Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (erp) ở các doanh nghiệp Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Đóng góp mới của luận án 6

6. Kết cấu luận án 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Giới thiệu 8

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 10

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về những lợi ích mà hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp và cho kế toán trong doanh nghiệp 10

1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến các lợi ích kế toán mà hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp 15

1.2.2.1 Những nghiên cứu về nhân tố chất lượng ERP 16

1.2.2.2 Những nghiên cứu về nhân tố chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP 18

1.2.2.3 Những nghiên cứu về nhân tố tổ chức 19

1.2.2.4 Những nghiên cứu về nhân tố sự hài lòng của người dùng 20

1.3 Các nghiên cứu trong nước 22

 

docx310 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (erp) ở các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 0,785 > 0,6. Đồng thời trong thang đo, tất cả các biến đo lường đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3. Vì vậy, ba biến trong thang đo này đều được giữ nguyên. 4.2.2.2 Kết quả kiểm định EFA “Chiến lược sử dụng EFA cho NC sơ bộ được đề xuất như sau: dùng EFA cho từng khái niệm đa hướng, xem xét các thành phần của nó và dùng EFA cho tất cả các khái niệm đơn hướng” (Nguyễn Đình Thọ, 2014, trang 422). Với chiến lược như vậy, đầu tiên luận án sẽ kiểm định EFA riêng cho nhân tố LI kế toán trong HT ERP. Dữ liệu phân tích đã chỉ ra thang đo bậc 2 LI kế toán trong HT ERP có 0,5 < KMO = 0,568 < 1, dữ liệu này chỉ ra kiểm định EFA tương thích với dữ liệu thực tế. Sig = 0,000 < 0,05, trong thang đo các biến đo lường có mối quan hệ tuyến tính, vì vậy các nhân tố được EFA tạo nên không có mối quan hệ với nhau. Kết quả kiểm định EFA chỉ ra thang đo LI kế toán trong HT ERP có 6 nhân tố ở điểm eigenvalue 1,038 với % cumulative variance (phương sai trích) là 76,101%. % cumulative variance cho biết 76,101% sự biến đổi xảy ra của LI kế toán trong HT ERP được giải thích bởi các biến đo lường của nhân tố. Factor loading (hệ số tải nhân tố) của từng biến đo lường trong thang đo này, tất cả đều cao hơn 0,55 (phù hợp hệ số tải nhân tố mà luận án lựa chọn trong chương 3). Trong ma trận xoay nhân tố (phụ lục 14), có thể thấy thang đo nhân tố LI kế toán trong HT ERP có các biến đo lường nhóm về đúng như luận án đề nghị. Với các nhân tố còn lại, theo chiến lược đã đề xuất, EFA sẽ được thực hiện phân tích chung. Như vậy, 6 nhân tố còn lại sẽ gộp chung tất cả biến đo lường và kiểm định EFA: chất lượng TT kế toán, chất lượng HT ERP, CLDV của DN cung cấp giải pháp ERP, Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao, Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN, Sự hài lòng của người dùng trong HT ERP. Dữ liệu kiểm định cho thấy 0,5 < KMO = 0,789 < 1, dữ liệu này chỉ ra kiểm định EFA tương thích với dữ liệu thực tế. Sig = 0,000 < 0,05, trong thang đo các biến đo lường có mối quan hệ tuyến tính, vì vậy các nhân tố được EFA tạo nên không có mối quan hệ với nhau. Kết quả kiểm định EFA chỉ ra các biến đo lường chia thành 6 nhân tố ở điểm eigenvalue 1,598 với % cumulative variance (phương sai trích) là 73,938%. % cumulative variance cho biết 73,938% sự biến đổi xảy ra của các nhân tố được giải thích bởi các biến đo lường của các nhân tố. Factor loading (hệ số tải nhân tố) của từng biến đo lường, tất cả đều cao hơn 0,55 (phù hợp hệ số tải nhân tố mà luận án lựa chọn trong chương 3). Trong ma trận xoay nhân tố (phụ lục 14), có thể thấy thang đo các nhân tố còn lại có các biến đo lường nhóm về các nhân tố đúng như luận án đề nghị. Như vậy, không có sự điều chỉnh nào sau khi NC sơ bộ định lượng. Thang đo các nhân tố NC đều đạt độ tin cậy; giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt. 4.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố nghiên cứu chính thức 4.3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức Theo những gì tìm được trong NC sơ bộ định lượng, mô hình NC (Sơ đồ 3.3) không có gì thay đổi so với mô hình NC luận án đưa ra chương 3, không có sự điều chỉnh gì thêm. 4.3.2 Thang đo các nhân tố nghiên cứu chính thức Về thang đo các nhân tố NC và kiểm soát, các chuyên gia thông qua kỹ thuật phỏng vấn nhóm đã đưa ra một số vấn đề cần điều chỉnh như cách diễn giải biến đo lường cho phù hợp hơn, bỏ đi các biến không cần thiết hay thêm vào biến đo lường mới... nhằm làm cho thang đo các nhân tố NC, kiểm soát phù hợp với đặc điểm các DN Việt Nam. Kết quả phỏng vấn tay đôi với kế toán trưởng các DN đã vận hành HT ERP từ 1 - 3 năm không có gì thay đổi. Kết quả trong NC định lượng ban đầu đồng ý với những điều chỉnh đã được thực hiện trong NC định tính về thang đo. Như vậy, thang đo chính thức các nhân tố NC và nhân tố kiểm soát được sử dụng trong bước tiếp theo như sau: Bảng 4.2 Thang đo các nhân tố nghiên cứu chính thức Nhân tố nghiên cứu Thang đo Nội dung Mã hóa LI kế toán trong HT ERP (LI-CN) LI kế toán CNTT ERP có khả năng tập hợp dữ liệu nhanh hơn, linh hoạt hơn LI-CN1 Dữ liệu được tổng hợp bởi ERP dễ dàng hơn LI-CN2 TT được tạo ra bởi ERP nhanh hơn, linh hoạt hơn LI-CN3 Cách TT được tạo ra bởi ERP đơn giản hơn LI-CN4 (LI-TG) LI kế toán hoạt động (thời gian) ERP làm rút ngắn thời gian chốt sổ kế toán LI-TG1 ERP làm giảm thời gian tạo ra Báo cáo tài chính. LI-TG2 (LI-TC) LI kế toán vận hành Việc truy cập TT trong ERP linh hoạt hơn LI-TC1 Các ứng dụng liên quan kế toán trong HT ERP tích hợp tốt hơn. LI-TC2 Việc ra quyết định trong ERP được nâng cao dựa trên TT kịp thời và đáng tin cậy. LI-TC3 Chất lượng các báo cáo, sổ sách kế toán trong ERP cao hơn. LI-TC4 ERP làm tăng cường hiệu quả kiểm toán nội bộ. LI-TC5 (LI-KTQT) LI kế toán quản trị ERP làm tăng cường khả năng dự báo ngắn hạn về tình hình tài chính và kinh doanh LI-KTQT1 Việc sử dụng phân tích các chỉ số tài chính trong ERP được tăng cường LI-KTQT2 ERP làm giảm thời gian ra quyết định và truyền đạt các mệnh lệnh công tác LI-KTQT3 (LI-CP) LI kế toán hoạt động (chi phí) Nhân sự phòng kế toán trong ERP được giảm xuống LI-CP1 (LI-VT) LI kế toán vai trò nhân viên kế toán ERP nâng cao vai trò nhân viên kế toán trong DN, từ việc tập trung vào các công việc kế toán trở thành chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích LI-VT1 ERP tạo ra sự kết nối chặt chẽ của các nhân viên kế toán trong hoạt động chuyên môn LI-VT2 ERP liên kết hoạt động nhân viên kế toán với các phân hệ khác có liên quan trong toàn công ty LI-VT3 chất lượng TT kế toán HT ERP cung cấp cho DN tôi các báo cáo kế toán đầu ra cần thiết. TT1 TT kế toán của HT ERP đem đến rất hữu ích đối với DN tôi. TT2 TT kế toán của HT ERP đem đến có tính chính xác cao. TT3 Độ tin cậy của TT kế toán do HT ERP đem đến cao. TT4 TT kế toán của HT ERP đem đến là thông dụng với DN tôi. TT5 TT kế toán của HT ERP đem đến luôn có sẵn, kịp thời, đúng lúc DN tôi cần. TT6 TT kế toán của HT ERP đem đến luôn đầy đủ, súc tích, dễ hiểu TT7 Chất lượng HT ERP Việc sử dụng HT ERP đơn giản. HT1 Việc học hỏi HT ERP đơn giản HT2 HT ERP có độ tin cậy cao. HT3 Khi DN tôi cần, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi hay cải tiến. HT4 Khi có các yêu cầu phát sinh, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi theo. HT5 Thời gian cho việc vận hành, phân tích của HT ERP nhanh. HT6 Giao diện hoạt động của HT ERP tạo điều kiện cho việc tương tác với HT được dễ dàng. HT7 HT ERP có tính bảo mật cao. HT8 Việc vận hành, phân tích của HT ERP có độ chính xác cao. HT9 Dữ liệu của HT ERP có sự tích hợp tốt giữa các phòng ban trong toàn DN. HT10 CLDV của DN cung cấp giải pháp ERP DN cung cấp giải pháp ERP thực hiện đúng các yêu cầu như họ đã cam kết. DV1 DN cung cấp giải pháp ERP hiểu rõ những nhu cầu của DN tôi. DV2 DN cung cấp giải pháp ERP luôn trợ giúp, hồi đáp nhanh chóng các vướng mắc của DN tôi trong quá trình sử dụng. DV3 DN cung cấp giải pháp ERP có rất nhiều kênh như: đường dây nóng, mail, facebook...để liên lạc. DV4 Việc phối hợp, tương tác giữa DN cung cấp giải pháp ERP và DN tôi trong thực hiện công việc rất hiệu quả. DV5 Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao Các lãnh đạo cấp cao DN cho thấy việc tiếp tục quan tâm và hứng thú với HT ERP sau triển khai HT ERP. QL1 Các lãnh đạo cấp cao DN luôn sẵn sàng hỗ trợ trong khoảng thời gian sau triển khai để HT ERP luôn hoạt động có hiệu quả. QL2 HT ERP có sự tham gia trực tiếp của các lãnh đạo cấp cao trong khoảng thời gian sau triển khai HT ERP. QL3 Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN quy trình kinh doanh tại DN được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và hợp lý ở khoảng thời gian sau triển khai HT ERP. KD1 quy trình kinh doanh tại DN được kiểm tra liên tục để tránh sai sót trong sản phẩm/ dịch vụ ở khoảng thời gian sau triển khai HT ERP. KD2 quy trình kinh doanh tại DN được đánh giá liên tục để cải tiến ở khoảng thời gian sau triển khai HT ERP. KD3 Các tiêu chuẩn cải tiến quy trình kinh doanh được nâng cao liên tục ở khoảng thời gian sau triển khai HT ERP. KD4 Sự hài lòng của người dùng trong HT ERP Các nhà quản trị DN luôn hài lòng với HT ERP sau triển khai HL1 Quản lý bộ phận kế toán tại DN hài lòng với HT ERP sau triển khai. HL2 Nhìn chung, nhân viên kế toán trong DN rất hài lòng với công việc đang thực hiện trong HT ERP sau triển khai. HL3 Những tiến bộ CNTT DN áp dụng Những tiến bộ công nghệ giúp HT ERP tại DN nâng cao năng lực xử lý, tạo ra TT. TB1 Những tiến bộ công nghệ giúp HT ERP tại DN tăng cường khả năng kết nối. TB2 Những tiến bộ công nghệ giúp HT ERP tại DN tăng cường khả năng bảo mật. TB3 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức Sau khi đã được điều chỉnh trong NC sơ bộ, thang đo cuối cùng của các nhân tố NC sẽ được sử dụng để tiến hành NC định lượng chính thức. Vì mức độ luận án NC là tổ chức, nên mỗi DN sẽ nhận được một phiếu khảo sát, kế toán trưởng hoặc giám đốc trong DN sẽ là người trả lời phiếu này. Các DN được lựa chọn là các DN đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm. Công cụ Google form, mail hoặc gặp trực tiếp sẽ là những kênh để tác giả chuyển phiếu khảo sát tới đối tượng trong mẫu NC. Tổng cộng 300 phiếu khảo sát đã được gởi đi, sau khi thu thập và kiểm tra thì 18 phiếu bị loại do cung cấp TT không đồng nhất, DN không phù hợp để tham gia trả lời câu hỏi hoặc không cho ý kiến đủ số câu hỏi. Như vậy, mẫu cuối cùng trong NC chính thức là 282 đơn vị, thỏa mãn lớn hơn 250 mẫu cần thiết cho mô hình NC của luận án để chạy SEM. 4.4.1 Thống kê mô tả Trong 282 DN tham gia phù hợp, 11 DN tại Đồng Nai (3,9%), 211 DN tại thành phố Hồ Chí Minh (74,82%), 11 DN tại Bình Dương (3,9%), 46 DN tại Đà Nẵng (16,31%) và 3 DN tại Bình Định (1,07%). Lĩnh vực hoạt động của các DN này bao gồm: Sản xuất (51%), thương mại (29%) và dịch vụ (20%). Đa phần quy mô của các DN này là vừa (74%), còn lại là các DN có quy mô lớn (26%). Về loại hình DN, các công ty cổ phần gồm 117 các DN được khảo sát (41,49%), các công ty trách nhiệm hữu hạn 165 công ty (58,51%) (Bảng 1, Phụ lục 15). Với người trực tiếp trả lời bảng khảo sát tại các DN, thì đa số là các kế toán trưởng (78%), còn lại là giám đốc (22%). Số năm kinh nghiệm trong sử dụng HT ERP của những người này đều từ 3 năm trở lên. Cơ cấu giới tính chủ yếu là nam (65%), nữ (35%). Độ tuổi lớn hơn 30 chiếm tỷ lệ lớn 80%, dưới 30 tuổi là 20% (Bảng 2, Phụ lục 15). Về HT ERP tại các DN, thì đa số có đặc điểm là HT ERP một phần, HT ERP của các DN này thường chỉ có các module chính như module kế toán, module quản lý nhân sự, module bán hàng, module quản lý hàng tồn kho (62%). Điều này là phù hợp bởi đa số các DN được khảo sát là DN có quy mô vừa, vì vậy các DN này thiếu năng lực về vốn, nhân sự để có thể thực hiện HT ERP tổng thể cho tất cả chức năng trong DN, do đó các DN này chú trọng trước hết các module thiết yếu trong DN. HT ERP được các DN cung cấp HT ERP trong nước mang đến chiếm đa số, chủ yếu là các DN cung cấp ERP uy tín như: Fast, Bravo, Lạc việt, Asiasoft... Một phần nguyên nhân cho việc này cũng xuất phát từ lý do chi phí của các DN cung cấp ERP nội thường mềm hơn so với các DN cung cấp ERP ngoại, ngoài ra với HT ERP nội, module kế toán thường dễ sử dụng, tương thích với điều kiện các DN Việt Nam và cập nhập kịp thời các quy định từ nhà nước hơn, ngôn ngữ cũng dễ dàng hơn cho các DN trong việc vận hành. Ngược lại, các DN lớn thường có xu hướng chọn HT ERP ngoại vì tính chuyên nghiệp và các quy trình kinh doanh mà các HT ERP ngoại đem đến thường đã được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn cao. Các DN cung cấp ngoại thường được chọn là: SAP, Oracle, Microsoft, Infor... Bảng 3 trong phụ lục 15 cho thấy giá trị trung bình và và khoảng biến thiên của kết quả khảo sát các biến đo lường các nhân tố NC, được trình bày qua chỉ tiêu mean và Std. Deviation. Hầu hết các biến đo lường có giá trị trung bình cao hơn 3, do đó có thể nhận xét mức độ đồng ý với các phát biểu trong bảng khảo sát khá cao. Độ lệch chuẩn (Std. Deviation), chỉ tiêu dùng để xem xét sự khác biệt của giá trị từng biến đo lường so với trung bình, cũng đều thuộc mức phù hợp (0,6 - 0,7). Do đó, các biến đo lường trong các thang đo có khoảng biến thiên không lớn, hay nói cách khác, giá trị khảo sát có tính ổn định. 4.4.2 Kiểm định thang đo Theo Đinh Phi Hổ et al (2016, trang 246) “quy trình phân tích mô hình SEM bao gồm 4 bước: Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo (Scale test); Bước 2: phân tích nhân tố khám phá (EFA); Bước 3: phân tích nhân tố khẳng định (CFA); Bước 4: phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định giả thuyết”. 4.4.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha Bảng 4.3 Kết quả Cronbach Alpha Nhân tố NC Số lượng biến đo lường Hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả sau kiểm định LI kế toán CNTT 4 0,841 Giữ nguyên LI kế toán vận hành 5 0,879 Giữ nguyên LI kế toán quản trị 3 0,8 Giữ nguyên LI kế toán vai trò nhân viên kế toán 3 0,792 Giữ nguyên chất lượng TT kế toán 7 0,875 (Cronbach’s Alpha sau khi loại biến 0,922) Loại biến TT kế toán của HT ERP đem đến là thông dụng với DN tôi. Chất lượng HT ERP 10 0,827 (Cronbach’s Alpha sau khi loại biến 0,897) Loại 3 biến Việc sử dụng HT ERP đơn giản, Việc học hỏi HT ERP đơn giản, Khi DN tôi cần, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi hay cải tiến. CLDV của DN cung cấp giải pháp ERP 5 0,850 Giữ nguyên Sự tiếp tục hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao 3 0,794 Giữ nguyên Sự hoàn thiện quy trình kinh doanh tại DN 4 0,837 Giữ nguyên Sự hài lòng của người dùng trong HT ERP 3 0,812 Giữ nguyên (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Dữ liệu phân tích đã chỉ ra thang đo chất lượng TT kế toán có hệ số Cronbach Alpha 0,875 > 0,6, tuy nhiên biến đo lường TT kế toán của HT ERP đem đến là thông dụng với DN tôi có hệ số Corrected Item-Total Correlation là 0,127 < 0,3. Vì vậy, tác giả sẽ loại biến này. Thực hiện kiểm định lại sau khi đã loại biến này, hệ số Cronbach Alpha là 0,922 và các hệ số Corrected Item-Total Correlation đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3. Thang đo chất lượng HT ERP có hệ số Cronbach Alpha 0,827 > 0,6, tuy nhiên các biến đo lường là Việc sử dụng HT ERP đơn giản; Việc học hỏi HT ERP đơn giản; Khi DN tôi cần, HT ERP có thể dễ dàng thay đổi hay cải tiến có hệ số Corrected Item-Total Correlation lần lượt là 0,232; 0,219; 0,050 < 0,3. Nên cả 3 biến này sẽ bị bỏ ra khỏi thang đo chất lượng HT ERP. Thực hiện kiểm định lại sau khi đã loại ba biến này, hệ số Cronbach Alpha là 0,897 và các hệ số Corrected Item-Total Correlation đều đạt yêu cầu lớn hơn 0,3. Các thang đo còn lại đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 nên độ tin cậy đáp ứng yêu cầu. Các hệ số Corrected Item-Total Correlation đều đạt yêu cầu cao hơn 0,3. Do đó, tất cả các thang đo còn lại này đều sẽ được sử dụng trong bước phân tích EFA tiếp theo (Phụ lục 16). Thực hiện NC định tính, phỏng vấn các chuyên gia về nguyên nhân mà các biến này bị loại. Theo ý kiến của các chuyên gia, trong mẫu NC mà luận án thu thập được dữ liệu khảo sát, đa số là các DN có quy mô trung bình. Tại các DN có quy mô trung bình, phần nhiều năng lực nhân viên không cao, họ cũng chỉ mới sử dụng HT ERP một thời gian, nên TT kế toán của HT ERP đem đến còn phức tạp, không hề thông dụng với họ. Tương tự như vậy, HT ERP chưa bao giờ là đơn giản trong việc vận hành, học hỏi cách sử dụng, mà các người dùng HT ERP tại DN thường cần một khoảng thời gian nhất định cùng sự hỗ trợ của DN cung cấp HT ERP mới có thể vận hành HT một cách trơn tru. Cùng với đó, các chuyên gia cũng đồng ý việc HT ERP không dễ dàng tinh chỉnh khi DN cần vì trong HT ERP các quy trình kinh doanh hay các phòng ban của DN có sự kết nối rất chặt chẽ, do đó khi một tinh chỉnh HT ERP xảy ra, nó thường kéo theo sự thay đổi ở nhiều vấn đề khác. Vì vậy, việc loại 4 biến này theo các chuyên gia là hoàn toàn chính xác. 4.4.2.2 Kết quả kiểm định EFA Giống như NC sơ bộ định lượng, đầu tiên luận án tiến hành kiểm định EFA riêng cho nhân tố LI kế toán trong HT ERP, sau đó sẽ phân tích EFA chung cho toàn bộ các nhân tố còn lại (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Dữ liệu phân tích đã chỉ ra thang đo bậc 2 LI kế toán trong HT ERP có 0,5 < KMO = 0,877 < 1, dữ liệu này chỉ ra kiểm định EFA tương thích với dữ liệu thực tế. Sig = 0,000 < 0,05, trong thang đo các biến đo lường có mối quan hệ tuyến tính, vì vậy các nhân tố được EFA tạo nên không có mối quan hệ với nhau. Kết quả kiểm định EFA chỉ ra thang đo LI kế toán trong HT ERP có 5 nhân tố ở điểm eigenvalue 1,170 với % cumulative variance (phương sai trích) là 70,134%. % cumulative variance cho biết 70,134% sự biến đổi xảy ra của LI kế toán trong HT ERP được giải thích bởi các biến đo lường của nhân tố. Factor loading (hệ số tải nhân tố) của từng biến đo lường trong thang đo này, tất cả đều cao hơn 0,55 (phù hợp hệ số tải nhân tố mà luận án lựa chọn trong chương 3). Dựa vào ma trận xoay nhân tố, có thể nhận ra một thang đo mới đã được tổng hợp từ các biến đo lường trong thang đo bậc 1 LI kế toán hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán hoạt động (chi phí). Vì vậy, thang đo bậc 2 LI kế toán trong HT ERP từ 6 thang đo bậc 1 ban đầu, sẽ còn 5 thang đo. Trong đó, hai thang đo LI kế toán hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán hoạt động (chi phí) sẽ được gộp chung và được đặt tên là LI kế toán hoạt động. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo mới này là 0,803; Hệ số Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0,3. Các thang đo còn lại đều có các biến đo lường hội tụ về đúng như luận án đã đưa ra, vì vậy sẽ được giữ nguyên. Thực hiện trao đổi với các chuyên gia về việc 3 biến LI-TG1, LI-TG2, và LI-CP1 hội tụ về cùng nhóm, các chuyên gia giải thích rằng vì đối tượng trả lời khảo sát là lãnh đạo (kế toán trưởng hoặc giám đốc) tại DN nên khi thấy LI về việc giảm thời gian các hoạt động, họ nhận diện điều này sẽ dẫn tới giảm nhân sự nên họ có xu hướng chọn các biến quan sát này chung nhóm. Điều này cũng không mâu thuẫn lý thuyết vì chúng đều là LI kế toán về mặt hoạt động. Vì vậy, thang đo bậc hai LI kế toán trong hệ thống ERP từ 6 thang đo bậc 1 ban đầu, sẽ còn 5 thang đo. Trong đó, các biến đo lường trong 2 thang đo LI kế toán hoạt động (thời gian) và thang đo LI kế toán hoạt động (chi phí) sẽ được gộp chung và được đặt tên là LI kế toán về mặt hoạt động. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mới này là 0,803, hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Kết quả thang đo bậc 2 LI kế toán trong HT ERP sau khi kiểm định EFA trong NC chính thức như sau: LI-CN LI kế toán CNTT LI-CN1 ERP có khả năng tập hợp dữ liệu nhanh hơn, linh hoạt hơn LI-CN2 Dữ liệu được tổng hợp bởi ERP dễ dàng hơn LI-CN3 TT được tạo ra bởi ERP nhanh hơn, linh hoạt hơn LI-CN4 Cách TT được tạo ra bởi ERP đơn giản hơn LI-TG.CP LI kế toán hoạt động LI-TG1 ERP làm rút ngắn thời gian chốt sổ kế toán LI-TG2 ERP làm giảm thời gian tạo ra Báo cáo tài chính. LI-CP1 Nhân sự phòng kế toán trong ERP được giảm xuống LI-TC LI kế toán vận hành LI-TC1 Việc truy cập TT trong ERP linh hoạt hơn LI-TC2 Các ứng dụng liên quan kế toán trong HT ERP tích hợp tốt hơn. LI-TC3 Việc ra quyết định trong ERP được nâng cao dựa trên TT kịp thời và đáng tin cậy. LI-TC4 Chất lượng các báo cáo, sổ sách kế toán trong ERP cao hơn. LI-TC5 ERP làm tăng cường hiệu quả kiểm toán nội bộ. LI-KTQT LI kế toán quản trị LI-KTQT1 ERP làm tăng cường khả năng dự báo ngắn hạn về tình hình tài chính và kinh doanh LI-KTQT2 Việc sử dụng phân tích các chỉ số tài chính trong ERP được tăng cường. LI-KTQT3 ERP làm giảm thời gian ra quyết định và truyền đạt các mệnh lệnh công tác. LI-VT LI kế toán vai trò nhân viên kế toán LI-VT1 ERP nâng cao vai trò nhân viên kế toán trong DN, từ việc tập trung vào các công việc kế toán trở thành chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích. LI-VT2 ERP tạo ra sự kết nối chặt chẽ của các nhân viên kế toán trong hoạt động chuyên môn. LI-VT3 ERP liên kết hoạt động nhân viên kế toán với các phân hệ khác có liên quan trong toàn công ty. Tiếp theo, các thang đo còn lại sẽ được gộp chung và tiến hành kiểm định EFA. Dữ liệu kiểm định cho thấy 0,5 < KMO = 0,818 < 1, dữ liệu này chỉ ra kiểm định EFA tương thích với dữ liệu thực tế. Sig = 0,000 < 0,05, trong mỗi thang đo các biến đo lường có mối quan hệ tuyến tính, vì vậy các nhân tố được EFA tạo nên không có mối quan hệ với nhau. Kết quả kiểm định EFA chỉ ra các biến đo lường chia thành 6 nhân tố ở điểm eigenvalue 1,255 với % cumulative variance (phương sai trích) là 68,209%. % cumulative variance cho biết 68,209% sự biến đổi xảy ra của các nhân tố được giải thích bởi các biến đo lường của các nhân tố. Factor loading (hệ số tải nhân tố) của từng biến đo lường, tất cả đều cao hơn 0,55 (phù hợp hệ số tải nhân tố mà luận án lựa chọn trong chương 3). Căn cứ vào ma trận xoay nhân tố, có thể thấy thang đo các nhân tố còn lại có các biến đo lường hội tụ đúng như luận án đề nghị. PP phân tích CFA tiếp theo sẽ kiểm định lại các kết quả này. 4.4.2.3 Kết quả kiểm định CFA Bảng 4.4 Đánh giá mức độ phù hợp mô hình ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH Tên Ký hiệu Giá trị tham khảo Giá trị của mô hình Kết luận 1 Mức ý nghĩa Chi bình phương (χ2) P-value p-value > 0,05 0,000 Mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế 2 Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (Cmin/ df) χ2/ d.f χ2/ d.f < = 5 1,344 3 Chỉ số TLI (Tucker - Lewis Index) TLI TLI > 0,9 0,946 4 Chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index) CFI CFI > 0,9; 0 < CFI < 1, càng tiến về 1 càng phù hợp 0,952 5 Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation RMSEA RMSEA < 0,05: mô hình phù hợp tốt; RMSEA < 0,08 Chấp nhận; Càng nhỏ càng tốt 0,035 (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Trong bảng 4.4, P-value 5, các điều kiện khác thỏa mãn, mô hình vẫn chấp nhận. Kết luận, qua phân tích CFA, mô hình đo lường phù hợp tốt với dữ liệu thực tế. 4.4.3 Tổng kết về thang đo các nhân tố nghiên cứu Về thang đo các nhân tố NC, trong bước NC định tính các chuyên gia đã có một số sự điều chỉnh, thêm bớt các thang đo này cho tương thích với đặc thù các DN ở nước ta, sau đó phỏng vấn tay đôi với các đối tượng NC đã xác nhận những sự thay đổi này là phù hợp. Đồng thời NC định lượng trong hai giai đoạn đã có một số sự điều chỉnh thang đo các nhân tố NC. Cụ thể như sau: 4.3.3.1 Tổng kết về thang đo nhân tố phụ thuộc lợi ích kế toán trong hệ thống ERP Từ thang đo bậc 2 ban đầu với 6 thang đo bậc 1 gồm 17 biến đo lường, sau khi NC định tính và NC định lượng, số lượng thang đo bậc 1 chuyển thành chỉ còn lại 5, đồng thời số biến đo lường đã tăng lên thành 18. Các biến đo lường trong các thang đo cũng đã được điều chỉnh, sửa đổi câu chữ sao cho tương thích hoàn cảnh cụ thể các DN ở nước ta. Sự thay đổi đối với từng thang đo bậc 1 như sau: - Trong thang đo bậc 1 LI kế toán về mặt CNTT, biến Nhìn chung, ERP là linh hoạt hơn trong việc thu thập dữ liệu và tạo ra TT bị bỏ đi, thêm phần linh hoạt này vào hai biến đo lường ERP có khả năng tập hợp dữ liệu nhanh hơn và TT được tạo ra bởi ERP nhanh hơn để tạo thành hai biến đo lường mới ERP có khả năng tập hợp dữ liệu nhanh hơn, linh hoạt hơn và TT được tạo ra bởi ERP nhanh hơn, linh hoạt hơn. - Với thang đo bậc 1 LI kế toán về mặt vận hành, biến đo lường ERP làm tăng cường chức năng kiểm toán nội bộ được điều chỉnh lại thành ERP làm tăng cường hiệu quả kiểm toán nội bộ. - Với thang đo bậc 1 LI kế toán quản trị, biến đo lường ERP làm tăng cường khả năng kiểm soát tài sản ngắn hạn được điều chỉnh thành ERP làm tăng cường khả năng dự báo ngắn hạn về tình hình tài chính và kinh doanh. Đồng thời, biến đo lường Việc đưa ra bảng lương trong ERP nhanh hơn được điều chỉnh thành ERP làm giảm thời gian ra quyết định và truyền đạt các mệnh lệnh công tác. - Đối với thang đo bậc 1 LI kế toán về mặt vai trò nhân viên kế toán do luận án đề xuất, hai biến đo lường ERP tạo ra sự kết nối chặt chẽ của các nhân viên kế toán trong hoạt động chuyên môn và ERP liên kết hoạt động nhân viên kế toán với các phân hệ khác có liên quan trong toàn công ty được thêm vào để cùng với biến đo lường ban đầu tạo thành thang đo mới gồm 3 biến. - Các thang đo bậc 1 còn lại gồm LI kế toán hoạt động (thời gian) và LI kế toán hoạt động (chi phí) không có sự điều chỉnh gì trong NC định tính, nhưng khi tiến hành NC định lượng chính thức các biến đo lường trong hai thang đo này được gom về thành một và thang đo mới LI kế toán hoạt động được hình thành gồm 3 biến đo lường. 4.4.3.2 Tổng kết về thang đo nhân tố độc lập chất lượng thông tin kế toán Từ thang đo gốc ban đầu gồm 9 biến đo lường. Sau phỏng vấn nhóm trong NC định tính, thang đo còn lại gồm 7 biến đo lường. Biến đo lường TT kế toán của HT ERP đem đến rất dễ hiểu bị bỏ đi, thêm phần dễ hiểu này vào biến TT kế toán của HT ERP đem đến luôn đầy đủ, súc tích để tạo thành biến TT kế toán của HT ERP đem đến luôn đầy đủ, súc tích, dễ hiểu. Tiếp theo, biến đo lường TT kế toán của HT ERP đem đến luôn ở định dạng hoàn thiện không được chấp nhận và bị loại ra. Tiếp theo trong NC chính thức, biến TT kế toán của HT ERP đem đến là thông dụng với DN tôi tiếp tục bị loại ra do không đạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcac_nhan_to_anh_huong_den_loi_ich_ke_toan_trong_giai_doan_sa.docx
Tài liệu liên quan