản phẩm cụ thể. Đồng thời việc xây dựng kế hoạch huy động vốn phải tập trung đẩy mạnh số liệu bình quân và bám sát các quy định, yêu cầu của quy chế điều chuyển vốn nội bộ trên cơ sở giá bán/mua vốn bình quân của chi nhánh và của Trung tâm vốn, tập trung khai thác những nguồn vốn có chênh lệch cao so với giá điều chuyển vốn nội bộ để tăng thu nhập cho chi nhánh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngành. Kế hoạch huy động vốn phải được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo nền vốn hoạt động ổn định, giá vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22803.doc