Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Tác giả đề xuất các chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc giảm chi

phí và rủi ro trên những khoản vay này như có thể giảm thuế trên doanh lợi từ các khoản

vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, yêu cầu NHNN địa phương cùng các cơ quan quản

lý thương mại, cơ quan thuế địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình với các NHTM

để ngân hàng có được các thông tin xác thực, từ đó phê duyệt các khoản vay một cách

dễ dàng hơn mà không cần thông qua tài sản thế chấp, có các chính sách khuyến khích

tiếp nhận các loại hình tài sản hình thành trong tương lai hoặc tài sản vô hình như sở

hữu trí tuệ, bằng sáng chế,

pdf10 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(khung lý thuyết) về tiếp cận tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - trong đó được chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức. - Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam thông qua việc khảo sát. - Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam. - Đưa ra những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên đưa ra nhằm trả lời những câu hỏi sau đây: - Khung lý thuyết mà nghiên cứu sử dụng bao gồm những điều gì? - Hiện trạng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam ra sao? - Các nhân tố “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Điều kiện thuận lợi”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Tiện lợi”, “Hiểu biết tài chính”, “Bảo mật” có tác động thế nào đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam? - Các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam bao gồm những vấn đề gì? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - trong đó được chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức. Trong tín dụng phi chính thức, tác giả tập trung vào tiếp cận tín dụng đen của các hộ kinh doanh cá thể. Luận án không nghiên cứu tín dụng bán chính thức. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể có đăng kí kinh doanh trên cả nước. Đối tượng khảo sát: chủ các hộ kinh doanh cá thể. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ 2017 - 2020, trong đó tập khung khảo sát trong thời gian từ tháng 3/2019 - 11/2019. 5. Cách tiếp cận Nghiên cứu này tiếp cận đồng thời trên 2 hướng (1) khả năng các hộ kinh doanh cá thể có thể có được các khoản mục vốn vay gồm cả chính thức và phi chính thức; (2) tài chính toàn diện (Financial Inclusion). CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể và các nhân tố ảnh hưởng 1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể 1.1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh 1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức Tín dụng chính thức là dịch vụ được cung cấp bởi các TCTD được cấp phép, ví dụ như dịch vụ tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Tín dụng phi chính thức được hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài sự quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý về tài chính tiền tệ, gồm cho vay của các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, hoặc cho vay của gia đình, bạn bè, người thân. 1.1.3. Tiếp cận tín dụng Tiếp cận tín dụng chính thức là việc người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn được tại các TCTD. Hay nói cách khác, đây là hình thức phát sinh giao dịch bằng tài sản giữa một bên là các TCTD gọi là bên cho vay và một bên là các cá thể, doanh nghiệp gọi là bên vay. Đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì có thể hiểu là việc các hộ kinh doanh cá thể sẽ sử dụng các dịch vụ tín dụng không được cung cấp bởi các TCTD được cấp phép hoặc các tổ chức chính trị xã hội. Việc này gần giống với sử dụng tín dụng đen. 1.2. Tác động của tiếp cận tín dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể 1.2.1. Các tác động tích cực 1.2.1.1. Của tín dụng chính thức Việc tiếp cận TDCT đã cung cấp cho khách hàng vay cơ hội tạo ra năng lực sinh kế, phát huy khả năng tự làm chủ của họ. 1.2.1.2. Của tín dụng phi chính thức Tín dụng phi chính thức (và kể cả tín dụng đen) không phải lúc nào cũng hoàn toàn xấu vì đã giúp người cần vốn được vay ngay, với thủ tục đơn giản, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người vay. 1.2.2. Các tác động tiêu cực 1.2.1.1. Của tín dụng chính thức Tín dụng chính thức sẽ làm tăng chi phí của các hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn đầu, bởi các yêu cầu minh chứng về thu nhập, các loại báo cáo minh chứng khả năng trả nợ. 1.2.1.2. Của tín dụng phi chính thức Hậu quả của tín dụng đen rất nghiêm trọng (đối với các nước phát triển thì đồng nhất tín dụng phi chính thức và tín dụng đen làm một), và vì vậy cần phòng ngừa và hạn chế tín dụng đen ở mức cao nhất có thể để đảm bảo ổn định xã hội, bảo vệ khách hàng. Các nghiên cứu đề cập ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng đen trên nhiều mặt, tập trung vào an ninh kinh tế, mức sống của dân cư, an ninh trật tự xã hội 1.3. Lý thuyết nền tảng và mô hình dự kiến 1.3.1. Các lý thuyết nền tảng 1.3.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) 1.3.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) 1.3.1.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) 1.3.1.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT) 1.3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến 1.3.1.1. Lựa chọn lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu Luận án này tiếp cận mô hình nền tảng là mô hình TPB và bổ sung thêm các dữ kiện trong nghiên cứu của UTAUT. 1.3.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ Đối với mô hình thứ nhất, tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả sử dụng mô hình TPB để đánh giá, trong đó có kết hợp với mô hình UTAUT để đưa ra những biến phụ thuộc. Đối với mô hình thứ 2 tác giả xây dựng mô hình gồm bốn yếu tố chính: “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” giống như mô hình lý thuyết gốc. Ngoài ra, trong mô hình UTAUT cũng tính đến những yếu tố: “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm sử dụng” và “Tự nguyện sử dụng” CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính (sử dụng trong giai đoạn phát triển bảng hỏi và thang đo) và phương pháp nghiên cứu định lượng sau khi đã thực hiện xong nghiên cứu định tính và điều chỉnh bảng hỏi. 2.1.2. Nghiên cứu định tính Mục tiêu nghiên cứu định tính: Để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết). Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu vì đây là cách thích hợp nhất để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất, xây dựng bảng hỏi khảo sát và tính chính xác phù hợp của kết quả nghiên cứu. 2.1.3. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bằng cách thực hiện thu thập dữ liệu được từ khảo sát trên nhóm đối tượng là các hộ gia đình đã sử dụng tín dụng chính thức và/hoặc phi chính thức (không bao gồm các khoản vay từ người thân hoặc vay thông qua phường/họ). Tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25 và AMOS 20 để phân tích đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể, độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), ảnh hưởng của biến điều tiết tới mối quan hệ của mô hình cấu trúc. 2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 2.2.1.1. Tài sản đảm bảo 2.2.1.2. Thu nhập 2.2.1.3. Kinh nghiệm kinh doanh của chủ hộ 2.2.1.4. Khoảng cách 2.2.1.5. Lãi suất vay vốn 2.2.1.6. Thủ tục vay vốn 2.2.1.7. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại 2.2.1.8. Dịch vụ ngân hàng điện tử 2.2.1.9. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh cá thể 2.2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 2.2.1.1. Hiệu quả kỳ vọng 2.2.2.2. Nỗ lực kỳ vọng 2.2.2.3. Ảnh hưởng xã hội 2.2.2.4. Điều kiện thuận lợi đối 2.2.2.5. Hiểu biết tài chính 2.2.2.6. Tính tiện lợi 2.2.2.7. Tính bảo mật 2.2.2.8. Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng của hộ kinh doanh cá thể 3.1.1. Tình hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam Bảng 3.1. Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam phân theo vùng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Đồng bằng sông Hồng 1.093,1 1.113,9 1.233,8 1.183,4 1.213,2 1.228,0 1.256,7 1.330,1 1324,377 1357,069 Trung du miền núi phía Bắc 369,6 380,4 430,4 423,2 436,3 440,3 450,6 487,1 481,628 493,655 Trung bộ 945,4 979,4 1.054,0 1.045,2 1.062,8 1.095,9 1.126,1 1.184,3 1201,809 1233,100 Tây Nguyên 181,1 187,8 213,8 219,5 229,9 226,4 2.366,5 245,7 252,844 271,945 Đông Nam Bộ 664,8 672,0 748,9 752,2 779,9 820,1 856,3 900,9 942,680 978,384 Đồng bằng sông Cửu Long 871,0 902,8 947,9 912,5 935,6 944,1 983,6 994,5 995,397 1045,242 Tổng số 4.125,0 4.236,3 4.628,8 4.536,0 4.657,7 4.754,8 4.909,8 5.142,6 5198,735 5379,395 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020) Các hộ kinh doanh cá thể phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng, Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là những vùng chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 25,86%; 23,03%; 19,34% và 17,52% . Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất, lần lượt là 9,47% 4,78% tổng số hộ. Trên cơ sở phân bổ dân cư, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể giữa các vùng không có sự biến động đáng kể trong nhiều năm qua. 3.1.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam là hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2007- 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình dao động từ gần 89% đến khoảng 93% (Tổng cục Thống kê, 2020). Việc tiếp cận vốn của các hộ kinh doanh của các hộ còn khó khăn hơn khi mà chỉ có 47,22% số hộ kinh doanh tiếp cận được vốn tín dụng chính thức với mức lãi suất hợp lý – khoảng 8% - 14%/năm (OXFAM, 2015, Finn, 2018). Điều này cho thấy, các hộ phải tìm đến những nguồn vốn từ khu vực bán chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, nếu tiếp cận vốn bán chính thức (từ quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) không nhiều, lại không thể sử dụng lâu dài. Nguyên nhân của vấn đề này là tín dụng bán chính thức có số vốn nhỏ, lại phải dùng cho các nhu cầu thường xuyên (như hoạt động của các hội, hoặc khen thưởng). Do đó, với phần vốn còn thiếu thì phải sử dụng từ tín dụng phi chính thức. Nguồn này đối với các hộ kinh doanh cá thể xuất phát chính từ một số nguồn như: vốn từ vay các cá nhân trên thị trường, vay từ các cửa hàng cầm đồ với lãi suất cao (tín dụng đen), vay từ các quỹ (dưới dạng họ/hụi/phường/biêu) (OXFAM, 2015, Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019). 3.2. Khái quát về mẫu nghiên cứu 3.2.1. Thông tin về nhân khẩu học Bảng 3.2 quả nhân khẩu học từ mẫu nghiên cứu Tần suất Tỷ lệ Giới tính chủ hộ Nam 550 76,18% Nữ 172 23,82% Thu nhập bình quân của hộ (bình quân tháng, đơn vị tính: triệu đồng) Dưới 10 232 32,13% Từ 10 - dưới 20 267 36,98% Từ 20 - dưới 30 182 25,21% Từ 30 trở lên 41 5,68% Khu vực hoạt động Thành thị 354 49,03% Nông thôn 368 50,97% Số năm hoạt động bình quân của hộ Dưới 1 năm 28 3,88% Từ 1 đến dưới 5 năm 267 36,98% Trên 5 năm 427 59,14% Số lao động bình quân của hộ Dưới 3 162 22,44% Từ 3 đến dưới 10 498 68,98% Từ 10 trở lên 62 8,59% Nguồn: Tính toán của tác giả Trong số các hộ kinh doanh cá thể được khảo sát thì số chủ hộ có tỉ lệ từ tiểu học trở xuống rất thấp, chỉ 46 hộ, chiếm khoảng 6,37%. Điều này cho thấy, trình độ học vấn của các hộ đã nâng lên đáng kể để tự cải thiện dân trí của mình. Đa số các hộ này và các hộ có trình độ THCS - THPT đều nằm trong khu vực nông thôn, vốn ít có điều kiện phát triển kinh tế cũng như học hành (ADR, 2014). Số hộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất - bởi đa phần các chủ hộ cho rằng mình chỉ cần đào tạo nghề là có thể kinh doanh được, do vậy, đối với nhóm hộ hoạt động liên quan đến kỹ thuật (như sửa chữa các loại máy móc, kinh doanh các loại máy móc) thì việc này phù hợp. Một số hộ kinh doanh liên quan đến nông nghiệp được đào tạo các ngành nghề cơ bản từ trung cấp như cây trồng, vật nuôi, phân bón. Đa phần các hộ còn lại có trình độ cao hơn (cao đẳng - đại học - sau đại học) tập trung ở vùng thành thị, kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao (như điện, điện tử, các dịch vụ công cộng). Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam khi các hộ khu vực này có điều kiện (về kinh tế, về địa lý) để học tập. 3.2.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát Trong số các hộ được khảo sát, có đến 532 hộ sử dụng tín dụng chính thức - được vay từ các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân cở sở, tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng chính sách xã hội. Như thế, có thể thấy rằng: có đến 74% tổng số hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức - cao hơn rất nhiều so với kết quả khảo sát về tiếp cận tín dụng của cá nhân vùng nông thôn Việt Nam của các nghiên cứu trước, chỉ dao động khoảng 20 - 40% tùy từng vùng (ADR, 2014, Finn, 2018). Điều này cho thấy rằng: các hộ cũng đang cố gắng để nâng cao khả năng của chính mình trong việc tiếp cận các dịch vụ chính thức. Về số vốn vay bình quân trong một lần cũng có những sự khác biệt nhất định: 45 hộ chỉ cần vay số tiền dưới 30 triệu (tức là số tiền không lớn - rất khó để các ngân hàng thương mại cho vay. Mà khoản tiền này cũng không nhỏ khi so sánh với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và ngân hàng chính sách xã hội). Số tiền này lại cần vay trong khoảng thời gian ngắn (dưới 7 ngày) nên người được khảo sát trả lời rằng: họ chấp nhận lãi suất cao hơn để có thể vay được - con hơn là chờ đợi từ phía ngân hàng hay các tổ chức khác. Đối với tín dụng chính thức, một trong những trở ngại lớn nhất mà các hộ khi được khảo sát cho rằng: không phải lãi suất vay vốn là cản trở, mà lại là thời gian thẩm định. Việc các hộ không đáp ứng được các yêu cầu về hồ sơ vay vốn, việc trả qua thẻ hay vấn đề về tài sản đảm bảo (đa phần các hộ ở vùng nông thôn không có sổ đỏ để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc các hộ vùng thành thị thì khó chứng minh thu nhập nếu vay theo hướng tiêu dùng) đã làm các hộ sử dụng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín dụng đen. Các tổ chức cung cấp tín dụng đen thì giải ngân rất nhanh: trung bình 1 khoản vay chỉ tốn khoảng 30 phút, và chấp nhận vay số tiền nhỏ trong thời gian ngắn. Đây cũng là việc cần cân nhắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới. 3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam 3.3.1. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức Thang đo về biến độc lập gồm 7 thành phần: đặc điểm của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ, khoảng cách, lãi suất, thủ tục vay vốn, kinh nghiệm của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử với 21 thang đo và các thang đo này đều có trong số nhân tố đạt yêu cầu, có khả năng hội tụ, biểu diễn tốt của các biến quan sát. Thang đo biến phụ thuộc Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình (4 biến quan sát), đều đã hội tụ và biểu diễn tốt của các thang đo. Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các biến độc lập, phụ thuộc đều có tính hội tụ và biểu diễn tốt các biến quan sát trong thang đo và được đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích CFA. Đồng thời khi xét riêng mối quan hệ giữa các biến độc lập KC, LS, TTV, KNCH, KNNH, NHĐT, DDCH với biến phụ thuộc Y thể hiện các biến KC, TTV, LS và KNNH có hệ số tương quan r < 0, tức là mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Còn tất cả các biến độc lập còn lại đều có hệ số tương quan 0,3 < r < 0,7. Qua phân tích chúng ta có thể thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thể hiện sự tương quan khá chặt chẽ với nhau. Từ đó chúng ta có thể đưa các biến vào mô hình CFA để phân tích. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Sau khi móc nối các sai số để cải thiện mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA có hệ số Chi-square/df = 1.889 (< 3); GFI = 0.885; TLI = 0.926 (> 0.9); CFI=0.94 (> 0.9); RMSEA=0.058 (< 0.08). Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM Các hệ số trong mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả thực hiện có hệ số Chi- square/df = 1.742 ( 0.9); CFI=0.950 (> 0.9); RMSEA=0.053 (< 0.08). Mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của ngân hàng thương mại gồm 8 nhân tố đã được tác giả đề cập trước đó. Hình . Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM (Nguồn: Tổng hợp, phân tích của tác giả) 3.3.2. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức Sau khi chạy EFA lần 1 thì các biến quan sát TL4,TL5 bị loại ra khỏi vì có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 và các biến quan sát ĐK4 và TL6 cũng bị loại vì không hội tụ với các biến quan sát tương ứng với các biến độc lập. Sau khi chạy EFA lần 2 thì các biến ĐK1, ĐK2, ĐK3 bị loại ra khỏi vì có hệ số tải nhỏ 0.5. Bảng 3.9. KMO và kiểm định Bartlett KMO 0.894 Kiểm định Bartlett 5675.71 Sig. 0.000 Như vậy sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị, loại những thang đo không đáp ứng được nhu cầu và những thang đo còn lại được lựa chọn đã được kiểm định đều đảm bảo yêu cầu. Như vậy mô hình nghiên cứu sẽ được điều chỉnh như sau: Phân tích nhân tố khẳng định CFA Kết quả phân tích CFA lần 2 các chỉ tiêu đo lường sự phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-quare/df= 2.201 < 3, TLI= 0.967, CFI=0.974, GFI= 0.948 đều lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA = 0.046 <0.05, vì thế mô hình có phù hợp với thị trường.Ngoài ra tất cả các giá trị AVE > 0.5, giá trị của độ tin cậy tổng hợp > 0.7, độ tin cậy thang đo được đảm bảo, tính phân biệt được đảm bảo AVE > MSV. Hệ số P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều < 0.5, các biến quan sát này có khả năng biểu diễn tốt các nhân tố trong mô hình CFA.Từ đó có thể khẳng định thang đo đạt được giá trị hội tụ và tính đơn hướng. Như vậy, các thang đo nghiên cứu đối với các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận tín dụng phi chính thức đã đảm bảo các yêu cầu phân tích. Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM Hình Kết quả SEM của tiếp cận tín dụng phi chính thức Nguồn : Tác giả tổng hợp phân tích số liệu Kiểm định sử ảnh hưởng của biến điều tiết trong mô hình cấu trúc ý định sử dụng Bảng : Kết quả kiểm định lần 2 về sự tác động của biến điều tiết Chiều tác động Ước lượng Sai lệch chuẩn (S.E.) Tỷ số tới hạn (C.R) P- value Ý định sử dụng (Y_DINH)  Giới tính_Ảnh hưởng xã hội (GT_XH) -0,183 0,018 -10,015 *** Ý định sử dụng (Y_DINH)  Số năm_Nỗ lực kỳ vọng (SVN_NOLUC) 0,058 0,017 3,347 *** Ý định sử dụng (Y_DINH)  Giới tính_Hiểu biết tài chính (GT_HB) 0,142 0,017 8,485 *** Ý định sử dụng (Y_DINH)  Số năm_Hiểu biết tài chính (SVN_HB) -0,055 0,016 -3,340 *** Nguồn: tác giả tổng hợp phân tích dữ liệu CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1.1. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức Có tất cả 8 nhân tố được xác định là có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình tại Việt Nam, đó là: Tài sản đảm bảo, Thu nhập, Kinh nghiệm của chủ hộ, Khoảng cách, Lãi suất, Thủ tục vay vốn, Kinh nghiệm của ngân hàng và Dịch vụ ngân hàng điện tử. 4.1.2. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức Nỗ lực kỳ vọng Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ gia đình (với ý nghĩa “ý định sử dụng”), hệ số ảnh hưởng là -0.106 và tương ứng hệ số Sig = 0,04 < 0,05, như vậy nhân tố tác động ngược chiều giả thuyết H2a. Ảnh hưởng xã hội Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,678 và hệ số tương ứng là Sig = *** < 0,05, như vậy nhân tố tác động cùng chiều giả thuyết H3a. Hiểu biết tài chính Kết quả nghiên cứu phân tích dữ liệu cho thấy một điều đáng ngạc nhiên là nhân tố “Hiểu biết tài chính” có tác động tích cực đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,096 và hệ số tương ứng là Sig = 0,047 < 0,5, như vậy nhân tố này tác động ngược chiều giả thuyết. Giới tính Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố “Giới tính” có tác động điều tiết mối quan hệ giữa các nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”, “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” trong mô hình cấu trúc. Số năm kinh doanh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số năm kinh doanh của hộ gia đình có ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa các nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” và “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” trong mô hình cấu trúc. 4.2. Một số khuyến nghị 4.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật 4.2.1.1. Để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức ● Về Tài sản đảm bảo Tác giả đề xuất các chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc giảm chi phí và rủi ro trên những khoản vay này như có thể giảm thuế trên doanh lợi từ các khoản vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, yêu cầu NHNN địa phương cùng các cơ quan quản lý thương mại, cơ quan thuế địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình với các NHTM để ngân hàng có được các thông tin xác thực, từ đó phê duyệt các khoản vay một cách dễ dàng hơn mà không cần thông qua tài sản thế chấp, có các chính sách khuyến khích tiếp nhận các loại hình tài sản hình thành trong tương lai hoặc tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế,. ● Về Khoảng cách địa lý Ngân hàng nhà nước cần có các kiến nghị về các chính sách hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc mở rộng các chi nhánh tại các địa bàn khó khăn, địa hình không bằng phẳng, cần hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh. ● Về Lãi suất vay vốn nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ về lãi suất đối với các hộ kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù, mũi nhọn như các ngành nghề đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,.. ● Về thủ tục vay vốn - Đưa chỉ tiêu tối ưu hóa thủ tục vay vốn vào chỉ tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng. - Quy định rõ ràng về số ngày tối đa để giải quyết các thủ tục xin cấp tín dụng, ngoài ra có hành lang rõ ràng về một số các trường hợp thường xuyên phát sinh. ● Về Dịch vụ ngân hàng điện tử: - Đưa chỉ tiêu nâng cao chất lượng ngân hàng điện tử trở thành một chỉ tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng. - Tổ chức các chương trình trao đổi, hướng dẫn cũng như nói rõ lợi ích, rủi ro của ngân hàng điện tử đến với những chủ hộ gia đình. - Xây dựng khung pháp lý, chế tài rõ ràng, mạch lạc cho các rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch ngân hàng điện tử.● 4.2.1.2. Để hạn chế tín dụng đen khuyến nghị thứ nhất là rà soát và bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật để có thể phát hiện, khỏi tố điều tra và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi cho vay nặng lãi hay tín dụng đen. Khuyến nghị thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý đối với các hoạt động tài chính ứng dụng công nghệ mới và có nguy cơ trở thành tín dụng đen ở Việt Nam. Khuyến nghị thứ ba là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành một chương trình cho vay (bao gồm các quy định về điều kiện tham gia của các TCTD, các quy định nhằm khuyến phát triển các sản phẩm cho vay) để hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen. Khuyến nghị thứ tư, Chính phủ cần chỉ đạo sớm các Bộ, Ngành hoàn thiện các quy định và tạo điều kiện cho phép áp dụng nhận diện số, sử dụng chữ ký số và khả năng truy cập những thông tin cơ bản cần thiết để các tổ chức tín dụng có thể phát triển các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ mới (fintech). Khuyến nghị thứ năm, Chính phủ sớm chỉ đạo quyết liệt các cấp chính quyền, các Bộ, Ngành liên quan từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm và tích cực hạn chế, ngăn chặ và loại bỏ tín dụng đen. 4.2.2. Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng 4.2.1.1. Để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức ● Về Tài sản đảm bảo - Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, yêu cầu chặt chẽ về tính xác minh của thông tin của những bộ hồ sơ yêu cầu cấp tín dụng. - Nâng cao khả năng định giá các tài sản vô hình như quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản hình thành trong tươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_den_tiep_can_tin_dung_cua_ho_kinh.pdf
Tài liệu liên quan