Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, yêu cầu giáo viên đi dự đầy đủ các

- Lớp bồi dưỡng, có ý kiến đánh giá 100%ở mức độ tốt khá

- Phân công chuyên môn căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân có 100% ý kiến đánh giá ở mức tốt khá. Điều này đã cho thấy Hiệu trưởng nhà trường đã sử dụng tốt nguồn lực.

- Cung cấp tài liệu để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng và có sự kiểm tra của ban chuyên môn cũng làm khá tốt 83,34% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt 16,66% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

- Hiệu trưởng nhà trường đã tạo điều kiện cho giaó viên đi học trên chuẩn.

Kết quả trên đây trong các biện pháp quản lý sử dụng và bồi dưỡng, giáo viên Hiệu trưởng đã chú ý đến việc kiểm tra đánh giá, xếp loại của đội ngũ giáo viên để từ đó phân công chuyên môn cho hợp lý và có kế hoạch chủ động cho việc bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân của từng giáo viên. Cách làm trên đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo được khả năng chuyên môn của mình.

 

doc116 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-2010 460 50,5 375 41 65 7,5 8 1 Bảng 2.2a Kết quả xếp loại đạo đức học sinh(Số 3 Bảo Thắng) Năm học Tốt khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2007-2008 266 51 197 37,5 44 8,5 15 3 2008-2009 244 55 137 31 55 12,5 06 1,5 2009-2010 320 63 114 22,5 68 13,5 05 1 Bảng 2.2.b Kết quả xếp loại văn hóa học sinh (Số 1 Bảo Thắng) Năm học Giỏi khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2007-2008 10 0,7 210 15,3 865 62,9 290 21,1 0 0 2008-2009 14 1,2 259 22 766 65,2 136 11,6 0 0 2009-2010 35 3,0 401 34,5 704 59,5 35 3,0 0 0 Bảng 2.2.b Kết quả xếp loại văn hóa học sinh (Số 2 Bảo thắng) Năm học Giỏi khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2007-2008 5 0,43 201 17,4 792 69 150 13 2 0,17 2008-2009 3 0,34 175 20 570 65,66 123 14 0 0 2009-2010 5 0,7 196 22,3 644 73,4 32 3,6 0 0 Bảng 2.2.b Kết quả xếp loại văn hóa học sinh (Số 3 Bảo Thắng) Năm học Giỏi khá TB Yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 2007-2008 2 0,4 54 10,4 293 56 172 33 1 0,2 2008-2009 2 0.45 66 14,9 237 53,6 134 30,5 3 0,55 2009-2010 6 1,2 139 27,42 294 57,9 68 13,48 0 0 2.2.c Kết quả thi học sinh giỏi khối 12.TN-ĐH/CĐ (Số1 Bảo Thắng) Năm học TN % Thi TN Thi HSG ĐH-CĐ Giỏi % Khá % TB % Nhất Nhì Ba ĐH % CĐ % 2007-2008 85 0,5 15 84,5 0 2 3 20 25 2008-2009 86 1 17 82 0 3 4 23 26 2009-2010 87,5 1 16 87 0 2 5 25 24 2.2.c Kết quả thi học sinh giỏi khối 12.TN-ĐH/CĐ (số2 Bảo Thắng) Năm học TN % Thi TN Thi HSG ĐH-CĐ Giỏi % Khá % TB % Nhất Nhì Ba ĐH % CĐ % 2007-2008 80,34 0,66 6,66 92,68 0 0 1 15 23 2008-2009 86 0 3.4 98,6 0 0 0 18 25 2009-2010 67,5 0,35 3.55 96,1 0 3 0 13 22 2.2.c Kết quả thi học sinh giỏi khối 12.TN-ĐH/CĐ(Số3 Bảo Thắng) Năm học TN % Thi TN Thi HSG ĐH-CĐ Giỏi % Khá % TB % Nhất Nhì Ba ĐH % CĐ % 2007-2008 49,05 0 0 100 0 0 2 9 15 2008-2009 80,15 0 5 90 0 1 0 9 16 2009-2010 86,16 0 8 92 0 1 2 15 21 2.3 Thực trạng quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 2.3.1 Phân công giảng dạy Năng lực giảng dạy (năng lực chuyên môn)của từng giáo viên chính là căn cứ quan trọng nhất để phân công giảng dạy cho giáo viên. Do đó khi phân công công tác giảng dạy cho giáo viên, Hiệu trưởng nên xem xét năng lực hiện tại thực tế của từng người, cũng như triển vọng phát triển của người giáo viên đó, hạn chế yếu kém để lựa chọn phương án tối ưu. Khi phân công giảng dạy làm sao cho tất cả giáo viên ngoài số giờ giảng dạy trên lớp có thể tham gia các hoạt động khác để gắn bó với tập thể sư phạm, có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với học sinh, phụ huynh học sinh. Ngoài năng lực giảng dạy là căn cứ chính, người quản lý nhà trường còn phải lưu ý đến tâm tư, nguyện vọng cá nhân của từng giáo viên, cũng như sở trường, hoàn cảnh hiện tại của giáo viên... Có như vậy việc phân công đúng khả năng của từng giáo viên, đúng nguyện vọng cá nhân mới tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng vốn có của mình, khắc phục những điểm còn non kém, vươn lên hoàn cảnh cá nhân hiện tại mà làm tốt công tác giảng dạy đã được phân công. Ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề tư tưởng, tình cảm, hay tạo sức ì của cá nhân họ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. Vì vậy hiệu trưởng cần hết sức thận trọng giữa yêu cầu công tác của nhà trường và khả năng của từng giáo viên, Lắng nghe ý kiến của mọi người và điều cần thiết nữa phải làm việc tập thể trong BGH, hàng ngũ tổ trưởng chuyên môn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Trong việc phân công giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, người Hiệu trưởng có thể coi như công trình sư thiết kế chế tạo một cỗ máy thì phải hiểu rõ từng vật liệu làm nên nó. Phương Đông từ cổ xưa có câu: “Dụng nhân như dụng mộc” Hoạt động của đội ngũ giáo viên cũng như hoạt động khác của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý của Hiệu trưởng trong việc bố trí, sắp xếp các thành viên sao cho đúng việc, đúng người, nhìn việc mà bố trí người, ngược lại nhìn người mà bố trí việc cho hợp lý, phải nhìn từ hai phía chứ không phải đơn thuần nhìn từ một phía sao cho mỗi thành viên trong Hội đồng giáo dục có thể liên hệ giúp đỡ nhau trong công việc được giao tốt nhất, hiệu quả nhất. Đó là thể hiện năng lực của người hiệu trưởng nhà trường. Do vậy cứ vào khoảng đầu tháng tám hàng năm hiệu trưởng họp BGH bàn về phân công giảng dạy cho từng giáo viên. Việc đầu tiên là phân công giáo viên giảng dạy lớp 12, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Các tổ trưởng họp liên tịch theo tinh thần chỉ đạo của BGH đóng góp ý kiến và cuối cùng là triển khai đến các tổ trưởng chuyên môn phân công cụ thể theo tinh thần họp liên tịch. Các tổ trưởng căn cứ vào năng lực chuyên môn của từng thành viên trong tổ cùng bàn bạc thống nhất với các tổ viên làm sao cho hợp lý nhất. Sau đó báo cáo Hiệu trưởng là người duyệt lần cuối cùng phân công giảng dạy cho từng giáo viên. 2.3.2 Công tác quản lý thực hiện quy chế hoạt động chuyên môn của giáo viên Để làm tốt công tác quản lý thực hiện quy chế hoạt động chuyên môn thì phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tổ chức xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng nhất của công tác quản lý. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch... Việc lập kế hoạch của trường bao giờ cũng được chuẩn bị từ năm học trước và được hoàn thành trước khi vào năm học mới. Sau đó căn cứ vào kế hoạch chung của Nhà trường các tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và từng cá nhân, lập chi tiết để thực hiện các hoạt động chuyên môn. Căn cứ vào đó Hiệu trưởng phân công trách nhiệm đối với từng thành viên đảm nhận công việc của mình. Nhìn chung các đồng chí giáo viên đều soạn bài nghiêm túc theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD &ĐT quy định theo chương trình phân ban đại trà. Việc lên lớp đảm bảo, không cắt xén, dồn ép chương trình, đảm bảo quy chế lên lớp. Việc kiểm tra đánh giá từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề thi trắc nghiệm, chấm bài trả bài, đảm bảo quy định và đánh giá học sinh khách quan, chính xác, bước đầu cuộc vận động “hai không với bốn nội dung” đã đi vào thực tiễn dạy học của nhà trường. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng tốt đồ dùng dạy học trực quan, thực hiện đầy đủ các giờ thực hành. Phong trào dự giờ thăm lớp, thao giảng, tổ chức các chuyên đề được thực hiện sôi nổi, thẳng thắn tranh luận tạo ra một nhu cầu tự đào tạo cho mỗi cán bộ giáo viên.Việc kiểm tra đánh giá đối với giáo viên được thực hiện đúng kế hoạch với chỉ tiêu đề ra. Mỗi năm kiểm tra được 30% giáo viên. Hồ sơ chuyên môn được 100% giáo viên thực hiện đủ số lượng gồm giáo án, lịch báo giảng, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm... Thực hiện tốt phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ GD&ĐT. Chất lượng giáo viên tương đối đồng đều, chất lượng đầu vào của học sinh đầu cấp từng bước được cải thiện, nhờ vậy chất lượng của các nhà trường từng bước dần dần nâng cao. Mặc dù tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các năm sau có tăng so với năm trước nhưng không đáng kể. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hóa trung bình còn khá cao, tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp còn rất thấp, đặc biệt là học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia thi hầu như không có và không bền vững, có năm có, có năm không. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Qua đó chứng tỏ công tác kiểm tra đánh giá đối với học sinh của Hiệu trưởng và BGH đã có những hiệu quả nhất định, chất lượng của nhà trường được nâng cao. Đánh giá thực trạng qua điều tra: Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng chúng tôi trưng cầu ý kiến hai nhóm đối tượng: -Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của 03 trường là: 24 người -Giáo viên của 03 trường là: 150 người Nội dung khảo sát, điều tra tập trung vào các vấn đề sau: - Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT huyện Bảo Thắng - Mức độ độ thực hiện biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT trong huyện Đánh giá giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường THPT huyện Bảo Thắng về việc học đã thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng 2.3.2.1 Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên Bảng 2.3 Biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: TT Các biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Tốt-khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % 1 Hướng dẫn các quy định, yêu cầu soạn bài, cung cấp sách giáo khoa chuẩn kiến thức, kỹ năng 24 100 0 0 0 0 2 Yêu cầu bộ môn thống nhất nội dung cơ bản, phương pháp thể hiên bài dạy 12 50 8 30 4 20 3 Kiểm tra thường xuyên việc soạn bài và chuẩn bị lên lớpcủa giáo viên 5 20,04 11 49,96 8 30 4 Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn, sử dụng phương tiện dạy học 7 20,85 14 66,65 3 12,5 Từ số liệu trên ta thấy: a/ Các biện pháp hiệu trưởng đã làm tốt là: - Hướng dẫn các quy định cũng như các yêu cầu cụ thể của soạn bài, cung cấp cho giáo viên đủ SGK, sách tham khảo, sách giáo viên hướng dẫn bài giảng và chuẩn kiến thức, kỹ năng 100% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt. b/ Các biện pháp thực hiện ở mức trung bình hoặc còn hạn chế là: - Kiểm tra thường xuyên việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, chỉ có 20,04% đạt mức tốt khá, 30% mức yếu - Yêu cầu bộ môn thống nhất nội dung cơ bản phương pháp thể hiện bài dạy 50%ý kiến đánh giá ở mức tốt, 20% ở mức yếu. - Góp ý phương pháp, nội dung bài soạn, sử dụng phương tiện dạy học có 20,85% các ý kiến đánh giá ở mức độ tốt, đánh giá ở mức trơng bình 66,65%, mức yếu 12,5% Phương pháp tiến hành một giáo án tốt còn hạn chế. - Thực tế Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt, song việc sinh hoạt vẫn còn mang nặng tính hành chính, chưa phát huy được nội lực của từng tổ chuyên môn, chưa đầu tư thỏa đáng thời gian, tâm huyết cho nội dung chuyên môn như: Trao đổi kinh nghiệm soạn bài, đặc biệt đối với những bài khó, xác định kiến thức trọng tâm của chương của bài. Việc yêu cầu bộ môn thống nhất nội dung kiến thức cơ bản được tổ chuyên môn chú trọng.Tuy nhiên chưa đều khắp trong các tổ ở trường, nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm Qua đa số ý kiến đánh giá của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì việc phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giao án theo định kỳ là cần thiết. Nếu soạn bài được chuẩn bị chu đáo, việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học nhuần nhuyễn thì hiệu quả bài giảng trên lớp ngày càng cao. Tuy nhiên việc kiểm soát cũng rất khó khăn do điều kiện công nghệ thông tin phát triển, nhiều giáo viên thường sử dụng giáo án cũ và thay ngày soạn giảng thì việc kiểm tra giáo án sẽ cho hiệu quả không cao, chưa nói là phản tác dụng. Việc soạn giáo án của giao viên chỉ mang tính hình thức như hiện nay. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi tiếp tục lấy phiếu trưng cầu của 150 đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy tại 03 trường trong huyện, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4 Mức độ thực hiện biện pháp quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên TT Các biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Tốt-khá Trung bình yếu SL % SL % SL % 1 Quy định cụ thể, thống nhất về thiết kế bài soạn và chuẩn bị lên lớp của giáo viên 150 100 0 0 0 0 2 Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra thường xuyên 121 80,06 19 13,28 10 6,66 3 Góp ý về phương pháp, nội dung soạn bài, lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học 86 57,30 46 30,60 18 12,10 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp chuẩn bị lên lớp 75 50,00 46 30,60 29 19,4 5 Kiểm tra chuẩn bị phương tiện hỗ trợ cho bài giảng 81 54,00 53 35,55 16 10,45 Qua phân tích số liệu trên cho thấy 100% số giáo viên được hỏi ý kiến đã đánh giá sự cần thiết để có bài soạn tốt chuẩn bị lên lớp của giáo viên thì cần phải có quy định cụ thể đến thống nhất việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Điều đó thể hiện nhận thức hết sức đầy đủ rằng muốn có chất lượng đạt yêu cầu thì giáo viên phải chuẩn bị bài soạn tốt. Hiệu trưởng phải thường xuyên có kế hoạch kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Biện pháp này có 54% ý kiến của giáo viên đánh giá ở mức khá tốt, 35,55% đánh giá ở mức trung bình còn, 10,45% đánh giá ở mức yếu. Tuy nhiên giáo viên nhà trường mới chỉ quan tâm đến việc soạn bài đầy đủ, mà chưa quan tâm sâu sắc đến chất lượng giáo án. Đặc biệt là khâu bồi dưỡng nghiệp vụ về phương pháp tiến hành và cách soạn bài, lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học ở trường còn hạn chế. Nguyên nhân chính ở đây là: Khi giao quyền cho các cán bộ quản lý tổ chức thực hiện, kiểm tra thi việc kiểm tra đôn đốc của Hiêu trưởng chưa được sâu sát, nên hiệu quả còn chưa được cao. 2.3.2.2 Quản lý giờ lên lớp của giáo viên Trong việc quản lý hoạt động dạy học thì quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp có tầm quan trọng đặc biệt. Giờ dạy của giáo viên tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy của người thầy, kết quả học tập của học sinh, đến chất llượng toàn diện của nhà trường. Vì vậy phải có biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả đào tạo. Qua khảo sát thực tế giờ lên lớp của giáo viên và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với giờ lên lớp của giáo viên chúng tôi thấy Hiệu trưởng và ban giám hiệu đã chủ động đưa ra một số biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên. Qua số liệu điều tra cho thấy các biện pháp quản lý của giáo viên có tính hiện thực, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp. Bảng 2.5 Một số biện pháp quản lý giờ dạy ở trên lớp của Hiệu trưởng. TT Các biện pháp quản lý giờ lên lớp Kết quả thực hiện Đã làm tốt Trung bình Yếu SL % SL % SL % 1 Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy 24 100 0 0 0 0 2 Quản lý giờ dạy qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng của giáo viên 20 83,33 4 16,67 0 0 3 Xây dựng nền nếp dạy của giáo viên 21 87,5 2 8,3 1 4,2 4 Theo dõi và thực hiện thông tin báo cáo về sắp xếp giáo viên dạy thay, dạy bù trường hợp giáo viên (công tác, nghỉ việc riêng) 18 75 4 16,66 2 0,84 5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất phân tích sư phạm bài giảng 12 50 11 45,83 1 4,17 6 Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy 2 91,66 2 8,34 0 0 7 Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém 10 42,66 12 50 2 8,34 8 Thu thập thông tin từ học sinh, phụ huynh học sinh, các giáo viên khác, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn 13 54,16 10 41,66 1 3,18 Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: Biện pháp tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định, Hiệu Trưởng và BGH đã thực hiện tốt 100% ý kiến thăm dò đánh giá biện pháp này đã làm tốt, nhờ đó giúp cho giáo viên định hướng tốt được bài giảng của mình. Quản lý giáo viên qua TKB, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, lịch báo giảng 83.33% ý kiến đánh giá tốt, 16,67% ý kiến đánh giá trung bình. Từ đó có thể thấy: Thời khóa biểu là căn cứ quan trọng để giám sát theo dõi giờ lên lớp và xây dựng trên phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Thời khóa biểu phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các môn học không quá căng thẳng hoặc gây ra sự nhàm chán. Thực tế cho thấy một số thời khóa biểu chưa thực sự khoa học, việc xếp thời khóa biểu còn chú trọng nhiều vào nguyện vọng của giáo viên. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Kế hoạch giảng dạy của cá nhân được lập từ đầu học kỳ, đầu năm học. Giáo viên dựa vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học, dựa theo phân phối chương trình để lập kế hoạch. Bản kế hoạch được tổ chuyên môn, BGH phê duyệt và lấy đó làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giáo viên. Tuy nhiên trong thực tế một số tổ trưởng lại cho rằng đối với giáo viên chi cần căn cứ vào phân phối chương trình dạy là được, xem nhẹ khâu lập kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn giảng dạy. Đối tượng lớp dạy cho phù hợp ít được quan tâm, lập kế hoạch xong thì để đấy, chỉ nhằm để tổ chuyên môn, BGH kiểm tra là có, ít khi có sự đối chiếu mức độ thực hiện. Đây cũng là một vấn đề đang tồn tại hầu hết ở các trường hiện nay. - Việc quản lý lịch báo giảng ở giáo viên chưa hợp với phản ánh thực tế trong sổ đầu bài. Đánh giá, xếp loại giờ dạy còn khá đại khái. BGH chưa kiểm tra thường xuyên kịp thời để nắm thông tin và nhắc nhở, uốn nắn. - Xây dựng nền nếp của giáo viên: Là một trong những nội dung quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Qua khảo sát các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn cho thấy 87,5% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng rất quan tâm xây dựng nền nếp dạy học của giáo viên. Dựa trên điều lệ trường THPT, Hiệu trưởng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Lào Cai và yêu cầu cụ thể của từng tổ nhóm chuyên môn và giáo viên. -BGH và tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của giáo viên, các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định để kiểm tra việc thự chiện nề nếp của giáo viên. Việc kiểm tra có thể là đột xuất hoặc theo kế hoạch định kỳ. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và sắp xếp dạy thay, dạy bù trong các trường hợp giáo viên vắng mặt có 75% giáo viên đánh giá là tốt, 16,66% là trung bình 0,84%, cho là yều. Thực hiện sắp xếp giờ dạy thay, dạy bù trong trường hợp giáo viên đi vắng(đi công tác, nghỉ ốm, nghỉ đột xuất) được tổ chuyên môn sắp xếp giờ dạy thay, hoặc quản lý giờ dạy. Tuy nhiên trong thực tế không ít giờ dạy vẫn không bố trí được vì ở một số tổ chuyên môn thiếu giáo viên hoặc hầu hết giáo viên ở ngoại trú, số giờ dạy khá nhiều nên việc dạy bù, dạy thay không thể đảm bảo tuyệt đối, đảm đương được hết. Hiệu trưởng vẫn chưa có trường hợp dự phòng trong trường hợp giáo viên ốm đột xuất, tai nạn bất ngờ, do vậy vẫn còn thỉnh thoảng trống giờ. Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm: Qua khảo sát cho thấy công việc thực hiện còn mang tính hình thức, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy theo yêu cầu đánh giá và chuẩn kỹ năng của BộGD&ĐT. Việc định ra chế độ dự giờ cho các thành viên trong hội đồng chưa rõ ràng, chưa thống nhất chung trong toàn trường. Có một số trường hợp Hiệu trưởng còn nể nang, e dè, ngại va chạm nhất là việc kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên định kỳ hàng năm. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém: Thực tế việc này Hiệu trưởng và BGH rất quan tâm song kế hoạch chỉ đạo không ổn định, chưa có chương trình cụ thể, còn mang tính thời vụ. việc bồi dưỡng học sinh giỏi hầu hết giao cho tổ chuyên môn và một số giáo viên đảm nhận. Do đó công tác tổ chức không chuyên sâu, kế hoạch bị đảo lộn và thời gian rất gấp chỉ bồi dưỡng học sinh vào đầu năm học cho nên hiệu quả chưa cao. Kết quả học sinh giỏi thất thường, đặc biệt là học sinh giỏi quốc gia thì hầu như không có. Chế độ khen thưởng chưa kịp thời động viên được số giáo viên phụ trách đội tuyển. Phụ đạo học sinh yếu kém còn mang tính hình thức, chưa thực sự phân loại được đối tượng học sinh khá, giỏi, yều kém rõ ràng, mời chỉ tách được một số học sinh khá, còn lại vẫn bồi dưỡng cho vào một lớp chung, do vậy kết quả thực sự không cao. Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy: Việc kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra (mỗi học kỳ 02 lần) đồng thời góp ý kiến cho sự cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ năm học. Nhược điểm chính ở kế hoạch này là các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu đề ra còn ít hiệu quả. Thu thập thông tin từ học sinh, từ phụ huynh học sinh và đồng nghiệp: Ngoài các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ phân tích sư phạm bài giảng, Hiệu trưởng đã có các biện pháp để thu thập thông tin và phản ánh từ các đồng nghiệp, các bậc cha mẹ học sinh, học sinh các lớp đặc biệt hệ thống cán sự lớp để có biện pháp quản lý, điều chỉnh giờ dạy của giáo viên trước yêu cầu đặt ra. Qua bảng điều tra cho thấy công việc thu thập thông tin của Hiệu trưởng đạt mức khá là: 54,66 %. Qua thực tế trên, Hiệu trưởng và BGH cần tăng cường thu thập trao đổi thông tin hơn nữa với học sinh, phụ huynh học sinh và các kênh khác ngoài xã hội 2.3.2.3 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy và lịch trình giảng dạy Chương trình giảng dạy là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành. Hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là giáo viên. Hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý tốt việc thực hiên chương trình của giáo viên, dạy đủ chương trình môn học, đúng quy định từng tiết. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo, dạy đúng, đủ môn học theo quy định, dạy đủ số tiết, tuần, môn học. Căn cứ vào thời khóa biểu, giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy được phân công. Thông qua sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra dự giờ. Bảng 2.6 Biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình TT Biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Tốt- khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % 1 Tổ chức cho giáo viên năm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình 19 79,16 5 20,84 0 0 2 Yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên làm kế hoạch chuyên môn, Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch 24 100 0 0 0 0 3 Theo dõi việc thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ xử lý giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình 12 50 8 30 4 20 4 Kiểm tra thực hiện chương trình qua dự giờ,giáo án, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài 21 87,5 2 8,33 1 4,17 5 Nắm việc thực hiện chương trình qua kiểm tra vở học sinh, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn 10 41,66 12 50 2 8,34 a/ Các biện pháp Hiệu trưởng thực hiện tốt là: - Yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch. Hiệu trưởng phê duyệt thực hiện, có 100% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt - Tổ chức cho giáo viên nắm vững việc thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, không tự cắt xén chương trình hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Dạy đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng do Bộ GD&ĐT ban hành có 79% kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự giờ, giáo án, lịch báo giảng sổ ghi đầu bài, có 87,5% ý kiến đánh giá ở mức độ khá tốt, b/ Các biện pháp Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ trung bình hoặc chưa tốt là Việc theo dõi thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ chưa thực sự được tốt, có 50 ý kiến đánh giá ở mức khá tốt còn 20% mức độ yếu, đặc biệt biện pháp xử lí giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình còn hạn chề. Việc kiểm tra chưa thường xuyên giao cho cấp phó và xử lý chưa kiên quyết, lấy nhắc nhở là chính.(Như việc giáo viên đảo giờ dạy kiểm tra hoặc đảo giờ khi có giáo viên đi dự giờ) Kiểm tra vở ghi của học sinh để nắm việc thực hiện chương trình của giáo viên còn rất nhiều hạn chế, chỉ có 41% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt, còn đến 8,34% đánh giá ở mức yếu, thậm chí nhiều tổ chuyên môn thực hiện không thường xuyên. Các tổ chưa thực sự quan tâm kiểm tra việc thực hiên chương trình của các thành viên trong tổ nên còn xảy ra giáo viên nghỉ nhiều cuồi năm phải dạy bù đuổi quá nhiều. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh 2.3.2.4 Quản lý công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên Bảng 2.7 Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên TT Các biện pháp quản lý Mức độ thực hiện Tốt - khá Trung bình yếu SL % SL % SL % 1 Phân công căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân 24 100 0 0 0 0 2 Kiểm tra đánh giá giờ dạy của đội ngũ giáo viên 16 77 8 33 0 0 3 Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, yêu cầu gi giáoviên đi dự đầy đủ các lớp bồ bồi dưỡng chuyên đề ở trường hoặc sở GD & ĐT 24 100 0 0 0 0 4 Cung cấp tài liệu để giáo viên tự bồi dưỡng và có sự kiểm tra của ban chuyên môn 20 83,34 4 16,66 0 0 5 Chọn, cử giáo viên đi học theo kế hoạch tạo điều kiện giáo viên học trên chuẩn 22 91,67 2 8.33 0 0 Căn cứ vào số liệu điều tra thì nội dung mà hiệu trưởng làm tốt và quan tâm chỉ đạo là: - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, yêu cầu giáo viên đi dự đầy đủ các - Lớp bồi dưỡng, có ý kiến đánh giá 100%ở mức độ tốt khá - Phân công chuyên môn căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân có 100% ý kiến đánh giá ở mức tốt khá. Điều này đã cho thấy Hiệu trưởng nhà trường đã sử dụng tốt nguồn lực. - Cung cấp tài liệu để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng và có sự kiểm tra của ban chuyên môn cũng làm khá tốt 83,34% ý kiến đánh giá ở mức khá tốt 16,66% ý kiến đánh giá ở mức trung bình. - Hiệu trưởng nhà trường đã tạo điều kiện cho giaó viên đi học trên chuẩn. Kết quả trên đây trong các biện pháp quản lý sử dụng và bồi dưỡng, giáo viên Hiệu trưởng đã chú ý đến việc kiểm tra đánh giá, xếp loại của đội ngũ giáo viên để từ đó phân công chuyên môn cho hợp lý và có kế hoạch chủ động cho việc bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau căn cứ vào trình độ đào tạo và năng lực cá nhân của từng giáo viên. Cách làm trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBiện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.doc
Tài liệu liên quan