Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch.1

2. Các căn cứ pháp lý xây dựng dự án.2

3. Phạm vi nghiên cứu của dự án.3

4. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch.4

5. Sản phẩm của dự án.6

PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN

PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN TRUNG.7

I. Điều kiện tự nhiên .7

1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình .7

2. Khí tượng - thủy văn.8

3. Tiềm năng phát triển NTTS.11

II. Đặc điểm kinh tế - xã hội.12

1. Vị trí, vai trò của NTTS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .12

2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội .16

PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NTTS CÁC TỈNH MIỀN

TRUNG.20

I. Diễn biến tình hình nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung (2010-2014) .20

1. Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2014 .20

2. Nuôi trồng thủy sản theo vùng sinh thái.21

3. Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng chủ lực .26

II. Hiện trạng sản xuất giống, dịch vụ hậu cần NTTS tại các tỉnh miền Trung.33

1. Hiện trạng sản xuất giống.33

2. Cơ sở sản xuất, cung ứng, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học phục

vụ NTTS .39

III. Hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng nuôi.40

1. Hệ thống giao thông .40

2. Hệ thống điện.41

3. Hệ thống thủy lợi.41

4. Cơ sở hạ tầng một số vùng nuôi đặc thù .42

IV. Môi trường dịch bệnh .43

1. Hiện trạng môi trường .43

2. Tình hình dịch bệnh.44

pdf147 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉n nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung như sau: Việc thu hẹp diện tích NTTS: một số vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với NTTS và đã được phát triển NTTS từ lâu đời buộc phải di dời ra xa như vùng Vĩnh Tân (Bình Thuận), vùng Vĩnh Hy (Ninh Thuận),Vũng Rô (Phú Yên), vùng Cam Ranh (Khánh Hòa),... do quy hoạch phát triển các ngành du lịch, công nghiệp được ưu tiên. Tuy nhiên việc phát triển mạnh mẽ du lịch tại khu vực này cũng tạo ra những cơ hội mới cho việc phát triển NTTS. Đây cũng là một nguồn xuất khẩu thủy sản nội địa tại chỗ, một lượng cầu dồi dào thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm NTTS. * Đối với việc triển khai quy hoạch tổng thể theo định Quyết định 1445/QĐ- TTg ngày 16 tháng 08 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và một số quy hoạch như Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020; Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020...: Hiện trạng NTTS miền Trung đã đạt được những điểm sau: - Sản xuất giống, cung ứng giống: Trở thành nơi sản xuất và cung ứng giống thủy sản quan trọng của cả nước. Năm 2014 có 497 cơ sở sản xuất giống tôm sú; 305 cơ sở sản xuất giống tôm TCT; 184 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể; 116 cơ sở ương giống tôm hùm. Trong đó tập trung ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên. Công nghệ sản xuất: Ngoài hai đối tượng chủ lực xây dựng nên thương hiệu và thế mạnh cho sản xuất giống của các tỉnh miền Trung là tôm sú và tôm TCT, thời gian qua các cơ sở sản xuất giống đã nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ trong KHCN cho sản xuất thành công một số đối tượng sau: Công nghệ sản xuất các loài nhuyễn thể như tu hài, hàu, ốc hương đang được áp dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện hơn. - Khoa học công nghệ: Giai đoạn vừa qua, khoa học công nghệ đã từng bước trở thành động lực thúc đẩy trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực 55 miền Trung. KHCN có vai trò quan trọng, góp phần phát triển thủy sản mạnh mẽ về lượng và chất. Trong giai đoạn vừa qua tiến bộ trong khoa học công nghệ rõ rệt nhất là chủ động được công nghệ sản xuất giống, chuyển giao sản xuất nhân tạo nhiều giống, loài thủy sản để cung cấp cho nuôi thương phẩm, không chỉ làm đa dạng hóa các đối tượng nuôi mà còn làm tăng số lượng mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều quy trình, công nghệ NTTS thương phẩm là nhân tố quan trọng cho sự thành công của nghề NTTS như công nghệ nuôi tôm ít thay nước, công nghệ nuôi Biofloc, nuôi lồng công nghệ cao... - Phát triển cơ sở hạ tầng: Các tỉnh miền Trung đều được xây dựng trong khu quy hoạch riêng biệt cho vùng sản xuất giống đảm bảo theo QCVN 01-81: 2011/BNNPTNT như: vùng sản xuất giống tập trung xã Chí Công, huyện Tuy Phong, Bình Thuận; vùng sản xuất giống tập trung An Hải, Ninh Phước và vùng sản xuất giống tập trung Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận; vùng sản xuất giống Cam Phú, Cam Phúc, Ba Ngòi, Cam Ranh, và vùng sản xuất giống Ninh Vân – tỉnh Khánh Hòa; vùng sản xuất giống Hòa Hiệp Trung và vùng sản xuất giống Xuân Hòa, Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Một số mặt hạn chế: - Sản xuất giống, cung ứng giống: chỉ tiêu của chiến lược thủy sản, quy hoạch tổng thể cần chủ động sản xuất giống và quy trình sản xuất như: ..tôm hùm (Phú Yên, Khánh Hòa), ốc hương, sò điệp... (ven biển miền Trung). Tuy nhiên đến nay vẫn chưa chủ động. Con giống bố mẹ hầu như còn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và nhập khẩu. Hầu hết tôm TCT, tôm sú bố mẹ hoàn toàn nhập từ Hawaii - Mỹ, Thái Lan, Một số ít tôm sú bố mẹ được thu mua từ khai thác tự nhiên, tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Việc kiểm dịch chất lượng con giống có nâng cao, tuy nhiên số lượng mẫu đăng ký xét nghiệm qua các trạm rất ít so với giống lưu thông trên thị trường nên vấn đề kiểm soát chất lượng, dịch bệnh tôm giống vẫn gặp rất nhiều khó khăn. - Trồng rong biển: tại các tỉnh miền Trung vẫn còn hạn chế chưa phát huy được tiềm năng điều kiện tự nhiên. Nguyên nhân do vấn đề đầu ra cho sản phẩm rong biển vẫn còn hạn chế nên việc trồng rong biển chưa phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Vùng giữ giống, nhân giống rong chưa được hình thành. - Phát triển NTTS đầm phá:Theo quy hoạch tổng thể phát triển đưa ra phát triển NTTS nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá (các loài tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, nhuyễn thể, cá cảnh biển, các loài hải đặc sản, rong biển...) theo phương thức thâm canh và bán thâm canh. Tuy nhiên đến nay xu hướng nuôi trồng thủy sản đang dịch chuyển sang xu hướng nuôi quảng canh cải tiến, nuôi xen ghép. Những điểm đạt được cũng như chưa đạt được qua phân tích trên đây cần được xem xét, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung đến năm năm 2020, tầm nhìn 2030 đi vào thực tế cuộc sống và phát triển trong những thập niên tới. VII. Đánh giá hiện trạng các dự án phát triển NTTS Những nghiên cứu về thực trạng NTTS ở Việt Nam nói chung, và 09 tỉnh miền Trung nói riêng được phân tích đánh giá theo nhiều cấp độ, nhiều phạm vi và với các tác giả khác nhau, tập trung vào: 56 - Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống đối với các đối tượng nuôi chủ lực của vùng, đơn cử như: Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất tôm sú giống sạch bệnh”; Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm TCT bố mẹ sạch bệnh (SPF)” với mục tiêu tạo được công nghệ sản xuất tôm TCT bố mẹ sạch 05 bệnh nguy hiểm thường gặp (TSV, IHHNV, WSSV, MBV, YHV). Kết quả đạt được của nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất tôm TCT bố mẹ SPF (sạch 5 loại bệnh); xây dựng hồ sơ lý lịch của đàn tôm bố mẹ và tôm giống; Đề tài “Ứng dụng di truyền số lượng và di truyền phân tử để tạo vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú theo tính trạng tăng trưởng”. Trong năm 2012-2013, đề tài đã thu thập được 4 nhóm tôm trong đó 3 nhóm tôm có nguồn gốc tự nhiên và 1 nhóm tôm gia hóa, phục vụ cho lai hỗn hợp và chọn giống về sau. - Phát triển công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng mới có giá trị cao (dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng”. Dự án đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng ở quy mô đại trà và việc chủ động sản xuất con giống chất lượng tốt, đủ số lượng tại địa phương, thúc đẩy sự phát triển của các trại sản xuất giống hải sản, cũng như các trang trại nuôi cá biển. Quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng sẽ được chuyển giao cho trung tâm giống và chi cục NTTS các tỉnh). - Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho một số đối tượng chủ lực (dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (Panulirus homarus)”. Việc sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm của dự án mở ra triển vọng sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế nguồn thức ăn cá tạp, qua đó giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho tôm hùm, góp phần phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững tại Việt Nam. Sản phẩm của đề tài đã được các hộ nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa cũng như một số tỉnh Nam Trung bộ sử dụng và đánh giá cao”. - Nghiên cứu bệnh học và cách xử lý bệnh đối với một số đối tượng nuôi chủ lực của vùng như: Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh trên tôm hùm nuôi lồng ở khu vực miền Trung”; Đề tài “Nghiên cứu bệnh sữa ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và biện pháp phòng trị”. Nghiên cứu cũng cho thấy bệnh sữa tôm hùm bông có liên quan đến việc sử dụng thức ăn tươi sống là các loại giáp xác. Các đề tài, dự án nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn, tuy nhiên khó khăn chung của các đề tài nghiên cứu là khả năng nhân rộng kết quả trong thực tiễn và tính thương mại hóa của các đề tài nghiên cứu. VIII. Hiện trạng nguồn nhân lực trong NTTS các tỉnh miền Trung 1. Hiện trạng nhân lực cán bộ NTTS các cơ quan quản lý các tỉnh miền Trung Lực lượng công chức, viên chức ở các Sở các tỉnh miền Trung có sự khác biệt lớn cả về trình độ lẫn số lượng giữa các vùng đồng bằng, ven biển và vùng trung du miền núi. Số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên (chủ yếu là ở vùng duyên hải) đạt 73,37%, vùng Đông Nam bộ - 56,11%, vùng ven biển Bắc Trung bộ -55,75%. Điểm thuận lợi trong NTTS của miền Trung là trong khối các cơ quan nghiên cứu số cán bộ có trình độ sau đại học trong ngành phần lớn thuộc lĩnh vực NTTS, xếp sau đó là sinh học và các lĩnh vực khác như khai thác, cơ khí, chế biến thủy sản (CBTS), kinh tế ngành. 57 Tuy nhiên nhiều địa phương trong khu vực, nhất là tuyến huyện và tuyến xã, nhiều cán bộ quản lý NTTS là cán bộ kiêm nhiệm, chuyên môn đào tạo là nông nghiệp hoặc thủy lợi, chưa được đào tạo về NTTS nên rất khó khăn trong việc quản lý và ứng phó với thiên tai dịch bệnh, nhất là đối tượng NTTS rất nhạy cảm nên cần có phương án giải quyết nhanh. Đây là một trong những khó khăn của hiện trạng nhân sự trong NTTS miền Trung cần được khắc phục trong thời gian ngắn nhất để phát triển ngành NTTS. 2. Hiện trạng nhân lực lao động sản xuất ngành thủy sản các tỉnh miền Trung Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 toàn quốc có khoảng 49,02 triệu lao động trong độ tuổi, chiếm 55,74% tổng dân số toàn quốc. Trong đó, lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,26% (riêng lao động thủy sản chiếm 7,13% toàn ngành nông nghiệp và 3,65% tổng số lao động toàn quốc). Theo số liệu Điều tra cơ bản của đề tài “Điểu tra phương thức tổ chức nuôi trồng thủy sản toàn quốc” năm 2013 do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản là đơn vị trực tiếp thực hiện, nguồn lao động trực tiếp sản xuất NTTS của Miền Trung rất trẻ, độ tuổi trung bình 25-35 tuổi, chất lượng lao động trẻ, có sức khỏe, nhiệt tình và gắn bó với nghề, chịu được áp lực công việc, thiên tai thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên thu nhập bình quân của các lao động này chưa cao, trung bình mức lương từ 3,5 đến 5 triệu có nhà chủ nuôi ăn ở. Mức lương này giao động theo mùa vụ và năng suất NTTS. Do đó, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện nhưng chưa cao, khó vươn lên làm giàu từ nghề này. Cũng theo số liệu điều tra này, chủ các cơ sở nuôi và các cơ sở sản xuất giống phục vụ NTTS đều có tuổi đời trẻ, nhiệt huyết và cam tâm với nghề. Tuy đã đầu tư vật chất và công sức để mạnh dạn đầu tư NTTS, tuy nhiên do đa phần người nuôi chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp mà chỉ nuôi theo kinh nghiệm, do đó kỹ thuật nuôi chưa đúng, dẫn đến thiệt hại khi có thiên tai dịch bệnh rất lớn. Một số rất ít các chủ cơ sở được đào tạo đúng chuyên ngành nuôi thì tỉ lệ mất ít hơn rất nhiều so với các chủ cơ sở nuôi chỉ nuôi dựa vào kinh nghiệm. Do các lý do trên, điều kiện làm việc song song với khí hậu khắc nghiệt và nhiều rủi ro, nên thế hệ nhân lực kế cận trong gia đình NTTS thường đi học các ngành nghề khác mà không theo nghề của gia đình, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển ngành NTTS miền Trung. Bổ sung vào nhân lực ngành NTTS có thể là những người trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị và miền núi, nếu có những chính sách và định hướng đúng cho ngành NTTS trong khu vực, có thể thu hút được nguồn nhân lực hiện có đang thiếu việc làm. Bảng 24. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động miền Trung Năm 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Khu vực thành thị (%) 5,47 4,95 3,63 3,51 3,07 khu vực nông thôn (%) 5,54 5,01 3,96 3,91 3,81 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Nếu được định hướng đào tạo nghề và có đầu ra cho ngành NTTS Miền Trung thì đây là nguồn nhân lực bổ sung đáng kể góp phần phát triển nghề NTTS trong tương lai. 58 3. Công tác đào tạo chuyên ngành NTTS các tỉnh miền Trung Nếu như giai đoạn 2000-2010, theo xu hướng xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo, trước nhu cầu ngày càng cao về nhân lực, hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nuôi trồng thủy sả cũng như các ngành nghề khác được quan tâm mở rộng, phát triển trong cả nước và trong khu vực miền Trung. Thì giai đoạn sau năm 2010 đến nay, số lượng các khoa đào tạo NTTS có xu hướng giảm dần. Kết quả điều tra của Trường Cao đảng Thuỷ sản phản ánh tại năm 2010 cả nước có khoảng 35 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản, trong đó có 25 cơ sở đào tạo hệ chính quy, 10 cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, có 11 cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc Bộ. Thì đến nay số lượng các trường có đào tạo chuyên ngành thuỷ sản đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần. Kết quả rà soát ban đầu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản cho thấy hiện chỉ còn 28 đơn vị có tham gia đào tạo chuyên ngành thuỷ sản, trong đó 22 đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 05 đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, 01 đơn vị thuộc Bộ Công Thương (chi tiết ứng như tại phụ lục I: Danh sách các trường đào tạo NTTS khu vực miền Trung ), trong đó khu vực Miền Trung có 07 cơ sở đào tạo NTTS bao gồm bậc đại học và cao đẳng, trung học. Cụ thể: - Đại học Thủy sản Nha Trang: là cái nôi đầu ngành về đạo tạo nhân lực cho NTTS cả nước nói chung và cho khu vực Miền Trung. Ở đây đào tạo chuyên sâu nhiều ngành nghề thủy sản nhất và cũng là trường có chức năng đào tạo sau đại học bao gồm thạc sỹ và tiến sỹ cho NTTS và một số ngành nghề khác. - Đại học Nông lâm Huế, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức, Đại học Quảng Bình: là 4/21 cơ sở trên cả nước có đào tạo chuyên ngành NTTS, có cả hệ đại học và hệ cao đẳng. - Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, Trung cấp thủy sản Thanh Hóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng cho chuyên ngành NTTS, là 2/3 đơn vị đào tạo trung cấp NTTS trên cả nước. Số lượng 07 trường đào tạo chuyên ngành NTTS trong khu vực miền Trung so với 28 cơ sở đào tạo NTTS trên cả nước là một con số rất đáng tự hào cho đào tạo nhân lực thủy sản Miền Trung, đây là một trong những thuận lợi bước đầu cho phát triển đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho NTTS. IX. Hệ thống thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS 1. Hệ thống chế biến, thương mại thủy sản Vùng duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển CBTS hơn so với vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ, chỉ sau vùng đồng bằng Sông Cửu Long, trong vùng đã hình thành một số tụ điểm nghề cá như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, trong đó Bình Thuận là tỉnh có sản lượng KTTS lớn nhất trong vùng. Ngoài ra, trong vùng có nguồn nguyên liệu tôm TCT sản xuất được từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận với sản lượng đã đạt 108.658,20 tấn năm 2014, hiện đang là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến miền Trung và một số doanh nghiệp miền Bắc và miền Nam. Kết hợp với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, chính sách thu hút đầu tư, cảng biển, trình độ phát triển, trong vùng đã hình thành các khu vực tập trung các doanh nghiệp CBTS ở các tỉnh: Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận. Đây cũng là những địa phương phát triển cả chế biến tiêu thụ nội địa lớn nhất cả nước. 59 Thừa Thiên Huế: Là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển NTTS, trong những năm qua NTTS của tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thuỷ sản còn gặp nhiều bất cập. Hầu hết các sản phẩm của ngư dân đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các doanh nghiệp tư nhân và các nhà thu gom nhỏ ở địa phương nên hiện tượng ép giá, ép cấp xảy ra; hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chế biến và bảo quản sản phẩm còn rất hạn chế; ý thức trong vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề bất cập; việc tiếp cận với hệ thống thông tin thị trường của người nông dân hạn chế; quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với các nhà thu gom và giữa nhà thu gom với các doanh nghiệp và công ty chế biến xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập. Trong thời gian quan trên địa bàn tỉnh có 3 công ty: Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản, Công ty Cổ phần Thủy sản và nhà máy CBTS Vinashin. Các doanh nghiệp CBTS này đã co những đóng góp nhất định trong việc thu mua sản phẩm và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhìn chung các công ty này từng bước củng cố, duy trì sản xuất và phát triển nhằm phát triển các nghề nuôi trồng và KTTS trong tỉnh phát triển. Đà Nẵng: Khu công nghiệp chế biến hải sản hơn 300 ha, hiện có 15 doanh nghiệp CBTS hoạt động. Phần lớn các cơ sở chế biến có công nghệ bảo quản và chế biến được đánh giá là trung bình khá. Hầu hết các cơ sở CBTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều đạt tiêu chuẩn và được phép xuất khẩu thủy sản vào một số thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản. Quảng Nam: Đến thời điểm hiện nay Quảng Nam có 13 nhà máy và xưởng CBTS xuất khẩu, hầu hết các đơn vị này đều được Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó tỉnh còn tập trung khoảng 20 cơ sở CBTS dạng khô và dạng mắm phục vụ tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn 02 nhà máy hoạt động có hiệu quả (Công ty Đương Phương và Công ty Việt Quang) còn lại hầu hết các nhà máy đều gặp khó khăn chỉ sản xuất cầm chừng hoặc đóng cửa. Lý do chính là thiếu nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Quảng Ngãi: Hiện nay toàn tỉnh có 10 doanh nghiệp CBTS quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế khoảng 11.900 tấn/năm. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm: Cá thịt trắng fillet, cá nục cấp đông nguyên con, cá cơm khô,... Sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp như cá cơm, cá nục, cá ngừ loại nhỏ,... Trong những năm qua tình hình CBTS của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn: Một số doanh nghiệp chuyển từ chế biến xuất khẩu trực tiếp sang chế biến gia công hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngoài tỉnh và bán hàng xuất khẩu qua hình thức hợp đồng tiêu thụ nội địa do thiếu hụt vốn. Một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên hình thức ủy thác xuất khẩu qua các doanh nghiệp khác, nguyên nhân do các cơ sở chưa đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm xuất khẩu theo quy định, phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu vốn nên chưa đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, kho lạnh dự trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Qua cơ cấu sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cho thấy hầu hết các doanh nghiệp này sử dụng nguyên liệu từ khai thác để phục vụ cho chế biến, chưa có doanh nghiệp nào sản xuất từ nguyên liệu NTTS của địa phương. Bình Định: Hiện tại có 05 công ty, xí nghiệp CBTS xuất khẩu với tổng công suất chế biến khoảng 11.500 tấn sản phẩm/năm. Chế biến tiêu thụ nội địa có khoảng 339 cơ sở, sản xuất chủ yếu là nước mắm, thủy sản khô, chả cá, chả mực,... 60 Hiện nay các cơ sở sản xuất có sự đầu tư dần các trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu kém như chưa xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Lực lượng lao động tại các nhà máy CBTS chưa được đào tạo kiến thức chuyên môn trong chế biến, bảo quản thủy sản, còn lại phần lớn lao động trong lĩnh vực CBTS là lao động phổ thông, chưa được đào tạo về kiến thức chuyên ngành bảo quản thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phú Yên: Hiện nay, toàn tỉnh có 84 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh (trong đó: 26 cơ sở chế biến nước mắm, 20 cơ sở CBTS khô, 2 cơ sở sơ chế, CBTS đông lạnh, 16 cơ sở thu mua thủy sản và 2 cơ sở sơ chế CBTS khác) và 6 Công ty CBTS xuất khẩu. Hiện nay các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ tôm, cá, mực đông lạnh. Các thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Phú Yên là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Mỹ, Canada, EU,... Các doanh nghiệp này tuy chưa phát huy hết thế mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng thêm của sản phẩm thủy sản và tạo động lực phát triển ngành thủy sản theo chuỗi giá trị, gắn chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu, cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư. Khánh Hòa: Có thể nói quy hoạch chế biến của Khánh Hòa đứng hàng đầu trung vùng về số lượng cơ sở cũng như quy mô sản xuất của các doanh nghiệp CBTS. Toàn tỉnh hiện có 44 doanh nghiệp CBTS đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với các sản phẩm chính là tôm, cá, mực, nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các sản phẩm xuất khẩu đã có mặt trên 64 thị trường thế giới. Trong đó, Nhật Bản, Mỹ là hai thị trường đứng đầu với tỷ trọng là 20% và 40%; EU chiếm 15% còn lại là các thị trường khác. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt trên 300 triệu USD. Thế mạnh về chế biến đã tạo điều kiện tốt về tiêu thụ sản phẩm từ nuôi trồng thủy sant và KTTS phục vụ cho CBTS xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp CBTS, các nhà máy vẫn chưa sản xuất hết công suất sản xuất, do nguồn nguyên liệu trong tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến do vậy các nhà mày này đã chủ động thu mua nguyên liệu tại các địa phương khác. Trong thời gian tới các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nâng cao dây chuyền công nghệ sản xuất để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ninh Thuận: Toàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp CBTS xuất khẩu, trong đó công ty chủ lực là Chi nhánh Công ty Thông Thuận, còn lại các doanh nghiệp khác sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, giá trị kim ngạch xuất khẩu dao động từ 3- 6 triệu USD. Hầu hết máy móc thiết bị của các doanh nghiệp này đều sử dụng công nghệ cũ, chủ yếu sử dụng công nghệ tủ đông tiếp xúc, tạo ra sản phẩm cấp đông với thời gian kéo dài làm tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa đa dạng và phong phú. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là mực đông, cá đông, tôm đông block, tôm luộc, tôm xiên que, tôm chiên bột, cá khô, cá tẩm gia vị,... Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Ninh Thuận vẫn là các thị trường truyền thống: Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc. Đặc biệt năm 2014, tại Ninh Thuận khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến rong sụn (Công ty Cổ phần rau câu Sơn Hải). Đây là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật để chiết tách rong biển thành bột Carrageenan, agar - agar,... một sản phẩm cung cấp cho 61 ngành sản xuất hàng tiêu dùng trong chế biến một số loại thực phẩm, như: Thạch rau câu, sữa, kẹo dẻo, mì tôm, xúc xích và ngành hóa mỹ phẩm: dầu gội đầu, kem đánh răngcung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đi vào hoạt động, mỗi năm, nhà máy chiết suất khoảng ba nghìn tấn rong khô thành sản phẩm bột Carrageenan; giải quyết việc làm có thu nhập ổn định cho 100 lao động tại địa phương. Bình Thuận: Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 334 nhà máy chế biến, sơ chế động lạnh và thu mua hàng thủy sản với tổng công suất thiết kế khoảng 39.000 tấn thành phẩm/năm. Công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đều được chính quyền địa phương và các doanh nghiệp quan tâm. Nhờ thế sản phẩm thủy sản của địa phương có mặt trên khắp các châu lục, kể cả thị trường được coi là khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu áp dụng Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và đạt tiêu chuẩn ngành, một số doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO, nhiều doanh nghiệp có phòng kiểm nghiệm vi sinh và đặc biệt là thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh cấm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp được sử dụng từ hai nguồn: khai thác tự nhiên và NTTS. Hầu hết các doanh nghiệp CBTS sử dụng cùng lúc cả hai nguồn nguyên liệu để chế biến theo nhu cầu của nước nhập khẩu và nhà tiêu dùng. Các cơ sở CBTS thu mua nguyên liệu thông qua các chủ thu mua, nậu vựa thu gom nguyên liệu từ các đầm, ao nuôi sau đó vận chuyển đến nhà máy chế biến. Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản nước ta có khoảng 568 cơ sở CBTS với tổng công suất thiết kế khoảng 2,5 triệu tấn sản phẩm/năm (miền Trung chiếm 25%), các cơ sở này đều đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có trên 440 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, EU,... Theo số liệu điều tra và tính toán của nhóm chuyên gia thủy sản năm 2011 khu vực duyên hải miền Trung có cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến như sau: sản phẩm sơ chế chiếm 49,6%; sản phẩm giá trị gia tăng chiếm 51,4% cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là sản phẩm thủy sản cơ chế 60% và sản phẩm giá trị gia tăng là 40%. Điều đó chứng tỏ sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng đa dạng và phong phú, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_hop_quy_hoach_phat_trien_nuoi_trong_thuy_san_ca.pdf
Tài liệu liên quan