Bộ đề thi tuyển công chức môn Nghiệp vụ chuyên ngành năm 2015 (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm)

Yêu cầu: - Nêu được khái niệm về thủ tục hành chính;

- Vai trò của thủ tục hành chính đối với nhà nước và xã hội;

- Ý nghĩa của thủ tục hành chính;

- Cho ví dụ để minh họa.

Gợi ý những điểm chính:

I. Khái niệm về thủ tục hành chính (01 điểm)

- Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời

gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước,

là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với

các cơ quan, tổ chức và công dân.

- Thủ tục hành chính là những quy định cụ thể về trình tự, cách thức sử dụng

thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ được giao.

(Lưu ý: Thí sinh có thể nêu một trong hai cách hiểu trên)

II. Vai trò của thủ tục hành chính (01 điểm)

1. Vai trò chung (0,4 điểm), mỗi ý nhỏ 0,2 điểm

- Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

- Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền

lợi, nghĩa vụ của mình; đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện được

chức năng quản lý nhà nước.

2. Vai trò cụ thể (0,6 điểm), mỗi ý nhỏ 0,2 điểm

- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy định trong các quyết định hành

chính được thực hiện một cách thuận lợi, thống nhất, làm cho tính nghiêm minh của

pháp luật được nâng cao.

- Thủ tục hành chính góp phần xây dựng hiệu quả làm việc trong cơ quan, tổ

chức; là cơ sở để xác định trách nhiệm công việc được giao; đảm bảo công việc

được tiến hành trôi chảy, có sự kiểm soát.2

- Làm giảm sự phiền hà, cửa quyền, tùy tiện; giúp công việc được giải quyết

nhanh hơn, góp phần chống tệ tham nhũng, sách nhiễu.

III. Ý nghĩa của thủ tục hành chính (01 điểm), nêu mỗi ý được 0,25 điểm

- Thực hiện tốt thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, góp

phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền hành chính nhà nước, đáp ứng được yêu

cầu hội nhập và phát triển; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Là “chiếc cầu nối” quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân, là cơ sở của

mối quan hệ nhà nước – công dân.

- Góp phần hướng dẫn công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của

pháp luật; tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tổ chức đối với chính quyền.

- Cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

IV. Cho ví dụ để minh họa (01 điểm)

- Các ví dụ để minh họa có thể tách riêng theo từng nội dung hoặc có thể cho

ví dụ chung về ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính.

- Nếu các ví dụ sát hợp, chứng tỏ thí sinh hiểu nội dung

pdf125 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ đề thi tuyển công chức môn Nghiệp vụ chuyên ngành năm 2015 (Có đáp án), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. 5 4. Về quản lý đấu thầu: - Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền; - Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư. - Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định. Câu 4 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 12 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý II, có 8 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Quyền của doanh nghiệp 1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. 2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. 8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. 10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. II. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. 6 3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. 5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. 6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. 8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Câu 5 (2 điểm). Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh; quyền thành lập doanh nghiệp như thế nào? Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 5 ý + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 2, 3, 4, 5, mỗi ý được 0,2 điểm; - Ý II, có 4 ý + Ý 1, 2, 3 mỗi ý được 0,2 điểm; + Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm. I. Quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh 1. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngành, nghề kinh doanh đó: a) Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; b) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 2. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó. 7 3. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước. 4. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài. 5. Tỷ lệ sở hữu theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này được áp dụng trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan. II. Quyền thành lập doanh nghiệp 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. 3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây: a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .............................................................. THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Khoa học và công nghệ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) “Hoạt động khoa học và công nghệ” được hiểu như thế nào? Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Câu 2 (2,0 điểm) “Khoa học”, “Công nghệ” là gì? Trình bày quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Câu 3 (2,0 điểm) Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-NKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ quy định cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm) Hãy nêu điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ. Câu 5 (2,0 điểm) Hãy nêu Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ; hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ; tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập quy định tại Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ. Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC 1 UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Câu 1 (2 điểm). "Hoạt động khoa học và công nghệ” được hiểu như thế nào? Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn, - Ý I, được 0,3 điểm, - Ý II, có 12 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý III, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. II. Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ. 3. Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên. 4. Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 5. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. 7. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật. 2 8. Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. 9. Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và tham gia giám sát việc thực hiện. 10. Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. 11. Được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh quy định tại Điều 19 của Luật này. 12. Được khen thưởng, hưởng quyền ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. III. Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ 1. Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2. Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết. 3. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao. 4. Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. 5. Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Câu 2 (2 điểm). "Khoa học", "Công nghệ" là gì? Trình bày quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Cơ cấu điểm: Có 4 ý lớn - Ý I, được 0,2 điểm; - Ý II, được 0,2 điểm; - Ý III, có 9 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý IV, có 7 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; I. Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. II. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. III. Quyền của tổ chức khoa học và công nghệ 1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ trong 3 lĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế. 2. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ. 3. Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và ở nước ngoài để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbo_de_thi_tuyen_cong_chuc_mon_nghiep_vu_chuyen_nganh_nam_201.pdf