Vì sao rượu giả có thể làm chết người?
Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường
hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử vong. Những người
làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm
nướcvì làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt.
Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một
phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc.
Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng
khác nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không
độc. Rượu metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong
suốt rất độc, nó có nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu
nhưng không dùng để pha đồ uống.
Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần
kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự
nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc
axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực
giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là
mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ca dao tục ngữ với Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Dành tặng những người yêu Hóa học
Copyright© Võ Ngọc Bình,
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Ca dao tục ngữ với Hóa học
1. Giải thích câu ca dao
Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Giải thích:
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali. ở dạng tinh thể
ngậm 24 phân tử H2O nên có công thức hoá học là
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết phèn nhôm
còn trước cả kim loại nhôm.
Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu là đất sét (có thành
phần chính là Al2O3), axit sunfuric và K2SO4.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan
rất nhiều trong nước nóng nên rất dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.
Cũng do tạo ra kết tủa Al(OH)3 khi khuấy phèn vào nước đã dính
kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và
chìm xuống làm trong nước.
Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
Phèn chua rất cần cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có
nước trong dùng cho tắm, giặt.
Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh
phàn (minh là trong sáng, phàn là phèn).
Theo y học cổ truyền thì:
Phèn chua, chua chát, lạnh lùng
Giải độc, táo thấp, sát trùng ngoài da
Dạ dày, viêm ruột, thấp tà
Dùng liều thật ít, thuốc đà rất hay
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Phèn chua làm hết ngứa, sát trùng vì vậy sau khi cạo mặt xong, thợ
cắt tóc thường lấy một miếng phèn chua to xoa vào da mặt cho khách.
Phèn chua dùng để bào chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt,
cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
2. Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu
viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Nên có câu cao dao sau:
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.
Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng
natri tetraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi. Vậy hàn the là chất gì ?
Giải thích:
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac) đông y gọi là
bàng sa hoặc nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm 10 phân tử H2O
(Na2B4O7.10H2O). Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không
tan trong cồn 900.
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào
giò lụa, bánh phở, bánh cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy
dai và giòn. Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm
chất phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và
hôn mê.
Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiều oxit kim loại khi
nóng chảy, gọi là ngọc borac.
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa
Na2B4O7.4H2O. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh
màu và thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát
Ca dao tục ngữ với Hóa học
trùng và chất bảo quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để
bào chế dược phẩm.
Theo đông y, hàn the có vị ngọt mặn, tính mát dùng hạ sốt, tiêu
viêm, chữa bệnh viêm họng, viêm hạnh nhân hạch, sưng loét răng lợi.
Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng.
Tây y dùng dung dịch axit boric loãng làm nước rửa mắt, dùng
natri tetraborat để chế thuốc chữa đau răng, lợi.
3. Gừng có nhiều công dụng nên có câu dao:
"Chua, cay, mặn, ngọt đã từng.
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau"
Gừng có những công dụng gì ?
Giải thích:
Trong ăn uống gừng có nhiều công dụng như:
- Chống lạnh cho thức ăn có tính lạnh như bầu bí, các loại cải, các món thuỷ
sản (ốc, cua, cá), gia cầm ( ở miền Nam, vịt luộc phải chấm nước mắm gừng),
gia súc như thịt trâu, thịt bò… ốc hấp gừng là món đặc sản.
- Làm dậy mùi thơm ở bánh mứt, chè, rượu, bia…
- Chống nhiễm vi sinh vật (dưa, kim chi…)
Trong phòng chữa bệnh, gừng có nhiều tác dụng:
- Chữa cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá
- Trong gừng có chất jamical có tính diệt nấm, mecin có tính diệt khuẩn.
- Làm giảm mỡ máu, hạ thuyết áp, kích thích tiêu hoá... Do gừng có nhiều
công dụng nên có câu dao:
"Chua, cay, mặn, ngọt đã từng.
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau"
Ca dao tục ngữ với Hóa học
4. Miếng trầu mang rất nhiều ý nghĩa:
Miếng trầu dùng trong giao tiếp, miếng trầu là đầu câu chuyện:
"Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là "
Miếng trầu dùng để trao duyên:
"Trầu này trầu quế, trầu hoa
Trầu Loan, trầu Phượng, trầu ta, trầu mình"
Miếng trầu dùng để trách người bạn trai chậm chân:
"Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như là cá chậu, chim lồng biết sao "
Miếng trầu dùng để khuyên nhủ lứa đôi
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi"
Miếng trầu dùng nói khi giúp đỡ việc cưới xin:
"Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau"
Miếng trầu dùng để trang điểm:
"Trầu này trầu tính, trầu tình
Ăn vào thêm đỏ môi mình, môi ta"
Miếng trầu dùng để đo thời gian:
"Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn giập bã trầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh"
Hoặc là:
"Ngồi chơi mới giập bã trầu
Mong anh nán lại, đôi câu giãi bày"
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Ông cha ta đã dùng miếng trầu để diễn đạt các cung bậc của tình cảm.
Cây cau, giàn giầu (trầu) đã đi vào văn thơ ca.
Thơ Nguyễn Bính:
"Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không () thôn nào ? "
Và:
"Cái ngày em đi lấy chồng
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn"
Dân ca quan họ Bắc Ninh"
"Cau non sánh với trầu vàng
Con non kết bạn, trầu vàng kết duyên"
Hay:
"Tương tư môi đỏ dạ sầu
Chưa ăn mà đã thấy say miếng trầu"
Và:
"Say nhau quan họ càng say
Nâng niu một miếng trầu này mời nhau
Đã thương đến tận vườn cau
Đã yêu xin gửi miếng trầu làm tin"
Và lúc giã bạn:
"Miếng trầu cánh phượng hồng môi
Dạt dào câu hát người ơi đừng về"
Văn hoá trầu cau có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào ?
Giầu không là tên cây cho lá để ăn trầu (ăn giầu)
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Giải thích:
Truyền thuyết dân gian "trầu
cau" được lưu truyền từ đời Văn
Lang đến nay. Ngày nay còn rất ít
người ăn trầu nhưng miếng trầu đã
đi vào đời sống văn hoá, tình cảm
và phong tục của dân tộc ta hàng
mấy ngàn năm văn hiến. Văn hoá
"Trầu cau" mang tính độc đáo của
người Việt Nam. Tích truyện "Trầu
cau' đã được điện ảnh Việt Nam
dựng thành phim truyện hấp dẫn,
còn ca khúc về tích "trầu cau" đã có từ trước cách mạng tháng 8 (1945)
ý nghĩa hoá học :
Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho
ấm người, cho thơm miệng... có đúng ăn trầu sẽ làm cho vui, ấm và sạch
miệng hay không ?
Lá trầu có chứa từ 1,8 - 2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và
chavicol cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp,
giảm mạch ngoại vi và tính kháng sinh rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh
gió, chữa cảm cúm, bỏng, chữa vết thương.
Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là - đinh lang) có khoảng 18%
tanin, 14% chất dầu, 2% muối khoáng và các hợp chất ancaloit, đặc biệt
là arecolin (C6H13NO2) chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết
nước bọt, làm co đồng tử mắt, kích thích thần kinh phó giao cảm.
Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể
chuyển sang màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này
có tính độc và chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây
hưng phấn.
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ
có tác dụng tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15 -
20 phút, bắt đầu "giập bã trầu", ở nhiệt độ cơ thể 370C, các phản ứng hoá
học, phản ứng sinh màu giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và
các chất khác trong môi trường kiềm đã xảy ra. Chính các phản ứng này
tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt
hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm
chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm của người phụ nữ
trước đây. Miếng trầu làm cho đôi má thêm hồng, đôi môi thêm thắm,
cho lòng thêm say.
ý nghĩa nhân văn:
Lá trầu, quả cau là hai thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ
cúng thần thánh, tổ tiên. Người ta thường nói "hương, hoa, phù, tửu, bạc
lễ chi nghi" (hương, hoa, trầu, rươu, bạc lễ là nghi thức).
Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia...
đã trở thành phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Ngày nay tuy
không ăn trầu nhưng trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyền
thống nghĩa là vẫn có trầu, cau. Lễ dạm hỏi còn gọi là lễ "bỏ cơi trầu".
5. Ngày xưa, các cụ có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đã nói lên
tác dụng hưng phấn của rượu. Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc dùng
để chữa bệnh và tẩm bổ cơ thể.
Cái nguy hiểm là ai cũng biết uống nhiều rượu là có hại nhưng hay
bị “quá chén” và dễ nghiện khi đã nghiện thì rất khó từ bỏ . Đối với một
số người nó như tình yêu. Nhà thơ Tản Đà đã viết:
“Say sưa nghĩ cũng hư đời
Hư thì hư thật, say thời (thì) vẫn say”
Trong các cuộc vui chúng ta nên “tửu bất khả ép” vì ngạn ngữ Nga
có câu: “Khi say biển chỉ đến đầu gối” mà nghiện thì “Trời chỉ bé bằng
Ca dao tục ngữ với Hóa học
vung”. Lý Bạch một nhà thơ lớn đời Đường ở Trung Quốc, đã quá say
khi làm thơ mà nhảy xuống sông vớt ánh trăng vàng.
Văn hoá rượu có ý nghĩa hoá học và nhân văn như thế nào? Vì
sao rượu giả có thể làm chết người?
Giải thích:
Rượu uống tên hoá học là etanol
có công thức C2H5OH. Rượu trắng
là dung dịch của C2H5OH trong
nước với nồng độ khác nhau. Độ
rượu là phần trăm thể tích của
rượu trong dung dịch nước. Rượu
400 là loại rượu mà 100 ml dung
dịch rượu này thì có 40ml rượu và
60ml nước. Rượu có nồng độ cao khoảng 80 0 90 gọi là cồn.
Về hoá học, rượu là dẫn xuất của hidrocacbon trong đó một hoặc
nhiều nguyên tử hiđro được thay thế bằng nhóm hidroxyl (OH). Đó là
khái niệm chung về rượu, nhưng chỉ có etanol mới uống được. Trên thế
giới, chẳng dân tộc nào không dùng rượu, có khác chăng chỉ là khẩu vị
từng vùng.
Rượu là con dao hai lưỡi, nếu dùng ít và hợp lí thì có lợi còn khi
lạm dụng dẫn đến nghiện lại là kẻ thù nguy hiểm.
Về mặt y học, rượu có tính gây ngủ và an thần, ức chế thần kinh,
giảm đau, nếu uống ít sẽ tăng tiết dịch vị, tăng hấp thụ, tăng nhu động ruột,
ăn ngon miệng... Vì vậy sẽ là bất công và thiếu khách quan nếu chỉ hoàn
toàn lên án rượu, coi rượu là kẻ thù nguy hiểm như ma tuý và thuốc lá.
Ngày xưa, các cụ có câu: “Nam vô tửu như kỳ vô phong” đã nói
lên tác dụng hưng phấn của rượu. Rượu ngâm thuốc gọi là rượu thuốc
dùng để chữa bệnh và tẩm bổ cơ thể.
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Cái nguy hiểm là ai cũng biết uống nhiều rượu là có hại nhưng hay
bị “quá chén” và dễ nghiện khi đã nghiện thì rất khó từ bỏ . Đối với một
số người nó như tình yêu. Nhà thơ Tản Đà đã viết:
“Say sưa nghĩ cũng hư đời
Hư thì hư thật, say thời (thì) vẫn say”
Trong các cuộc vui chúng ta nên “tửu bất khả ép” vì ngạn ngữ Nga
có câu: “Khi say biển chỉ đến đầu gối” mà nghiện thì “Trời chỉ bé bằng
vung”. Lý Bạch một nhà thơ lớn đời Đường ở Trung Quốc, đã quá say
khi làm thơ mà nhảy xuống sông vớt ánh trăng vàng.
Tổ chức y tế Thế giới kêu gọi mọi người bỏ rượu vì quá nhiều tác
hại: hàng năm tiêu tốn 50 tỷ đô la ở Mỹ; 96 tỷ mác ở Đức; 70% tai nạn xe
cộ; tỷ lệ nghiện và chết cao (26% do ngộ độc cấp bởi các tạp chất độc hại
như anđêhit, metanol… có trong rượu).
Thế nhưng, một số nước như Liên Xô (cũ), Cô - oet đã cấm rượu
mà không thành công. Chúng ta không khuyến khích uống rượu, nhưng
rượu vẫn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy cũng nên tìm hiểu về
văn hoá rượu (Drrinking Culture)
Rượu có 2 loại: Loại chế từ hoa quả và loại chế từ ngũ cốc.
Rượu chế từ hoa quả, trước tiên phải kể đến rượu nho (vang nho).
Có vang trắng, vang đỏ (cho phụ nữ) vang Bordeaux, Alsace (Pháp), vang
Alazan (Georgie), vang Mônđavi, vang Bungari v.v...
Loại vang sủi bọt, sâm banh mang địa danh Champagne (Pháp) đặc
biệt vùng Reims, cách thủ đô Pari (Pháp) 140 km. Hãng Piper - Heidseik
ở vùng này, thành lập từ 200 năm trước, có hầm rượu dài tới 16 km,
thường xuyên chứa được 15 triệu chai và một bảo tàng dưới lòng đất
chuyên lưu giữ các loại sâm banh của hầu hết các vùng trên Trái Đất.
Cầu kì hơn là rượu Cognac. Cogac là một địa danh cách Pari 600
km. Rượu Cognac đắt vì được làm từ loại nho đặc biệt do được chọn
giống kĩ. Qua quá trình lên men chưng cất, ủ trong các thùng gỗ sồi đặc sẳn
Ca dao tục ngữ với Hóa học
(loại sồi Limousin hoặc Troncais do nhà nước quản lí) với thời gian khá dài
từ 3 đến 40 năm.
Nếu ủ trong khoảng 3 - 5, rượu có nhãn V * S *; nếu ủ trên 5 năm:
nhãn VSOP; từ 25 - 35 năm: nhãn XO. Loại này được 4 hãng sản xuất:
Hennesy, Martel, Remy Martin, hay Martel có giá từ vài trăm đến vài
ngàn đô la. Có loại Cognac dành cho vua chúa hay tỉ phú - nhãn XO trị
giá 19000 franc Pháp, hoặc 4000 USD (40 triệu đồng Việt Nam).
ở nước ta do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không có các loại nho
ngon nên dùng vang táo, mơ, mận, dâu... cũng theo nguyên tắc lên men,
chưng cất nói trên và chỉ ủ trong thời gian ngắn. ở Hà Nội có làng rượu
Mơ nổi tiếng, đã tồn tại cách đây 6, 7 trăm năm ở vùng Bạch mai - Hoàng
Mai - Tương mai nay là xã Hoàng Văn Thụ, Trương Định thuộc quận
Hai Bà Trưng. Đó là rượu ngon nhất Hà Thành, “bất ẩm bất tri kỳ vị”.
Trong Tam Quốc, Tào Tháo và Lưu Bị đã uống rượu mơ mỗi khi
bàn luận anh hùng. Vua Tấn khi đấu cờ với Chung Vô Diệm cũng dùng
rượu mơ.
Rượu chế từ ngũ cộc (tinh bột); trước hết phải kể đến rượu
Whissky, tiêu biểu và thường gặp là Whissky Chivas Regal ở vùng
Scotland phía Bắc nước Anh. Whisky loaị này được làm từ mạch nha với
3 loại thuần chủng: Glenlivet, Long mann và Glen Grant do một thợ
chuyên nghiệp pha chế. Rượu được ủ trong thùng gỗ sồi ít nhất 12 năm.
Rượu được sản xuất từ năm 1801, do hãng Chivas and Glenlivet Group
thành lập từ năm 1786. Với ngót 2 thế kỉ kinh nghiệm, hãng đã cho ra thị
trường một loại rượu ngon có tiếng, khoảng 430, mỗi năm 3 triệu thùng,
mỗi thùng 12 chai 750 ml, ở 150 nước trên thế giới.
Sau này có hãng Seagram Spiret to hơn, bao trùm cả Whisky
Bourbon, Canda và Bắc Mỹ, còn được gọi là “ông hoàng Whissky”
(Prince of Whisky)
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Ở Nga, Ba Lan, Đông Âu có Vodka cũng là rượu trắng, ngon nấu từ
ngũ cốc. ở Cu ba có rượu Rhum từ mía, ở Nhật có rượu Sakê từ gạo, ở Trung
Quốc có rượu Mao Đài, chế từ cao lương, chưng cất và ủ trong 6 năm tại một
địa danh tên là mao Đài cách Bắc Kinh 700 km. Rượu Mao Đài đã được huy
chương vàng ở hội chợ Panama do Mỹ tổ chức năm 1913.
Ở Việt Nam có Lúa Mới, rượu đế (ở miền Nam). Đó đều là các loại
rượu chế từ ngũ cốc, có nồng độ cao từ 40 - 600. ở miền Bắc ngày xưa có
rượu Tăm, rượu Ngang. Rượu Tăm là loại rượu mà khi lắc mạnh chai cho
tăm rượu bốc mạnh lên như reo, rồi để chai đứng yên, thì tăm lặn ngay
lập tức. Cất 10 lít rượu thường mới cất được một chai rượu tăm, vì thế
nên mới có câu : “Giúp em một thúng xôi vò, một con lợn béo một vò
rượu tăm”. Còn rượu Ngang là thứ rượu trắng mà người bán phải đựng
vào bong bóng, thắt ngang lưng để che mắt các nhà thi hành pháp luật, vì
ngày xưa cấm nấu rượu lậu.
Ngày nay, trong các quầy rượu ta còn gặp một thứ gọi là liquơ
(liqueur). Chúng cũng được chế từ ngũ cốc (gạo, ngô, khoai, sắn...) rồi
qua chưng cất công nghiệp thành rượu nặng (trên 900) sau tinh chế loại bỏ
bớt chất độc (anđehit, metanol; để thu được “cồn thực phẩm” có độ cồn
thấp hơn, khoảng 40 - 600 . Các cơ sở sản xuất rượu dùng loại cồn thực
phẩm này pha thêm đường, màu thực phẩm và tinh dầu chanh, cam, dâu,
táo...thành các loại liquơ nhẹ, ngọt mà dễ uống mà ta vẫn quen gọi là
rượu mùi (rượu màu).
ở nước ta, trong phong tục truyền thống, thờ cúng tổ tiên, ma chay,
cưới hỏi đều phải có trầu và rượu, đó là những thứ không thể thiếu được,
nhất là khi cưới hỏi:
“Cao tay nâng chén rượu hồng
Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay”
Ca dao tục ngữ với Hóa học
Vì sao rượu giả có thể làm chết người?
Uống rượu giả có thể bị ngộ độc, có trường
hợp mù cả mắt, thậm chí cả tử vong. Những người
làm rượu giả không phải đem rượu trắng trộn thêm
nước vì làm như vậy sẽ biết ngay bởi nó nhạt.
Thường bọn chúng dùng rượu metylic để thay một
phần rượu etylic. Loại rượu giả này rất độc.
Rượu etylic và rượu metylic có cùng họ nhưng tính chất của chúng
khác nhau. Rượu etylic là chất lỏng trong suốt, mùi thơm dễ chịu, không
độc. Rượu metylic có phân tử khối bé hơn, nó chính là chất lỏng trong
suốt rất độc, nó có nhiều ứng dụng, nó có thể thay xăng làm nhiên liệu
nhưng không dùng để pha đồ uống.
Rượu metylic rất độc đối với cơ thể người. Nó tác động vào hệ thần
kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ thể gây nên sự
nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ bắt đầu triệu chứng nhiễm độc
axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn mửa, thị lực
giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn là
mạch đập nhanh và yếu, hô hấp khó khăn cuối cùng dẫn đến tử vong.
Ca dao tục ngữ với Hóa học
6. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”,câu này mang hàm
ý của khoa học hoá học như thế nào?
Giải thích:
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3nên trong nước sẽ tồn tại
phương trình điện ly:
CaCO3 ↔ Ca2+ + CO32-
Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion Ca2+, CO32-, theo nguyên lý
chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng(*) chuyển dịch theo phía
chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, CO32-, (chiều thuận) nên theo thời gian
nước chảy qua đá sẽ mòn dần.
Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước
có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO)2
Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
Ca dao tục ngữ với Hóa học
7. Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Giải thích:
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ
đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho
năng suất cao sau này.
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp
(tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2 → 2NO (khoảng 30000C) Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3-
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu
đất.Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ
động bón cho cây trồng. Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng
nhiều phân bón và nhiệm vụ của nghành công nghiệp hoá chất “hướng về
không khí đòi lương thực” là càng lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hóa học với đời sống.pdf