Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty nhựa cao cấp hàng không

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦAN CÔNG TY

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2. Mô hình tổ chức, quản lý của Công ty

3. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Thực trạng về hoạt động quản trị kinh doanh

PHẦN III: CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty

2. Kế hoạch phương hướng kinh doanh trong thời gian tới của Công ty.

Kết luận

 

 

 

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại công ty nhựa cao cấp hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. - Phân xưởng phun ép nhựa Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng nhựa bằng công nghệ phun ép. - Phân xưởng in màng mỏng. Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng bằng công nghệ thồi màng mỏng và in trên màng mỏng. - Phân xưởng bao bì hút chân không Là phân xưởng hạch toán, báo sổ, tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty quản lý, điều hành và thực hiện công việc theo kế hoạch được Công ty giao nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng bằng nhựa bằng công nghệ hút chân không. Ba phân xưởng này là các đơn vị sản xuất chính của Công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm nhựa (polyme) từ khâu nhận nguyên liệu phụ liệu đến nhập kho thành phẩm theo yêu cầu của lệnh sản xuất. Sơ đồ quy trình triển khai sản xuất ở phân xưởng Lệnh sản xuất Phòng kế hoạch Xem xét khả năng thực hiện Phòng kỹ thuật Phân xưởng nhận lệnh Ký ban hành Giám đốc Người được uỷ quyền Lập kế hoạch sản xuất và lựa chọn thiết bị Phòng kỹ thuật Phân xưởng nhận lệnh Kiểm tra và đóng gói Sản xuất hàng loạt Chuẩn bị sản xuất Phòng kế hoạch + kỹ thuật Phân xưởng nhận lệnh Phòng kỹ thuật Phân xưởng nhận lệnh KCS Công nhân đóng gói Nhập kho Trên đây là sơ đồ quy trình triển khai sản xuất ở phân xưởng. Ta thấy các phân xưởng đây là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, là nơi thực hiện các mệnh lệnh của giám đốc và các phòng ban chức năng. Tổng số công nhân sản xuất cả trực tiếp và gián tiếp (quản đốc phân xưởng) của các phân xưởng hiện nay là 138 người chiếm 77% tổng số công nhân viên toàn Công ty. Phân xưởng Mộc. Là đơn vị hoạt động theo phương thức nhận khoán cung cấp cho Công ty các loại bao bì gỗ và đồ dùng nội thất theo kế hoạch. Phân xưởng còn sản xuất và cung ứng hàng hoá cho thị trường trên cơ sở tự đảm bảo các nguồn lực và chủ động khâu tiêu thụ theo đúng quy định của Nhà nước. - Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Là đơn vị thành viên hạch toán báo sổ, trực thuộc Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực, khai thác thị trường phía Nam, sản xuất kinh doanh của sản phẩm nhựa và giới thiệu sản phẩm Công ty. Ngoài ra Công ty còn có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội với chức năng giới thiệu, trưng bày, bán buôn bán lẻ cho khách hàng của thị trường tự do. 3. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. * Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty nhựa cao cấp Hàng không là đơn vị thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập. - Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: sản xuất kinh doanh các mặt hàng bằng nhựa, kinh doanh các thiết bị vật tư ngành nhựa, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài những theo quy định của pháp luật. Mặc khác, Công ty còn đầu tư tạo nguồn vốn thuê và cho thiết bị ngành nhựa, tự tuyển chọn và đào tạo có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ của Công ty. Đồng thời Công ty cũng phải sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ chuyến bay trong nước và quốc tế của Việt Nam Airlines. * Đặc điểm về sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Do chức năng chính của Công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa cho ngành Hàng không bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm nhựa thông thường cho thị trường dân dụng và công nghiệp . Nên sản phẩm nhựa của Công ty nhựa cao cấp Hàng không ra đa dạng về mẫu mã và phong phí về chủng loại. Sản phẩm sản xuất ra của Công ty bao gồm các mẫu mã hàng như: - Các sản phẩm từ hạt nhựa cao cấp: các loại cốc, ly, khay đựng thức ăn bộ dao dĩa phục vụ cho hãng Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, còn có các loại sản phẩm đồ gia dụng khác như phích đá, rổ, chậu... - Sản phẩm từ màng PVC: các laọi bao bì bánh kẹo, khay đựng thực phẩm. -Sản phẩn túi màng mỏng, các loại túi đựng thực phẩm sản xuất bằng công nghệ thổi, cắt, dán. Hiện nay, sản phẩm của Công ty phục vụ trong ngành chiếm 50% tổng doanh số bao gồm các loại sản phẩm chủ yếi như cốc, ly, bộ dao thìa dĩa, các laọi khay đựng thức ăn chuyên dùng trên máy bay. Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất theo hợp đồng đối với các doanh nghiệp sản xuất khác như: Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty Muối, Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Hải hà KOTOBUKI... Còn lại là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường tự do như ghế nhựa, mâm nhựa, các linh kiện cho công nghiệp và xây dựng như thiết bị vệ sinh 707, 706, bộ thiết bị gương và phụ trợ cho trang trí nội thất... * Đặc điểm về quy trình công nghệ. Do mỗi laọi chi tiết sản phẩm đều có đặc thù kỹ thuật khác nhau và đều được sản xuất từ một quy trình công nghệ riiêng nên những đặc điểm của quy trình sản xuất này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý Công ty. Mặt khác, sản phẩm sản xuất ra lại vừa đơn giản và vừa đưa ra sản phẩm lắp ráp liên hoàn khép kín nên việc tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty khá đơn giản . Hạch toán cpó sản xuất và tình giá thành sản phẩm được tiến hành tổng hợp tại phòng kế toán. Theo phương thức hạch toán tính giá thành sản phẩm không phân bước, không tính giá thành bán thành phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp về phòng kế toán đến cuối kỳ căn cứ vào số thành phẩm nhập kho sẽ tính giá thành riêng cho từng loại sản phẩm. Sơ đồ quy trình chế tạo các loại sản phẩm của Công ty Nhập kho phân xưởng bao bì Gia công nhỏ Nhập kho phân xưởng màng Đóng gói thành phẩm Phân xưởng bao bì PVC (PX hút chân không) Bao bì đóng gói Đóng gói thành phẩm Hút chân không Cắt dán đột Gia công nhỏ Nắp khay Dùn thổi màng Phun ép khuôn Cắt màng Hoá nhựa Hoá nhựa Đặt khuôn Hạt nhựa Hạt nhựa Màng PVC - PE Phân xưởng màng Phân xưởng nhựa Nhập kho phân xưởng nhựa Nhập kho Công ty hoặc xuất kho phân xưởng đi tiêu thụ Nhập kho Công ty hoặc xuất kho phân xưởng đi tiêu thụ Nhập kho Công ty Nhìn chung các quy trình chế tạo sản phẩm của Công ty đều mang tính chất quy trình công nghệ hiện đại nhưng việc thao thác lại đơn giản, chế biến kiểu liên tục khép kén không phân bước. Sản phẩm hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trình sản xuất liên từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhận được sản phẩm hoàn thành nhập kho. Trong quá trình sản xuất đều sử dụng một nguyên liệu chính đó là hạt nhựa, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và tương đương với thời gian chế tạo sản phẩm của máy. Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là ngành công nghiệp sản xuất từ chất dẻo vừa đưa ra sản phẩm đơn lẻ mang tính chất đơn giản, không có những bộ phận và chi tiết lẻ lắp ráp thành sản phẩm mà sản xuất xong phải qua khâu gia công, cắt gọt, cạo via và bao bì đóng gói để nhập kho thành phẩm. * Đặc điểm về trang thiết bị chủ yếu. Ta thấy so với các doanh nghiệp cùng ngành nhựa ở Việt Nam thì Công ty nhựa cao cấp Hàng không có cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất. ở trình độ khá cao. Các máy móc thiết bị đang hoạt động đều là máy mới, hiện đại như máy phun ép nhựa nhập từ Đài Loan, Nhật Bản và máy hút chân không nhập từ Đài Loan... và các thiết bị đó có đủ sức để tạo ra các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu của các nhóm hàng mục tiêu trong và ngoài nước đặc biệt đối với các sản phẩm phục vụ cho ngành Hàng không thì luôn luôn được đảm bảo tiêu chuẩn của thế giới. * Đặc điểm về nguyên vật liệu đang sử dụng Hầu hết các nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cua Công ty là nhập khẩu như là các hạt nhựa (hạt nhựa trắng, hạt nhựa màu, màng nhựa) đều từ nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan... ngoài ra còn có một số chất phụ gia khác. Những năm gần đây để giảm chi phí cho giá thành thì Công ty còn nhập nguyên liệu đầu vào từ một số Công ty liên doanh ở trong nước. Điều đó cho thấy cán bộ Công ty luôn luôn tìm cách để giảm chi phí về giá thành mà không làm giảm về chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một bài toán hết sức hóc búa đối với giám đốc Công ty mà không phải bất cứ người lãnh đạo nào cũng giải được nó. Qua nghiên cứu đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm sản xuất ra và đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, trang thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng ta thấy tính chất sản xuất của Công ty là sản xuất đơn giản theo kiểu liên tục. Cùng với hai loại hình sản xuất và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm ngắn và sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. * Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động của Công ty. Phần II: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng về hoạt động quản trị kinh doanh của Công ty 1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã căn cứ vào tình chất và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm để chia hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thành ba phân xưởng. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm toàn bộ một quy trình công nghệ sản xuất chu trình sản xuất tại phân xưởng là một chu trình khép kín bắt đầu tf nguyên vật liệu đầu vào và kết thúc là các sản phẩm khác nhau theo yêu cầu của thị trường. Các sản phẩm có tính chất công nghệ sản xuất tương tự nhau được tập trung sản xuất ở một phân xưởng. Hiện nay Công ty có ba phân xưởng chính: ã Phân xưởng Nhựa Hàng không ã Phân xưởng màng mỏng và in trên màng mỏng ã Phân xưởng bao bì chân không PVC, PS, PP. Có một phân xưởng phụ đó là: Phân xưởng Mộc * Phân xưởng Nhựa Đây là phân xưởng chủ lực của Công ty, phân xưởng này quyết định chủ yếu đến sự phát triển của Công ty. Phân xưởng cung cấp 70% chủng loại sản phẩm và chiếm 43% nhân lực toàn Công ty. Phân xưởng nhựa có nhiệm vụ sản xuất chủ yếu các mặt hàng nhựa cao cấp như: cốc cà phê, bộ dao dĩa thìa, cốc ly, xô nhựa, ghế và các đồ dùng khác phục vụ cho các chuyến bay. Ngoài ra, phân xưởng còn sản xuất các loại hộp nhựa đựng bánh kẹo và rất nhiều các sản phẩm nhựa khác dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc phục vụ thị trường tiêu dùng. Công nhân của phân xưởng được chia thành từng tổ, từng nhóm tuỳ theo công việc mà công nhân thực hiện, nhằm chuyên môn hoá sản xuất trong phân xưởng. Mỗi (tổ) nhóm này do một tổ trưởng quản lý. Phân xưởng Nhựa hiện có các tổ: tổ vận hành thiết bị, tổ công nghệ, tổ hoàn thiện sản phẩm và tổ đóng gói, KCS. Các tổ sản xuất này chịu sự quản lý chung của phó quản đốc phân xưởng. * Phân xưởng màng mòng và in trên màng mỏng. Với các máy công nghiệp phục vụ cho việc thổi túi, cắt dán túi và in túi sản phẩm chủ yếu của phân xưởng này là các loại túi, bao bì với các kiểu, các kích cỡ khác nhau, sản phẩm được sản xuất từ hạt nhựa PEHO, PELD. ở phân xưởng này sản phẩm có quy tình công nghệ riêng biệt độc lập cũng giống như phân xưởng Nhựa thì phân xưởng màng mỏng cungx được chia thành các tổ như: tổ vận hành thiết bị, tổ in túi, tổ dán túi. Quy trình sản xuất của phân xưởng được chia làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: sàng lọc hạt nhựa PE, hạt PHHD, PSHX và pha trộn hạt nhựa với vật liệu phụ, bột ty tan, bột mầu theo tỷ lệ thích hợp để chọn màu cho sản phẩm. Giai đoạn điều khiển máy sản xuất (trực tiếp sản xuất): kiểm soát hoạt động của máy và xử lý các trường hợp hỏng hóc xảy ra đối với sản phẩm. Giai đoạn cắt dán, in túi và đóng gói sản phẩm: công việc này được tổ chức tiến hành trên một dây chuyền sản xuất đồng bộ khép kín. Đây là công đoạn cuồi cùng sau đó sản phẩm sẽ được chuyền sang bộ phận KCS để kiểm tra và nhập kho phân xưởng của Công ty. * Phân xưởng bao bì chân không PVC, PS, PP: các giai đoạn sản xuất của phân xưởng này rất đơn giản. nguyên vật liệu đầu vào là các tấm màng và qua máy hút chân không, sản phẩm được cắt bỏ phế liệu và kiểm tra đóng gói bởi một chủ thao tác rồi nhập kho phân xưởng. Do tính chất đơn giản của sản xuất nên phân xưởng không chia thành các tổ mà chỉ có một quản đốc quản lý chung. * Ngoài ra Công ty còn có thêm một phân xưởng mộc: là phân xưởng phụ, chỉ hoạt động khi Công ty có nhu cầu về sản phẩm mộc. Lao động của phân xưởng này là lao động thời vụ. Các phân xưởng hoạt động độc lập, khéo kín, do đó việc hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, các số liệu kế toán được quản đốc phân xưởng cung cấp cho phòng kế toán. Căn cứ vào số liệu này kế toán sẽ chi tiết cho từng phân xưởng và ở các phân xưởng sẽ chi tiết cho từng sản phẩm. Do kết quả của mỗi phân xưởng đều là cá thành phẩm có thể tiêu thụ được nêu việc tính giá thành các thành phẩm này rất đơn giản. Kế toán thường tính được trực tiếp giá thành sản phẩm mà không phải thông qua phương pháp tính giá thành phức tạp. * Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình chung của Công ty bao gồm các kết quả đạt được trên các mặt chủ yếu của giai đoạn từ 1995 đến nay. Bảng tổng hợp tình hình chung của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. Số lao động Người 150 158 158 160 164 178 180 180 2. Tổng TS Triệu đồng 12.600 13.000 13.400 16.000 17.375 22.775 24.300 29.000 - TSLĐ 7.000 7.000 6.900 8.500 9.875 15.475 16.822 20.000 - TSGĐ 5.600 6.000 6.500 7.500 7.300 7.300 7.502 9.000 3. Doanh thu 13.000 16.150 21.800 23.070 24.000 30.960 19.000 25.000 4. Lợi nhuận 410 530 510 580 430 240 265 350 Như vậy, trong những năm gần đây, tình hình doanh thu và lợi nhuận đã có hướng giảm xuống. Đây là một kết quả tất yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ khi phải đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á. Ta biết kinh tế thị trường luôn luôn biến động và đầy rủi ro, tuy có nhiều cơ hội xong có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động, vừa tránh được những nguy cơ trong sản xuất kinh doanh, Công ty coi chức năng chính là sản xuất kinh doanh và các hoạt động Thương mại hỗ trợ cho nhiệm vụ sản xuất chính của Công ty nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động. Tính từ khi thành lập đến nay, nhiệm vụ của Công ty tuy có những thay đổi nhưng nhiệm vụ chính vẫn là sản xuất các mặt hàng nhựa phục vụ các dịch vụ ngành Hàng không. Cùng với sự đa dạng các thành phần kinh tế của nền kinh tế thì hiện nay Công ty còn có thêm một số định hướng khác nhằm phát huy thế mạnh của các bên tham gia. * Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty đó là: thực hiện liên doanh liên kết trực tiếp với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh (Nhưng chiến lược chính của Công ty vẫn là trú trọng vào chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa). Mặt khác Công ty còn từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư thêm thiết bị phục vụ lao động, nâng cao năng suất, lao động thông qua việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại dần từng bước hiện đại hoá trong lao động và trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời Công ty còn mở rộng thị trường ngoài ngành song song với thị trường trong ngành Hàng không, khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng việc đa dạng hoá sản phẩm với các sản phẩm chất lượng cao. Đặc biệt Công ty còn chú trọng vào việc đầu tư cải thiện nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) bằng việc thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm cho cán bộ công nhân viên. Trong những năm đầu sau khi mới thành lập tưởng chừng Công ty không thể trụ được trên thị trường, nhưng bằng sự tâm huyết và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty và đặc biệt là cán bộ Công ty đã xác định rõ được đường đi nước bước cho Công ty. Vì thế từ đầu năm 1993, 1994 cho đến nay, cùng với sự lớn mạnh của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, các mặt hàng hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước cơ bản như doanh thu, lợi nhuận thu nhập bình quân 10 năm qua cho thầy Công ty có tốc độ tăng trưởng bình quân rất ổn định và vững chắc. Trong đó doanh thu bình quân tăng 35%, lợi nhuận bình quân tăng 7%, thu nhập bình quân tăng 15%. Điều đáng chú ý là trong hãng Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1997, 1998, lãnh đạo Công ty vẫn thường xuyên đảm bảo được việc làm và thu nhập ổn định (việc làm 3 ca/ngày và thu nhập bình quân đầu người 1.000.000 đồng/tháng). Do thực hiện tốt chiến lược phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ, từ 100% sản phẩm của Công ty trong những năm đầy là phục vụ Việt Nam Airlines. Cho đến nay tỷ trọng thị trường tiêu thụ ngoài ngành chiếm tới 60% tổng giá trị doanh thu hàng năm. Các sản phẩm nhựa gia dụng và nhựa cao cấp mang nhãn hiệu APLACO của Công ty có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đã khẳng định vững chắc chỗ đứng trên thị trường. Trong các năm 1998, 1999 đặc biệt sang năm 2000, Công ty đã vươn rộng ra thị trường nước ngoài như Lào, Anh... được khách hàng đánh giá cao. Có những thời điểm mặc dù đã hoạt động hết công suất ba ca/ngày, Công ty vẫn không sản xuất kịp để giao cho khách hàng. Điều đáng ghi nhận là trong các cuội Hội chợ, Triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm gần đây, Công ty liên tục được bình chọn là sản xuất sản phẩm có chất lượng cao và đạt được rất nhiều huy chương vàng và nhiều bằng khen khác. cùng với sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế, kinh tế văn hoá xã hội của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện và nâng cao. Mặc dù hiện nay đang là một Công ty làm ăn có hiệu quả cao trong cùng ngành sản xuất nhựa và có uy tín trên thị trường, nhưng để duy trì và phát triển xa hơn nữa thì Công ty phai luôn luôn linh hoạt trước sự biến động của thị trường, đặc biệt là chiến lược Marketing. Vì hiện nay trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu hoá mà Công ty thì đang gần như độc quỳen ngành sản xuất các đồ dùng phục vụ cho ngành Hàng không và ít nhiều thì vẫn có sự bảo hộ của ngành Hàng không, mà bên cạnh đó ở thị trường ngoài ngành thì mới chỉ có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh... mới biết đến sản phẩm của Công ty. Sản phẩm của Công ty lại bán với giá tương đối cao so với các mặt hàng ngoại nhập. Để giảm giá thành, Công ty cần phải tìm cách để giảm giá nguyên vật liệu đầu vao... có như vậy Công ty mới có thể duy trì và phát triển hơn nữa. 2. Thực trạng về hoạt động quản trị kinh doanh. * Hoạt động tài chính - kế toán. Phòng kế toán gồm có 06 nhân viên, sở hữu một phòng kế toán tài chính riêng và chịu sự chỉ đạo của giám đốc. Với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập cảu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Công ty nhựan cao cấp Hàng không đã lựa chọn hình thức kế toán. "Chứng từ ghi sổ". Hình thức này được áp dụng từ khi Công ty còn đang vận hành cách hạch toán kế toán thủ công. Đến năm 1995, Công ty bắt đầu áp dụng kế toán máy nhằm làm gọn nhẹ công việc kế toán thì hình thức sổ sách của Công ty vẫn được đảm bảo theo hình thức "Chứng từ ghi sổ". Chu trình hạch toán kế toán Công ty Vào sổ cái tài khoản Lập chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Ghi số Báo cáo kế toán Hạch toán chi tiết Đăng ký Đăng ký chứng từ ghi số Tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Các chứng từ gốc bắt buộc là các hoá đơn mua bán vật tư, hoá đơn bán hàng phiếu xuất nhập kho thành phẩm, bảng thanh toán lương và Bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác. Định kỳ lập chứng từ ghi sổ của Công ty là một quý. Hệ thống sổ chi tiết được sử dụng tại công ty bao gồm: Sổ chi tiết tài khoản thanh toán (TK 131, TK 33`, TK 138, TK 338) Sổ chi tiết về tập hợp chi phí (TK 621, TK 622, TK 627...) Các sổ này đều được lập hàng quý. Sổ cải của tất cả các tài khoản mà đơn vị đang sử dụng: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu của khách hàng, nguyên vật liệu, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, quỹ phát triển kinh doanh. Hàng quý, các báo cáo kế toán vẫn được lập như: Bảng cân đối kế toán báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản vàn Thuyết minh báo cáo tài chính. Nhìn chung, việc áp dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" là phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty (quy mô nhỏ) và thích hợp với điều kiện tiến hành kế toán thủ công, có nhu cầu phân công lao động kế toán. Tuy nhiên, do định kỳ lập chứng từ ghi sổ, cá sổ chi tiết, các báo cáo kế toán là một quý, nên ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của doanh nghiệp như các thông tin kế toán cung cấp không cập nhật với tình hình luôn luôn biến động của thị trường. Từ đó làm cho cac quyết định của các nhf quản lý kém chính xác, gây ảnh hưởng không tốt đến tài chính của doanh nghiệp. Do đặc điểm về công nghệ kỹ thuật sản xuất cũng như đặc điểm cao cấp hàng không không có sự phân cấp hạch toán kế toán giữa phòng kế toán và phân xưởng, phòng kế toán và kho. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán doanh thu, thuế - kế toán tồn kho thành phẩm Thủ quỹ Kế toán thanh toán lương - kế toán tiền mặt Kế toán tổng hợp - kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán tập hợp chi phí, giá thành - kế toán kho nguyên vật liệu Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng Là người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán, đồng thời kiêm kế toán tổng hợp và theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất với tổ chức bộ máy kế toán và yêu cầu quản lý của Công ty. Là người chịu trách nhiệm về các báo cáo kế toán đã lập. Đồng thời, kế toán trưởng phải là người phổ biến các chế độ, thể lệ tài chính mới cho các kế toán viên trong bộ máy, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty. - Kế toán tập chi phí, tính giá thành. Là người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tổng hợp các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể, tập hợp các chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, hưỡng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển các chứng từ chi phí cho phù hợp với các đối tưoựng hạch toán, xác định tiêu thức phân bố để phân bố chi phí, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi j xuất khẩu, tồn kho nguyên vật liệu. - Kế toán doanh thu và thuế. Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng về hàng hoá đã cung cấp, vậ tư đã được phục vụ cùng với các khoản ứng trước và trả trước cho khách hàng. Đồng thời theo dõi các khoản thuết phải nộp cho Nhà nước, theo dõi, quản lý và phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. - Kế toán tổng hợp. Là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và xây dựng các báo cáo tổng hợp như: báo cáo tổng hợp nhập - xuất, tồn kho nguyên vật liệu, tiền mặt. Đồng thời kế toán tổng hợp kiêm luôn nhiệm vụ kế toán tiền gửi ngân hàng chịu yn giao dịch và ký các hợp đồng vay mượn, theo dõi tình hình tăngm giảm của tài khoản tiền gửi ngân hàng... có trách nhiệm, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ thanh toán, bảo quản, lưu trữ các chứngtừ theo quy định. - Kế toán thanh toán lương. Có nhiệm vụ đối chiếu, theo dõi và tính ra lương phải trả cho công nhân viên trong Công ty căn cứ vào bảng chấm công của các quản đốc phân xưởng và của các trưởng phòng ban. Từ tiền lương đã tính, kế toán sẽ trích lập các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ. Đồng thời với việc theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương còn kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi về thu - chi tiền mặt và thanh toán với công nhân viên trong Công ty. Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý và giữ tiền mặt, thu chi tiền sau khi đã kinh tế và thấy rõ các chứng từ đã có đủ điều kiện để thanh toán hàng ngày thủ quỹ vào sổ quỹ và thường xuyên đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt. Mặc dù bộ máy kế toán được chia theo các phần hành riêng biệt nhưng giữa các phần hành đều liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Đến cuối kỳ, các kế toán viên đều phải có báo cáo số liệu về phần hành kế toán của mình để kế toán trưởng lập báo cáo kế toán. * Hoạt động về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bất cứ đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nào thì việc xác định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai? Đây là những vấn đề hết sức cơ bản cần phải xác định rõ, sau khi xác định rõ những điều đó thì việc tiêu thụ sản phẩm như thế nào, tiêu thị ở đâu cũng là vấn đề càng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty nhựa cao cấp hoặc sản xuất và kinh doanh với số lượng rất lớn các chủng loại mặt hàng, đáp ứng tất cả các loại nhu cầu của thị trường là các sản phẩm hướng tới sản phẩm chất lượng cao. Do đó môi trường kinh doanh của Công ty là rất rộng, nó bao gồm việc thoả mãn mọi luồng nhu cầu về các sản phẩm nhựa. Để thuận lợi cho quản lý cũng như thuận lợi trong việc xây dựng các chiến lược Marketing cho từng mặt hàng, nhóm mặt hàng. Công ty đã dựa trên chủng loại mặt hàng và chia môi trường kinh doanh thành hai thị trường: Thị trường trong ngành Hàng không Thị trường ngoài ngành. + Thị trường trong ngành Hàng không. Đây là thị trường chủ lực của Công ty từ khi thành lập đến nay. Các sản phẩm cung cấp ở thị trường này chiếm 70% số lượng mặt hàng được sản xuất tại Công ty đem lại 60 - 70% doanh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc44.DOC
Tài liệu liên quan