Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC) 2

I. Giới thiệu chung về Công ty BDC 2

1. Lịch sử hình thành 2

2. Nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của Công ty BDC. 3

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC: 3

4. Các sản phẩm chính của Công ty BDC: 4

5. Cơ cấu tổ chức công ty BDC 5

6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của công ty 9

7. Các thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải: 9

II. Tình hình kinh doanh của công ty một số năm gần đây 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY BDC 12

I. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư của công ty BDC 12

II. Thực trạng một số hoạt động đầu tư cơ bản của công ty BDC 14

1.Đầu tư xây dựng cơ bản 14

2. Đầu tư vào hàng tồn trữ 17

3. Đầu tư phát triển Khoa học công nghệ 18

4. Đầu tư cho hoạt động Marketing 20

5. Đầu tư vào nguồn nhân lực 21

III. Đánh giá chung về thực trang hoạt động đầu tư của công ty BDC 23

1. Những kết quả đạt được 23

2. Một số khó khăn và hạn chế 24

IV. Một số mục tiêu định hướng phát triển của công ty 25

CHƯƠNG III: MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY BDC 27

I. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư 27

1. Về vấn đề huy động vốn đầu tư 27

2. Về vấn đề sử dụng vốn đầu tư 28

II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với sản xuất kinh doanh của công ty 29

1. Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty BDC 29

2. Tiết kiệm chi phí đầu tư mua nguyên nhiên vật liệu 30

3. Về đầu tư cho khoa học công nghệ 30

4. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 31

5. Về đầu tư cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hoạt động Marketing 32

LỜI KẾT 33

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có thế thấy tổng doanh thu năm 2009 của Công ty đạt được cao hơn năm 2008. Tổng chi phí năm 2009 là 32.800,000 (triệu đồng), tăng so với năm 2008 (năm 2008 là 28.242,956 triệu đồng), mặc dù tăng như vậy nhưng không có nghĩa là hoạt động kinh doanh của Công ty BDC kém hiệu quả đặc biệt là trong việc quản lý chi phí kinh doanh mà mặt khác nó thể hiện hoạt động của Công ty BDC đang đi vào thế ổn định, công tác quản lý chi phí kinh doanh đang tốt dần lên, địa vị và uy tín của Công ty BDC ngày càng được nâng cao đồng thời thị trường của Công ty BDC ngày càng được mở rộng. Điều đó được minh chứng thông qua số lượng công trình cung ứng và lắp đặt năm 2009 tăng so với năm 2008 (8 công trình) và được thể hiện ngay ở chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Công ty BDC đạt 1.036,087 triệu đồng tăng 64,714 triệu đồng so với năm 2008 (Năm 2008 đạt 971,373 triệu đồng) CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY BDC I. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư của công ty BDC Công ty BDC là một doanh nghiệp nhà nước nên trong nguồn vốn kinh doanh của công ty có một phần do ngân sách Nhà nước cấp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và từ việc huy động vốn từ bên ngoài bằng việc vay ngắn hạn ,vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Năm 2008, công ty chính thức chuyển đổi từ loại hình Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133/QĐ-TNVN ngày 30/11/2007 của Đài tiếng nói Việt Nam. Công ty được quyền phát hành các loại chứng khoán ra thị trường, có thể huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phần mới tới các nhà đầu tư và Công ty cũng có thể dùng vốn chủ sở hữu để mua chính cổ phần của mình nhằm thu hồi lượng cổ phần đã phát hành về. Ngày 16/7/2008, cổ phiếu Công ty BDC đã chính thức được mua bán trên SANOTC với số lượng phát hành là 900.000 cổ phần. Tình hình về vốn kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau: Bảng 3 : Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2005-2009 Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ngân sách 7.000 6.500 6.300 0 0 Tín dụng ngân hàng 19.864 22.520 24.448 22.184 23.130 Phát hành cổ phiếu _ _ _ 9.000 12.000 Tự có 589 655 692 714 724 Các nguồn vốn khác 14.761 10.979 14.093 23.563 23.472 Tổng cộng 35.714 40.654 45.533 55.461 59.327 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) (Đơn vị: triệu đồng) Có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của công ty tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ gia tăng không cao. Mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống là 10,31%, đặc biệt giai đoạn 2008-2009 chỉ là 3,42%. Trong những năm 2008-2009 tình hình kinh tế thế giới, khu vực bị suy thoái và bất ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta. Công ty BDC chịu sự quản lý của Nhà nước do đó cũng ít nhiêu bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn gần đây, các doanh nghiệp Nhà nước không còn được ưu đãi so với các thành phần kinh tế khác như trước đây. Bởi vậy trong các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp là không lớn và có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2005-2008 (thực tế vốn ngân sách đã bắt đầu giảm từ năm 2000) Năm 2005 ngân sách cấp 7000 triệu đồng năm 2006 giảm xuống còn 6500 triệu đồng, và đến năm 2007 chỉ còn 6300 triệu đồng. Tuy nhiên từ sau khi thực hiện cổ phần hóa (đầu năm 2008), công ty không còn được cấp vốn ngân sách nữa. Đây cũng là thời điểm công ty phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc về tài chính sau cổ phần hóa. Có thể xem xét một số nguồn huy động vốn cơ bản của công ty như sau: Vốn tín dụng ngân hàng: Đây là nguồn vốn quan trọng của công ty, thường chiếm trên 38% tổng lượng vốn huy động. Công ty chủ yếu vay vốn ngân hàng theo các dự án. Lượng vốn huy động hàng năm phụ thuộc vào số lượng và quy mô của các dự án. Thông thường các ngân hàng cho công ty vay từ 50-60% giá trị của dự án. Nguồn vốn tự có của công ty BDC được hình thành từ lợi nhuận là chủ yếu. Tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn trong vài năm trở lại đây đã làm cho nguồn vốn tự có của công ty tăng khá chậm. Nhận định đúng tình hình, Công ty BDC đã huy động của nhiều nguồn khác nhau như của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rổi. Đây là khoản huy động không thường xuyên của công ty nhằm giải quyết những khan hiếm về vốn. Nguồn vốn huy động được từ các cán bộ công nhân viên trong 2 năm 2008, 2009 là 8.200 và 9.460 tr.đ. Nhờ vậy, Công ty đã cải thiện dần được phần nào sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, tránh được áp lực phải trả lãi khi vay ngân hàng, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh và đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong lao động sản xuất kinh doanh. Vốn huy động qua phát hành cổ phiếu: Cong ty BDC phat hành cổ phiếu căn cứ vào nhiệm vụ , mục tiêu được ghi trong điều lệ của Công ty : năm 2008 tăng 9 tỷ, năm 2009 tăng thêm 12 tỷ. Mục đích của Công ty gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên với Công ty, mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ tăng cường hiệu quả sử dụng vốn Công ty đã căn cứ vào thâm niên, thành tích trong công tác được mua với giá ưu đãi. Về tình hình sử dụng vốn đầu tư của công ty ta có thể xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4 : Tình hình sử dụng VĐT của công ty BDC những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị Tổng VĐT 38.577 41.882 45.736 50.260 56.021 Tr.đ Vốn CĐ 25.017 27.047 29.482 32.308 35.501 Tr.đ Vốn LĐ 13.660 14.835 16.254 17.952 20.520 Tr.đ (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) Bảng 5: Cơ cấu sử dụng VĐT của công ty BDC Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị Vốn CĐ 64,85 64,58 64,48 64,28 63,27 % Vốn LĐ 35,15 35,42 35,52 35,72 36,63 % (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) Ta thấy rằng tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty tăng liên tục qua các năm và vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với vốn lưu động. Vốn cố định giai đoạn này bình quân là 64,21% và 35,79% là vốn lưu động. Tuy nhiên sự gia tăng của vốn cố định và vốn lưu động là khác nhau. Vốn lưu động có tốc độ tăng nhanh hơn vốn cố định được thể hiện qua các bảng 4, 5 và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Nhu cầu vốn lưu động là một điều kiện khá quan trọng đối với công ty vì đây là số phản ánh sự phát triển cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng cao. II. Thực trạng một số hoạt động đầu tư cơ bản của công ty BDC 1.Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện tiên quyết của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh. Nó tạo ra năng lực sản xuất, chế biến các nguyên vật liệu đầu vào thành các sản phẩm đầu ra, một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành tăng cường khả năng cạnh tranh. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Công ty BDC luôn quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Cùng sự tăng lên của vốn đầu tư thì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chính nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ lệ vốn lớn trong tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty BDC (thường từ 50-55%). Ta có thể xem xét các khoản mục đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Các khoản chi đầu tư XDCB của công ty BDC những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng VĐT 36.245 41.631 48.490 50.626 51.229 Đầu tư XDCB 18.735 22.531 25.321 26.849 27.169 -Xây dựng và lắp đặt 5.916 6.818 5.076 5.078 5.139 -Mua sắm thiết bị 10.563 14.205 17.397 20.213 20.454 -Đầu tư XDCB khác 2.254 1475 2.845 1.554 1.572 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) (Đơn vị: triệu đồng) Qua bảng 6 ta thấy rằng hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là khoản mục lớn nhất, quan trọng nhất trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty Công ty BDC luôn luôn chú trọng đến việc quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua sắm,vận chuyển đến khâu tiêu thụ. Vật liệu Công ty BDC mua ngoài chủ yếu theo gía thị trường và phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chủ đầu tư. Việc mua nguyên vật liệu chủ yếu được xác định theo hợp đồng mua vật tư mà Công ty BDC đã ký với đơn vị cung ứng vật tư đó. Vật liệu được chuyển cho các Xí nghiệp Cơ khí- Điện tử yêu cầu trên cơ sở định lượng theo dự toán, các chứng từ xuất vật liệu phải được kiểm tra hợp lệ, phân loại chứng từ theo đối tượng tập hợp các chi phí. Bảng 7: Bảng dự toán một số nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty BDC. STT Tên linh kiện Đơn vị Đơn giá(đồng) 1 Trở các loại Chiếc 3.000 2 Tụ các loại Chiếc 4.000 3 Đế IC 16 Chiếc 1.000 4 Giắc micrô cái Chiếc 3.000 5 Bộ giắc 4 chân Bộ 2.500 6 Bộ giắc 2 chân Bộ 2.000 7 Đồng hồ chỉ thị Chiếc 500.000 8 Cầu 1A Chiếc 1.200 9 Cầu 5A Chiếc 5.000 10 Đèn D613 Chiếc 11.000 11 IC 7812 Chiếc 3.000 12 Biến áp Chiếc 100.000 13 Công tắc nguồn Chiếc 5.000 14 ổ nguồn Chiếc 3.000 15 Cầu chì Chiếc 5.000 16 Dây nguồn Chiếc 30.000 17 Vỏ máy Chiếc 500.000 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) -Hoạt động đầu tư xây dựng và lắp đặt của công ty chiếm từ 28-32% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và bao gồm các khoản chi phí như: +Chi phí xây dựng các trạm thu phát sóng ở các địa phương. +Chi phí lắp đặt các thiết bị máy thu phát sóng, cột anten, hệ thống đèn chiếu sáng… +Chi phí phá, tháo dỡ các kiến trúc, vật liệu cũ hoặc hư hỏng. -Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ 5-8%), bao gồm: +Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc thiết bị. +Các khoản đầu tư bổ sung khác 2. Đầu tư vào hàng tồn trữ Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp. Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, yêu cầu hoạt động của công ty BDC cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trữ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau: -Tính chất đặc thù của khí hậu Việt Nam là độ ẩm cao, mưa nhiều…ảnh hưởng tới việc vận hành máy móc, thiết bị và chất lượng thu phát sóng. Do đó công ty luôn dự trữ một lượng hàng tồn trữ cần thiết để nhanh chóng thay thế, đảm bảo cho việc thu phát sóng diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn. -Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ phục vụ cho lợi ích chính trị của đất nước, việc đầu tư vào hàng tồn trữ còn giúp cho công ty BDC có thể chủ động đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư hàng tồn trữ ở công ty BDC chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau Bảng 8 : Giá trị hàng hoá dự trữ 2005-2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị Tổng VĐTthực hiện 36.245 41.631 48.490 50.626 51.229 Tỷ đồng Giá trị hàng dự trữ 736 874 952 967 958 Tỷ đồng % dự trữ so với Tổng vốn đầu tư 2.03 2.05 1.98 1.91 1.87 % (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Từ bảng cho thấy công ty BDC luôn quan tâm đến việc dự trữ hàng hoá trong thời gian qua. Hơn nữa, tỷ lệ dự trữ này luôn ổn định phù hợp với năng lực phục vụ của các kho chứa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy đầu tư hàng tồn trữ tuy quan trọng nhưng lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng vốn đầu tư thực hiện (TB chưa tới 2%/năm) và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Nguyên nhân chính do hàng tồn trữ của công ty chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị công nghệ nên có chu trình sống tương đối ngắn, nếu dự trữ nhiều sẽ gây lãng phí. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng giúp cho công ty nhập khẩu máy móc công nghệ từ nước ngoài nhanh chóng và thuận tiện hơn (chỉ mất 1-2 tuần thay vì 4-5 tuần như trước đây) 3. Đầu tư phát triển Khoa học công nghệ Là một trong những công ty chuyên ngành, đi đầu trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh truyền hình của Việt Nam, công ty BDC luôn nhận thức một cách đầy đủ về vai trò, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và chu kỳ sống của công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với lợi thế sẵn có ở đội ngũ lao động kỹ thuật, công ty trong thời gian qua đã cố gắng nỗ lực tận dụng chất xám tranh thủ nghiên cứu khoa học công nghệ để cải tạo công nghệ, đổi mới công nghệ cũ không chỉ bằng con đường nhập khẩu mà còn bằng cách tự nghiên cứu và triển khai. Mặt khác, tự đổi mới công nghệ không chỉ giúp công ty tự chủ về công nghệ mà còn tiết kiệm hàng tỷ đồng cho Nhà nước, giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư. Do điều kiện tự nhiên ở Việt Nam khá phức tạp: 75% là đồi núi và cao nguyên, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều… đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thu và phát sóng. Các nhà khoa học hàng đầu của công ty luôn nỗ lực nghiên cứu, triển khai các sản phẩm phù hợp với điều kiên tự nhiên của đất nước. Nhiều sản phẩm trong số đó đã góp phần đưa sóng Đài tiếng nói Việt Nam đến với mọi miền Tổ quốc. Cho đến nay, Công ty BDC đã cung cấp và lắp đặt hơn 800 máy phát hình, máy phát thanh FM Stereo và các máy phát thanh sóng trung cho nước bạn Lào và các địa phương trên mọi miền đất nước. Trong thời gian qua, công ty còn thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế mà mục đích là để tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Qua đó, góp phần đáng kể cho việc cải tiến, hoàn thiện hoá công nghệ của công ty. Ta có thể xem xét tình hình thực hiện vốn đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ trong bảng dưới đây: Bảng 9: Tình hình huy động vốn đầu tư cho KHCN Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị VĐT cho KHCN 7.150 8.067 8.948 10.133 10.510 Tr.đ _% trong VĐT thực hiện 19,96 19,6 18,67 20,71 20,79 % (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) Từ số liệu bảng có thể thấy công ty BDC luôn ưu tiên dành một số lượng vốn lớn cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Lượng vốn đầu tư này chiếm một tỷ phần tương đối ổn định trong tổng vốn đầu tư thực hiện (khoảng 19,7% mỗi năm) và không ngừng được gia tăng qua các năm. Mặc dù ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi đợt khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, nhưng công ty BDC bằng chính sách huy động vốn thích hợp (từ cán bộ công nhân viên) vẫn đảm bảo được hơn 10 tỷ đồng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ. Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại của công ty mà thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường trong nước và bạn hàng quốc tế. Bảng 10: Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại của công ty Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đơn vị Máy phát FM Stereo 50KW 54 58 61 69 75 Cái Máy phát sóng trung 2000KW 47 49 51 53 53 Cái Hệ thống thu vệ tinh TVRO,RRO 19 21 21 24 25 Hệ thống Hệ thống phát sóng viba số 25 27 28 32 34 Hệ thống Hệ thống truyền thanh không dây 32 30 36 34 33 Hệ thống (Nguồn: Phòng kế toán thống kê - Cty BDC) Như vậy, với chính sách ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, công ty BDC đã có một nền tảng công nghệ khá vững mạnh đối với thị trường trong nước; là đại diện phân phối các thiết bị phát thanh truyền hình cho nhiều nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng trên thế giới như Harris, CTE, Rymsa,…;là đối tác chiến lược của các hãng Thomson, Linear, DB, ABE, SIDSA,…và xứng đáng là công ty đầu ngành trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh truyền hình của Việt Nam 4. Đầu tư cho hoạt động Marketing Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh cao, khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi không những là khoản chi phí không thể thiếu mà còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số chi phí tại cong ty. Đây là khoản chi có tính chất ảnh hưởng lâu dài và tác động tới hình ảnh của cong ty trên thị trường. Nhận thức đúng đắn việc sử dụng, quản lý khoản đầu tư này, công ty BDC luôn dành một lượng vốn tương đối lớn đầu tư cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Để nhận thấy rõ hơn về tình hình đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ, ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 11: Tình hình huy động vốn cho hoạt động Marketing Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Đơn vị VĐT cho hoạt động Marketing 1834 2131 2428 1926 2108 Tr. Đồng _%trong VĐT thực hiện 5.06 5.12 5.01 3.89 4.12 % (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy trong khoảng thời gian 2005-2007, công ty luôn duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định vốn cho hoạt động Marketing (khoảng 5.06%mỗi năm). Tuy nhiên, trước những khó khăn về tài chính những năm 2008-2009, chi phí Marketing lại trở thành khoản mục bị cắt giảm nhiều nhất và chỉ còn 4%. Cho đến những tháng cuối năm 2009, khoản chi này mới dần ổn định trở lại. Các khoản chi phí cho hoạt động Marketing của công ty BDC bao gồm: chi phí Nghiên cứu thị trường, Quảng cáo, Hỗ trợ bán hàng và các khoản chi phí khác. Trong đó công ty đặc biệt chú trọng tới khoản chi Hỗ trợ bán hàng-chiếm tới 43% tổng chi phí cho hoạt động Marketing. Cơ cấu các khoản được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Bảng12 :Tổng hợp chi phí Marketing từ 2005-2009 Đơn vị:Triệu đồng Stt Danh mục Chi phí Tỷ trọng (%) 1 Nghiên cứu thị trường 1251 12 2 Quảng cáo 938 9 3 Hỗ trợ bán hàng 4484 43 4 Chi phí khác 3754 36 Tổng 10427 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh - Cty BDC) Đặc biệt hàng quý công ty lại tổ chức các buổi giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới đến các đối tác chiến lược và những thị trường tiềm năng. Hoạt động này ngoài mục đích quảng cáo cho sản phẩm và hình ảnh công ty còn nhằm củng cố mối quan hệ của công ty với các bên đối tác. 5. Đầu tư vào nguồn nhân lực Đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuyếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp Là một công ty đi đầu trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển phát thanh truyền hình, công ty BDC từ khi thành lập cho đến nay luôn tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao. Hàng năm, công ty luôn dành từ 15-17% vốn đầu tư thực hiện cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản xuất. Ta có thể xem xét tình hình đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao của công ty qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 13: Tổng hợp chi phí đào tạo lao động năm 2009 Stt Tên dự án Chi phí 1 Đào tạo cán bộ kỹ thuật chế tạo dây chuyền lắp ráp các loại máy thu phát sóng 1147 2 Đào tạo cán bộ xây dựng và ứng dụng phần mềm chế tạo máy 1229 3 Đào tạo cán bộ sử dụng hệ thống vi tính quản lý công ty 901 4 Đào tạo cán bộ Marketing 1152 5 Đào tạo cán bộ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin 1394 6 Mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật cơ khí điện tử 1638 7 Đào tạo khác 1065 Tổng 8528 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Cty BDC) (Đơn vị: Tr.đ) Bên cạnh đó, công ty cũng rất khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty mình tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đăc biệt là chương trình đào tạo dài hạn ở trường đại học. Tuy khả năng ứng dụng tri thức không nhanh như các khoá đào tạo ngắn hạn nhưng bù lại, các trường đại học sẽ trang bị cho người lao động những tri thức mang tính hệ thống và có hiệu quả lâu dài. Công ty ưu tiên trả tiền học phí, nâng bậc lương, khen thưởng…đối với các cán bộ công nhân viên đạt thành tích cao trong học tập. Mặt khác, công ty BDC luôn coi tiền lương nhân công cao là một công cụ để khuyến khích nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty BDC trả lương cho cán bộ công nhân gồm hai phần sau : Phần 1: Lương cơ bản theo quy định nhà nước Phần 2: Lương năng suất được tính theo hệ số, theo từng chức vụ và bộ phận. Thu nhập = lương cơ bản + lương năng suất. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty BDC (theo báo cáo tổng kết năm 2009 ) là khoảng 2.800.000 đồng/người/tháng. Công ty BDC luôn luôn đảm bảo mức lương cơ bản cho tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty. Hệ số lương năng suất còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC, do đó khuyến khích nhân viên công ty nỗ lực, phấn đấu làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ người lao động, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên của công ty mình yên tâm công tác. Tất cả các công nhân đều được trạng bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động :mũ, quần áo bảo hộ, găng tay...cùng các thiết bị an toàn khác đều được trang bị kĩ càng. Ban lãnh đạo công ty BDC đã chú trọng việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng cán bộ công nhân viên chức; hàng năm tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, nâng cao đời sống tinh thần. Nhờ những chính sách đầu tư đúng đắn, công ty BDC hiện có một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành, công nhân cơ khí-điện có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Điều này được thể hiện trên bảng số liệu dưới đây: Bảng 14: Cơ cấu công nhân viên công ty BDC phân theo học vị tính đến tháng 12/2009 Học vị Số lượng (người) - Tiến sĩ kinh tế 08 người - Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành điện tử 13 người - Kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật 84 người - Thạc sỹ kinh tế, cử nhân kinh tế 36 người - Công nhân lành nghề 256 người Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Cty BDC) (Trong đó, số lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề từ bậc 4/7 trở lên là 112 người) Ngoài ra, Công ty BDC còn có một đội ngũ hơn 60 cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư đầu ngành hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ sở sản xuất... luôn kết hợp cùng cán bộ kỹ thuật của Công ty nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm do BDC sản xuất cũng như chất lượng các công trình do BDC đảm nhiệm. III. Đánh giá chung về thực trang hoạt động đầu tư của công ty BDC 1. Những kết quả đạt được Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty BDC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về tài chính nhưng công ty BDC với những đường lối, chiến lược đầu tư đúng đắn đã từng bước tháo gỡ những vướng mắc. Doanh thu công ty không ngừng tăng lên (từ chỗ năm 2005 mới đạt 21.584 tr.đ đến năm 2009 đã đạt được 34.181 tr.đ). Bên cạnh đó thì chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng tiêu thụ và hỗ trợ đắc lực cho lĩnh vực phát thanh truyền hình Việt Nam. Công ty BDC đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học và cùng với sự phát triển của Công ty, công tác quản lý hoạt động đầu tư cũng không ngừng được củng cố hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực trong việc điều hành quản lý và ra quyết định sản xuất kinh doanh. Đó là nhờ cán bộ quản lý đã kịp thời nắm bắt được tình hình kinh tế chuyển đổi, từ đó đã sắp xếp bộ máy tổ chức một cách gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Trong thời gian vừa qua, Công ty BDC đều hoàn thành tốt công việc được giao, đó là do công ty đã có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, Công ty BDC đã rà soát thống kê và đánh giá lại toàn bộ năng lực thiết bị, mạnh dạn loại bỏ thanh lý những thiết bị lạc hậu, khả năng khai thác thấp, bổ sung thêm những thiết bị thế hệ mới, nhờ đó chất lượng thực hiện các công việc được nâng cao, giải phóng được nhiều sức lao động. Đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, đã góp phần nâng cao uy tín công ty đối với các bạn hàng trong nước và quốc tế. Trong quá trình củng cố và phát triển, nhờ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty BDC đã chiếm được lòng tin của các tổ chức tín dụng và các khách hàng tiềm năng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty BDC tạo đà phát triển sản xuất, phát triển kinh doanh hơn nữa. 2. Một số khó khăn và hạn chế Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua, Công ty cũng còn nhiều mặt khó khăn, hạn chế cần phải được khắc phục và sửa chữa. Trong những năm 2008-2009 tình hình kinh tế thế giới, khu vực bị su

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26474.doc
Tài liệu liên quan