Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Căn cứ pháp lý. 2

3. Phạm vi nghiên cứu của dự án . 3

4. Phương pháp nghiên cứu lâp̣ quy hoac̣ h . 3

5. Sản phẩm của dự án . 4

PHẦ N I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM. 5

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 5

1.1. Vị trí địa lý . 5

1.2. Điều kiện tự nhiên . 5

1.3. Đặc điểm khí hậu. 7

1.4. Môi trường. 8

1.5. Tiềm năng phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. 9

2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI. 10

2.1. Dân số và cơ cấu dân số. 10

2.2. Lao động và cơ cấu lao động . 11

2.3. GDP và cơ cấu GDP. 12

2.4. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư . 13

PHẦ N II. HIÊṆ TRẠNG NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN

VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM . 15

1. Hiêṇ traṇ g về diện tích, sản lượng nuôi biển . 15

2. Hiện trạng phát triển các đối tượng nuôi biển. 16

3. Giá trị sản lượng nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam . 20

4. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. 20

5. Tình hình sản xuất, cung ứng thức ăn và thuốc thú y thủy sản. 23

6. Dịch vụ hậu cần phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo. 25

7. Hoạt động khuyến ngư và thông tin tuyên truyền. 26

8. Các chính sách phát triển NTHS trên biển và hải đảo Việt Nam . 27

9. Đánh giá chung về hiêṇ traṇ g phát triển NTHS trên biển và hải đảo. 28

10. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi cá biển đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020. 30

11. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa

tập trung đến năm 2020. 31

PHẦ N III . DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI

TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM. 34

1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phẩm thủy sản. 34

2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước . 39

pdf82 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở các loại hình (theo số liệu thống kê của Vụ Nuôi trồng thủy sản) chỉ đạt 63.460 tấn, nhìn chung tốc độ tăng trưởng về quy mô diện tích và sản lượng nuôi khá chậm so với quy hoạch. Sản lượng nuôi cá biển trong lồng bè đến năm 2015 có thể đạt được chỉ tiêu trong Quy hoạch là 44.000 tấn. Riêng sản lượng nuôi ao đầm nước mặn lợ chỉ đạt được 50% so với Quy hoạch và sản lượng nuôi công nghiệp gần như không thể đạt được chỉ tiêu trong quy hoạch đến năm 2015 đề ra. Đối tượng nuôi cá biển cũng khá đa dạng, tuy nhiên tập trung chủ yếu vẫn là cá Vược (chẽm), cá Song, cá Bớp và cá Hồng Mỹ. Diện tích nuôi cá biển trong ao đất cũng đã được mở rộng, tập trung ở một số tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang. Nuôi lồng bè nhỏ nằm rải rác trong eo, vịnh ở các tỉnh ven biển. Nuôi cá biển quy mô công nghiệp dạng lồng bè lớn trên 1.000m3 ở các vùng eo vịnh, biển mở, có thể chịu được sóng gió lớn cấp 11 -12 hầu như chưa được các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư sản xuất. Nguyên nhân không đạt được các chỉ tiêu trong quy hoạch theo Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS như sau: 1. Việc chuyển đổi sang nuôi cá biển ở những cơ sở nuôi thủy sản mặn lợ hiệu quả thấp đã được trú trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước và đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng. Bên cạnh đó Nhà nước đã xây dựng những chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển, đặc biệt là đối với nuôi quy mô công nghiệp, tuy nhiên nuôi cá biển hiện vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và nằm rải rác ở 31 các địa phương do hiệu quả sản xuất không cao dẫn đến việc thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế. 2. Cơ sở hậu cần dịch vụ phục vụ cho nuôi cá biển còn nhiều hạn chế, từ hệ thống cung cấp con giống đảm bảo chất lượng đến phòng trị bệnh, thức ăn,. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu, sản xuất song chưa đáp ứng được với nhu cầu sản xuất. 3. Thị trường tiêu thụ cá biển từ nuôi trồng đa phần là thị trường nội địa, buôn bán dạng cá sống, việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt xuất khẩu là rất khó do đặc thù của sản phẩm này, đây chính là trở ngại cho việc đầu tư sản xuất quy mô lớn của các nhà đầu tư. 4. Đầu tư cho nuôi cá biển là rất lớn, rủi ro cao, hiệu quả sản xuất không thực sự tương xứng, do đó rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế. 5. Nhiều đối tượng đã được nghiên cứu cho sản xuất giống nhân tạo, tuy nhiên hiệu quả sản xuất giống chưa cao, đầu tư cho cơ sở sản xuất giống lớn, do đó rất khó khăn trong việc xã hội hóa công tác sản xuất con giống phục vụ sản xuất. 6. Mặc dù cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được xây dựng, tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế để hỗ trợ cho người sản xuất gặp nhiều vướng mắc, do đó khó khăn khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. 7. Việc liên kết trong tổ chức sản xuất đối với nuôi cá biển gần như chưa hình thành, hầu hết các cá nhân, tổ chức nuôi cá là do tự phát, manh mún, chưa hình thành các chuỗi liên kết ngang và chuỗi liên kết dọc để thúc đẩy sản xuất phát triển. 11. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 Theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020, đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển phát triển cụ thể như sau: - Đến năm 2015: Tổng diện tích đạt 43.360 ha (Nuôi nghêu: 26.040 ha; Ốc hương: 700 ha; Sò huyết: 13.010 ha; Hàu: 2.630 ha; Tu hài: 980 ha); Sản lượng nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 437.940 tấn (Nghêu:330.000 tấn, Ốc hương: 1.780 tấn, Sò huyết: 65.640 tấn, Hàu: 27.600 tấn, Tu hài: 2.920 tấn). - Đến năm 2020: Tổng diện tích đạt 55.130 ha (Nuôi nghêu: 32.960 ha; Ốc hương: 840 ha; Sò huyết: 16.100 ha; Hàu: 3870 ha; Tu hài: 1.360 ha); Sản lượng nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 583.950 tấn (Nghêu: 430.700 tấn, Ốc hương: 2.350 tấn, Sò huyết: 108.250 tấn, Hàu: 38.700 tấn, Tu hài: 3.950 tấn). Thực tế kết quả thực hiên duyệt Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 đến nay như sau: 32 - Đến năm 2014 tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 28.415 ha, sản lượng đạt 164.032 tấn. Kế hoạch đến năm 2015 tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 30.126 tấn, băng 69,48% so với chỉ tiêu quy hoạch; sản lượng đạt 200.000 tấn bằng 45,67% so với chỉ tiêu quy hoạch. Nhin chung các chỉ tiêu diện tích và sản lượng Quy hoạch nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN- TCTS ngày 20/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến nay đều chưa đạt được theo các chỉ tiêu đã đề ra. Đã giải quyết việc làm cho khoảng 4,5 triệu lao động, bằng 95,74% chỉ tiêu quy hoạch. Môṭ trong các nguyên nhân không đạt được các chỉ tiêu như sau: - Nguyên nhân là do thị trường tiêu thu các sản phẩm nuôi nguyễn thể khó khăn, giá bán các sản phẩm nhuyển thể hiện nay có xu hướng giảm, đặc biệt là đối tượng ngao/nghêu. Chưa tìm được thị trường tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm thủy sản nuôi hiêṇ nay , sản phẩm chỉ mới được giao dịch nhỏ lẻ ở dạng tươi sống cho các nhà hàng nội địa nên tăng trưởng rất chậm. - Nguồn vốn đầu tư để triển khai thưc̣ hiêṇ quy hoac̣h còn h ạn chế nên viêc̣ đầu tư các dư ̣án đầu tư còn dàn trải , chưa đồng bô,̣ chưa tập trung cho các công trình troṇg điểm, các công trình đầu mối làm giảm hiêụ quả đầu tư . - Công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch chưa đươc̣ quan tâm đúng mức , chưa được thực hiện thường xuyên, không câp̣ nh ật thông tin, không chú ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế sản xuất,... dẫn đến các chỉ tiêu phát triển quy hoạch chưa sát với thực tiễn. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 giai đoạn 2011-2015: - Quá trình xây dựng và thực hiện Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 giai đoạn 2011-2015 cho thấy: Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể là công việc khó, do các đối tượng nuôi nhuyễn thể phụ thuộc chặt chẽ với các yếu tố, các quy luật tự nhiên, lại vận động, phát triển theo định hướng của thị trường, trong điều kiện của một nước nghèo, ngư dân nghèo với nhiều tập tục, thói quen của nền sản xuất nhỏ, tư duy manh mún, trình độ thủ công, cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp. Trong khi đó, sản xuất thủy sản phát triển nói chung và nuôi nhuyễn thể nói riêng với tốc độ rất nhanh, được coi là một trong các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Chính vì vậy, thời gian qua, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, không theo kịp và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn. Sau khi Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 của ngành được phê duyệt, quy hoạch theo các vùng, các địa phương...chậm được triển khai. Mặt khác công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn rất yếu. Hiện tượng quy hoạch treo vẫn xảy ra ở nhiều nơi; Công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch ở nhiều địa phương không được thực hiện, không thường xuyên cập nhật thông tin, không chú ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế. 33 - Quy hoạch nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 được phê duyệt và thực hiện trong bối cảnh Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chưa được xây dựng, dẫn đến các chỉ tiêu phát triển quy hoạch chưa sát với thực tiễn và chưa thể hiện được tầm nhìn dài hạn. - Liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sau khi được duyệt, chu trình quy hoạch đã xác định rõ 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn chuẩn bị (giai đoạn tiền quy hoạch), giai đoạn quy hoạch và giai đoạn thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn thứ 3 của quá trình quy hoạch cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng trong quản lý thực hiện quy hoạch, cần có trung tâm đầu mối, cần kinh phí để tổ chức thực hiện, nhưng trong cơ chế hiện hành, quy trình này thường bị lãng quyên, ít được các cơ quan quản lý quan tâm đúng mức.Việc áp dụng các công cụ và kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình quy hoạch như GIS, kỹ thuật về phân vùng, xây dựng bản đồ số hóa, tiếp cận tổng hợp trong quy hoạch, cũng chưa được thực hiện hiệu quả vì nhiều lý do như thiếu kinh phí, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, khó khăn, bất cập trong cặp nhật, bổ sung thông tin thường niên... Chính vì vậy, các phương án quy hoạch được xây dựng trong các quy hoạch chưa mang tính khả thi cao, còn thiếu các cơ sở khoa học, chất lượng của nhiều quy hoạch bị hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành thủy sản. - Một hạn chế nữa trong Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 là không đề cập đến tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình, dự án để làm cơ sở cho việc thực hiện đầu tư phát triển sau khi quy hoạch được phê duyệt, nhằm đạt được các chỉ tiêu phát triển. Điều này cũng làm giảm tính khả thi của việc thực hiện quy hoạch. 34 PHẦN III DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG HẢI SẢN TRÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM 1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phẩm thủy sản trên thế giới và Việt Nam đến năm 2020. 1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trên thế giới. Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên 156,7 triệu tấn vào năm 2010 và đạt 183,3 triệu tấn vào năm 2015 và đạt 209,9 triệu tấn vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 148,47 triệu tấn vào năm 2015 và 169,98 triệu tấn vào năm 2020, trong đó nhu cầu thủy sản làm thực phẩm tập chung chủ yếu ở khu vực như Châu Phi, Châu Á, Châu Đại dương, Bắc Mỹ và Châu Âu; nhu cầu thủy sản phi thực phẩm tập chung chủ yếu ở khu vực Caribe và Nam Mỹ chiếm trên 70% tổng nhu cầu của vùng này. Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn 2010-2020, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Bảng 13: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2015 Đvt: Triệu tấn STT Hạng mục Châu Phi Bắc Mỹ Caribê Nam Mỹ Châu Á Châu Âu + Nga Châu Đại Dương Toàn cầu Tổng nhu cầu 9,26 9,64 22,06 110,46 23,79 8,15 183,30 Tỷ trọng % 5,05 5,26 12,03 60,24 12,97 4,44 100,00 1 Phi thực phẩm 0,90 1,57 15,78 9,15 7,35 0,13 34,89 Tỷ trọng % 9,74 16,24 71,51 8,29 30,92 1,64 19,03 2 Thực phẩm 8,36 8,08 6,28 101,30 16,43 8,01 148,47 Tỷ trọng % 90,26 83,76 28,49 91,71 69,08 98,36 80,97 Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study Ước tính trung bình mỗi người tiêu thụ 19,1 kg vào năm 2015 và trên 20 kg vào năm 2020, so với 16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người ước đạt đạt 13,7 kg năm 2010 và dự báo đạt 14,3 kg vào năm 2015 và khoảng 15 kg vào năm 2020, trong khi đó nhu cầu thủy sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người cho giai đoạn năm 2015 và 2020. 35 Bảng 14: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thê giới đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Các nhu cầu Châu Phi Bắc Mỹ Caribê Nam Mỹ Châu Á Châu Âu + Nga Châu Đại Dương Toàn cầu Tổng nhu cầu 10,60 11,04 25,25 126,44 27,22 9,34 209,90 Tỷ trọng % 5,05 5,26 12,03 60,24 12,97 4,45 100,00 1 Phi thực phẩm 1,03 1,80 18,06 10,47 8,41 0,15 39,92 Tỷ trọng % 9,72 16,27 71,53 8,28 30,91 1,6 19,02 2 Thực phẩm 9,57 9,24 7,19 115,97 18,81 9,19 169,98 Tỷ trọng % 90,28 83,73 28,47 91,72 69,09 98,4 80,98 Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study Theo FAO, trong 100% tổng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản đến năm 2015 có đến 50% sản lượng được cung cấp từ NTTS và 50% còn lại được cung cấp từ KTTS, tuy nhiên đến năm 2020 ngành khai thác thủy sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, và các tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu vì vậy sản lượng KTTS chỉ đáp ứng được trên 30% tổng nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới, còn lại 70% tổng nhu cầu được cung cấp từ NTTS. Về cơ cấu tiêu thụ các loại sản phẩm thủy sản phân theo loại hình mặt nước nuôi như sau. Năm 2010 trong 100% tổng nhu cầu tiệu thụ các sản phẩm thủy sản thì sản phẩm thủy sản nước lợ chiếm 5,74%, nước ngọt chiếm 45,2%, và nước mặn chiếm 49,06% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2010; đến năm 2015 nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nuôi nước lợ chiếm 5,77%, sản phẩm nuôi nước ngọt chiếm 45,34%, và sản phẩm nuôi nước mặn chiếm 48,89%; đến năm 2020 con số này như sau, nuôi nước lợ chiếm 6,2%, nuôi nước ngọt chiếm 45,45%, và nuôi nước mặn chiếm 48,35% tổng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của năm 2020. Bảng 15: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản theo đối tượng nuôi đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Tổng nhu cầu 183,30 209,90 Tổng tỷ trọng % 100,00 100,00 1 Nước lợ 10,58 13,01 Tỷ trọng % 5,77 6,2 2 Ngước ngọt 83,11 95,40 Tỷ trọng % 45,34 45,45 3 Nước mặn 89,62 101,49 Tỷ trọng % 48,89 48,35 Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study 36 1.2. Dự báo khả năng cung cấp thủy sản trên thế giới đến năm 2020 Theo ước tính dự báo của FAO, năm 2010 tổng sản lượng thủy sản của thế giới đạt trên 140 triệu tấn, và dự báo đến năm 2015 sẽ đạt 160 triệu tấn, và năm 2020 là 173 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2020, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thủy sản nuôi. Trong 100 tổng sản lượng thủy sản toàn cầu giai đoạn 2010-2020, ước tính có đến trên 60% sản lượng gia tăng sẽ từ NTTS, còn lại từ KTTS, ngược lại sản lượng KTTS dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn 2015-2020. Sản lượng thủy sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thủy sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1%/năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía NTTS, với sản lượng dự kiến tăng 4,1%/năm. Sản lượng thủy sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn sau năm 2015. Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm 1999/2001 xuống 24,5% vào năm 2015 và 2020. Tương tự, phần của các loại cá tầng đáy sẽ giamr từ 16,2% xuống 12,7% cho giai đoạn 2015 và 2020. Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 1999/2001 lên 29,3% vào năm 2015 và trên 30% vào năm 2020, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên 25,6% cho giai đoạn năm 2015 và 2020. Bảng 16: Dự báo lượng cung-cầu thủy sản toàn cầu đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 1 Lượng cầu 183,30 209,90 2 Lượng cung 172,70 197,70 3 Lượng thiếu hụt 10,60 12,20 Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study So sánh lượng cung-cầu dự báo cho thấy nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng cầu thủy sản toàn thế giới sẽ thiếu hụt là 9 triệu tấn vào năm 2010 và 10,6 triệu tấn vào năm 2015 và 12,2 triệu tấn vào năm 2020. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thủy sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thủy sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu sang dùng các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác. Việt Nam là một nước có lợi thế về phát triển thủy sản, đặc biệt là phát triển NTTS, trong thời gian vừa qua thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ước năm 2010 thủy sản của Việt Nam chiếm khoảng 0,85% tổng lượng cung thủy sản toàn cầu, năm 2015 con số này là 0,91% và đến năm 2020 con số này là 0,95%. 37 Bảng 17: Dự báo lượng cung thủy sản phân theo khu vực đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Toàn cầu 183,30 209,90 1 Châu Phi 8,84 10,13 2 Châu Mỹ 38,19 43,74 3 Châu Âu 70,35 80,55 4 Châu Đại Dương 4,46 5,09 5 Châu Á 61,46 70,38 6 Việt Nam 1,66 2,00 Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study 1.3. Phân tích, dự báo nhu cầu tiêu dùng và khả năng đáp ứng các sản phẩm thủy sản ở thị trường Việt Nam đến năm 2020. 1.3.1. Phân tích, dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản ở thị trường Việt Nam đến năm 2020 - Theo dự báo mức tiêu thụ thủy sản ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố đó là sự gia tăng dân số và tăng thu nhập bình quân đầu người qua các năm. + Theo Dự báo dân số được đưa ra trong Báo cáo Phối hợp của Chính Phủ Việt Nam và Văn phòng Đại diện Liên Hợp quốc, nếu mức tăng dân số nước ta tiếp tục được kiểm soát như giai đoạn vừa qua và dừng ở mức 1,4% bình quân cho giai đoạn 2000-2010 và 1,2% cho giai đoạn 2010-2020 thì dân số nước ta sẽ đạt 91,5 triệu người vào năm 2015 và 96,4 triệu người vào năm 2020. + Nếu Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.000 USD, mức tiêu dùng thủy sản trên đầu người có sẽ tăng khoảng 40-45% so với năm 2007 (22kg). Bảng 18: Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm thủy sản ở thị trường Việt Nam đến năm 2020 TT Hạng mục ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Triệu tấn 2,6 3,0 1 Dân số ở Việt Nam Triệu người 91,5 96,4 2 Tiêu thụ TS bình quân đầu người Kg/người/năm 29,5 31,9 Nguồn: Chiến lược phát triển KT-XH ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2010. Như vậy, nếu xu hướng này vẫn được thiết lập trong thời gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thủy sản vào các năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là: 26,5-29,5-31,9 kg/người. Lượng cầu thủy sản tương ứng cho dân số trong nước là: 2,2-2,6-3,0 triệu tấn (dân số dự báo ở các năm 2010, 38 2015 và 2020 lần lượt là 85,7-91,5-96,4 triệu người). Trong cơ cấu sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở thị trường nội địa đối tượng cá nước ngọt truyền thống (cá trắm, chép, rô phi, cá tra) vẫn là đối tượng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn cả, ước tính đối tượng cá nước ngọt chiếm trên 75% lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước, 25% các đối tượng thủy sản còn lại tập chung ở nuôi mặn lợ. Dự báo nhu cầu tiêu thụ bình quân giai đoạn 2010-2020 đối với sản phẩm cá các loại chiếm khoảng 52,4%, sản phẩm tôm các loại chiếm 4,83%, sản phẩm mực và bạch tuộc chiếm 3,62%, và sản phẩm thủy hải sản khác chiếm 39,16% tổng nhu cầu tiêu dùng thủy sản nội địa đến năm 2020. Trong đó xu hướng tiêu dùng sản các nhóm sản phẩm như tôm các loại, nhuyễn thể, cá biển,đều có xu hướng tăng. Bảng 19: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Tổng nhu cầu 2,60 3,00 1 Cá các loại 1,37 1,53 2 Tôm các loại 0,12 0,15 3 Mực và bạch tuộc 0,10 0,11 4 Thủy hải sản khác 1,01 1,21 Tính toán dựa vào nguồn quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 1.3.2. Phân tích, dự báo khả năng cung ứng các sản phẩm thủy sản ở thị trường Việt Nam đến năm 2020. Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2015 tổng sản lượng thủy sản 6 triệu tấn và 7 triệu tấn vào năm 2020. Kết quả tính toán nhu cầu cung ứng các sản phẩm thủy sản ở thị trường Việt Nam như sau. - Đến năm 2015 tổng sản lượng thủy sản đạt 6 triệu tấn, sau khi trừ đi 2,6 triệu tấn thủy sản tiêu thụ trong nước (bao gồm cả sản phẩm tươi sống và chế biến nội địa), và 3,4 triệu tấn phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì số sản lượng trong nước vừa đủ cung cấp cho toàn thị trường thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên trong 4,65 triệu tấn nhu cầu cho chế biến thủy sản thì nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 4 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu khoảng 0,65 triệu tấn (chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu). Bảng 20: Khả năng cung cầu nguyên liệu thủy sản Việt Nam đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Nôị dung Năm 2015 Năm 2020 1 Tổng sản lượng thủy sản 6,00 7,00 2 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản 2,60 3,00 3 Nhu cầu cho chế biến thủy sản 4,65 5,64 3.1 Chế biến xuất khẩu 3,40 4,00 39 TT Nôị dung Năm 2015 Năm 2020 3.2 Chế biến nội địa 1,32 1,63 3.2 Sản lượng có khả năng cho CBXK 4,00 4,64 4 Cân bằng sản lượng 0,65 1,00 Tương tự năm 2020 tổng sản lượng thủy sản toàn quốc đạt 7 triệu tấn, sau khi trừ 3 triệu tấn tiêu thụ nội địa (bao gồm cả sản phẩm tươi sống và chế biến nội địa), và 4 triệu tấn chế biến xuất khẩu thì số sản lượng trong nước vừa đủ cung cấp cho toàn thị trường thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên trong 5,64 triệu tấn nhu cầu cho chế biến thủy sản thì nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 4,64 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn (chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu), trong đó nhóm sản phẩm cá chiếm trên 57,7%%, sản phẩm tôm chiếm 13,9%, sản phẩm mực và bạch tuộc chiếm 19,7%, thủy hải sản khác chiếm 8,7% tổng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu toàn quốc đến năm 2020. Bảng 21: Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục 2015 2020 Khối lượng nhập khẩu 0,65 1,00 1 Cá 0,37 0,54 2 Tôm 0,09 0,17 3 Mực và bạch tuộc 0,13 0,20 4 Thủy hải sản khác 0,07 0,11 Nguồn: Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước đối với sản phẩm nuôi biển đến năm 2020. 2.1. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản trên thế giới đối với sản phẩm nuôi biển đến năm 2020. Theo FAO, tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nuôi biển năm 2010 khoảng 76,9 triệu tấn, chiếm 49,06% tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu năm 2010; đến năm 2015 tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nuôi biển vào khoảng 89,6 triệu tấn chiếm 48,89% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2015; đến năm 2020 tổng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nuôi biển vào khoảng 101,5 triệu tấn chiếm 48,35% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu năm 2020. Thực tế cho thấy, năm 2010 tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nuôi biển khoảng 76,9 triệu tấn, trong khi đó toàn cầu mới nuôi được khoảng trên 68 triệu tấn, nhu cầu thiếu hụt còn rất lớn khoảng trên 8 triệu tấn. Rõ ràng tiềm năng đối với các sản phẩm thủy sản nuôi biển còn rất lớn, theo dự báo đến năm 2020 cung vẫn không đủ đáp ứng cầu đối với các sản phẩm thủy sản loại hình nuôi này. Cũng theo dự báo, giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về sản lượng cũng như lượng cung thủy sản nuôi biển trên toàn thế giới chiếm khoảng trên 60% tổng lượng cung thủy sản nuôi biển toàn cầu, khu vực 40 Đông Nam Á chiếm khoảng trên 16%, còn lại các khu vực khác chiếm khoảng dưới 24%. Trong đó Việt Nam có khả năng cung cấp khoảng ngần 100 nghìn tấn hải sản nuôi biển các loại cho thị trường thế giới. Bảng 22: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nuôi biển toàn cầu đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Tổng nhu cầu 183,30 209,90 Sản phẩm nuôi biển 89,62 101,49 Tỷ trọng % 48,89 48,35 Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study Cơ cấu nhu cầu sản phẩm thủy sản nuôi biển năm 2010 như sau, cá các loại chiếm 6,84%, tôm các loại chiếm 0,57%, hải sản các loại chiếm 77,6%, và các loại hải sản nuôi biển khác chiếm 14,99% (cua, ghẹ, rong biển...); đến năm 2015 sản phẩm cá chiếm 7,84%, tôm chiếm 0,64%, hải sản chiếm 80%, nuôi biển khác chiếm 11,52%; năm 2020 sản phẩm cá chiếm 9,15%, tôm chiếm 0,81%, hải sản chiếm 81,64%, nuôi biển khác chiếm 8,39% tổng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nuôi biển trên toàn cầu của năm 2020. Đối với cá biển, nhiều loài cá đáy và cá thịt trắng (như cá song, vược, măng biển, giò) là những đối tượng có đầu ra và giá cả tốt, ổn định ở mức cao trên thị trường quốc tế, cần được phát triển cả về quy mô, đối tượng. Bảng 23: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nuôi biển đến năm 2020 Đvt: Triệu tấn TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2020 Tổng nhu cầu 89,62 101,49 1 Cá các loại 7,03 9,29 2 Tôm các loại 0,57 0,82 3 Hải sản các loại 71,70 82,86 4 Khác 10,33 8,52 Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn số liệu của (FAO statistics), SOFIA; IFPRI study 2.2. Phân tích và dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam đối với sản phẩm nuôi biển đến năm 2020. Nếu Việt Nam hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng mức thu nhập bình quân đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_hop_quy_hoach_phat_trien_nuoi_trong_hai_san_tre.pdf
Tài liệu liên quan