MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, hình
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.7
1.1. Cơ sở lí luận về giới và bình đẳng giới.7
1.1.1. Một số khái niệm.7
1.1.1.1. Giới tính .7
1.1.1.2. Giới.7
1.1.1.3. Bình đẳng giới.13
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới.14
1.1.2.1. Quan niệm bình đẳng giới truyền thống .14
1.1.2.2. Hộ gia đình.17
1.1.2.3. Đời sống kinh tế .18
1.1.2.4. Yếu tố địa lý.19
1.1.2.5. Chính sách phát triển về giới .22
1.1.3. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá bình đẳng giới .23
1.1.3.1. Chỉ số phát triển con người (HDI) .23
1.1.3.2 Chỉ số bình đẳng giới (GEI).30
1.2.Cơ sở thực tiễn về bình đẳng giới.32
1.2.1.Trên thế giới .32
1.2.2. Việt Nam .38
1.2.2.1.Trong hiến pháp .38
1.2.2.2. Hệ thống luật pháp, chích sách .38
148 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bình đẳng giới ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm
92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân
tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở TPHCM cư trú ở khắp các quận, huyện,
nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế thành phố.
45
Biểu đồ 2.1. Thể hiện quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh,
giai đoạn 1979 – 2011
Sự phân bố dân cư ở TPHCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô.
Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì
các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành,
mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân
số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước
tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TPHCM.
2.2.2.2. Cơ cấu dân số
Mặc dù trong những năm qua, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm,
nhưng nhìn chung, dân số của TPHCM vẫn thuộc loại trẻ. Điều đó được thể hiện ở
chỗ, theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 – 4 – 1999, trên
23,8% dân số ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 5,25% số dân từ 65 tuổi trở lên. So với cả
nước, cả hai chỉ tiêu này của thành phố đều thấp hơn. Và như vậy, tỉ lệ người trong
độ tuổi lao động là cao hơn.
Về cơ cấu giới tính, xu thế chung là tăng tỉ trọng của nam và giảm tỉ trọng
của nữ trong tổng số dân, mặc dù không nhiều. Cụ thể là tỉ trọng của nam đã tăng từ
47,8% năm 1995 lên 48,2% năm 2002. Tương tự như hầu hết các tỉnh trong cả
nước, cơ cấu giới tính của TPHCM nghiêng về phía nữ giới. Năm 2002, giới nữ của
3988124
5037155
7396446
7521100
7122340
3419978
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
1979 1989 1999 2009 2010 2011
Năm
Người
46
thành phố là 2.823.784 người, chiếm 51,8% dân số. Số nam ít hơn, chỉ có 2.625.433
người, chiếm 48,2%.
Bảng 2.1. Dân số và tỷ số giới tính của thành phố Hồ Chí Minh,
giai đoạn 1979 -2009
Đơn vị: Người
Dân số 1979 1989 1999 2009
Toàn thành phố 3.419.978 3.988.124 5.037.155 7.123.340
Nam 1.622.072 1.890.343 2.424.415 3.425.925
Nữ 1.797.906 2.097.781 2.612.740 3.697.415
Tỷ số giới tính
(Nam/100 Nữ)
90,2 90,1 93,0 92,7
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở của thành phố Hồ Chí Minh năm 2009.
Tỉ số giới tính (số nam/100 nữ) của thành phố qua 3 cuộc tổng điều tra dân
số gần đây nhất là 90,2 (1979); 90,1 (1989) và gần 93,0 (1999). Năm 2002, con số
này là 93,0 đến năm 2009 là 92,7. Tỉ số giới tính ở các quận là 92,0 và các huyện là
96,4. Như vậy, dân số nữ vẫn cao hơn dân số nam, xu thế ngày nay ở các gia đình
nhất là khu vực nông thôn đã giảm bớt tư tưởng phong kiến như trọng nam khinh
nữ, có con trai để nối dõi tông đường.
47
Biểu đồ 2.2. Tháp dân số TPHCM năm 1999, 2009
0 5 10 1
5 0
THÁP DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2009
Đơn vị: %
0 5 10 10 5 0
THÁP DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 1999
Đơn vị: %
48
Hình 2.2. Bản đồ dân số và giới tính chia theo đơn vị hành chính năm 2009
49
2.2.2.3. Sự phân công lao động
Những năm qua, thị trường LĐ TPHCM phát triển, tuy có sự biến động,
chuyển dịch cơ cấu lao động và tồn tại nhiều nghịch lý về cân đối và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực, tuy nhiên lực lượng lao động nữ thành phố có xu hướng gia
tăng về lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và việc làm. TP đã thực hiện các chính sách của
nhà nước đối với lao động nữ, góp phần nâng cao đời sống, việc làm, tạo cơ hội cho
chị em phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp cho xã hội.Trong 5 năm qua 2007-
2011, TP đã giải quyết việc làm được: 1.383.174 người, trong đó trên 55% là lao
động nữ.
Nguồn LĐ của thành phố năm 2011-2012 , có 5,3 triệu người trong đó lao
động Nữ chiếm tỷ lệ 52,41% tổng số lao động, tỷ lệ lao động Nữ trong các nhóm
tuổi luôn cao hơn tỷ lệ lao động Nam. Tổng số lao động đang làm việc có trên 3,5
triệu người, trong đó tỷ lệ lao động Nữ đang làm việc chiếm tỷ lệ trên 50.3%; đa số
LĐ Nữ đang làm việc trong các ngành Công nghiệp dệt may, Giày da, tiểu thủ công
nghiệp chiếm tỷ lệ 73,13%; tỷ lệ lao động Nữ làm việc trong các ngành Nông –
Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 34,7%.
Theo khảo sát về thực trạng việc làm của LĐ nữ cho thấy trình độ, năng lực
và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ còn thấp, định hướng nghề nghiệp vẫn theo
hướng truyền thống (Dệt, May, Giày da, Uốn tóc, Dịch vụ gia đình...); đa số phụ nữ
có hoàn cảnh khó khăn chỉ có thể làm được những công việc không ổn định, làm
việc bấp bênh, thu nhập thấp, dễ mất việc làm. LĐ nữ vẫn tập trung ở những ngành
sử dụng chủ yếu sức LĐ, LĐ nam đa số làm việc những ngành dựa vào vốn và kỹ
thuật. LĐ nữ chiếm trên 70% ở các ngành dệt may, da giày, chế biến nông sản; Lao
động nam tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, viễn thông, công nghệ thông
tin. Phần lớn lao động nữ làm việc trong điều kiện làm việc chưa được cải thiện,
thời gian LĐ kéo dài, việc làm bấp bênh, rủi ro cao. Tỷ lệ nữ làm LĐ giản đơn
chiếm 53,6%, và trong khu vực phi nông nghiệp chiếm 47,3%. Xu hướng đầu tư
cho trẻ em gái trong học tập không được quan tâm nhiều như trẻ em trai, ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu xã hội đang phát triển.
50
2.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Văn hóa
* Truyền thông:
Là một trong hai trung tâm truyền thông lớn của Việt Nam, TPHCM hiện
nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương
và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố là NXB Trẻ, NXB Tổng hợp, NXB Kim
Đồng và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các
đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn
thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của TP chiếm
1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng
sách của cả nước được phát hành tại TPHCM. Những năm gần đây, nhiều trung tâm
sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo,
tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số
những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và
tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn,
Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành
phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh, một
ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.
Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền miền Nam sụp đổ, Đài
truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, TPHCM – HTV trở thành
đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài sáu kênh phát trên
sóng analogue, HTV còn một số kênh truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp.
Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.
*Thể dục thể thao:
Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn TPHCM có 492,7 hecta dành cho
hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26
m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn. Vào năm 2005,
51
toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận động
lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận
động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi
đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn.
Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất
hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất
của Việt Nam. Sở Thể dục - Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như
Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.
*Trung tâm văn hóa-giải trí:
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa
dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều
dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam,
Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những
hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp TP có một nền văn hóa đa dạng hơn.
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, TPHCM hiện nay có 22
đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động
của ngành giải trí ở TPHCM nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu
hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay như Phước Sang, Thiên
Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở TPHCM. Doanh thu các rạp của
thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Thành phố Hồ
Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại
Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận
1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh
tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, TPHCM là thị trường sôi động nhất, điểm đến
của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố,
Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc
hoạt động âm nhạc ở TP ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng,
M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...
52
*Một số lễ hội và thời gian tổ chức:
Lễ hội chiến thắng Đống Đa: 5/1 âm lịch; Lễ hội Hai Bà Trưng: 8/3 âm lịch;
Giỗ tổ Hùng Vương: 10/3 âm lịch; Lễ Nghinh Ông: Tại Cần Giờ 16/8 âm lịch; Tết
Ka-tê của người Chăm: 29/8 âm lịch; Giỗ tổ Trần Hưng Đạo:10/12 âm lịch.
2.2.3.2. Tôn giáo
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, toàn thành phố có 1.730.778
người theo đạo, chiếm 34,36% dân số. Nhiều nhất là phật giáo 20,80%, công giáo
12,43%, tin lành 0,44%, cao đài 0,56%, hòa hảo 0,01%, hồi giáo 0,11% và các tôn
giáo khác 0,01%.
Bảng 2.2. Dân số chia theo giớ tính và tôn giáo ở TPHCM năm 2009
Đơn vị: người
Chia theo Tổng số Nam Nữ
Toàn thành phố 7.162.864 3.435.734 3.727.130
Phật Giáo 1.164.930 538.061 626.869
Công Giáo 745.283 350.920 394.363
Hòa Hảo 4.894 2.246 2.648
Hồi Giáo 6.580 3.211 3.369
Cao Đài 31.633 14.198 17.435
Minh Sư Đạo 283 136 147
Minh Lý Đạo 67 27 40
Tin Lành 27.016 12.305 14.711
Trịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam 1.387 700 687
Đạo tứ ân hiếu nghĩa 298 150 148
Bửu Sơn Kỳ Hương 89 39 50
Ba Ha'i 192 99 93
Bà La Môn 395 182 213
Không tôn giáo 5.179.528 2.513.312 2.666.216
Không xác định 289 148 141
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở TPHCM năm 2009.
53
Nếu so với tổng số người theo đạo, thì phật giáo chiếm 60,52%, công giáo
36,16%, tin lành 1,29%, cao đài 1,60%, hòa hảo 0,03%, hồi giáo 0,33% và các tôn
giáo khác 0,03%.
Tỷ lệ theo đạo của các quận (38,8%) nhiều hơn các huyện (14,1%); đặc biệt
là ở quận 4 (60,6%), Phú Nhuận (53,2%), quận 3 (53%) và quận 1 45,4%)...
Qua bảng số liệu trên ta thấy, dân số TPHCM theo đạo còn ít khoảng 30%.
Trong đó số người theo phật giáo nhiều nhất, mà tỷ lệ nữ theo đạo này nhiều hơn
năm là 626.869 người so với nam là 538.061 người. Hầu hết các đạo còn lại số
lượng người tham gia đa phần nữ giới chiếm số lượng luôn cao hơn nam giới như
đạo Cao Đài, Tin Lành,...Điều này cho thấy hoạt động các đạo của thành phố nữ
tham gia nhiều hơn nam, một phần phụ nữ luôn có đời sống nội tâm nhiều hơn nam
nên dễ tiếp xúc với các đạo và vào đạo nhiều hơn.
2.2.3.3. Hộ gia đình
Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, là nền tảng và nơi vun đắp cho tương lai
của xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình cần đồng lòng gắn kết, chăm sóc yêu
thương nhau cùng xây đắp một gia đình hạnh phúc, ấm no.
Biểu đồ 2.3. Số hộ gia đình chia theo qui mô TPHCM năm 1999
54
TPHCM năm 1999 có tổng số 1.016.741 hộ gia đình, trong đó gia đình có từ 4 – 6
người chiếm số lượng lớn nhất có 477. 133 hộ, khi đó số gia đình 10 người trở lên
thấp nhất là 61.359 hộ. Do đặc thù là đô thị nên việc thực hiện chính sách kế hoạch
hóa gia đình tốt hơn so với các tỉnh.
Năm 2009 toàn TPHCM có 1.804.526 hộ gia đình, trong đó số hộ có 4 người
chiếm số lượng lớn nhất là 454.495 hộ, số hộ có 8 người chiếm số lượng thấp nhất
là 34.935 hộ. Dấn số TPHCM có xu hướng giảm số thành viên trong gia đình, đang
có chiều hướng tăng số hộ giá đình chỉ có 3 người, năm 2009 số hộ có 3 người là
399.007 hộ. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh của TP giảm theo thời gian.
Biểu đồ 2.4. Số hộ gia đình chia theo qui mô TPHCM năm 2009
2.2.3.4. Sự phát triển kinh tế
TPHCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. TP chiếm 0,6% diện
tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9%
giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, TPHCM
có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi LĐ nhưng vẫn đang
tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.
55
Nền kinh tế của TPHCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản,
nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế
của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%,
phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm
47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp TPHCM đã
thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ đồng. TP cũng đứng đầu Việt
Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn
16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400
dự án với gần 3 tỷ USD.
Về thương mại, TPHCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ
đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành
phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung
tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức
tiêu thụ của TPHCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp
1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, có mã giao dịch là VN-
Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007,
toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu
với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của TPHCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.
Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ
sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng
của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức
tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang
hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
56
2.2.3.5. Đường lối, chính sách phát triển về giới
Theo điều 7 Luật BĐG (năm 2006) có nội dung như sau:
(1). Bảo đảm BĐG trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau
để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
(2). Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo
điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
(3). Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc
hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
(4). Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động
thúc đẩy BĐG.
(5). Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ
những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực
và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Theo văn kiện Đại hội HLHPN – TPHCM thì xác định:
Mục tiêu:
Thực hiện tốt vai trò đại diện tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc
thực hiện luật pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bình đẳng giới, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính sách của phụ nữ.
Chỉ tiêu:
- Chủ động tham mưu, đề xuất, tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề
phát sinh mâu thuẫn trong đời sống cộng đồng (phấn đấu mỗi phường - xã, quận -
huyện giải quyết ít nhất 01 vấn đề có hiệu quả)
- Hàng năm, mỗi quận - huyện, phường - xã xây dựng và thực hiện kế hoạch
giám sát ít nhất một chính sách an sinh xã hội liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Kết quả giám sát và những đề xuất, kiến nghị được
phản ánh kịp thời đến các cơ quan chức năng giải quyết.
57
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tham gia góp ý xây dựng luật pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự
phát triển của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của
Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy BĐG.
- Tăng cường mô hình hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ
nữ phù hợp với từng cấp Hội; Hỗ trợ để phụ nữ thực hiện quyền dân chủ, trực tiếp
tham gia giám sát, nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Chú trọng chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
đối với phụ nữ, tập trung vào BĐG và hôn nhân gia đình. Xây dựng và thực hiện
hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của phụ nữ” giai đoạn 2012 - 2017.
- Chủ động tham gia có hiệu quả trong xây dựng chiến lược tạo nguồn cán bộ
nữ nhằm nâng cao tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Đề xuất xây dựng và thực
hiện đề án phát triển nguồn nhân lực nữ đến năm 2020.
- Hàng năm, tham mưu xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình phối
hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong thực hiện Nghị
định 19/2003/ NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ Quy định trách nhiệm của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.
2.3.Thực trạng bình đẳng giới ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1999-2009
2.3.1. Bình đẳng giới trong giáo dục
2.3.1.1. Huy động hai giới vào trường học đúng tuổi
Trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục TPHCM nói riêng, việc cho trẻ
đủ 5 tuổi đến trường (bậc mầm non) là điều hết sức cần thiết và nhiệm vụ phải làm.
Trong đó, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,...mọi công dân
đều có quyền đi học. Trong những năm qua, TPHCM đã huy động độ tuổi này đến
trường rất tốt, bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất khang trang ở các quận, huyện,
thành phố còn trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy. Đồng thời đào
58
tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên các cấp học khá đầy đủ.
Bảng 2.3. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 1999
Đơn vị: %
Cấp học
Tiểu học
Trung học cơ
sở
Trung học
phổ thông
Huy động 3
cấp
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Toàn thành 94,44 94,73 71,20 74,35 40,22 44,64 68,62 71,24
Thành thị 94,68 94,96 73,34 75,89 43,96 47,93 70,66 72,93
Nông thôn 93,48 93,75 63,19 68,61 24,97 30,62 60,55 64,33
Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số 1999
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 1999
Cấp
học
Tiểu học Trung
học cơ sở
Trung
học phổ
thô
Huy động
3 cấp
59
Tỷ lệ đi học đúng tuổi của năm 1999 chỉ có ba cấp là tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông, không có bậc mầm non . Cấp tiểu học đạt tỷ lệ cao nhất
toàn thành là 94,44%. Cấp trung học phổ thông đạt tỷ lệ thấp nhất 40,22%, riêng
khu vực nông thôn tỷ lệ nam giới chỉ đạt 24,97%. Tỷ lệ nam ở nông thôn thấp hơn
so với tỷ lệ nữ gần 6%. Điều này cho thấy vào năm 1999 sự quan tâm cho giáo dục
ở nông thôn còn hạn chế.
Bảng 2.4. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 2004
Đơn vị: %
Cấp học
Tiểu học
Trung học cơ
sở
Trung học
phổ thông
Huy động 3
cấp
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Toàn thành 96,53 96,58 82,33 83,46 52,19 52,65 77,02 77,56
Thành thị 96,58 96,60 83,11 83,81 54,93 54,11 78,21 78,17
Nông thôn 96,27 96,47 78,73 81,82 39,57 45,68 71,52 74,66
Nguồn: Kết quả điều tra dân số giữa kỳ 2004
Từ năm 1999-2004, tỷ lệ đi học đúng tuổi của các cấp đều tăng và có tiến bộ
sau 5 năm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Cấp trung học cơ sở và cấp trung
học phổ thông tăng đáng kể, nhất là tỷ lệ học sinh nam ở cấp phổ thông tăng 14,6%,
tỷ lệ học sinh nữ tăng hơn học sinh nam 1%.
Bảng 2.5. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 2009
Đơn vị: %
Cấp học
Mầm non Tiểu học
Trung học cơ
sở
Trung học
phổ thông
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Toàn thành 80,58 80,55 91,64 91,99 87,47 88,44 78,68 79,60
Thành thị 80,66 80,89 91,77 92,09 87,59 88,43 78,78 79,04
Nông thôn 80,22 79,17 91,08 91,54 86,91 88,51 78,06 80,68
Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số 2009
60
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ đi học đúng tuổi năm 2009
Tỷ lệ đi học đúng tuổi từ năm 1999- 2009 có những bước đột phá đáng kể ở
tất cả các cấp. Sau 10 năm tỷ lệ đi học đúng của các cấp đều tăng mạnh. Cụ thể
năm 2009 ngoài 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có thêm
bậc mầm non được đưa vào chương trình phổ cập cho trẻ từ 5 tuổi của thành phố .
So với năm 1999 thì không có bậc này và bậc mầm non đạt tỷ lệ khá cao trên 80%
toàn thành phố. Cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất trong các cấp, trong đó tỷ lệ đi
học đúng tuổi toàn thành của nam là 91,64% và nữ đạt cao hơn nam đạt 91,99%.
Cấp trung học cơ sở thì tỷ lệ đi học đúng tuổi của nữ cũng cao hơn nam là 0,97%.
Tương tự cấp trung học phổ thông tỷ lệ nữ vẫn cao hơn nam. Đặc biệt, tỷ lệ nữ ở
Cấp
học
%
Mầm non Tiểu học Trung học
cơ sở
Trung học
phổ thông
61
nông thôn cao hơn tỷ lệ nữ ở thành thị và tỷ lệ nam cũng đã tăng mạnh so với năm
1999. Chứng tỏ có sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở TPHCM.
Bảng 2.6. Tỷ lệ huy động hai giới đến trường đúng tuổi
Đơn vị: %
Năm 1999 2004 2009
Giới tính Nam N ữ Nam N ữ Nam N ữ
Toàn thành 68,6 71,2 77,0 77,6 84,6 85,1
Thành thị 70,7 72,9 78,2 78,2 84,7 85,2
Nông thôn 60,6 64,3 71,5 74,7 84,1 85,0
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ huy động hai giới đến trường đúng tuổi
năm 1999 và 2009
%
Năm
1999 2009
62
Ở bậc tiểu học, tỷ lệ huy động đúng tuổi vào trường của hai giới là tương
đương và đều có tiến bộ sau 10 năm ở cả thành thị và nông thôn. Bậc mầm non
được thêm vào trong chương trình phổ cập của thành phố và đạt tỷ lệ khá cao đạt
trên 80%, riêng trẻ em nữ ở nông thôn vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung của thành
phố là 1,38%. Bậc tiểu học do đã đạt phổ cập giáo dục đúng tuổi và tỷ lệ có giảm
hơn so với năm 1999 gần 3%. Hai bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông năm
1999 còn thấp nhưng đã có bước tiến dài trên 10% sau 10 năm. Trong đó, bậc trung
học phổ thông tăng mạnh trên 30%. Tuy nhiên có sự chênh lệch ở địa bàn nông
thôn, nữ được huy động với tỷ lệ cao hơn nam, sự chênh lệch đến 2,62%. Rất nhiều
trường học ghi nhận nữ chăm học hơn nam.
Biểu đồ 2.8. Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học và
giới tính năm 1999
Nhìn vào biểu đồ trẻ từ 5 tuổi chia theo tình trạng đi học theo giới ta thấy, số
trẻ đã đi học của nữ là 1.728.021 học sinh cao hơn nam giới 161.478 học sinh. Như
vậy trong năm 1999 học sinh nữ 5 tuổi trở lên đi học rất cao so với nam giới, nhưng
đang đi học lại thấp hơn so với nam giới 35.766 học sinh. Qua đó, ta thấy nữ giới có
đi học nhiều nhưng bỏ học cũng nhiều, khả năng duy trì học tập của nữ thấp hơn
nam. Mặt khác, số nữ chưa đi học cũng cao hơn so với nam, năm 1999 số nữ chưa
đi học là 183.205 trẻ, nam là 107.151 trẻ, vậy số nữ cao hơn nam là 76.054 trẻ.
Trong năm 1999 thì lượng trẻ nữ 5 tuổi trở lên có tỷ lệ giáo dục thấp hơn nam giới.
63
Nguyên nhân này còn một phần thiêng về nam giới, tâm lý nữ không cần học nhiều,
chủ yếu các gia đình thường đầu tư học hành cho con trai nhiều hơn.
Tuy nhiên, những năm gần đây thì hiện tượng này không còn nữa, đa phần
các gia đình chủ yếu là ít con nên việc học trai hay gái đều rất coi trọng và quan tâm
của nhiều bậc phụ huynh. Do đó, việc cho trẻ đủ 5 tuổi trở lên đến trường ngày một
tăng số trẻ chưa đi học ngày một bị đẩy lùi.
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học
và giới tính năm 1999
Nhìn chung, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học và giới
tính năm 1999 thì tỷ lệ chưa đi học của nam thấp hơn nữ là 2,9%. Tỷ lệ đã đi học
của nữ cao hơn nam 0,8% và tỷ lệ đang đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_6721211404_6346_1869290.pdf