Báo cáo Xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến trên Internet

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3

1. Đặt vấn đề 3

2. Mục tiêu của đồ án 3

3. Cấu trúc đồ án 3

Chương 2: ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ 5

1. Giới thiệu 5

2. Các hình thức đấu giá 7

2.1. Đấu giá kiểu Anh (English auctions) 7

2.2. Đấu giá kiểu Hà Lan(Dutch auctions) 7

2.3. Đấu giá kín và chọn giá cao nhất( first-price sealed-bid) 8

2.4. Đấu giá Vickrey (Vickrey auctions) 8

3. Một số vấn đề liên quan đến đấu giá 9

3.1. Lợi tức được mong đợi ( Expected revenue) 9

3.2. Nói dối và thông đồng (Lies and collusion) 10

4. Đấu giá điện tử 11

4.1. Giới thiệu 11

4.2. Các thành phần tham gia đấu giá điện tử 12

4.3. Quy trình họat động chung 13

4.4. Các luật trong đấu giá điện tử 13

4.5. Thanh toán 14

5. Thực trạng đấu giá điện tử ở Việt Nam 15

Chương 3: CÔNG NGHỆ AJAX VÀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG JOOMLA 16

1. Tổng quan về AJAX 16

1.1. Khái niệm về Ajax 16

1.2. Nguyên lý hoạt động của Ajax 16

1.3. Các ứng dụng Ajax phổ biến 18

1.4. Những nhược điểm của Ajax 18

2. Hệ quản trị nội dung Joomla 19

2.1. Joomla là gì? 19

2.2. Các phiên bản 19

2.3. Kiến trúc 20

Chương 4: HỆ THỐNG ĐẤU GIÁ THỬ NGHIỆM 22

1. Giới thiệu 22

2. Kiến trúc hệ thống 22

3. Thiết kế hệ thống 23

4. Xây dựng ứng dụng 25

5. Kết quả và đánh giá 26

KẾT LUẬN 29

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến trên Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia cuộc đấu đều có thể biết được giá đang được trả là bao nhiêu và có thể tham gia trả giá nếu họ muốn. Khi không có ai trả giá cao hơn thì món hàng sẽ được bán cho người đang trả giá cao nhất. Vậy chiến lược người mua nên sử dụng trong đấu giá kiểu Anh là gì? Nó trở thành chiến lược tốt giúp một người tham gia đấu giá bằng một số tiền nhỏ hơn số tiền cao nhất hiện thời cho đến khi giá đặt đạt đến vị trí hiện thời và sau đó là rút lui. Đấu giá kiểu Anh đơn giản là thế nhưng nó cũng có một vài đặc điểm đáng chú ý. Đó là việc giá trị thực của món hàng đem đấu giá có thể thay đối. Giả sử người điều khiển cuộc đấu giá đang rao bán vài vùng đất mà người mua muốn khai thác khoáng vật từ nó. Sẽ có một vài thông tin địa chất sẵn có về mảnh đất này, nhưng không ai biết được những mảnh đất đó đáng giá bao nhiêu. Giả sử bây giờ những người muốn mua tiến hành đấu giá kiểu Anh để giành được mảnh đất, mỗi người đều sử dụng chiến lược đã miêu tả ở trên. Khi cuộc đấu giá kết thúc người thắng cuộc có nên thấy vui mừng vì đã mua được những mảnh đất đó không hay họ nên hối tiếc vì không một người nào biết được giá của mảnh đất đó cao đến đâu. Trong trường hợp như vậy, việc người mua đánh giá quá cao món hàng được gọi là winner's curse. Sự việc này không chỉ giới hạn trong đấu giá kiểu Anh mà nó xảy ra khá thường xuyên. Đấu giá kiểu Hà Lan(Dutch auctions) Đấu giá kiểu Hà Lan như đấu giá open-cry, descending. Người điều khiển cuộc đấu bắt đầu đưa ra một mức giá cao cho món hàng (cao hơn giá mà bất cứ người nào cũng mong đợi). Sau đó người điều khiển không ngớt hạ giá của món hàng bằng những giá thấp hơn cho đến khi người mua đưa ra giá bằng với giá hiện thời. Hàng sẽ được giao cho người mua có lời trả giá. Chú ý rằng không có chiến lược nào tốt cho đấu giá kiểu Hà Lan. Đấu giá kín và chọn giá cao nhất( first-price sealed-bid) Đây là ví dụ cho việc đấu giá một lần duy nhất và có lẽ là loại đấu giá đơn giản nhất mà chúng ta sẽ xem xét. Như những cuộc đấu giá khác, theo vòng tròn đơn, những người đấu giá đưa ra giá của những món hàng cho người điều khiển, không có những vòng giá sau và hàng sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Những người mua hàng nên làm thế nào trong kiểu đấu giá kín và chọn giá cao nhất này? Giả sử mỗi người mua đưa ra giá phù hợp với họ, hàng sau đó sẽ được bán cho người mua có giá trả cao nhất. Người thắng có thể đặt giá cao hơn người trả giá cao thứ 2 một chút thôi nhưng vẫn có được món hàng đó. Vì thế sự khác nhau cơ bản giữa người trả giá cao nhất và người trả giá cao thứ hai chính là, thực tế, tiền đã bị lãng phí đến mức người chiến thắng thấy lo ngại. Chiến lược tốt nhất cho người tham gia đấu giá là định ra một giá nhỏ hơn giá trị thực. Tất nhiên là việc trả thấp hơn bao nhiêu còn phụ thuộc vào những người tham gia đấu giá khác nữa- vẫn chưa có lời giải cho vấn đề này. Đấu giá Vickrey (Vickrey auctions) Kiểu đấu giá tiếp theo là kiểu đấu giá hiếm gặp nhất và có vẻ khác thường trong các loại đấu giá. Kiểu đấu giá Vickrey là kiểu đấu giá kín và chọn giá cao thứ hai (second-price sealed-bit). Điều này có nghĩa là có một cuộc đấu giá theo vòng tròn riêng, trong khi mỗi người đặt giá đưa ra giá riêng của mình thì những người đặt giá không biết người khác đặt giá bao nhiêu. Người mua được hàng là người trả giá cao nhất. Tuy nhiên, giá người này phải trả không phải là giá cao nhất mà là giá cao thứ hai. Như vậy, nếu người mua i đặt giá cao nhất là $9, người mua j đặt giá cao thứ hai là $8 thì người mua i sẽ chiến thắng trong cuộc đấu giá và mua được hàng nhưng người mua i chỉ phải trả $8. Vậy tại sao đấu giá Vickrey vẫn còn được sử dụng? Câu trả lời là kiểu đấu giá này tạo nên một chiến lược có hiệu quả thực sự, đó là đặt một giá phù hợp. Chúng ta sẽ xem tại sao lại như vậy: Giả sử rằng bạn đặt giá cao hơn giá mà bạn cho là đúng. Trong trường hợp này bạn có thể mua được hàng nhưng nếu thắng, bạn sẽ bị thiệt ( từ khi bạn đặt giá cho món hàng cao hơn nó đáng giá thế). Giả sử bạn đặt giá thấp hơn giá mà bạn cho là đúng. Chú ý rằng trường hợp này bạn đang có ít cơ hội để chiến thắng hơn nếu bạn đặt giá phù hợp. Nhưng nếu thắng, tổng số tiền bạn phải trả sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc bạn đã trả thấp hơn giá trị đúng của món hàng vì bạn sẽ trả giá cao thứ hai. Vì vậy tốt nhất trong đấu giá Vickrey bạn nên trả giá phù hợp: trả giá riêng của bạn – không hơn không kém. Tuy nhiên, hình thức đấu giá này không được sử dụng rộng rãi trong đấu giá của con người. Có rất nhiều lý do nhưng có lẽ quan trọng nhất là người ta thấy cách thức của Vickrey khó hiểu vì đầu tiên nó có vẻ hơi khác thường. Trong những điều chúng ta thảo luận trên, nó thực sự không dễ để mọi người có thể hiểu. Chú ý rằng đấu giá Vickrey có thể gây ra những hành động phản xã hội. Giả sử bạn muốn mua hàng và giá bạn cho là đúng là $90 nhưng bạn biết một người khác cũng muốn mua nó và đặt giá $100. Như chiến lược trên, bạn có thể không đặt hơn $90; đối thủ của bạn đặt $100 và mua được hàng nhưng lại chỉ phải trả $90. Có lẽ bạn thấy không vui vì điều này và muốn “trừng phạt” đối thủ của bạn? Bạn có thể làm thế nào đây? Giả sử bạn trả $99 thay vì $90. Sau đó, bạn vẫn có thể để mất món hàng vào tay đổi thủ của bạn – vì anh ta sẽ trả cao hơn $9 nếu bạn bạn đặt giá đúng thực sự. Để làm điều này, tất nhiên bạn phải chắc chắn giá mà đối thủ của bạn sẽ đặt. Bạn không muốn đặt $99 chỉ để biết rằng đối thủ của bạn đặt $95, và bạn sẽ ra về với món hàng có giá cao hơn $5 so với giá trị riêng của nó. Những hành động như vậy thường xảy ra trong môi trường thương mại, nơi một công ty không thể cạnh tranh với các công ty khác nhưng lại sử dụng cách đó để cố gắng chống lại việc phá sản. Một số vấn đề liên quan đến đấu giá Lợi tức được mong đợi ( Expected revenue) Có một vài vấn đề nên đề cập về các kiểu đấu giá đã nói trên. Đầu tiên chính là lợi nhuận được mong đợi . Nếu bạn là người điều khiển cuộc đấu, những cân nhắc vô cũng quan trọng của bạn rất có khả năng đưa lại lợi nhuận cực lớn: bạn muốn có một giao thức đấu giá mà bạn sẽ có thể đạt được đạt được giá cao nhất của món hàng. Bạn không cần quan tâm xem những người tham gia đấu giá có nói thật hay không hay họ có cảm thấy buồn vì không chiến thắng? Có một vài giao thức- đặc biệt là cách thức của Vickrey- không khuyến khích điều này. Vậy những người điều khiển đấu giá nên sử dụng giao thức gì? Đối với những cuộc đấu giá riêng, câu trả lời phụ thuộc một phần vào thái độ mạo hiểm của cả người điều khiển cuộc đấu và những người đặt giá. Với risk-neutral bidder ( người đặt giá muốn mua hàng và đặt giá cao hơn giá trị riêng của món hàng), lợi nhuận người điều khiển cuộc đấu mong muốn trong bốn loại đấu giá nêu trên là như nhau. Đó là, anh ta muốn có một mức lợi nhuận trung bình của hàng hoá được bán trong tất cả các cuộc đấu giá. Với risk-averse bidders ( người đặt giá cũng muốn mua hàng nhưng lại trả giá thấp hơn nhiều so với giá trị riêng của món hàng đó). Giao thức đấu giá kiểu Hà Lan và đấu giá kín và chọn giá cao nhất( first-price sealed-bid) mang đến lợi nhuận cao nhất cho người điều khiển cuộc đấu. Bởi vì trong những giao thức này, người tham gia kiểu risk-averse có thể chắc chắn bằng cách trả giá thấp hơn cho món hàng đã được đặt giá kiểu risk-neutral. Chú ý rằng những kết quả này nên được xem xét cẩn thận. Trong việc lựa chọn những giao thức thích hợp phải đảm bảo rằng những người tham gia hiểu đúng về cuộc đấu. Nói dối và thông đồng (Lies and collusion) Một câu hỏi cần quan tâm là phạm vi những giao thức nói trên rất dễ mắc phải những lời nói dối và sự thông đồng của cả những người đặt giá và người điều khiển cuộc đấu giá. Thực ra, là người điều khiển cuộc đấu, chúng ta thích giao thức mà không bị những người đặt giá câu kết, thông đồng với nhau. Nó có thể đề phòng việc một người đặt giá này tham gia thông đồng với những người đặt giá khác. Tương tự, nếu là một người đặt giá có thế lực trong một cuộc đấu giá, chúng ta sẽ thích giao thức làm nên một chiến lược giúp cho người điều khiển cuộc đấu trở nên trung thực hơn. Không một kiểu nào trong các cuộc đấu giá trên tránh được sự thông đồng. Với bất ký kiểu nào, “khối liên minh” giữa những người tham gia cuộc đấu sẵn sàng chấp nhận thông đồng trước với nhau để đề xuất ra một giá thấp giả tạo cho món hàng. Khi hàng đã được bán, những người đặt giá có thể bán với giá trị thực của nó ( cao hơn giá đã trả để mua nó) và cùng chia phần lợi nhuận thu được. Một cách rõ ràng nhất để ngăn chặn việc thông đồng là thay đổi giao thức để những người đặt giá không biết nhau. Tất nhiên, điều này chưa được phổ biến với những người đặt giá trong đấu giá mở ( open- cry auction) vì những người đặt giá sẽ muốn chắc rằng những thông tin mà họ nhận được từ cuộc đấu về những giá được đặt bởi những người tham gia khác là chính xác. Về việc người điều khiển cuộc đấu có thật thà hay không, cơ hội nói dối chủ yếu xảy ra trong đấu giá Vickrey. Người điều khiển có thể nói dối với người thắng cuộc về số tiền đặt giá cao thứ hai bằng cách nói quá lên và vì vậy buộc người chiến thắng phải trả nhiểu tiền hơn. Hướng giải quyết cho việc này là kí hiệu những giá đấu bằng một số cách ( ví dụ như chữ ký số). Như vậy người chiến thắng có thể xác nhận lại giá mà không bị lệ thuộc vào giá của người cao thứ hai. Một lựa chọn khác là có thể đặt lòng tin vào người thứ 3. Trong những cuộc đấu giá mở, người điều khiển khó có khả năng nói dối vì hầu hết những người tham gia đều biết giá đặt của những người khác. Kiểu đấu giá first-price sealed-bid cũng không dễ mắc vì người chiến thắng sẽ biết họ đặt giá bao nhiêu. Một cơ hội khác là người điều khiển có thể nói dối về những người đặt giá, đây được coi là kỹ xảo, là cố gắng thổi phồng giá đặt hiện tại. Những người dắt mối là một vấn đề nan giải trong đấu giá kiểu Anh. Đấu giá điện tử Giới thiệu Đấu giá điện tử (e-auction) là hình thức đấu giá được tiến hành trực tuyến . Chúng cũng giống như đấu giá thông thường ngoại trừ nó được thực hiện trên máy tính. Chính vì sự khác nhau tưởng như đơn giản này mà làm cho đấu giá điện tử phải tuân theo các quy tắc cũng như các đặc tính của thương mại điện tử nhưng vãn mang đặc thù riêng. E-auctions xuất hiện vào khoảng giữa những năm 90, và nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng thành công nhất của thương mại điện tử. Ebay được thành lập năm 1995, là một trong những dịch vụ đấu giá được biết đến sớm nhất trên Internet. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một năm eBay đã có những đối thủ cạnh tranh như Onsale, uBid và rất nhiều các đối thử khác. Trong những năm gần đây, xuất hiện khá nhiều những dạng đấu giá mới là sự kết hợp của các loại đấu giá truyền thống với những lai tạp khá thú vị. Cũng giống như một cuộc đấu giá truyền thống, một trang web đấu giá đòi hỏi phải có người bán đấu giá và những người mua. Có hai hình thức người bán tham gia trên website đấu giá: thứ nhất, chủ website cũng chính là chủ những mặt hàng được đấu giá tại website. Thứ hai, chủ hàng “thuê mặt bằng” trên website để tiến hành các họat động kinh doanh của mình. Thông thường, việc tự xây dựng trang web riêng cho các mặt hàng của mình sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm được một khoản lớn tiền “thuê mặt bằng” và còn chủ động hơn trong họat động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bán đấu giá, càng nhiều khách hàng viếng thăm càng đem đến cho chủ hàng nhiều cơ hội bán hàng. Nhưng không phải trang web nào được xây dựng cũng thu hút được sự quan tâm của các khách hàng trên mạng. Vì thế, chấp nhận trả phí để có mặt tại một địa chỉ nổi tiếng vẫn là một chiến lược cần thiết của các chủ hàng bán đấu giá. Các thành phần tham gia đấu giá điện tử Các nhân tố như người chủ trì cuộc đấu giá (auctioneer) có chức năng tạo điều kiện cho những nhà cung cấp hàng (supplier hay seller) gặp gỡ với khách hàng (buyer hay bidder) bên trong một quy trình đấu giá tổng thể và hơn thế nữa là các mặt hàng đưa ra đấu giá (trade objects) hay các luật (rule Base) thì cần thiết áp dụng trong suốt quá trình giao dịch, điều này thì tương tự như trong mô hình chung của đấu giá truyền thống. Tuy nhiên điểm khác là toàn bộ quy trình đấu giá được thực hiện với công nghệ thông tin trên môi trường web. Sự ảnh hưởng của web lên quy trình đấu giá điện tử là đáng kể , nó tạo ra tính đặc thù của hình thức thương mại này. Theo Klein, đấu giá điện tử sẽ hưởng những lợi ích sau: Cơ sở hạ tầng chung với hàng triệu người sử dụng tiềm năng, triển vọng tăng trưởng là rất cao với các cuộc đấu giá bởi trong điều kiện số lượng người mua và các nhà cung cấp cũng như số lượng mặt hàng, loại mặt hàng tiềm năng là rất lớn. Giao thức siêu văn bản được chuẩn hóa cho phép hiển thị trực quan hàng hóa làm tăng tính khả thi về mặt kinh tế của đấu giá điện tử. Sự phát triển của các chức năng tìm kiếm giúp người cung cấp và khách hàng dễ dàng tìm đến với nhau. Các chuẩn bảo mật trong vấn đề thanh toán (ví dụ như SSL và SET), sẽ khuyến khích các nhà cung cấp và các khách hàng thực sự sử dụng web làm môi trường giao dịch thương mại. Quy trình họat động chung Để đưa hàng lên bán tại một trang web đấu giá, người chủ hàng hóa phải là chủ trang web hoặc phải trả một khoản phí nhất định cho một đối tác thứ ba cung cấp dịch vụ này. Những mặt hàng được lựa chọn đem đấu giá thường được đi kèm với các thông tin liên quan và tuân thủ những nguyên tắc nhất định để có thể bán đấu giá được như số lượng, tính độc đáo, tính lịch sử, văn hóa hoặc tính cá nhân của sản phẩm. Để mua được hàng tại các trang web đấu giá, trước hết người mua sẽ lựa chọn các mặt hàng mình muốn theo danh mục các mặt hàng đã được trình bày rõ ràng tại các trang web. Sau khi lựa chọn mặt hàng muốn mua, người mua sẽ phải tham gia đấu giá với những người mua khác bằng cách cung cấp một số thông tin như đặt giá cho mặt hàng muốn mua và số lượng muốn mua đối với mặt hàng đó. Trang web sẽ tự động làm việc và khi thời hạn đấu giá kết thúc, hệ thống sẽ thông báo kết quả đấu giá đến cho những người có liên quan. Các luật trong đấu giá điện tử Trong thương mại điện tử, cũng tùy vào từng sàn giao dịch mà có các ràng buộc khác nhau, các nguyên tắc phải tuân thủ khác nhau, và mọi họat động trong lĩnh vực này đều phải tuân theo pháp luật về thương maị điện tử. Tuy nhiên có một số quy định mà hầu như tất cả các sàn giao dịch đấu giá điện tử đều tuân thủ như sau: Thời hạn kết thúc đấu giá với mặt hàng: Để tránh tình trạng có quá nhiều mặt hàng tồn đọng trên trang web, khi một mặt hàng được đưa lên bán đấu giá, chủ hàng phải xác định thời hạn chấm dứt đấu giá. Thời hạn hàng càng lưu trên trang web lâu, mức phí chủ hàng phải trả cho chủ web càng lớn. Ví dụ, nếu mặt hàng đó chỉ được đưa lên trang đầu tháng 12/2005, chủ hàng sẽ có thông báo rằng hàng đó chỉ được đấu giá đến ngày 30/1/2006, nếu muốn để mặt hàng được đấu giá đến tháng 2/2006, chủ hàng phải trả thêm một khoản phí nữa cho chủ website. Một phát sinh là nếu đến thời hạn chót, mặt hàng lại đang được đấu giá sôi nổi thì khi nào sẽ được chọn là thời điểm dừng cuộc đấu giá? Về vấn đề này, mỗi website có một chính sách riêng. Thông thường, các website tuân theo luật sau: nếu 10 phút trước thời hạn quy định, mặt hàng đó sẽ được coi là đấu giá xong với giá cuối cùng nếu sau đó 10 phút không còn đơn đấu giá nào nữa. Giai đoạn đi đến mức giá cuối cùng của đấu giá được gọi là “going, going, gone”; tạm dịch theo cách đấu giá truyền thống là “tiếp theo, một, hai, ba, đã xong”. Đó là khi chiếc búa đấu giá được gõ và kết thúc việc bán một món hàng. Thắng lợi trong đấu giá: Không phải khi nào việc đấu giá cũng cho kết quả rõ ràng người thắng, người thua. Vì thế, việc xác định người nào thắng trong đấu giá cũng được các sàn đấu giá xây dựng thành luật một cách kỹ lưỡng. Nói vắn tắt, quy định về người thắng trong đấu giá là “giá cả trước, số lượng sau và thời gian sau cùng”. Cũng giống như trong đấu giá truyền thống, mỗi mặt hàng khi được đấu giá trên mạng sẽ được đặt mức giá tối thiểu (reserve price). Đơn đấu giá nào có mức giá cao nhất và vượt mức tối thiểu sẽ là đơn chiến thắng. Trong trường hợp hai hay nhiều đơn đấu giá có cùng mức giá, đơn nào mua số lượng hàng lớn hơn sẽ là đơn chiến thắng. Nếu các đơn cùng đặt mức giá và số lượng như nhau, đơn đặt hàng sớm hơn sẽ là đơn chiến thắng. Thứ tự bán hàng cho các đơn chiến thắng sẽ là người thắng lợi được quyền mua hàng theo đơn. Sau khi quá trình đấu giá kết thúc, hàng sẽ được bán cho người thắng lợi trong đấu giá. Với khả năng sau đơn mua hàng của người thắng đầu tiên, chủ hàng vẫn còn hàng; hàng sẽ được bán cho người chiến thắng trong số những người còn lại (cũng được xác định theo luật trên) và tiếp tục như vậy, hàng sẽ được bán cho đến hết hoặc đến đơn đấu giá cuối cùng vượt mức giá tối thiểu. Như vậy, người chiến thắng cuối cùng có thể không mua đủ số lượng hàng như mong muốn. Trong trường hợp không có đơn đấu giá nào vượt mức tối thiểu, cuộc đấu giá vẫn được coi là thàng công mà không có người mua hàng. Thanh toán Rất nhiều trong số những người tham gia đưa hàng lên các website đấu giá thuộc loại "không chuyên nghiệp". Từ "không chuyên nghiệp" nhằm để chỉ những đối tượng có thể vẫn đi làm tại các công ty, cơ quan như bình thường; họ chỉ dành khoảng thời gian rỗi rãi ít ỏi của mình để khám phá khả nǎng kinh doanh của mình mà không phải tốn kém quá nhiều: Đưa các mặt hàng mình lựa chọn từ một cơ sở sản xuất nào đó lên mạng để bán đấu giá. Như vậy, việc thanh toán giữa người mua với người bán là một vấn đề cần được giải quyết. Lẽ dĩ nhiên, nền thương mại điện tử phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu là thanh toán bằng thẻ, trực tiếp qua mạng. Tuy nhiên, không phải khách hàng sẽ tin vào bất kỳ một website thương mại nào và sẵn sàng khai chính xác chi tiết các thông số cá nhân của mình. Do vậy, một số công ty trung gian ra đời với vai trò là cầu nối giữa người bán với người mua. Những công ty này đủ lớn và có uy tín để khách hàng sẵn sàng khai báo các thông tin cá nhân và thẻ thanh toán của mình. Do vậy, việc thanh toán giữa người mua với người bán qua mạng sẽ được thực hiện gián tiếp bằng đường "người mua" - "công ty trung gian" - người bán. Các công ty trung gian này lấy khoản hoa hồng trong thanh toán giữa người bán với người mua là nguồn tài chính để tồn tại và phát triển. Đổi lại, các website nhỏ lại nhờ cậy vào uy tín của các công ty tài chính lớn để tǎng cường sự tin cậy cuả khách hàng đối với website. Ngoại trừ một số website lớn có hệ thống thanh toán của riêng mình như Yahoo!; eBay..., các website khác đều thông qua các cổng thanh toán khác như PayPal... Thực trạng đấu giá điện tử ở Việt Nam Đấu giá chưa phải là hình thức phát triển ở Việt Nam. Song, với những lợi thế của Internet và công nghệ thông tin, đấu giá qua mạng chắc chắn sẽ là một dịch vụ giá trị gia tǎng trên mạng phát triển ở Việt Nam. Việc xây dựng một website đấu giá trong đó các doanh nghiệp đǎng ký sẽ là những người bán, đã là ý tưởng được nhiều công ty tính đến và không vượt quá sức đối với một công ty mức độ trung bình. Nhưng để website đó thực sự hoạt động hiệu quả lại là vấn đề không đơn giản. Hiện cơ sở hạ tầng Internet còn yếu là một trở ngại không nhỏ. Ngoài ra, những yếu tố hạ tầng khác như thanh toán qua mạng bằng thẻ; các quy định pháp lý; mức độ phát triển của thương mại điện tử của các công ty trung gian còn yếu. Mở đầu cho dòng phát triển này có lẽ sẽ là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Website đấu giá có quy mô đầu tiên của Việt Nam được VCCI cho ra mắt đầu nǎm 2003 . Tuy nhiên, hình thức thương mại này vẫn sẽ mang nhiều tính truyền thống khi việc đấu giá hoàn tất, khách hàng và chủ hàng sẽ lại phải gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và tiến hành các thủ tục thanh toán truyền thống. Chương 3: CÔNG NGHỆ AJAX VÀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG JOOMLA Tổng quan về AJAX Khái niệm về Ajax Theo Garrett, Ajax là tập hợp của nhiều công nghệ với thế mạnh của riêng mình để tạo thành một sức mạnh mới, bao gồm: Thể hiện Web theo tiêu chuẩn XHTML và CSS, các chuẩn của W3C, được Firefox (Mozilla), Safari (Apple), Opera, Netscape 8.0 (nhân Firefox) hỗ trợ rất tốt. Nâng cao tính năng động và phản hồi bằng DOM (Document Object Model); một chuẩn của W3C . Trao đổi và xử lý dữ liệu bằng XML và XSLT; cũng là một chuẩn của W3C Truy cập dữ liệu theo kiểu không đồng bộ (asynchronous) bằng XMLHttpRequest. Và tất cả các công nghệ trên được liên kết lại với nhau bằng JavaScript . Nguyên lý hoạt động của Ajax Trong các ứng dụng Web truyền thống, khi người dùng có một yêu cầu thay đổi dữ liệu trên trang Web, yêu cầu này được gửi về server dưới dạng yêu cầu HTTP (HTTP request), server sẽ xử lý và gửi trả kết quả chứa các thông tin dưới dạng HTML và CSS, trang HTML này sẽ thay thế trang cũ. Ví dụ sau khi người dùng nhấn nút “Submit” trên trang Web thì họ phải chờ đến khi nhận được kết quả từ server thì mới tiếp tục được công việc. Hình 1: Mô hình tương tác trong một ứng dụng Web truyền thống. Để làm giảm thời gian chờ đợi cho người dùng, Ajax tạo ra một Ajax Engine nằm giữa người dùng và server. Khi đó, công việc gửi yêu cầu và nhận kết quả đều do Ajax Engine đảm nhận. Dữ liệu XML do Web server gửi trả sẽ được Ajax Engine tiếp nhận, sau đó được phân tách và chuyển thành XHTML+CSS cho trình duyệt hiển thị. Công việc này được thực hiện hoàn toàn trên client nên giảm tải rất nhiều cho server. Đối với người dùng, họ cảm thấy kết quả xử lý được hiển thị tức thì mà không cần tải lại trang. Ngoài ra, do sự kết hợp của các công nghệ Web như CSS và XHTML nên việc trình bày các giao diện Web tốt hơn và giảm rất nhiều dung lượng trang Web phải nạp. Hình 2: Cơ chế hoạt động của Ajax. Hình 3: So sánh ứng dụng Web truyền thống (trái) và ứng dụng Ajax (phải) Các ứng dụng Web truyền thống phải tải lại cả trang Web, còn với các ứng dụng Web có sử dụng công nghệ Ajax chỉ cần tải về phần của trang Web được thay đổi. Ngoài ra, khả năng không đồng bộ (asynchronous) là một điểm đặc biệt quan trọng trong công nghệ Ajax. Nhờ có điều này, người dùng có thể gửi yêu cầu của mình tới server và tiếp tục thực hiện các công việc của mình mà không cần chờ trả lời. Các ứng dụng Ajax phổ biến Ajax đã được phát triển và ứng dụng thành công tại nhiều công ty lớn. Trong đó phải kể tới gã khổng lồ Google với các sản phẩm tiêu biểu như Google Suggest, Google Maps,v.v. Google Suggest cho phép hiển thị các thuật ngữ gợi ý gần như ngay lập tức khi người sử dụng chưa gõ xong từ khóa. Trong khi đó Google Maps cho phép người dùng có thể theo dõi, thay đổi, xê dịch, kéo thả bản đồ như trên môi trường desktop. Nhiều công ty khác cũng đang ứng dụng Ajax rất mạnh mẽ như trang chia sẻ ảnh Flickr (hiện thuộc yahoo) hay công cụ tìm kiếm A9.com của Amazon. Những nhược điểm của Ajax Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận trong việc giải quyết các vấn đề của các ứng dụng Web, Ajax có vài nhược điểm tập trung về khả năng tiếp cận người dùng: Người dùng không thể lưu lại địa chỉ trang Web (bookmark) được tải bằng công nghệ Ajax. Khi chưa ứng dụng Ajax, người dùng quen nhấn nút để thực hiện một công việc nào đó.Còn Ajax thì cho phép họ thực hiện thay đổi ngay lập tức. Ajax chỉ hoạt động nếu trình duyệt hỗ trợ đối tượng XMLHttpRequest. Tuy nhiên đây không phải vấn đề lớn, bởi hiện nay các trình duyệt phổ biến nhất đều hỗ trợ XMLHttpRequest (Firefox, Internet Explorer, Opera 8, Sarafi). Do Ajax thực hiện quá nhanh nên nhiều khi người dùng không tin các giao tác đã được thực hiện. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, người lập trình nên có một cơ chế giúp xác nhận những điều đang xảy ra. Hệ quản trị nội dung Joomla Joomla là gì? Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Open Source Content Management Systems). Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Các phiên bản Hiện Joomla có 2 dòng phiên bản chính: Dòng phiên bản 1.0.x Phiên bản đầu tiên của Joomla là phiên bản Joomla! 1.0 (hay Joomla! 1.0.0) có nguồn gốc từ Mambo 4.5.2.3. Các phiên bản tiếp theo có dạng 1.0.x Điểm mạnh của Joomla 1.0.x: Có một số lượng rất lớn các thành phần mở rộng (module/component); thành phần nhúng (mambot); giao diện (templates). Dòng phiên bản 1.5.x Phiên bản Joomla 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla 1.0.x (phần mã được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi như Mambo 4.6. Joomla 1.5 tiếp tục duy trì một giao diện người sử dụng đơn giản (nhìn và cảm nhận - look and feel). Cả Joomla! 1.5 và Mambo 4.6 đều hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla thì sử dụng file định dạng ".ini" để lưu các thông tin chuyển đổi ngôn ngữ, còn Mambo thì sử dụng file định dạng ".gettext". Joomla 1.5 hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ có tập ký tự được biểu diễn bằng bảng mã UTF-8. Joomla 1.5 cũng bao gồm các đặc tính mới như các mô hình chứng thực (LDAP, Gmail...), hỗ trợ mô hình khách- chủ xml-rpc. Nó cũng hỗ trợ các trình điều khiển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC tom tat.doc
  • pptBC_Quynh.ppt