MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI LÂM SẢN HÀ NỘI. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 2
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 2
3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. 5
4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. 6
5. Phương thức tiêu thụ hàng hoá của Công ty. 6
6. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty. 6
7. Chiến lược kinh doanh của Công ty. 7
Phần II
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM. 8
1. Sơ đồ công nghệ sản xuất hàng mộc. 9
2. Mô tả công nghệ sản xuất. 10
Phần III.
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 11
I. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG. 11
1. Phân tích và dự báo môi trường kinh tế quốc dân. 11
2. Phân tích môi trường ngành. 14
II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 14
1. Đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh từ năm 1998-2001 14
2. Một số quan điểm định hướng 16
3. Mục tiêu phát triển. 17
4. Để đạt được các mục tiêu đề ra Công ty đã đề ra
một số biện pháp thực hiện sau. 18
Phần IV.
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 21
I. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 21
1. Khái niệm công việc. 21
2. Phân tích công việc. 22
II. TUYỂN CHỌN BỐ CHÍ, SỬ DỤNG NHÂN LỰC. 25
1. Yêu cầu của tuyển chọn. 25
2. Căn cứ tuyển chọn. 26
3. Các bước tuyển chọn. 26
III. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG. 27
1. Năng suất lao động. 27
2. Định mức lao động. 28
* Quản trị nhân lực ở Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà Nội 28
I. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY. 28
II. VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG CÔNG NHÂN VÀ NHÂN VIÊN CÔNG TY. 32
1. Cách thức tuyển dụng. 32
2. Mục đích tuyển dụng. 33
II. VẤN ĐỀ NĂNG XUẤT LAO ĐỘNG, THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY. 33
1. Thu nhập của người lao động. 33
2. Năng suất lao động. 36
3. Định mức lao động. 37
4. Xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu 42
5. Xác định quỹ tiền lương theo năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương 43
6. Tính đơn giá tiền lương theo doanh thu 45
7. Quỹ tiền lương làm thêm giờ 45
8. Quỹ lương chung 46
IV. CÁC HÌNH THỨC KÍCH THÍCH VẬT CHẤT TINH THẦN NGƯỜI LAO ĐỘNG 46
1. Vật chất. 46
2. Tinh thần 47
Phần V.
QUẢN TRỊ KỸ THUẬT. 48
1. Quản trị chất lượng sản phẩm. 48
2. Máy móc thiết bị. 49
3. Quản lý máy móc thiết bị 50
Phần VI.
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 53
I. Quản trị vốn lưu động, vốn cố định. 53
1. Vốn lưu động. 53
2. Vốn cố định. 54
3. Tình hình về vốn của Công ty. 55
II. DOANH THU, LỢI NHUẬN, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ DOANH NGHIỆP 57
1. Doanh thu lợi nhuận. 57
2. Các quỹ cơ bản của Công ty. 58
3. Phân tích báo cáo tài chính Công ty. 61
Phần VII.
QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT. 63
1. Một số vấn đề lý luận chung 63
2. Công tác mua sắm dự trữ 64
3. Cấp phát và sử dụng vật tư chung 66
4. Bố trí hệ thống kho vật tư hàng hoá trong Công ty. 67
Phần VIII.
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP 68
KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 71
KẾT LUẬN CHUNG 75
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty.
Mục đích tuyển dụng.
Mục đích tuyển dụng lao động hàng năm hoặc định kỳ của công ty là do ban quả trị của công ty mong muốn giảm cơ cấu tuổi của công nhân lao động xuống thấp, thay thế cho những công nhân đã đủ tuổi về hưu và một số công nhân không có đủ điều kiện về sức khoẻ tiếp tục sản xuất kinh doanh trong điều kiện môi trường của công ty. Mặt khác việc tuyển dụng cán bộ công nhân viên lao động mới cũng là một trong những chiến lược nhằm cải tạo, cải thiện tình hình của công ty ngày một tốt hơn.
III. VẤN ĐỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG.
Thu nhập của người lao động.
Đối với công ty thì lương bình quân của công nhân năm 1999 là 853300 đ./người / tháng.
Đến năm 2000 lương bình quân của công nhân toàn công ty là 900.000đ/người / tháng.
Thu nhập bình quân 1.100.000/ người / tháng.
Đến năm 2001 lương bình quân toàn công ty 950.000/ người / tháng.
Thu nhập bình quân 1.200.000đ/ người / tháng.
Đây là bước tiến của công ty nó đã nói nên mức thu nhập ngày càng cao chứng tỏ công việc kinh doanh ngày càng phát triển mở rộng trong và ngoài nước để đem lại kết quả tốt cho công ty.
Vì thế đối với người lao động thu nhập nói chung và lương nói riêng là mối quan tâm hàng ngày của họ vì đây là mức chính để duy trì và nâng cao mức sống của người lao động cũng như của gia đình họ. Chính vì vậy cũng như rất nhiều công ty trên cả nước, nhưng công ty thương mại lâm sản Hà nội cũng luôn rất quan tâm để ngày một hoàn thiện, nâng cao mức lương thưởng cho các cán bộ công nhân viên trong công ty để đảm bảo nguyên tắc phân phối trong lao động, công khai dân chủ trong việc phân phối và sử dụng quỹ tiền lương ban lãnh đạo của công ty sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm lâm sản đều quán triệt nguyên tắc “ trả lương đúng đủ” xuống công ty và chi nhánh của công ty đã thực hiện việc này như sau:
+ Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao trong năm các bộ phận sản xuất kinh doanh được sắp xếp theo một quy mô hợp lý để đảm bảo cho người lao động có đầy đủ việc làm và cân đối cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Đơn giá tiền lương cho các tổ chức được tính trên cơ sở đơn giá tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm . Tiền lương và thu nhập phụ thuộc vào số lượng, chất lượng sản phẩm giao nộp và được thị trường chấp nhận nói đúng hơn gây được niềm tin cho khách hàng trên cơ sở kinh doanh mở rộng thị trường.
Trên cơ sở quỹ lương được xác định. Công ty đã sử dụng quỹ lương như sau:
+ Quỹ lương trực tiếp trả cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 85% tổng quỹ.
+ Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tay nghề giỏi khoảng 8% tổng quỹ.
+ Quỹ khen thưởng đối với cá nhân tập thể lao động năng suất, chất lượng, có sự sáng tạo, các phát minh sáng kiến trong công việc khoảng 20% tổng quỹ.
Cách thức trả lương như vậy đã khiến cho tất cả cán bộ công nhân viên trong tỏ, trong nhóm, phân xưởng đều cố gắng nỗ lực để đem lại kết quả cuối cùng cho tốt muốn đạt được năng suất chất lượng cao người lao động phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, mặc dù vậy cách trả lương này vẫn có một nhược điểm khi lấy sinh khó khăn thuộc về cá nhân lao động thì mọi cố gắng của người đó sẽ bị chững lại dẫn đến năng suất của nhóm sẽ giảm và như vậy thu nhập của các cá nhân trong nhóm cũng giảm xuống- mong rằng ban lãnh đạo của công ty sẽ quan tâm đến vấn đề này.
Bảng 4: báo cáo tình hình thực hiện lao động tiền lương và thu nhập năm 2000
tt
chỉ tiêu
ĐVT
KH
TT
1
Tổng doanh thu
1000đ
50000000
51935000
TỔNG CHI PHÍ CÓ CẢ LƯƠNG
49650000
51563000
Lợi nhuận
350000
372000
Tổng các khoản phải nộp NS
1000000
3187000
2
Chỉ tiêu lao động
LAO ĐỘNG ĐỊNH BIÊN
Người
110
128
3
Tổng quỹ lương theo đơn giá
1000đ
1350000
1393710
4
Tiền lương BQ người/tháng
1022
907
5
Quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận
31968
57037
6
Thu nhập bình quân
1000
1100
7
Năng xuất lao động bình quân của 1 công nhân viên tính theo doanh thu
454545
405742
Năng suất lao động.
Chúng ta đều biết thông thường người ta thường đánh giá hiệu quả của công việc thông qua năng suất lao động. Điều này càng được thể hiện rõ đặc biệt trong các doanh nghiệp. Việc tăng năng suất lao động vì vậy cũng rất được chú trọng, quan tâm. Để năng suất lao động trong công ty được nâng cao ban lãnh đạo của công ty đã sử dụng các biện pháp:
+ Nâng cấp, sửa chữa các thiết bị máy móc, nhà xưởng để giảm sức lao động của con người.
+ Tìm kiếm thị trường cạnh tranh giúp cho người lao động ổn định trong sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao trình độ tay nghề người lao động trong công ty để phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại
*Đối với cán bộ quản lý: công ty khuyến khích học các chương trình hàm thụ, các khoá đặc biệt mở tại các trường đại học dưới một số hình thức: Tại chức, ngoài giờ làm việc... và tuỳ từng mức đọ yêu cầu mà chi phí của việc học tập sẽ do công ty chịu trách nhiệm.
Công ty chịu 100% chi phí khi cử cán bộ quản lý của công ty đi học nâng cao trình độ để sử dụng vào công việc khác đòi hỏi ở người quản lý có năng lực và trách nhiệm cao hơn.
Công ty chịu 30-50% chi phí nếu cá nhân cán bộ quản lý trong công ty tự xin đi học và sau đó khi cần công ty sẽ bố trí sắp xếp công việc mới sao cho phù hợp hơn.
Đối với cá nhân: Công ty cử người có năng lực kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện để nâng cao hiệu quả nghiên cứu sản xuất trong quá trình này nếu công nhân không có đủ sức khoẻ, khả năng thì công ty hoặc cho họ học lại ( lúc đó mọi chi phí học lại do họ chịu) hoặc chuyển sang công việc khác phù hợp với họ hơn hoặc có thể bị sa thải ( với những trường hợp không có đủ khả năng trong mọi công việc ) để tránh làm ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Thường xuyên cải tiến tổ chức cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản xuất, những thị trường mới và sản phẩm có đủ chủng loại mẫu mã, chất lượng khi cần đáp ứng đầy đủ.
Định mức lao động.
Theo thông tư số 14/ LĐTBXH- TT ngày 10/ 04/ 1997 quy định có hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau:
+ Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
+ Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên ( định mức biên chế).
Trong năm 2001 công ty thương mại lâm sản Hà nội được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với tổng dong thu 50 tỷ đồng. Trong đó chỉ có 800.000.000 đ dành cho sản xuất (chiếm khoảng 16% tổng doanh thu) còn lại cho nhiệm vụ kinh doanh. Chính vì vậy công ty áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên để xác định số lao động định biên hợp lý cho toàn công ty. Cụ thể như sau:
Lđb = Lyc + Lpv + Lql.
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên của công ty.
Lyc: Định biên lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Lpv: định biên lao động phụ trợ và hỗ trợ.
Lql: Định biên lao động quản lý.
Định biên lao động sản xuất trực tiếp kinh doanh.
Hiện nay sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, thị trường trong nước rất hạn hẹp. Công ty chủ yếu mở rộng kinh doanh với thị trường nước bạn Lào. Tuy nhiên trong năm nay chính sách của nước bạn có nhiều thay đổi gây nhiều khó khăn lớn. Vì vậy để đạt được kế hoạch của công ty giao trong năm 2001 số lao động định biên trực tiếp sản xuất kinh doanh tối thiểu phải có:
*Công ty có 06 bộ phận kinh doanh thuộc văn phòng công ty:
+ Phòng xuất nhập khẩu- kế hoạch được giao 5.000 triệu. Với 4 người thường xuyên đi sâu thị trường Lào trong đó có 2 cán bộ tìm nguồn mua bán, 01 cán bộ làm sổ sách hợp đồng, 01 chuyên đo đếm gỗ. Ngoài ra có 02 cán bộ đi sâu thị trường Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực với các mặt hàng chủ yếu như quế,hồi...
+ Bộ phân KDI- kế hoạch được giao 3.000 triệu đồng. Thị trường chủ yếu trong nước như cung cấp gỗ thụ mỏ cho tổng công ty than và cung cấp một số mặt hàng gỗ như bàn ghế... với 03 cán bộ.
+ Bộ phân KDII- kế hoạch được giao 5.000 triệu đồng. Trong đó 02 người thường trực thị trường Lào tìm nguồn khai thác và đo đếm gỗ 01 cán bộ làm sổ sách chứng từ và 01 người ở Cảng Xuân Hải nơi đầu mối giao nhận hàng.
+ Bộ phân KD tổng hợp- kế hoạch được giao 3.000 triệu đồng:Nhiệm vụ kinh doanh gỗ thị trường Lào- 03 người.
+ Bộ phận KD Lào kế hoạch được giao 5.000 triệu đồng: Thường xuyên cần 04 cán bộ thường trực tại Lào kinh doanh gỗ từ việc khai thác nguồn gỗ, đo đếm, tìm khách hàng.
+ Bộ phận chống mối- kế hoạch được giao 300 triệu: Công việc phục vụ chủ yếu cho các công trình xây dựng,các cơ quan, gia đình, nên doanh thu nhỏ nhưng số lượng công việc đòi hỏi ít nhất 02 cán bộ.
*Ngoài ra còn các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty.
+ Chi nhánh Bắc Ninh- kế hoạch được giao 8.000 triệu: làm đại diện công ty trên địa bàn Bắc Ninh, khai thác thị trường các sản phẩm từ gỗ, có nguồn gốc từ gỗ. Hiện nay chi nhánh đang triển khai thực hiện các hợp đồng mua bán gỗ xẻ với thị trường Lào. Với cán bộ kinh doanh 08 người.
+ Chi nhánh Quảng Ninh- kế hoạch được giao 3.000 triệu: đại diện công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh chủ yếu đi sâu vào khai thác thị trường Trung Quốc, với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Cán bộ kinh doanh gồm 04 người.
+ Chi nhánh tại Lào- kế hoạch được giao 7.000 triệu: Là chi nhánh mới được thành lập trong năm 2000 đại diện cho công ty tại Công hoà Dân chủ Nhân Dân Lào nhiệm vụ chính kinh doanh gỗ. Công việc đòi hỏi thường xuyên 06 người thường trực tại Lào
+ XNBQNLS Hà nội – kế hoạch được giao: 2.200 triệu: Nhiệm vụ chính là bảo quản các mặt hàng nông lâm sản trong đó chủ yếu là phòng chống mối mọt cho các công trình xây dựng. Với đội ngũ cán bộ gồm 11 người xí nghiệp phải trực tiếp làm tất cả các khâu từ tìm kiếm khách hàng tự phun thuốc và hoàn thiện.
+ XNKDCB và bảo quản nông lâm sản Miền nam- kế hoạch được giao 8.000 triệu: nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh bảo quản nông lâm sản, phòng chống mối mọt, phòng diệt sâu mọt mốc cho các thiết bị dụng cụ cơ quan với 04 cán bộ. Ngoài ra xí nghiệp còn trực tiếp kinh doanh gỗ Lào với 02 cán bộ.
+ Cửa hàng kinh doanh lâm sản – kế hoạch được giao 8.000triệu đồng: Cửa hàng chuyên kinh doanh các đồ gỗ dùng trong gia đình với đội ngũ nhân viên bán hàng 05 người. Trong đó gồm 03 nhân viên trực tiếp bán hàng, 02 nhân viên trực tiếp giao nhận hàng. Ngoài ra 03 cán bộ kinh doanh gỗ với thị trường trong nước và thị trường Lào.
+ XN KDCB & BQLS kế hoạch được giao 8.000 triệu trong đó 800 triệu doanh thu dành cho sản xuất ( các mặt hàng như bàn, ghế, tủ...).
Nhiệm vụ sản xuất: 100m3 sản phẩm mộc quy đổi.
Xác định công nghệ: Mộc máy- mộc tay- Trang trí bề mặt- Nhập kho.
Xác định định mức lao động tổng hợp cho 01 m3 sản phẩm quy đổi.
Tsp = Tcn +Tpv + Tql.
Trong đó: Tcn = Tmm + Tmt.
Tpv là việc ni, hàn mài, kho.
Tpl là quản đốc, VP, KT.
Tmm 9,6 c /m3
Tmt 16,2 c/m3.
Tpv 12,4 c/m3
Tql 4 c/m3
Vậy Tsp = 42,2 c/m3 SP quy đổi.
Mức lao động cần thiết để hoàn thành 100 m3 sản phẩm mộc quy đổi
42,2 công x 100m3 = 4220 công.
Số lao động cần thiết để sản xuất 100 m3 sản phẩm mọc quy đổi:
4220 c : (12T x 25 ngày) = 14 người.
Vậy số lao động tối thiểu để sản xuất của xí nghiệp cần là 14 người.Ngoài ra để phục vụ cho việc kinh doanh ( chiếm đa số trong doanh thu) xí nghiệp cần huy động khoảng 05 cán bộ đi kinh doanh tại thị trường Lào.
*Lyc của công ty: 84 người.
Định biên lao động phụ trợ và phục vụ ( Lpv).
Số lao động phụ trợ và phục vụ bao gồm nhân viên hành chính, văn thư, lái xe, nhân viên phục vụ.
+ 01 cán bộ hành chính chỉ đạo trực tiếp các công việc như điều hành xe, chuẩn bị các cuộc họp, sửa chữa các máy nóc thiết bị của công ty.
+ 01 lái xe cho lãnh đạo công ty đi làm việc với các đơn vị bạn cũng như đi công tác xa.
+ 01 lái xe cho các bộ phận kinh doanh (như trên đã trình bày,thị trường kinh doanh chính của công ty là thị trường Lào nên thường xuyên phải có lái xe đưa đón cán bộ nhằm phục vụ công việc kinh doanh được thuận lợi).
+ 01 văn thư chuyên trách việc quản lý dấu. Tiếp nhận và lưu trữ công văn đi, đến của công ty. Chịu trách nhiệm bảo mật các tài liệu....
+ 01 nhân viên phục vụ các phòng ban.
+ Để bảo vệ tài sản của công ty – tài sản xã hội chủ nghĩa đội ngũ nhân viên bảo vệ thường trực 24/24 giờ/ ngày gồm 03 người phân thành 3 ca liên tục.
Ngoài ra đối với 7 xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc công ty đều cần tối thiểu 01 nhân viên hành chính văn thư, 01 lái xe phục vụ công việc chung
*Lpv của công ty: 22 người.
Định biên lao động quản lý(Lql).
01 phó giám đốc phụ trách về kinh doanh.
Tổ chức cán bộ: với chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực,về tổ chức, xây dựng các chế độ chính sách cán bộ, tiền lương, thanh tra, pháp chế bảo vệ kinh tế, chính trị nội bộ:
01 cán bộ chịu trách nhiệm chung về công việc tổ chức, xây dựng chính sách.
01 cán bộ tiền lương, BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên Công ty.
Kế toán tài chính: Chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, hoạch toán kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc:
Kế toán tổng hợp: 01 người
Kế toán tiền lương: 01 người.
Kế toán ngân hàng: 01 người.
Kế toán công nợ: 01 người.
Ngoài ra có một thủ quỹ.
Kế hoạch kinh doanh: Nhiệm vụ chính là tham mưu về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh cho các bộ phận đơn vị toàn Công ty.
01 bộ chịu trách nhiệm chung về xây dựng kế hoạch kinh doanh.
01 cán bộ theo dõi chỉ đạo các đơn vị thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Đối với 07 xí nghiệp, chi nhánh đều có 01 cán bộ lãnh đạo phụ trách chung (Giám đốc xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trưởng), 01 cán bộ phụ trách về tổ chức, kế toán, kế hoạch.
*Lql của Công ty: 24 người.
Số lao động định biên của Công ty dự kiến như sau.
Ldp = 84 + 22 + 24 = 130 người.
*Vậy định mức lao động của Công ty được tính trên doanh thu như sau:
Số ngày công cần thiết trong một năm:
130 người x 25 ngày x 12 tháng = 39000 công.
Định mức lao động trên doanh thu là:
39.000
= 0,00078 công/1000đDT
50.000.000.000
4 – phần xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu
– Xác định doanh thu kế hoạch tính đơn giá tiền lương.
Doanh thu kỳ kế hoạch của công ty được tính bằng cách tổng công toàn bộ doanh thu kỳ kế hoạch văn phòng của công ty và các đơn vị thành viên chỉ tiêu này chỉ được cộng lại sau khi phòng tổ chức cán bộ đã xem xét tình hình thực hiện kế hoạch của năm liền trước và xu hướng biến động của thị trường về các mặt hàng chủ yếu để khẳng định tính chính xác của chỉ tiêu cũng như nhiệm vụ của mỗi đơn vị thành viên trong năm kế hoạch
Bảng 5: giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu và theo lợi nhuận năm 2001
Tt
Chỉ tiêu đơn giá
ĐVT
Năm 2000
KH 2001
KH
TT
I
chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tính đơn giá
1
Tổng doanh thu
1000đ
50000000
51935000
50000000
2
Tổng chi
49650000
51563000
49600000
3
Lợi nhuận
350000
372000
400000
4
Tổng các khoản nộp NS
1000000
3187000
3438000
II
Quỹ lương theo đơn giá
1350000
1393710
1487160
Trong đó:
- Tiền lương tính theo định mức lao động
- LĐ định biên (Lđb)
Người
110
128
130
- Hệ số lương bình quân (Hcb)
3,3
2,5
2,6
- Hệ số phụ cấp (Hpc)
0,06
0,06
0,06
- Mức lương tối thiểu DN được tính (Tlmindn)
378
346
350
- Lương VCQL chưa tính trong định mức LĐ (Vvc)
3546
3100
2900
III
Đơn giá tiền lương
%
2,70%
2,70%
2,90%
IV
Quỹ phụ cấp và các chế độ khác
31968
57037
58000
V
Quỹ lương thêm giờ
56643
57461
56740
VI
Quỹ lương chung
1438611
1508208
1601900
5. Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Vkh = [ Lđb x TLmmdn x (Hcb + Hpc ) + Vvc ] x 12T
Trong đó:
- Vkh: quỹ tiền lương năm kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương
Lđb: lao động định biên tính theo TT/LĐ TBXH
TLmmdn: mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định (T.T13)
Hcb: hệ số cấp bậc
Hpc: hệ số các khoản phụ cấp lương BQ trong đơn giá tiền lương
Vvc: quỹ lương của viên chức (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng)
a. Lao động định biên: 130 ( theo bản giải trình định mức lao động)
b. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung lương tại T.T13
TLmmdn = TLmm + ( 1+ Kđc )
Trong đó:
Kđc = K1 + K2 = 0,3 + 0,8 = 1,1
K1: vùng hà nội: 0,3
K2: hệ số theo ngành nghề: 0,8
TLmmdn = 210000 x ( 1 + 1,1 ) = 441000 đ
Thực tế do lao động định biên hiện nay tăng lên nên Công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu là 350000đ
c. Hệ số lương bình quân là: 2,6
d. Hệ số phụ cấp: 0,06
hệ số trách nhiệm: 0,04
hệ số phụ cấp độc hạI: 0,02
e. Tiềm lương của nhân viên quản lý (giám đốc, kế toán trưởng): 2900000đ quỹ tiền lương năm kế hoạch:
VKh = [130người x 350000đ x ( 2,6 + 0,06 ) + 2900000 ]x12T =1487160000đ
6. Tính đơn giá tiền lương trên doanh thu
åVkh
Vđg = -------------
åTkh
Trong đó:
åVkh: tổng quỹ lương năm kế hoạnh
åTkh: tổng doanh thu năm kế hoạch
1487160000
Vđg = ------------------ = 2,9%
50000000000
7. Quỹ tiền lương làm thêm giờ.
Do tính chất công việc của khối kinh doanh đảm bảo nhu cầu của khách hàng, nhiều khi phảI động viên anh chị em làm thêm giờ, ngày nghỉ, ….dự kiến khối kinh doanh:
1487160000 đ: ( 12T x 130người x 25 ) = 38132đ
* Làm thêm giờ ngày bình thường: làm khoảng 28 người, mỗi tháng làm 2 công, trả lương 1,5 lần
38132 x 1,5 x ( 28người x 2c x 12T ) = 38437056đ
* Làm thêm giờ ngày nghỉ, ngày lễ: làm khoảng 10 người, mỗi tháng 2 công trả lương 2 lần:
38132 x 2 x ( 10người x 2c x 12T ) = 18303360đ
* Quỹ lương làm thêm giờ
38437056 + 18303360 = 56740416đ
8. Quỹ lương chung
1487160000 + 58000000 + 56740416 = 1601900416đ
IV - CÁC HÌNH THỨC KÍCH THÍCH VẬT CHẤT TINH THẦN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nhận thức được khuyến khích được về vật chất, tinh thần sẽ thu hút và tạo động lực rất lớn cho người lao động nên Công ty rất chú ý đến việc này. Tuy nhiên vì điều kiện và khả năng có hạn nên không thể đáp ứng được toàn bộ mọi nhu cầu về vật chất, tinh thần với cán bộ công nhân viên mà chỉ có thể đáp ứng được một phần nào đó.
Vật chất.
Trả công lao động một cách xác đáng.
Trả đúng, đủ lương.
Tăng lương, thưởng đối với lao động làm thêm, làm ngoài giờ, vượt năng suất kế hoạch cấp trên giao cho.
Có quà, tiền cho cán bộ công nhân viên trong ngày lễ tết:
Ngày lễ: 2-9 mỗi cán bộ công nhân viên được 200.000đ. Kỷ niệm 25 năm thành lập Công ty mỗi cán bộ công nhân viên được 90.000đ. Ngày 8-3 mỗi chị em phụ nữ được tặng một quần áo dài và một bó hoa để động viên tinh thần. Ngày30-4, 1-5 mỗi cán bộ công nhân viên được 250.000đ.
Ngày tết: Ngoài phần quà mỗi người được 1 hộp mứt, 1 chai rượu, 1 bao thuốc, một hộp chè còn được tiền. Ví dụ năm 2000 là 600.000.
Có quỹ thăm hỏi người ốm, người bị tai nạn lao động.
Người ốm: bình quân mỗi người được 50.000-80.000.
Người bị tai nạn lao động: tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.
Bố trí một số phương tiện để phục vụ cho nơi làm việc
+ Quạt điện, máy điều hoà ở các phòng ban.
+ Mỗi tổ, mỗi phòng đều có chè thuốc hàng ngày.
Tinh thần:
Cũng như tác động của hình thức vật chất, động lực tạo ra được từ món ăn tinh thần đối với người lao động không hề nhỏ.
Dưới đây là một số hình thức khuyến khích tình thần của Công ty thương mại lâm sản Hà nội.
Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua và các hình thức khen thưởng như giấy khen, bằng khen, huân huy chương... thông qua sự kiểm tra xem xét trong quá trình làm việc của công nhân viên cũng như thời gian, cũng như thâm liên Công ty và lợi ích mà người lao động đem lại cho Công ty.
Đối với những lao động đạt thành tích cao như vượt năng xuất, có phát minh sáng kiến trong quá trình sản xuất và kinh doanh đem lại lợi ích cho Công ty được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến...
Đối với lao động có thâm liên công tác từ 15 năm trở nên là lao động tốt được hưởng một số chính sách ưu đãi.
Hàng năm Công ty tổ chức các hoạt động thể thao văn hoá, văn nghệ để cán bộ công nhân viên rèn luyện thêm về sức khoẻ, tăng thêm sự đoàn kết, bình đẳng của các cán bộ công nhân viên.
Loại hình thể thao Công ty tổ chức cầu lông, bóng chuyền...
Văn nghệ: cán bộ công nhân viên tham gia thi đua.
PHẦN V: QUẢN TRỊ KĨ THUẬT
Quản trị chất lượng sản phẩm.
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng nhiều quốc gia. Người ta quan niêm rằng “Chỉ có chất lượng sản phẩm cao thì sản phẩm hàng hoá mới có khả năng trên thị trường trong và ngoài nước”. Có rất nhiều học giả trên thể giới dự đoán rằng cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, cuộc cạnh tranh về chất lượng sẽ thay thế cuộc cạnh tranh về giá cả. đổi mới biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm... đều là những yếu tố cơ bản lâu dài mang tính chiến lược trong quản lý sản xuất kinh doanh.
Sự sâu sắc trong chất lượng sản phẩm đã khiến việc giá trị chất lượng nói chung vô cùng khó khăn. không được hiểu đơn thuần giá trị chất lượng là việc loại bỏ những sản phẩm sấu mẫu mã không đẹp và hàng hoá kinh doanh kém chất lượng mà là phải ngăn chặn chúng không xuất hiện trong quá trình sản xuất điều này có nghĩa việc ngăn chặn những bộ phận xấu ở bộ phận kiểm tra mà ở tại những xí nghiệp đơn vị sản xuất thì quản lý chất lượng phải kiểm tra ngay từ khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm để điều chỉnh kịp thời bên cạnh đó Công ty còn có những cơ sở kinh doanh các mặt hàng gỗ nhập từ nước ngoài về điều này hết sức quan tâm vì cần kiểm tra kĩ trước lúc nhập hàng bên cạnh đó Công ty còn kinh doanh cả những mặt hàng khác như hang tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ, thuốc chống mối mọt, và các sản phẩm bảo quản nông hải sản. tất cả các vấn đề là các khâu quan trọng mà đòi hỏi quản lý xem xét kĩ lưỡng trước khi giao bán và suất đi để đảm bảo cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao cho Công ty việc nâng cao chất lượng sản phẩm cho, quản lý quá trình sản xuất không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của mỗi thành viên trong Công ty. Đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng từ trên xuống dưới để đảm bảo khâu chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất trong quá rình sản xuất và kinh doanh. Không những yếu tố này mà còn đòi hỏi các phòng ban cũng có sự liên kết chặt chẽ và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình để hàng hoá trước khi xuất bán ra đảm bảo một cách tốt nhất.
Máy móc thiết bị.
Chúng ta đều biết máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh vì nó là công cụ để sản xuất ra sản phẩm. Công tác đảm bảo cho hoạt động của máy móc thiết bị luôn được các doanh nghiệp quan tâm cũng như Công ty thương mại lâm sản Hà nội đều rất quan tâm. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo được năng suất cao và đem lại nhiều lợi nhuận. Máy móc thiết bị đảm bảo độ an toàn sẽ luôn hoạt động tốt, không gây hại đến người sử dụng nó( gây thiệt hại cho Công ty ). Vì những ảnh hưởng và vai trò như vậy nên việc quản lý máy móc thiết bị là điều kiện tất yếu cho mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Hiện tại do đặc điểm của loại sản phẩm sản xuất và quá trình kinh doanh của Công ty nên Công ty có số lượng máy móc thiết bị không đáng kể. Tuy nhiên điểm nổi bật của các loại máy móc này đa phần chúng được mua từ Nhật Bản một nước nổi tiếng về chất lượng máy móc thiết bị. Cụ thể số lượng đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty hiện dùng ở một số đơn vị như sau:
Bảng 6: Một số loại máy móc thiết bị của Công ty.
STT
Tên máy móc thiết bị
Nơi sản xuất
Số lượng
Năm sử dụng
Còn lại
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Máy xẻ
Máy vanh
Máy bào
Máy trà
Máy đánh giấy giáp
Máy khoan
Máy lộng lỗ
Máy lấy nền
Máy phun sơn
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
6
4
3
5
4
3
5
4
4
1990
1990
1990
1990
1990
1990
1990
1990
1990
60%
50%
40%
40%
40%
30%
30%
60%
50%
Do điều kiện và khả năng về mặt tài chính còn có hạn nên phương châm của Công ty là sử dụng “ máy cũ những vẫn còn khá tốt” vì vậy Công ty rất chú trọng đến việc kiểm tra bảo dưỡng máy móc.
Thông thường máy móc thiết bị của Công ty khi sử dụng xong ( sau mỗi ca làm việc) đều có sự kiểm tra của người làm việc. Điều này là một trong những nguyên tắc cơ bản được áp dụng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Việc không chấp hành ( có sự kiểm tra giám sát) đúng nguyên tắc này thì máy sẽ bị nhanh hư hỏng bên cạnh đó nhân viên sẽ bị xử lý theo tường mức độ nặng nhẹ mà do không chấp hành mức độ thiệt hại gây ra. Dĩ nhiên là không phải cứ kiểm tra máy móc trước và sau khi sử dụng là ngay lập tức có sự thiệt hại mà Công ty muốn tạo cho mỗi người lao động luôn có thói quen và tính kỷ luật trong lao động tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra sau này.
Ngoài việc kiểm tra hàng ngày đối với các thiết bị máy móc, hàng tháng hoặc định kỳ hàng quý, năm, Công ty lại cho tiến hành việc kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị.
3. Quản lý máy móc thiết bị
Chúng ta đều biết máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh vì nó là công cụ để sản xuất ra sản phẩm. Công tác đảm bảo cho hoạt động của máy móc thiết bị luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1145.doc