Báo cáo Tổng hợp diễn biến thị trường nông sản Việt Nam 2006

Trong quý III, diễn biến thời tiết phức tạp khiến cho giá các mặt hàng rau quả liên tục đứng ở mức cao. Tháng 7, thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với những trận mưa lớn và một số loại trái cây đã vào cuối vụ khiến giá rau cải, bắp cải, cà chua, dưa leo, đậu cô ve, cam sành tăng vọt.

Sang đến tháng 8, do mưa lớn diễn ra tại nhiều địa phương, gây ngập úng, mặt khác một số loại rau, trái cây đang chuyển vụ cùng với tác động của phí vận chuyển tăng nên giá nhiều loại rau, củ, trái cây tăng giá (rau muống, rau cải, bí xanh, nhãn, nho,v.v ), với mức tăng 10 - 20% (có loại rau tăng ở mức cao hơn). Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong tháng 9.

Quý IV, giá các mặt hàng bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt. Trong tháng 10, do nhiều loại rau, quả đang bước vào vụ, nên nguồn cung trên thị trường khá phong phú, giá nhiều mặt hàng tuy vẫn còn ở mức cao nhưng một số mặt hàng đã bắt đầu chiều hướng giảm dần (rau cải, củ cải, su hào, cà chua, ). Riêng ở những vùng chịu ảnh hưởng của bão số 6 (đặc biệt ở Đà Nẵng, Quảng Nam), do rau, quả bị thiệt hại, nguồn cung giảm mạnh nên giá rau củ tăng cao sau bão

 

doc82 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp diễn biến thị trường nông sản Việt Nam 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, Hàn Quốc, Hồng Kông, Pháp, Thái Lan và Thụy Điển. Số thị trường coi là tiềm năng trong năm nay rất ít ỏi. Xét về cơ cấu sản phẩm, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% là chè các loại khác. Tuy nhiên, giá trị xuât khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, một mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam chưa cao, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại. Hơn nữa, thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Tuy nhiên, xét về mặt giá xuất khẩu, hiện giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 55-70% so với giá của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè. Giá chè bình quân 9 tháng đầu năm nay đạt 1.051 USD/tấn, giảm so cùng kỳ năm trước khoảng 2%. Nhận định chuyên gia và đề xuất: Được biết, ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước. Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao. Tuy nhiên, Hiệp hội chè cho biết, thời gian qua, việc ký hợp đồng mua bán chè của doanh nghiệp với nông dân được triển khai tốt, nhưng việc thực hiện hợp đồng lại có nhiều điều bất cập. Không ít hợp đồng đã bị phá vỡ vì một bên (chủ yếu là do bên bán chè tươi) không thực hiện đúng cam kết. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ sở chế biến chè quá đông, công suất chế biến vượt xa khả năng cung cấp nguyên liệu. Giá chè khô lên xuống thất thường làm cho giá chè tươi biến động theo. Tình trạng tranh mua nguyên liệu diễn ra gay gắt, đẩy giá chè tươi lên cao hơn nhiều so với giá ghi trong hợp đồng khiến nhiều người sản xuất chè tươi đã chạy theo lợi trước mắt, bán sản phẩm cho người trả giá cao hơn. Để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, người trồng chè không nên chạy theo lợi trước mắt chỉ lo khai thác vườn chè, thậm chí sai quy trình kỹ thuật, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các địa phương cần có biện pháp hạn chế các lò chè mini sản xuất chè kém chất lượng, tranh mua chè của các nhà máy. Một vấn đề khác là giá búp tươi biến động có lợi cho nông dân, song lại xuất hiện tình trạng khai thác quá mức khiến cây chè bị kiệt quệ. Tháng 10 vừa qua, Hội nghị thâm canh chè an toàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã được nhóm họp tại tỉnh Phú Thọ. Tại cuộc họp này, nhiều ý kiến của lãnh đạo Bộ, Ngành các địa phương, doanh nghiệp và người trồng chè đưa ra đều hướng tới mục tiêu của ngành chè trong những năm tới: Mở rộng diện tích chè bằng những giống mới có năng suất chất lượng cao. Trên diện tích chè đang đưa vào kinh doanh, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, tưới nước vụ đông, đốn chè, hái dãn lứa 30-45 ngày/lứa thay cho kỹ thuật hái san trật (7-10 ngày) trước đây. Chất lượng chè thấp còn do 70% diện tích chè là giống cũ, giống có chất lượng cao mới chiếm 30%. Kỹ thuật canh tác chè cũng còn nhiều bất cập, mới có 30% diện tích làm đất bằng cơ giới hóa, 2% diện tích được tưới nước, mức đầu tư phân bón thấp, lượng phân hữu cơ, phân vô cơ sử dụng không cân đối, chủ yếu bón đạm để khai thác bóc màu cây chè, nên năng suất chất lượng thấp, nương chè chóng xuống cấp. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở nhiều nơi còn khá tùy tiện, lạm dụng trong sử dụng thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly. Hiện trạng này khá phổ biến ở vùng chè và là vấn đề bức xúc trong sản xuất cần phải sớm khắc phục. Một vấn đề rất quan trọng được đưa ra tại hội nghị đó là, trong khi cả nước có chương trình rau an toàn, thực phẩm an toàn, thì chè - một loại thực phẩm đồ uống lại chưa có chương trình này. Bàn về sản xuất an toàn cho cây chè, nhưng lại chưa có những quy định, quy chế về tiêu chuẩn cho vùng sản xuất nguyên liệu sạch. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN - PTNT đã giao cho Vụ Khoa học - công nghệ của Bộ xúc tiến xây dựng ngay những tiêu chuẩn an toàn cho vùng sản xuất chè. Trên cơ sở đó, Cục Trồng trọt và Trung tâm Khuyến nông chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các tiêu chuẩn này. Cũng trong tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt logo chính thức và giao cho Hội Nông dân tỉnh đứng tên và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên sau khi được bảo hộ. Hiện tại, trên thị trường có quá nhiều loại chè không xuất xứ từ Thái Nguyên nhưng vẫn mang nhãn hiệu "Chè Thái Nguyên" làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này và làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ được công bố chính thức vào tháng 1 năm 2007. Một sự kiện không thể không nhắc tới trong quý Quý IV vừa qua là Lễ hội Văn hoá Trà lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng từ 16 đến 24 tháng 12. Lễ hội lần này không chỉ là dịp để quảng bá du lịch, giới thiệu văn hoá trà Việt Nam ra thế giới, mà còn là một dịp để các tác nhân trong chuỗi sản xuất trà Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi nhằm tìm ra phương hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn tại của ngành trà. Tại lễ hội Trà, 8 kỷ lục Việt Nam đã được lập và rất nhiều bài tham luận có giá trị đã được đưa ra hội nghị để cùng thảo luận. Theo dự kiến, đến giai đoạn 2010-2015, diện tích chè được trồng mới và thay thế đạt mức độ ổn định khoảng 140.000 ha, năng suất bình quân đạt 9-10 tấn búp/ha, cho tổng sản lượng 1,2-1,4 triệu tấn búp tươi, tương đương 240.000- 280.000 tấn chè thành phẩm. Trong đó khối lượng xuất khẩu khoảng 200.000 tấn với cơ cấu 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao đạt giá trị xấp xỉ 300 triệu USD. Trong xu thế hội nhập, không chỉ cạnh tranh về năng suất, chất lượng, giá trị xuất khẩu mà đòi hỏi phải an toàn vệ sinh từ vùng sản xuất nguyên liệu tới chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Do đó, ngành Chè Việt Nam phải giải quyết tận gốc của vấn đề - sản xuất, thâm canh, chế biến chè an toàn. Ngành hàng Cao su 5.1. Tình hình sản xuất trong nước Năm 2006, năng xuất bình quân đạt kỷ lục 1.83 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 325.9 triệu tấn tăng 7.35% so với năm 2005. Năm 2006 cũng đánh dấu mức kỷ lục về năng xuất cao nhất. Các Công ty vùng Đông Nam Bộ đạt năng xuất 1.96 tấn/ha, trong đó có 7 công ty đạt từ 2-2.38 tấn/ha. Mức năng xuất cao nhất đạt 2.5-2.68 tấn/ha tại 4 nông trường cao su vùng Đông Nam Bộ. Cơn bão số 9 tháng 12 vừa qua gây ra thiệt hại khá lớn cho các công ty cao su ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, ước tính khoảng 426800 cây cao su bị gãy đổ, gây thiệt hại khoảng 160 tỷ đồng cho năm 2007. Vì vậy dự đoán sản lượng cao su năm tới có thể bị ảnh hưởng, nhưng với dự án trồng cây cao su tại Lào thì sản lượng cao su năm tới sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, đồng thời các công ty cao su bị ảnh hưởng do bão số 9 cũng đang tiến hành trồng mới lại số cây bị gãy đổ. Trong định hướng phát triển từ nay đến 2010 của tổng Công ty Cao su Việt Nam, dự án trồng mới 100.000ha ở khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung sẽ sớm triển khai. Bên cạnh đó, dự án trồng 100.000ha cao su ở Lào và Campuchia cũng đang được thực hiện. Sau khi hoàn thành các dự án này, sản lượng mủ khai thác của Việt Nam sẽ tăng đáng kể phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thế giới. Năm 2006, năng suất bình quân của toàn tổng Công ty Cao su Việt Nam đạt 1,83 tấn/ha, là mức cao nhất từ trước đến nay, đưa sản lượng lên mức 325.900 tấn, vượt hơn năm 2005 à 7.35%. Các công ty Đông Nam Bộ đạt năng suất 1.96 tấn/ha trên diện tích khai thác 143.570 ha, tăng 8% so với năm 2005, trong đó có 7 công ty đạt từ 2-2.38 tấn/ha. 5.2. Tình hình thị trường trong nước và thế giới Giá cao su trong nước và xuất khẩu Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong năm 2006 cao su xuất khẩu đứng vị trí thứ 7 trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và được đánh giá là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nông sản. Trong năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 236.000 tấn cao su với trị giá đạt 419 triệu USD, nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Cambodia và Indonesia. Tuy nhiên, phần lớn cao su chỉ tạm nhập khẩu vào Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc và theo dự đoán Việt Nam sẽ là điểm giao dịch cao su tạm nhập tái xuất trong tương lai gần khi các vườn trồng cao su tại Lào và Campuchia đi vào thu hoạch. Năm 2006, giá cao su trong nước đánh dấu sự biến động mạnh mẽ. Năm đạt kỷ lục về giá cao su tăng cao. Các nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm giá cao su trong nước bao gồm sự tăng giá dầu thô làm tăng giá cao su tổng hợp, nhu cầu tiêu dùng cao su ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất săm lốp ô tô cho thị trường sản xuất ô tô, và một nhân tố quan trọng khác là tình hình biến động của giá vàng trên toàn thế giới. Chuỗi giá cao su nội địa tại thị trường Gia Lai cho thấy, giai đoạn sáu tháng đầu năm đánh dấu sự tăng giá cao su một cách mạnh mẽ đối với cả ba sản phẩm SVR3L, SVR5 và SVR10. giá cao kỷ lục đạt 40 triệu đồng/1 tấn trong tháng 6. Trong sáu tháng cuối năm, giá cao su giảm mạnh và trở lại giá xuất phát điểm như hồi đầu năm. Nguyên nhân chính gây ra sự biến động giá cả trong nước là nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng mạnh giai đoạn đầu năm phục vụ nhu cầu săm lốp ô tô. Bên cạnh đó, thời tiết mưa to làm giảm sản lượng mủ cao su tự nhiên tại Thái Lan và Indonesia. Giai đoạn cuối năm, các kho dự trữ cao su Trung Quốc vẫn đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó các cường quốc cao su lại bước vào chính vụ thu hoạch và thời tiết tốt tạo điều kiện cho việc khai thác cao su được thuận lợi. (Nguồn: Trung Tâm Thông Tin - Bộ Thương Mại) Theo thống kê Vụ kế hoạch - Bộ Nông Nghiệp, cao su xuất khẩu của cả nước tăng trưởng hàng năm cả về lượng và trị giá. Trước năm 2003, cây cao su cho giá trị thu hoạch rất thấp, trước năm 2003, mỗi tấn cao su chỉ cho giá trị khoảng 500 USD. Tuy nhiên từ năm 2004 trở đi, giá trị xuất khẩu của 1 tấn mủ cao su tự nhiên đã tăng nhanh chóng lên hơn 1000USD, thậm chí đạt kỷ lục hơn 2000USD. Năm 2000, lượng cao su xuất khẩu đạt gần 300 nghìn tấn, và tăng hơn 400 nghìn tấn năm 2003, 600 nghìn tấn năm 2005 và đạt hơn 700 nghìn tấn trong năm vừa qua. Giá trị cao su xuất khẩu tăng trưởng đột phá, từ khoảng 200 triệu USD năm 2000, lên 600 triệu USD năm 2004 và đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2006. Từ năm 2000 đến năm 2006, lượng cao su xuất khẩu tăng gần 3 lần, trong khi đó giá trị xuất khẩu tăng gần 12 lần (Đồ thị: Tình hình xuất khẩu cao su qua các năm). Có thể nói, ngành cao su Việt Nam đang phát triển vững mạnh, có tiếng vang trên trường quốc tế và đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. (Nguồn: Vụ kế hoạch - Bộ Nông Nghiệp) Thị trường gỗ cao su Có thể nói gỗ cao su đang tăng dần vị thế sử dụng trong sản xuất đồ nội thất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam, bên cạnh nguồn gỗ cao su nội địa, năm 2006 Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 315 718 m3 gỗ cao su với đơn giá trung bình là 228 USD/m3, chiếm khoảng 10% tổng khối lượng gỗ nhập vào Việt Nam. Các nguồn xuất khẩu gỗ chủ yếu cho Việt Nam là Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Trong tương lai, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp gỗ cao su với khối lượng lớn, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao. Thị trường thế giới Trong năm 2006, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thị trường quốc tế, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Thị trường cao su thế giới trong năm qua cũng trải qua những diễn biến khá sôi động về giá cả. Trong hai quí đầu năm, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô trong khi nhu cầu tiếp tục tăng đã đẩy giá cao su tự nhiên tăng tới mức cao kỷ lục. Theo Bộ thương mại, giá cao su tự nhiên thế giới tăng tới 50% trong 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng cuối năm, giá cao su giảm trên 40% so với thời điểm giá cao nhất. (Nguồn: Trung tâm thông tin - Bộ Thương Mại) Dưới đây là biểu đồ miêu tả giá cả của cao su tự nhiên trên các thị trường chính. Nhìn chung, sự biến động về giá cả cao su trên các thị trường có xu thế giống nhau. Giá cao su tại thị trường Singapore cao nhất, cao gấp hai lần giá cao su thấp nhất tại thị trường Trung Quốc. Giá cao su RSS1 Singapore và giá cao su Tokyo có mức độ dao động giá cả đột ngột và thay đổi mạnh hơn rất nhiều so với giá cao su ở các thị trường khác. Giá cao su ở các thị trường Thái Lan và Indonesia cũng biến động với xu hướng tương tự. Trong quí ba của năm, Trung Quốc đã cắt giảm lượng nhập khẩu cao su và có ý ép giá, đồng thời nguồn cung dồi dào nên giá cao su giảm mạnh. Sự kiện này đã gây hoang mang cho các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới. Giải pháp được ba quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới đưa ra là cắt giảm sản lượng và cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên tránh tình trạng giảm giá hơn nữa (Trung tâm Thông tin - Bộ Nông nghiệp). Kết quả là giá cao su đã ngừng giảm và có phần hồi phục trong những tháng cuối năm 2006. Trong năm 2006, sản lượng của ba quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) tăng 3.43% so với năm 2005, tuy nhiên lượng cao su xuất khẩu chỉ tăng 0.61%. Tiêu thụ cao su trong nước tại ba quốc gia này cũng chỉ xấp xỉ 1%, trong khi đó sản lượng sản xuất được cao hơn lượng xuất khẩu. Điều này giải thích cho khối lượng cao su nhập khẩu bù đắp lượng cao su tiêu thụ trong nước giảm đáng kể so với năm 2005 (Bảng 1) Bảng 1: Sản lượng và xuất nhập khẩu cao su của Thái Lan, Indonesia và Malaysia (Nguồn: Hiệp Hội Cao su Việt Nam) Mặc dù giá cao su năm 2006 tăng cao tác động chậm lại tốc độ tiêu thụ cao su thế giới nhưng dự báo tiêu thụ sẽ mạnh dần lên trong năm 2007 (Trung Tâm Thông tin Thương Mại - Bộ Thương Mại). Ngành hàng Rau quả Miền Bắc 6.1. Diễn biến sản xuất và thị trường trong nước Tình hình sản xuất và thị trường rau quả trong nước năm 2006 diễn biến khá phức tạp, bên cạnh yếu tố mùa vụ thông thường, còn do 2 nguyên nhân chính sau: - Thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng tới công tác sản xuất và gây khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hoá. Nắng nóng kéo dài trong tháng 7, tiếp theo là những trận mưa lớn gây ngập úng ở nhiều địa phương trong tháng 8 và cơn bão số 6 hoành hành ở các tỉnh miền Trung kéo theo nhiều mặt hàng rau quả tăng giá, ngay cả khi vào thời điểm chính vụ. - Tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá cước vận chuyển và giá các hàng hoá dịch vụ khác khiến cho giá tất cả các sản phẩm tăng đồng loạt, và rau quả cũng không nằm ngoài số đó. Đây là những yếu tố chính khiến giá của nhiều mặt hàng rau hoa quả liên tục ở mức cao kể từ giữa năm 2006. Hình 1, 2, 3 mô tả diễn biến giá 3 loại quả là cam sành, thanh long và xoài trong năm 2006. Có thể nói, quý I là thời gian rất nhạy cảm đối với giá cả các mặt hàng nói chung vì rơi vào dịp tết nguyên đán cũng như thời điểm có nhiều lễ hội diễn ra. Tết nguyên đán 2006 vào cuối tháng 1, nên giá của nhiều mặt hàng rau quả đứng ở mức cao, tuy nhiên sang đến tháng 2, nhiều loại rau giá đã giảm do nguồn cung tăng (su hào, cà chua, bắp cải...) và nhu cầu giảm, trong khi đó giá nhiều loại trái cây tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (xoài, cam sành, thanh long). Trong tháng 4: Một số loại rau, quả vụ đông do vào cuối vụ nguồn cung giảm nên giá tăng (bắp cải, cà chua, su hào, cam, quýt…), trong khi đó, một số loại rau, quả vụ Hè nguồn cung tăng dần nên giá giảm (rau cải, rau muống, cà tím, xoài...). Đến tháng 5: Tuy nhiều loại rau, quả bước vào vụ nguồn cung tăng nhưng do tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá cước vận chuyển và giá các hàng hoá dịch vụ khác tăng nên giá nhiều loại rau, quả, trái cây tăng trung bình từ 10-15% (hình 1). Sang tháng 6, mặc dù nhiều loại rau, quả trái cây đã vào chính vụ, song giá nhiều loại rau quả giảm không nhiều, thậm chí một số loại trái cây giá còn cao hơn so với mọi năm như vải, chôm chôm, chuối.... Lý do vẫn là bởi chi phí sản xuất tăng, cộng với thời tiết bất lợi tác động đến sản lượng và nguồn cung đưa ra thị trường. Nguồn: www.agro.gov.vn Trong quý III, diễn biến thời tiết phức tạp khiến cho giá các mặt hàng rau quả liên tục đứng ở mức cao. Tháng 7, thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với những trận mưa lớn và một số loại trái cây đã vào cuối vụ khiến giá rau cải, bắp cải, cà chua, dưa leo, đậu cô ve, cam sành tăng vọt. Sang đến tháng 8, do mưa lớn diễn ra tại nhiều địa phương, gây ngập úng, mặt khác một số loại rau, trái cây đang chuyển vụ cùng với tác động của phí vận chuyển tăng nên giá nhiều loại rau, củ, trái cây tăng giá (rau muống, rau cải, bí xanh, nhãn, nho,v.v…), với mức tăng 10 - 20% (có loại rau tăng ở mức cao hơn). Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong tháng 9. Quý IV, giá các mặt hàng bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt. Trong tháng 10, do nhiều loại rau, quả đang bước vào vụ, nên nguồn cung trên thị trường khá phong phú, giá nhiều mặt hàng tuy vẫn còn ở mức cao nhưng một số mặt hàng đã bắt đầu chiều hướng giảm dần (rau cải, củ cải, su hào, cà chua,…). Riêng ở những vùng chịu ảnh hưởng của bão số 6 (đặc biệt ở Đà Nẵng, Quảng Nam), do rau, quả bị thiệt hại, nguồn cung giảm mạnh nên giá rau củ tăng cao sau bão. Tháng 11: Do nhiều loại rau vụ Đông đã vào vụ, nguồn cung trên thị trường tăng nên giá nhiều mặt hàng giảm dần. Những ngày cuối tháng giá rau củ tăng tại một số địa bàn do mưa đá và lốc xoáy. Đến tháng 12, do ảnh hưởng của mưa đá, thời tiết khô hạn, rét, tác động của bão số 9, nên nhiều loại rau, quả tiếp tục giữ ở mức cao. Trong năm 2006, thị trường rau quả nội địa Việt Nam tiếp tục bị lấn át bởi rau quả Trung Quốc. Có thể giải thích bằng 3 lý do chính sau: giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Quan trọng hơn, rau quả Trung Quốc có thể giữ được lâu hơn. Điều này chứng tỏ công nghệ bảo quản sau thu hoạch của Trung Quốc đã đạt trình độ cao. Một yếu tố khác rất quan trọng để hàng Trung Quốc ngày càng lấn sân hàng Việt Nam là buôn bán hàng Trung Quốc lời hơn hàng Việt Nam. Theo giới tiểu thương ở các chợ đầu mối hoa quả Tp.HCM thì lợi nhuận sẽ tăng lên 1,5 lần. Như vậy, nếu không có những biện pháp hữu hiệu trong việc canh tác và có các công đoạn xử lý sau thu hoạch thì hậu quả tất yếu là hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn sân trên thị trường Việt Nam. Khi đó, các chợ đầu mối có nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng nông sản cho Trung Quốc. 6.2. Tình hình xuất khẩu Hình 4 - Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD) Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong cả năm 2006 đã đạt 259 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005. Trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Nga là những thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta. Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm liên tục tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này vượt qua Đài Loan và trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta trong cả năm 2006. Trong tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang thị trường Nhật Bản không tăng đột biến như tháng 11/2006, chỉ đạt trên 2,2 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 11/2006, nhưng lại cao hơn 15,4% so với cùng kỳ năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,5 triệu USD, vẫn còn thấp hơn gần 5% so với năm 2005. Các chủng loại rau quả chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là bó xôi, nấm rơm, cà tím và khoai. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan trong tháng 12/2006 chỉ đạt mức 1,5 triệu USD, giảm gần 14% so với tháng 11/2006, và giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2005. Tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,1 triệu USD, tăng 1% so với cả năm 2005 và thấp hơn 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2006 sang Nhật Bản. Như vậy, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2006. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 đạt 2,3 triệu USD, tăng 7,72% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn giảm tới 40,5% so với tháng 12/2005, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt mức 24,6 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2005. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong tháng 12. Các chủng loại rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 chủ yếu là các loại quả như dừa, thanh long, nhãn, chuối, dứa… Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2006 giảm mạnh là do rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang phải chịu mức thuế lên tới 12-24,5%, đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc và Thái Lan ký hợp tác thương mại, thực hiện thuế suất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan vào đầu năm 2006 đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả. Sau một thời gian tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan trong tháng 12/2006 đã có dấu hiệu chững lại. Tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 890 nghìn USD, giảm 32% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn tăng 195% so với tháng 12/2005. Như vậy, tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này cả năm 2006 đạt 9 triệu USD, tăng 179% so với năm 2005. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình xuất khẩu rau quả sang các thị trường trong tháng 12/2006 và cả năm 2006, có so sánh với cùng kỳ 2005. Bảng 1 - Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2006 và năm 2006 Thị trường Tháng 12/2006 So tháng 11/2006 So tháng 12/2005 Năm 2006 So năm 2005 (USD) (%) (%) (USD) (%) Trung Quốc 2.367.719 7,72 -40,58 24.614.107 -29,56 Nhật 2.248.131 -6,51 15,39 27.572.623 -4,89 Mỹ 1.984.159 3,81 30,91 18.400.506 39,87 Nga 1.732.790 12,29 -10,88 22.070.119 23,81 Đài Loan 1.592.824 -13,78 -21,56 27.156.778 1,07 Thái Lan 889.871 -32,26 195,61 9.040.053 179,54 Hồng Kông 873.215 -18,65 -1,65 10.155.292 36,68 Singapore 804.293 21,95 -2,94 7.916.870 19,59 Hà Lan 631.509 -24,99 -20,91 8.938.850 11,22 Italia 539.220 -17,43 -14,45 4.622.745 12,62 Đức 461.268 28,84 41,00 2.948.459 -19,05 Pháp 405.967 23,27 -14,83 3.952.940 -35,08 Malaixia 355.877 74,91 0,81 4.196.830 -0,84 Canada 297.148 -0,62 24,94 3.208.989 38,68 Anh 276.689 38,73 -3,29 2.579.913 28,81 Australia 250.059 6,47 -83,48 4.487.036 -17,60 Campuchia 185.876 -25,57 15,57 3.919.827 87,10 Thụy Điển 95.810 62,18 158,49 687.795 26,60 Thụy Sỹ 93.868 36,72 -13,27 774.340 49,50 Ukrraina 68.981 -2,62 6,68 2.655.999 83,59 Bỉ 63.407 48,29 -74,11 1.553.903 9,65 Hy Lạp 53.790 44,21 * 311.609 * Ả Rập xê út 24.368 * * 330.150 -72,67 Séc 20.199 * -26,83 228.437 -23,02 Achentina * * 211.598 -57,68 Ấn Độ * * 2.889.118 92,32 Braxin * -100,00 1.887.850 -8,89 UAE -100,00 -100,00 1.518.344 -60,54 Hàn Quốc -100,00 -100,00 6.764.068 10,91 Inđônêxia * * 4.271.128 -4,74 Nauy -100,00 * 440.843 1,27 Nam Phi * -100,00 570.248 -56,10 Phillipine -100,00 * 259.395 * Tây Ban Nha * -100,00 292.363 -68,48 Nguồn: Thông tin Thương mại Việt Nam Ông Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho rằng, chiến lược rau quả mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra với việc tập trung đầu tư trồng măng tây, khoai sọ, đậu tương... đã bộc lộ những nhầm lẫn, dẫn đến mất cơ hội gia tăng, và nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Điều này khiến cho rau quả Việt Nam tự đánh mất dần khả năng xuất khẩu vì định hướng sai ngành hàng Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm nước sản xuất rau lớn nhất thế giới, bình quân đạt khoảng 116 kg/người/năm. Với tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đang gặp phải khó khăn về dư thừa cung và theo ước tính của Viện rau quả, năng lực sản xuất trong nước đã vượt khoảng 40% so với yêu cầu. Vì vậy, vấn đề trước mắt phải giải quyết đó là thay thế những loại xuất khẩu hiện nay bằng những loại cây thực sự xuất khẩu được và mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện tại, Việt Nam mới xuất sang Trung Quốc được gần 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khoai tây, hành tây, tỏi, đậu cô ve, đậu Hà Lan, cải bắp, cà r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tổng hợp diễn biến thị trường nông sản việt nam 2006.doc
Tài liệu liên quan