Biên bản thương thảo hợp đồng Giám sát thi công xây dựng công trình

1/ Nội dung thực hiện:

Chủ đầu tư giao cho Nhà thầu thực hiện công việc gói thầu số 05 (Tư vấn) Giám sát thi công gói thầu số 01 (Xây lắp) Thuộc Công trình Sửa chữa cục bộ, cải tạo mặt đường đường Xuân Bắc Thanh Sơn (đoạn từ bến phà 107 đến ranh giới huyện Vĩnh Cửu) đoạn từ Km19+330 đến Km28+850 (cầu số 2), huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, bao gồm các công việc sau:

1.1. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình:

a- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp

luật;

b- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công

trình đưa vào công trường so với hồ sơ đề xuất đã cam kết, hợp đồng xây dựng và theothực tế thi công; yêu cầu Nhà thầu bổ sung hoặc báo cáo, đề xuất với Chủ đầu tư các yêu cầu bổ sung, thay thế nhà thầu, nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ thi công khi thấy cần thiết;

+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình theo Công văn số 1331/SGTVT-TĐ ngày 03/6/2011 của Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai về việc thông báo nội dung Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn

phục vụ thi công xây dựng công trình.

+ Kiểm tra xe ôtô tải vận chuyển vật liệu phục vụ thi công tại công trình không

vượt tải trọng cho phép theo quy định tại Chỉ thị 07/CT-UBND ngày 19/3/2015 của

UBND tỉnh chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm

xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

c- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công

trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và theo hồ sơ dự thầu, bao gồm:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biên bản thương thảo hợp đồng Giám sát thi công xây dựng công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông trình không vượt tải trọng cho phép theo quy định tại Chỉ thị 07/CT-UBND ngày 19/3/2015 của UBND tỉnh chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. + Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. c- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và theo hồ sơ dự thầu, bao gồm: + Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình. + Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo Chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. + Giám sát chất lượng vật liệu tại nguồn cung cấp và tại công trường theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật. Lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện,thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến công trường, đồng thời yêu cầu chuyển khỏi công trường. d- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: + Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình. + Kiểm tra và giám sát thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng nhà thầu thi công xây dựng tại công trình. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo qui định. + Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được áp dụng cho dự án, thực hiện kiểm tra bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập và trình chủ đầu tư. + Xác nhận bản vẽ hoàn công. + Nghiệm thu công trình xây dựng theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. + Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng. + Kiểm tra, soát xét lại các bản vẽ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật, các điều khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành. + Căn cứ các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được phê duyệt, các quyết định điều chỉnh, để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung của nhà thầu, có ý kiến trình chủ đầu tư quyết định; thực hiện kiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ sung của nhà thầu ; kiểm tra, soát xét và ký phê duyệt hoặc trình chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công, biện pháp thi công của những nội dung điều chỉnh, bổ sung đã được chủ đầu tư chấp thuận, đảm bảo phù hợp với thiết kế. + Phát hiện các sai sót trong quá trình thi công, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình; lập biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành, trình chủ đầu tư giải quyết. + Kiểm tra chất lượng, các hạng mục công việc, bộ phận công trình, phối hợp với chủ đầu tư tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng, yêu cầu tổ chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quy định hiện hành. + Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, thanh, quyết toán giá trị xây dựng hoàn thành, rà soát và xác nhận để trình Chủ đầu tư. 1.2. Quản lý khối lượng và giá thành xây dựng công trình: a) Kiểm tra xác nhận khối lượng đạt chất lượng, đơn giá đúng quy định do nhà thầu lập, trình, đối chiếu với hợp đồng, bản vẽ thi công được duyệt và thực tế thi công để làm cơ sở cho nhà thầu. b) Đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời lên chủ đầu tư về khối lượng phát sinh mới ngoài khối lượng trong hợp đồng, do các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Sau khi có sự thống nhất của chủ đầu tư bằng văn bản, rà soát, kiểm tra hồ sơ thiết kế, tính toán khối lượng, đơn giá do điều chỉnh hoặc bổ sung do nhà thầu thực hiện, lập báo cáo và đề xuất với chủ đầu tư chấp thuận. c) Theo dõi, kiểm tra các nội dung điều chỉnh, trượt giá, biến động giá; thực hiện yêu cầu của chủ đầu tư trong việc lập, thẩm định dự toán bổ sung và điều chỉnh dự toán theo quy định của pháp luật hiện hành. 1.3. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường: a) Kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng của nhà thầu. Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, việc thực hiện và phổ biến các biện pháp, nội quy an toàn lao động cho các cá nhân tham gia dự án của các nhà thầu. b) Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu nhà thầu đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường. 1.4. Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, tổ chức giao thông của nhà thầu. 1.5. Những vấn đề khác: a) Tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo chủ đầu tư theo quy định hiện hành. b) Lập báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết) gửi chủ đầu tư. Các nội dung chính cần báo cáo: tình hình thực hiện dự án; tình hình hoạt động của tư vấn (huy động và bố trí lực lượng, kết quả thực hiện hợp đồng tư vấn); các đề xuất, kiến nghị. 1.6. Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở theo quy định hiện hành. Phạm vi công việc của TVGS được thể hiện nhưng không giới hạn theo yêu cầu của Chủ đầu tư, bao gồm các công việc cụ thể sau. * Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng: - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án; - Kiểm tra, báo cáo Chủ đầu tư về các điều kiện khởi công công trình; - Kiểm tra và báo cáo chủ đầu tư về năng lực của các nhà thầu so với hợp đồng đã ký kết. - Kiểm tra và báo cáo chủ đầu tư về tính phù hợp với các yêu cầu của dự án và hợp đồng đã ký với các loại vật tư, thiết bị mà nhà thầu đã cam kết đưa vào sử dụng cho công trình. - Kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ trong quá trình thi công xây dựng công trình. * Giai đoạn thực hiện thi công xây dựng: - Đánh giá, kiểm soát các qui trình, kế hoạch, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, đồng thời kiến nghị thay thế hoặc hiệu chỉnh các biện pháp do nhà thầu đưa ra (nếu cần thiết). - Đôn đốc các nhà thầu thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của dự án và các qui định của nhà nước. - Kiểm tra tính phù hợp của các thiết bị thi công và nhân lực của nhà thầu so với hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư như: Kiểm tra tính hợp lệ của các thiết bị, máy móc thi công do nhà thầu trình trước khi đưa vào thi công như: phải được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền (đối với các máy móc, thiết bị yêu cầu phải kiểm định); Kiểm tra bố trí nhân lực của nhà thầu để thi công công trình như: chứng chỉ hành nghề của lực lượng công nhân kỹ thuật, việc bố trí cán bộ kỹ thuật, chỉ huy công trường. - Kiểm tra, giám sát và chấp thuận biện pháp tổ chức thi công, biện pháp thi công của từng công việc do nhà thầu trình so với yêu cầu của dự án và hợp đồng đã ký kết, cụ thể: Trước khi triển khai thi công các công việc trọng yếu, TVGS phải yêu cầu nhà thầu trình biện pháp thi công, biện pháp tổ chức thi công để xem xét và chấp thuận; Trường hợp biện pháp thi công, biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu chưa phù hợp thì TVGS phải yêu cầu nhà thầu chỉnh sửa cho phù hợp hoặc đề xuất các biện pháp khác thay thế để làm cơ sở cho nhà thầu thi công; Giám sát việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu so với các biện pháp đã được phê duyệt. - Kiểm tra chứng chỉ, chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và kết quả thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn đã được nêu trong hợp đồng hoặc được Chủ đầu tư chấp thuận cho nhà thầu trình trước khi được vào sử dụng cho công trình, cụ thể: Chỉ được cho phép sử dụng vào công trình các loại vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu của dự án, hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư; Các loại vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng đưa vào công trình phải có xuất xứ rõ ràng, chứng chỉ của nhà sản xuất và phải được thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn phù hợp với hợp đồng đã ký; Duy trì thường xuyên và liên tục việc giám sát và các biện pháp kiểm soát chất lượng các loại vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng đưa vào công trình. - Kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về quá trình sản xuất sản phẩm mẫu và sản phẩm được sản xuất sẵn; Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối chứng của nhà thầu; giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu thí nghiệm; - Trong trường hợp cần thiết, TVGS sẽ tiến hành kiểm tra các phòng thí nghiệm mà nhà thầu sử dụng để thí nghiệm các loại vật liệu, cấu kiện xây dựng sử dụng cho công trình; - Tham gia giám sát quá trình thí nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện sản phẩm, thiết bị xây dựng trong trường hợp cần thiết; - Giám sát quá trình thi công xây dựng công trình của nhà thầu nhằm tuân thủ đúng thiết kế và các qui định hiện hành của pháp luật; - Kiểm tra, nghiệm thu các công tác thi công xây dựng công trình theo đúng yêu cầu của thiết kế và đúng các qui định của pháp luật hiện hành; - Đôn đốc việc lập, kiểm tra và xác nhận các bản vẽ hoàn công theo đúng qui định của pháp luật hiện hành; kiểm tra và xác nhận hồ sơ thanh toán, quyết toán theo hợp đồng đã ký kết. - Khi phát hiện xe máy thi công, việc bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ không phù hợp với hợp đồng đã ký, thì TVGS có quyền: Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư và với các qui định hiện hành của pháp luật; Lập biên bản và yêu cầu nhà thầu ngừng thực hiện công việc cho đến khi nhà thầu thực hiện đúng các qui định của hợp đồng đã ký kết, trường hợp nhà thầu không tuân thủ thì TVGS báo cáo để Chủ đầu tư xử lý vi phạm hợp đồng đối với các nhà thầu; Từ chối nghiệm thu các công việc xây lắp, các giai đoạn xây lắp, việc chạy thử khi không đảm bảo yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư. Việc từ chối nghiệm thu các công việc của TVGS phải được thể hiện bằng văn bản gửi cho Chủ đầu tư và Nhà thầu trong đó nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu. Điều 2: Giá đề nghị ký hợp đồng, thanh toán và thay đổi điều chỉnh giá hợp đồng : 2.1. Giá đề nghị ký hợp đồng - Giá trị đề nghị ký hợp đồng: 544.921.000 đồng. (Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi bốn triệu, chín trăm hai mươi mốt ngàn đồng). - Phương thức thực hiện hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, trong đó bao gồm chi phí để thực hiện toàn bộ các công việc được thể hiện tại mục [Mô tả phạm vi công việc] và mục [Trách nhiệm và nghĩa vụ của TVGS]. - Hình thức thanh toán: Chuyển khoản vào số tài khoản 102010000607090 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai. 2.2. Tiến độ thanh toán hợp đồng - Điều kiện thanh toán: + Khi được ngân sách bố trí vốn. + Trước khi Chủ đầu tư thực hiện việc thanh toán hợp đồng cho Nhà thầu, Nhà thầu phải xuất hóa đơn GTGT hợp lệ (bằng giá trị nghiệm thu thanh toán). - Thanh toán hợp đồng từng đợt: Kinh phí thanh toán tiền tư vấn giám sát từng đợt tương ứng với khối lượng xây lắp hoàn thành (Khối lượng xây lắp hoàn thành căn cứ theo biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình) và khi ngân sách nhà nước bố trí vốn. - Căn cứ giá trị được nghiệm thu thanh toán cuối cùng khi công trình nghiệm thu đưa vào sử dụng thì Chủ đầu tư sẽn thanh toán cho nhà thầu 90%. Còn lại 10% giữ tại tài khoản của Chủ đầu tư tại ngân hàng, tiền giữ lại được tính theo lãi suất tiền gởi không kỳ hạn theo qui định của Ngân hàng và thanh toán cho nhà thầu bao gồm tiền 10% giữ lại cộng tiền lãi suất khi công trình hết hạn bảo hành (có biên bản nghiệm thu hết trách nhiệm bảo hành). 2.4. Thay đổi điều chỉnh giá hợp đồng: - Giá trị hợp đồng được điều chỉnh tăng do bổ sung hạng mục khối lượng công việc ngoài hợp đồng và được chấp thuận của cấp thẩm quyền. - Giá trị hợp đồng điều chỉnh giảm do khối lượng xây lắp nghiệm thu thanh quyết toán thực tế có giá trị nhỏ hơn giá hợp đồng xây lắp, thì chi phí giám sát được thanh toán bằng tỉ lệ (giá trị xây lắp nghiệm thu thanh quyết toán thực tế / giá trị hợp đồng xây lắp) nhân với giá trị hợp đồng giám sát. 3. Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày khởi công đến khi công trình nghiệm thu đưa vào sử dụng và chịu trách nhiệm giám sát cho đến hết thời gian bảo hành công trình. 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ chung của Tư vấn giám sát (TVGS): 4.1 TVGS đảm bảo rằng tất cả các công việc TVGS thực hiện theo hợp đồng này phải phù hợp theo yêu cầu của Chủ đầu tư và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các qui định về tiêu chuẩn của nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 4.2 TVGS phải đảm bảo giám sát thi công xây dựng công trình nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và an toàn. 4.3 TVGS phải lập đề cương giám sát thi công xây dựng để trình chủ đầu tư chấp thuận trước khi ký hợp đồng thực hiện việc giám sát. 4.4 TVGS phải thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm công việc của mình. Công việc được thực hiện bởi TVGS phải do các nhà chuyên môn có đủ điều kiện năng lực theo qui định của pháp luật, trình độ thực hiện, đáp ứng yêu cầu của dự án. 4.5 TVGS có trách nhiệm quản lý, giám sát, đôn đốc các nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đã được đề ra, đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình, hạng mục công trình, gói thầu. 4.6 TVGS sẽ bố trí nhân lực của mình như trong hồ sơ dự thầu để phục vụ cho công việc của mình một cách hợp lý. 4.7 TVGS phải cam kết rằng, khi có yêu cầu của CĐT, TVGS sẽ cử đại diện có đủ thẩm quyền, năng lực để giải quyết các công việc còn vướng mắc tại bất kỳ thời điểm do CĐT ấn định (kể cả ngày nghỉ) cho tới ngày hoàn thành và bàn giao công trình. 4.8 TVGS sẽ phải tuân thủ sự chỉ đạo và hướng dẫn của CĐT, ngoại trừ những hướng dẫn hoặc yêu cầu trái với luật pháp hoặc không thể thực hiện được. 4.9 TVGS có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, báo cáo, thẩm định, với số lượng yêu cầu của CĐT. 4.10 TVGS phải chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về mọi hoạt động do nhân lực của mình thực hiện. 4.11 TVGS phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo qui định của Pháp luật. 4.12 TVGS phải bảo vệ lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Chủ đầu tư trong qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbien_ban_thuong_thao_hop_dong_giam_sat_thi_cong_xay_dung_con.doc