Báo cáo Thực tập tổng hợp tại VPBank chi nhánh Đông Đô

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I. Lịch sử hình thành và phát triển. 3

II. Cơ cấu bộ máy tổ chức. 5

1. Bộ máy tổ chức. 5

2.Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Chi nhánh. 8

3. Bộ máy nghiệp vụ và nhiệm vụ của các phòng tại Chi Nhánh Đông Đô. 10

3.1 Phòng Giao dịch- Kho quỹ. 10

3.2 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân) 11

3.3 Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O Doanh nghiệp) 12

3.4 Phòng thẩm định tài sản đảm bảo. 14

3.5 Phòng thu hồi nợ 15

3.6 Phòng kế toán 16

3.7 Phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối 17

3.8 Phòng Hành chính- Tổ chức 17

4. Các sản phẩm,dịch vụ 18

4.1. Tiền gửi thanh toán 18

4.2. Tiền gửi tiết kiệm 18

III. Kết quả hoạt động kinh doanh 24

IV. Phương hướng hoạt động 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại VPBank chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành viên Ông Trần Văn Hải (Phó Tổng Giám đốc) Thành viên Ồng Đinh Như Tuynh (Phụ trách phòng Thu hồi nợ) Thành viên Tại khu vực phía Nam gồm các thành viên sau: Ông Lâm Hoàng Lộc (Phó Chủ tịch HĐQT) Chủ tịch Ông Nguyễn Đình Long (Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn) Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh)      Thành viên Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau. 4. Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - tài sản có: gồm các thành viên sau: Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế) Chủ tịch Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Phó Chủ tịch Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Thành viên Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Thành viên Bà Hoàng Mai Thảo (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Thành viên 5. Ban Điều hành: Ông Lê Đắc Sơn (Tiến sĩ Xã hội học, Kỹ sư Kinh tế) Tổng Giám đốc Ông Trần Văn Hải (Cử nhân Kinh tế ngân hàng) Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Thanh Bình (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Đình Long (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Phó Tổng Giám đốc Ông Vũ Minh Quỳnh (Cử nhân Kinh tế Ngân hàng) Kế toán Trưởng 2.Nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Chi nhánh. 1. Thực hiện huy động và quản lý nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm…đối với các pháp nhân, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng tiền gửi VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN và VPBank. 2. Thực hiện cho vay và quản lý các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn cụ thể theo quy định của NHNN và của VPBank 3. Được phép vay hoặc cho vay các định chế tài chính trong nước khi được Tổng Giám Đốc đồng ý. 4. Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế khi được tổng giám đốc ủy nhiệm và chấp hành đúng quy định của NHNN và của VPBank. 5.Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh. 6. Thực hiện quản lý nghiệp vụ mua bán và chuyển khoản các chứng từ có giá khi được sự đồng ý của Tổng Giám Đốc. 7. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh theo chế độ của nhà nước, của NHNN và của VPBank. 8. Tổ chức thực hiện công tác thanh toán trong Chi nhánh, trong hệ thống VPBank và với các Ngân hàng khác theo chế độ của NHNN và quy định của VPBank. 9. Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành đúng chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và của VPBank. Bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm cố…, bảo quản kho quỹ an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ ( Tiển mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) một cách chính xác. Thực hiện các dịch vụ kho quỹ. 10. Quản lý an toàn tài sản bao gồm trụ sở, nhà đất, xe cộ, thiết bị, dụng cụ làm việc, phương tiện… của chi nhánh được Hội sở ủy nhiệm quản lý theo đúng chế độ của NN và của VPBank. 11. Phát triển nguồn nhân lực, quản lý tốt nhân sự, đào tạo nhân viên, nâng cao uy tín,chất lượng, phục vụ của VPBank. 12. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo đúng với quy định của NHNN và của VPBank. 13. Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh: - Kế hoạch cân đối đầu vào (nguồn vốn) và đầu ra (sử dụng vốn). - Kế hoạch tài chính. - Kế hoạch Thu nhập- Chi phí. - Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới giao dịch. - Kế hoạch tiếp thị và phát triển khách hàng. 14. Không ngừng nghiên cứu cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm mới, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, vận dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng điều hành và dịch vụ. 15. Đẩy mạnh công tác tiếp thị,marketing và phát triển khách hàng. 16. Thực hiện mọi chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng (như bảo mật về tồn quỹ, số liệu, tiền gửi khách hàng, thanh toán ngân hàng, bảng tổng kết tài sản…) 3. Bộ máy nghiệp vụ và nhiệm vụ của các phòng tại Chi Nhánh Đông Đô. 3.1 Phòng Giao dịch- Kho quỹ. 1. Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, các dịch vụ ngân hàng. 2. Hướng dẫn và giải đáp khách hàng sử dụng các tiện ích về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. 3. Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm ngân hàng, về tài khoản của khách hàng. 4. Thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về khách hàng. 5. Thực hiện mốt số nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc, thanh toán séc, bảo chi séc…, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, giữ hộ, thu chi hộ. 6. Thực hiện các nghiệp vụ về tiết kiệm như gửi tiền, rút tiền, chi trả vốn , lãi. 7. Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá han,… trên tài khoản tiền vay. 8. Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ , thanh toán thư tín dụng v.v… 9. Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… 10.Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho khách hàng theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của VPBank. Đối với nghiệp vụ mua và bán ngoại tệ mặt, Phòng Ngân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có thẩm quyền quyết định, Phòng Giao dịch thực hiện thu, chi tiền, chuyển tiền. 11. Tính toán thu lãi, trả tiền, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các Phòng có liên quan và đúng với quy định của VPBank. 12. Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao kê tài khoản… cho khách hàng theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định. 13. Hoạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng. 14. Thực hiện nghiệp vụ thu chi, kiểm đếm tiền mặt theo đúng quy định. 15. Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý, phàn nàn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hoặc về cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. 16. Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu, chi, kiểm đếm và bảo quản tiền), chỉ đạo các chi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kho quỹ. 3.2 Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân) 1. Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân thống nhất trong toàn Chi nhánh; 2. Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn Chi nhánh; 3. Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay; 4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân; 5. Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc; 6. Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn chi nhánh. 7. Đề xuất điều chỉnh các quy định về hoạt động tín dụng cá nhân cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh như: Lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay, phương thức thanh toán nợ vay… 8. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ khách hàng cá nhân cho toàn chi nhánh. 9. Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh, thường xuyên và định kỳ hàng tháng đối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của khách hàng. 10. Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc theo tháng, quý, 6 tháng và năm. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay cá nhân theo đúng quy định và hướng dẫn của NHNN và của VPBank. 11. Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân khách hàng. Lưu trữ các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản và các chứng từ liên quan khác. 3.3 Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O Doanh nghiệp) 1. Nghiên cứu thông tin, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng: Lập kế hoạch tiếp thị và kế hoạch cho vay/ bảo lãnh hàng năm và thực hiện kế hoạch đã được duyệt; Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. 2. Liên hệ với các Hiệp hội, các tổ chức nghành nghề kinh doanh để xúc tiến công tác tiếp thị của VPBank. 3. Tiếp xúc, hướng dấn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; Kiến nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng. 4. Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi sự chuyển nghành nghề của khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt và/ hoặc không bình thường của khách hàng. 5. Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh (trong va ngoài nước) thanh toán, mua bán ngoại tệ,... của khách hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết, tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món vay và bảo lãnh (trong và ngoài nước); Thuyết trình về tờ trình thẩm định khách hàng trước Ban Tín dụng/ HĐ tín dụng. 6. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi VPBank đã cho vay, bảo lãnh. 7. Đôn đốc thu hồi nợ; Thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay, bảo lãnh; Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Đề xuất điều chỉnh lãi, miễn lãi, giảm lãi tiền vay cho khách hàng; Đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố. 8. Đề xuất chuyển món vay sang nợ quá hạn; Chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay khó đòi sang phòng thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật. 9. Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay, bảo lãnh toàn chi nhánh theo định kỳ; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tín dụng theo quy định của NHNN và của VPBank. 10. Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng cho các nhân viên A/O doanh nghiệp toàn chi nhánh. 11. Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân của khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Lưu trữ các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cấm cố tài sản và các chứng từ liên quan. 3.4 Phòng thẩm định tài sản đảm bảo. 1. Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản thế chấp cầm cố; - Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản thế chấp cấm cố đảm bảo cho khoản vay - Lập bảng định giá tài sản phản hồi cho nơi yêu cầu trong thời gian quy định. 2. Quan hệ với cơ quan định giá chuyên nghiệp để định giá các tài sản thế chấp cầm cố trong các trường hợp cần thiết theo quy định; 3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực trong việc định giá tài sản thế chấp cầm cố phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho VPBank. 4. Xây dựng bản đồ phân hạng về sử dụng đất nhằm công khai hóa, hợp lý hóa việc thẩm định bất động sản. 5. Lập các hợp đồng thế chấp, cấm cố tài sản đảm bảo nợ vay và thực hiện việc công chứng; 6. Lập các văn bản thông báo việc thế chấp, cầm cố tài sản cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật (Sở địa chính- Nhà đất, Phòng công chứng…) 7. Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm các thế chấp cầm cố trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng là VPBank 8. Hợp đồng với các công ty kho bãi để quản lý tài sản cầm cố; 9. Định kỳ tái định giá tài sản thế chấp cầm cố; Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các tài sản thế chấp cầm cố, có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng; 10. Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, liên quan đến đất đai, nhà, xưởng, kho bãi, nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài sản đảm bảo. 3.5 Phòng thu hồi nợ 1. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt; 2. Liên hệ với các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Phòng thi hành án, Công an, Luật sư… trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh. 3. Tiếp nhận và kiểm tra lại tính hợp pháp các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do Phòng A/O Doanh nghiệp và A/O cá nhân chuyển sang để xử lý theo pháp luật. 4. Thẩm định và đề xuất ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho Chi nhánh. Thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ theo Nghị quyết của Ban chỉ đạo thu hồi nợ. 5. Quan hệ với các cơ quan chức năng để xử lý và thu hồi nợ khó đòi. 6. Tổng hợp, phân tích tình hình nợ quá hạn tại chinh nhánh theo chế độ thông tin báo cáo do NHNN và VPBank quy định; Thông qua kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn, Phòng thu hồi nợ đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn tín dụng. 7. Quản lý an toàn các hồ sơ nợ quá hạn trong quá trính xử lý thu hồi nợ; Bàn giao đầy đủ các hồ sơ nợ quá hạn đã xử lý xong ( bao gồm các hồ sơ đã nhận phát sinh trong quá trình xử lý nợ ) cho phòng A/O doanh nghiệp hoặc phòng A/O cá nhân để lưu trữ theo chế độ quy định. 8. Theo dõi những thay đổi về pháp luật có liên quan đến ngân hàng để kịp thời phổ biến cho chi nhánh nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong tranh chấp , kiện tụng… 9. Xây dựng tủ sách pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. 3.6 Phòng kế toán 1. Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại NHNN địa phương và tổ chức tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng. 2. Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí phải thu phải trả. Kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc hiện hành của NHNN và của VPBank. 3. Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kỉến biến động trong tháng, quý. Tham gia xây dựng cân đối- sử dụng vốn tháng- quý. 4. Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ, vật dụng, phương tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ. Phối hợp cùng phòng Hành chính- Tổ chức xem xét những nhu cầu chi mua sắm, trang bị phương tiện làm việc của chi nhánh. 5. Tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ Phòng Giao dịch- Kho quỹ và các bộ phận khác đưa đến, kiểm soát hạch toán, khai thác số liệu đưa vào máy vi tính, lên cân đối tài khoản ngày, tháng, năm, theo đúng chế độ kế toán quy định. 6. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thông kê theo đúng quy định của NHNN và của VPBank; Thực hiện chế độ truyền số liệu qua mạng vi tính theo đúng hướng dẫn của VPBank. 7. Bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, thông tin trên máy vi tính. Lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ kế toán và các mẫu biểu kế toán thống kê theo đúng chế độ quy định. 3.7 Phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối 1. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế ( thư tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện tử, thanh toán séc…); 2. Thực hiện và phát triển và mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh trên địa bàn. 3. Định kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, kiều hối trong chi nhánh. 4. Đề xuất và kiến nghị với Hội sở về việc cải tiến nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kiều hối phù hợp với điều kiện trên địa bàn. 5. Lưu trữ các hồ sơ thanh toán quốc tế, kiều hối trong chi nhánh; 6. Chịu trách nhiệm quản lý mạng SWIFT, Telex, Test key của chi nhánh; 7. Quản lý các vấn đề tranh chấp trong thanh toán quốc tế và kiều hối trên địa bàn; 3.8 Phòng Hành chính- Tổ chức 1. Phối hợp với VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. 2. Công tác văn thư, hành chính, lễ tân. 3. Quản lý, mua sắm tài sản vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của toàn chi nhánh. 4. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy cho toàn chi nhánh. Phối hợp với bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ trong toàn chi nhánh. 5. Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. Ngoài các phòng ban trên, còn có các chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội. 4. Các sản phẩm,dịch vụ VPBank là Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên ngoài các sản phẩm truyền thống của ngân hàng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, VPBank còn chú tâm khai thác các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến khách hàng truyền thống của Ngân hàng- các doanh nghiêp vừa và nhỏ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank bao gồm: 4.1. Tiền gửi thanh toán 4.2. Tiền gửi tiết kiệm * TGTK thông thường * TGTK rút gốc linh hoạt * TGTK An sinh * TK VND được bù đắp trượt giá USD * TK VND bảo đảm USD Trong hình thức tiền gửi tiết kiệm thì sản phẩm TGTK rút gốc linh hoạt và TK VND được bù đắp trượt giá USD là 2 sản phẩm rất đáng chú ý. Nó chính là sản phẩm đặc trưng tạo sự khác biệt cho VPBank với các ngân hàng khác. 4.2.1 TGTK rút gốc linh hoạt 1. Tiền gửi Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là một hình thức tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khách hàng được quyền rút tiền gốc làm nhiều lần tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. 2. Lãi suất Tiết kiệm rút gốc linh hoạt sẽ được VPBank quy định thấp hơn lãi suất cùng kỳ hạn của loại tiết kiệm thông thường. Riêng mức lãi suất không kỳ hạn của loại hình “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt” vẫn áp dụng bằng mức lãi suất không kỳ hạn bậc thang của hình thức tiết kiệm thông thường. Mức lãi suất cụ thể từng thời kỳ do Tổng giám đốc quyết định. Biểu lãi suất tiết kiệm rút gốc linh hoạt áp dụng trong thời gian đầu tiên như sau: Kỳ hạn VND (%/năm) USD (%/năm) Kỳ hạn 1 tháng 8,28 % 3,88 % Kỳ hạn 2 tháng 8,64 % 4,03 % Kỳ hạn 3 tháng 9,24 % 4,28 % Kỳ hạn 6 tháng 8,99 % 4,48 % Kỳ hạn 12 tháng 9,12 % 4,88 % Kỳ hạn 24 tháng 9,48 % 5,08 % Kỳ hạn 36 tháng 9,60 % 5,18 % Sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt” chỉ áp dụng cho phương thức lĩnh lãi cuối kỳ, và không áp dụng với các hình thức tiết kiệm đặc biệt đã có thể lệ riêng như: Tiết kiệm VND được bù đắp trượt giá USD, Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD… 3. Nếu khách hàng rút 1 phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm khi chưa đủ thời hạn tối đa ghi trên sổ tiết kiệm thì số tiền rút trước hạn được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn bậc thang do VPBank quy định tại thời điểm rút đối với loại tiết kiệm thông thường. Số dư tiền gửi gốc còn lại tiếp tục được hưởng lãi suất đã quy định ban đầu. 4. Trường hợp khách hàng rút gốc khi thời gian gửi thực tế đúng bằng thời hạn tối đa ghi trên sổ tiết kiệm thì được hưởng 100% lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm 5. Số tiền rút gốc mỗi lần không thấp hơn 2 triệu đồng và phải là bội số của 1 triệu đồng. Số lần rút gốc tối đa trong mỗi tháng không quá 2 lần. 6. Trong thời hạn của khoản tiền tiết kiệm, khách hàng chỉ được rút tiền ra, không được gửi thêm tiền vào chính sổ tiết kiệm đó. 7. Khi sổ tiết kiệm đến hạn rút gốc cuối cùng mà khách hàng không rút thì toàn bộ số tiền gốc và lãi còn lại được chuyển tiếp kỳ hạn mới theo quy định tại “Quy chế về tiền gửi tiết kiệm tại VPBank”. 4.2.2 TG VND được bù đắp trượt giá USD Đây là một hình thức huy động tiền gửi VND được VPBank áp dụng bắt đầu từ ngày 06/12/2004, theo đó tuỳ vào mức độ biến động tỷ giá VND/USD mà Khách hàng sẽ được bù đắp sự mất giá của đồng Việt Nam so với USD Mỹ khi gửi tiền đồng Việt Nam tại VPBank với Thể lệ như sau:  1. Đối tượng: Tất cả các cá nhân gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, chấp nhận các quy định trong Thể lệ này.  2. Thủ tục gửi tiền, thanh toán: Thực hiện theo Thể lệ tiền gửi và các quy định liên quan đến tiền gửi của VPBank. 3. Kỳ hạn và Lãi suất: áp dụng riêng cho hình thức huy động tiết kiệm này và do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.  Kể từ ngày 06/12/2007 (cho đến khi có qui định mới), lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn được qui định như sau: + Kỳ hạn 03 tháng: 0,60%/tháng + Kỳ hạn 06 tháng: 0,63%/tháng + Kỳ hạn 12 tháng: 0,67%/tháng 4. Phạm vi bù đắp: Toàn bộ tiền gửi gốc ban đầu của khách hàng được bù đắp biến động tỷ giá theo quy định tại điều 5 Thể lệ này. 5. Cách tính tiền bù đắp: 5.1. Người gửi tiết kiệm sẽ gửi tiền bằng đồng Việt Nam vào VPBank và được hưởng lãi suất phù hợp với từng kỳ hạn theo quy định của VPBank áp dụng riêng đối với hình thức tiết kiệm này. 5.2. Vào ngày tiết kiệm đáo hạn, ngân hàng sẽ tính toán Tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ/tháng theo công thức sau:  Tỷ lệ tăng của tỷ giá (Tỷ giá ngày đáo hạn – Tỷ giá ngày gửi tiền) VNĐ so với USD/tháng = Tỷ giá ngày gửi tiền x Kỳ hạn (theo tháng) x 100%  5.3. Trong kỳ hạn gửi, nếu tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ không vượt quá 0,50%/tháng thì người gửi được hưởng lãi suất tiết kiệm như đã công bố (tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ 0,50%/tháng đảm bảo ngang bằng với mức chênh lệch lãi suất tiết kiệm VND và tiết kiệm USD, do vậy người gửi không bị thiệt so với gửi tiết kiệm bằng USD). 5.4. Trong kỳ hạn gửi, nếu tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ trong 1 tháng vượt quá 0,50%/tháng, thì ngoài tiền lãi được hưởng theo lãi suất đã quy định, khách hàng còn được VPBank bù đắp số tiền ứng với mức chênh lệch giữa tỷ lệ tăng thực tế của tỷ giá đồng Việt Nam/ Đô la Mỹ so với tỷ lệ tăng bình quân 0,50%/tháng. Cụ thể: Số tiền khách hàng được bù đắp trượt giá = Số vốn gốc x Tỷ lệ tăng thực tế của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ/tháng - 0,50% x Kỳ hạn gửi (theo tháng) 5.5. Tỷ giá ngoại tệ được sử dụng trong tính toán tỷ lệ tăng bình quân của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ là tỷ giá bán USD chuyển khoản do Vietcombank Trung ương công bố tại thời điểm gửi tiết kiệm và thời điểm tiết kiệm đáo hạn. Tỷ giá tại thời điểm khách hàng gửi tiết kiệm được ghi trên giấy “Chứng nhận tiền gửi tiết kiệm” (phía trên chữ ký của nhân viên tiết kiệm) để khách hàng tiện theo dõi.  5.6. Khách hàng có quyền rút tiền trên “Tiết kiệm đồng Việt Nam được bù đắp trượt giá đô la Mỹ” trước hạn, nhưng sẽ không được hưởng bù đắp trượt giá.  6. Các quy định khác liên quan đến tiền tiết kiệm, nếu chưa được quy định cụ thể trong Thể lệ này thì sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của VPBank.  7. Việc sửa đổi, bổ sung Thể lệ này thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc VPBank. 3. Cho vay sản xuất- kinh doanh- dịch vụ- đời sống. VPBank thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng. 4. Cho vay trả góp VPBank chỉ áp dụng cho vay trả góp mua nhà và mua ôtô, thời hạn tối đa cho vay là 10 năm. 5. Chương trình hỗ trợ du học và xuất khẩu lao động 6. Thanh toán quốc tế -Thanh toán bằng thư tín dụng(L/C) - Thanh toán nh ờ thu ch ứng t ừ -Thanh to án chuy ển ti ền b ằng đi ện 7.Chuyển tiền nhanh VPBank- Western Union Hoạt động từ tháng 8/2002, bắt đầu là 77 điểm chi trả, số điểm chi trả tăng dần đến 2004 là 249 điểm chi trả. Doanh số tăng theo tiến độ thời gian, đến 11/2004 là USD 3.845.434 so với năm đầu tiên là USD 2.249.810 Đây là dịch vụ đáng chú ý, thể hiện khả năng hội nhập của VPBank. Hiện nay chỉ có 7 Ngân hàng của Việt Nam tham gia mạng lưới dịch vụ này. 8. Các sản phẩm dịch vụ khác a. Mua bán các chứng từ có giá (công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu....) b. Chuyển tiền trong nước và chi trả kiều hối c. Các dịch vụ ngân quỹ: Kiểm định ngoại tệ, kiểm đếm tiền mặt, đổi tiền mặt; Xác nhận số dư tài khoản; Chi trả lương cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp tại VPBank hoặc trực tiếp tại địa chỉ do khách hàng chỉ định...; Mua bán giao ngay, có kỳ hạn và chuyển đổi các loại ngoại tệ mạnh. Chúng tôi sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng về mua bán ngoại tệ dù là nhỏ nhất. d. Cho vay cầm cố chứng khoán e. Dịch vụ thu - chi hộ f. Các nghiệp vụ khác của thanh toán quốc tế: Chuyển tiền thanh toán tiền hàng nhập khẩu; Dịch vụ nhờ thu (Collection); Chuyển tiền về Việt nam và chuyển tiền ra nước ngoài. g. Dịch vụ tư vấn và đại lý bảo hiểm h. Nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh tham gia dự thầu; Đảm bảo thanh toán hoặc trả tiền ứng trước; Thực hiện hợp đồng; Vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác; Nộp thuế nhập khẩu; Các hoạt động bảo lãnh khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. i. Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của Ngân hàng III. Kết quả hoạt động kinh doanh Vì chưa có các số liệu thống kê chính xác trong năm 2005 nên trong báo cáo tổng hợp này chỉ xin đưa ra số liệu năm 2004 và các năm trước đó. Các chỉ tiêu về tài chính chủ yếu năm 2004 (Toàn hệ thống VPBank) Các chỉ tiêu về tài sản  Đơn vị: Triệu VND Các chỉ tiêu về tài sản (Đến 31/12) 2006 2005 2004 2003 2002 2001 Tổng Tài sản có 10.159.301 6.093.193 4.149288 2.491.867 1.476.468 1.292.696 Tiền huy động 9.065.194 3.178.389 3.872.813 2.192.945 1.183.074 921.750 Cho vay  5.031.190 3.014.209 1.865.364 1.525.212 1.103.426 852.910 Vốn cổ phần 756.160 309.386 198.409 174.900 174.900 174.900 Kết quả kinh doanh  Đơn vị:  Triệu VND Kết quả kinh doanh (Trong năm) 2006 2005 2004 2003 2002 2001 Tổng thu nhập hoạt động 995.003 470.226 286.170 187.325 93.562 85.899 Tổng chi phí hoạt động (838.195) (394.017) (226.092) (144.497) (72.998) (83.985) Lợi nhuận trước thuế 156.808 76.209 60.078 42.828 20.564 1.914 Theo số liệu hiện có, tính đến tháng 6 năm 2005 thì có thể đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống VPBank như sau: 6 tháng đầu năm 2005 là thời kỳ sôi động trong hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Mức cạnh tranh giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22628.doc
Tài liệu liên quan