Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hai giai đoạn:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức,
với kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định
mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM). Dữ liệu thu thập được xử lý
bằng phần mềm SPSS 23.0 và phần mềm AMOS 23.0. Cụ thể, dữ
liệu của nghiên cứu định lượng sơ bộ được thu thập bằng bảng câu
hỏi khảo sát 100 nhà nhận quyền tại Tp.HCM (thu về được 95 phiếu
hợp lệ). Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy, có 14 biến
quan sát bị loại. Trong đó, thang đo sự tưởng tượng bị loại do sau khi
phân tích EFA, chỉ còn hai biến quan sát – không đủ điều kiện để xây
dựng thang đo cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng
chính thức được thực hiện thông qua khảo sát 200 nhà nhận quyền tại
Tp.HCM (thu về được 178 phiếu hợp lệ). Kết quả phân tích cho thấy,
các thang đo sau khi điều chỉnh đều đạt được độ tin cậy và độ giá trị:
- Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho thấy, chín khái niệm
(hướng ngoại, sự đồng thuận, sự tận tâm, ổn định cảm xúc, thực
thi pháp luật NQTM, sự tin tưởng, sự hài lòng, sự cam kết, dự
định duy trì tham gia hệ thống NQTM) đều đạt độ tin cậy (α đều
lớn hơn 0,70). Trong bước đánh giá này, có hai biến quan sát bị
loại do không tương quan chặt chẽ với các biến quan sát còn lại
trong thang đo. Đó là biến quan sát PL5 (Tôi luôn thể hiện là
người có học vấn, được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực
NQTM) và Y3
27 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống nqtm của bên nhận quyền tại tp. HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài của Bên nhận quyền đối với
hệ thống NQTM – điều kiện sống còn của một hệ thống NQTM.
1.2. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Khám phá nhân tố Thực thi pháp luật NQTM, đặc điểm cá nhân
và CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền có tác động
đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận
quyền, điều chỉnh các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước.
- Hai nhân tố CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền và
đặc điểm cá nhân của Bên nhận quyền đến dự định duy trì tham
gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền được xem xét là hai
khái niệm đa hướng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu luận án
- Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến dự
định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ dự định duy
trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền và các hàm ý
chính sách đối với Nhà nước về hoạt động NQTM.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về vấn đề nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến dự định duy trì
5
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
- Về thời gian: Hoạt động NQTM thực tiễn từ 2007 đến nay.
- Về không gian:
+ Tổng quan về thực trạng hoạt động NQTM Việt Nam nói
chung và Tp.HCM nói riêng
+ Khảo sát, kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM Bên nhận quyền tại Tp.HCM.
- Về đối tượng khảo sát: Bên nhận quyền – lãnh đạo doanh nghiệp
hay quản lý cửa hàng nhận quyền – người điều hành và đề xuất
các quyết định cho hoạt động kinh doanh NQTM của đơn vị.
1.5. Phương pháp nghiên cứu luận án
Luận án lựa chọn cả 2 phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
định tính với kỹ thuật phỏng vấn tay đôi ở giai đoạn nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai giai đoạn là
nghiên cứu định lượng sơ bộ với 95 nhà nhận quyền tại Tp.HCM
cùng với nghiên cứu định lượng chính thức với kỹ thuật khảo sát 187
doanh nghiệp và cá nhân nhận quyền, được lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu phát triển mầm và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM được hiểu là hành vi
của Bên nhận quyền trong việc lên kế hoạch hoặc ra quyết định tái
ký hợp đồng NQTM hoặc mở rộng hợp tác với Bên nhượng quyền
trong hệ thống NQTM mà họ đang tham gia. Khi Bên nhận quyền có
hành vi này tức là Bên nhận quyền đang có dự định duy trì tham gia
hệ thống NQTM.
2.1. Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền
6
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến dự định duy
trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền
Tt Nhân tố Tác giả, năm
1
CLMQH Bên nhượng
quyền - Bên nhận
quyền
Adeiza và đtg (2017), Chen (2011),
McDonnell và đtg (2011), Ulaga và
đtg (2006)
2 Sự tin tưởng
Erlinda và đtg (2016), Victoria
Bordanaba-Juste và đtg (2008), Chiou
và đtg (2004), Morrison (1997)
3 Sự hài lòng
Chen (2011), Huang và đtg (2009),
Lee và đtg (2008), Chiou và đtg
(2004), Hing (1999), Morrison
(1997), Justis và đtg (1991)
4 Sự cam kết
Victoria Bordanaba-Juste và đtg
(2008)
5
Chất lượng dịch vụ,
đào tạo, chương trình
huấn luyện
Venetis và đtg (2004), Justis và đtg
(1991)
6
Lợi thế cạnh tranh,
hình ảnh thương hiệu
Bên nhượng quyền
Erlinda và đtg (2016), Huang và đtg
(2009), Chiou và đtg (2004)
7
Đặc điểm cá nhân của
Bên nhận quyền
(tính, tuổi, trình độ)
Chen (2011), Morrison (1997)
8
Giao tiếp, trao đổi
thông tin và hợp tác
Huang và đtg (2009), Victoria
Bordanaba-Juste và đtg (2008), Chiou
7
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền
2.2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền
2.2.1.1. Lý thuyết động cơ (Motivation theory)
Dự định thực hiện một hành vi là yếu tố chính của hành vi
trong tương lai (Ajzen và đtg, 2005) và nó trải qua ba bước: (i) Hình
thành động cơ; (ii) Hành động lựa chọn hoặc ra quyết định; (iii) Thực
hiện dự định (Thomas Waweru Gakobo và đtg, 2016). Như vậy, hình
thành động cơ là bước khởi đầu cho việc hình thành dự định hay lên
kế hoạch hay ra quyết định thực hiện một hành động.
Động cơ là một khái niệm lý thuyết được sử dụng để giải thích
tại sao con người tiến hành các hành động cụ thể tại một thời gian cụ
thể (Beck, 2004). Còn theo quan điểm của Petri và đtg (2004), động
cơ là khái niệm dùng để mô tả các tác động trực tiếp từ bên ngoài
hoặc bên trong một tổ chức đến hành vi, giải thích sự khác biệt về
mức độ của hành vi và chỉ ra sự tồn tại của nó.
Các lý thuyết tạo động cơ dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu: động
cơ thúc đẩy con người hành động xuất phát từ mong muốn thỏa mãn
và đtg (2004)
9 Môi trường KD Huang và đtg (2009)
10 Định hướng dài hạn Ono và đtg (2009)
11 Chủ nghĩa cơ hội Ono và đtg (2009)
12 Tự chủ nhận thức Hanafiah và đtg (2009)
13 Sự quan tâm gia đình Hanafiah và đtg (2009)
8
nhu cầu. Quá trình thực hiện nhu cầu là một quá trình phức tạp: Cảm
thấy có nhu cầu về một cái gì đó và tìm cách để thỏa mãn nó.Trong
kinh doanh, động cơ được cho là có tác động mạnh mẽ đến hành vi
(Herron và đtg, 1993; Renko và đtg, 2011). Bird (1998) cho rằng dự
định của người sáng lập quyết định hình thức và chỉ đạo của một tổ
chức. Còn trong lĩnh vực NQTM, hai lý thuyết về động cơ có thể rất
hữu ích khi vận dụng để hiểu được động cơ tham gia trong hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền là lý thuyết nội dung và lý thuyết quá
trình về động lực. Trong đó, lý thuyết quá trình động lực đóng vai trò
quan trọng vì chúng giúp hiểu rõ thêm những gì ảnh hưởng đến quá
trình hình thành dự định của Bên nhận quyền.
2.2.1.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior)
Lý thuyết hành vi dự định là lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ
và hành vi, nhận diện kiểm soát hành vi và các yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến hành vi dự định cá nhân (Ajzen, 1991). Các nhà nghiên
cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: tâm lý xã hội (Ajzen, 2002), du
lịch (Hsu, 2012), lễ hội và sự kiện (Horng và đtg, 2013; Shen, 2014),
đã vận dụng thành công lý thuyết hành vi dự định để làm rõ tác động
của động cơ vào hành vi dự định và hành vi.Lý thuyết hành vi dự
định là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (theory of
reasoned action - TRA) khi đã bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi
cảm nhận (Ajzen, 2002). Ngoài ra, lý thuyết này còn xem xét sự liên
quan giữa yếu tố niềm tin và việc sở hữu các nguồn lực cần thiết
cũng như cơ hội để thực hiện một hành vi cụ thể. Một số nghiên cứu
trước chứng minh tác động của yếu tố kiểm soát hành vi đến dự định
của cá nhân. Nghĩa là, hành vi dự định sẽ cao hơn khi một cá nhân
nắm giữ quyền kiểm soát thực hiện một hành vi nhất định (Buttle và
đtg, 1996; Horng và đtg, 2013; Shen, 2014). Theo Ajzen (1991), lý
9
thuyết hành vi dự định mặc nhiên công nhận ba thành phần chính cấu
tạo khái niệm về dự định: thái độ đối với các hành vi, yếu tố chủ
quan và kiểm soát hành vi dự định.
Trong lĩnh vực NQTM, lý thuyết hành vi dự định giúp dự đoán
được thái độ, hành vi của Bên nhận quyền trong việc có dự định tiếp
tục duy trì tham gia hệ thống NQTM hay không.
2.2.1.3. Lý thuyết Đại lý (Agency theory)
Lý thuyết đại lý được Jensen và Meckling đưa ra vào năm 1976.
Lý thuyết này đề cập đến một thỏa thuận giữa một bên (người ủy
thác - principal) cam kết với một bên khác (đại lý - agent) thay mặt
họ thực hiện một số dịch vụ, đồng thời trao cho đại lý một số quyền
hạn và tự ra quyết định trong phạm vi đã thống nhất. Lý thuyết đại lý
chỉ ra rằng mục đích của các hợp đồng với đại lý là cho phép các
giao dịch được thực hiện theo cách tích hợp.
Trong hoạt động NQTM, tính chất quan hệ đại lý rất rõ nét: Bên
nhượng quyền dựa vào Bên nhận quyền thay mặt họ thực hiện một số
dịch vụ, đồng thời trao cho đại lý một số quyền hạn và tự ra quyết
định trong phạm vi đã thống nhất. Lý thuyết đại lý cũng giả định
rằng việc kiểm soát các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ Bên
nhượng quyền - Bên nhận quyền được xem xét từ sự khác biệt về
mục đích, thông tin và rủi ro liên quan của các bên (Bergen và đtg,
1992). Vận dụng lý thuyết đại lý được xem là một công cụ giúp các
Bên nhượng quyền kiểm soát các hoạt động của Bên nhận quyền.
2.2.1.4. Lý thuyết CLMQH (Relationship quality)
Dwyer và đtg (1987) đã nghiên cứu đầu tiên về CLMQH. Đến
năm 1990, Crosby và đtg đã xây dựng thành hệ thống lý thuyết về
CLMQH. Khi đó, CLMQH được định nghĩa là sự đánh giá về sức
mạnh mối quan hệ và sự mở rộng mối quan hệ nhằm đáp ứng những
10
kỳ vọng và nhu cầu của các bên liên quan. CLMQH giữa khách hàng
và công ty là một thước đo xem khách hàng có muốn tiếp tục duy trì
mối quan hệ với người cung cấp dịch vụ hay không (Roberts và đtg,
2003). CLMQH được xem xét trên ba phương diện chính: Sự hài
lòng (satisfaction), sự tin tưởng (trust), và sự cam kết (commitment)
(Hennig và đtg, 1997; Smith, 1998; Liang và đtg, 2005).
Trong nhiều ngành công nghiệp ngày nay, CLMQH là công cụ
nhằm duy trì mối quan hệ dài hạn giữa người bán và người mua
(Dwyer và đtg, 1987). Điều này tương tự CLMQH Bên nhượng
quyền - Bên nhận quyền trong lĩnh vực NQTM. Bên nhận quyền
chính là khách hàng, là đối tác ký kết hợp đồng NQTM với Bên
nhượng quyền. Mối quan hệ NQTM là loại mối quan hệ hợp tác dài
hạn tiêu biểu. Thời gian duy trì mối quan hệ giữa hai bên phản ánh
CLMQH giữa họ (Ernández Monroy và đtg 2005).
2.2.1.5. Lý thuyết Đặc điểm cá nhân (Big Five personality traits)
Lý thuyết này đề cập đến tính cách khác nhau cơ bản của mỗi cá
nhân thông qua năm đặc điểm: Hướng ngoại (extraversion), sự đồng
thuận (agreeableness), sự tận tâm (conscientiousness), ổn định cảm
xúc (emotional stability) và sự tưởng tượng (imagination) (Costa và
đtg, 1992). Trong NQTM, Peterson và đtg (1990), tính cáchBên nhận
quyền là một trong những tương quan ảnh hưởng đến cảm nhận của
họ về NQTM. Nghiên cứu những đặc điểm cá nhân của Bên nhận
quyền giúp hiểu động cơ tham gia hệ thống NQTM (Lee, 1999).
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, dựa vào đặc điểm cá
nhân có thể dự đoán khả năng tương thích mối quan hệ nội bộ
(Morrison, 1997), mong muốn duy trì và phát triển hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền (Weaven và đtg, 2009). Ngoài ra, theo Nguyễn
Đông Phong và đtg (2009), NQTM là một phương thức kinh doanh
11
mang tính cộng sinh và khác biệt hóa một cách hợp pháp. Do vậy,
vận dụng lý thuyết này giúp Bên nhượng quyền dự đoán và ra quyết
định chọn lựa Bên nhận quyền nào có thể cùng mình đồng tâm hiệp
lực xây dựng và phát triển lâu dài hệ thống NQTM.
2.2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền, NCS ủng hộ
quan điểm và kết quả nghiên cứu của Chen (2011) và Morrison
(1997). Bên nhận quyền có những đặc điểm cá nhân phù hợp với
phương thức hoạt động kinh doanh và đặc điểm cá nhân của Bên
nhượng quyền sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp và có xu hướng tiếp
tục duy trì hợp tác trong tương lai. Trên cơ sở này, hai giả thuyết
nghiên cứu được đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều đến
CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền.
Giả thuyết H2: Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều đến dự
định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Mức độ am hiểu, tin tưởng và thực thi pháp luật NQTM, thực thi
đúng các thỏa thuận được ghi trên hợp đồng NQTM của Bên nhận
quyền có ảnh hưởng đến CLMQH giữa họ và Bên nhượng quyền.
Ngoài ra, khi Bên nhận quyền có niềm tin sẽ được pháp luật NQTM
bảo vệ quyền lợi hợp pháp, họ sẽ yên tâm và có khuynh hướng tiếp
tục duy trì tham gia hệ thống NQTM. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên
cứu về hoạt động NQTM trong và ngoài nước, các nghiên cứu vẫn
chưa xem xét việc thực thi pháp luật NQTM có ảnh hưởng như thế
nào đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM cũng như CLMQH
giữa 2 bên. Với những lý do trên, NCS đề xuất hai giả thuyết sau:
12
Giả thuyết H3: Thực thi pháp luật NQTM có tác động cùng chiều
đến CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền.
Giả thuyết H4: Thực thi pháp luật NQTM có tác động cùng chiều
đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Điểm đáng chú ý trong hoạt động NQTM là mối quan hệ mang
tính cộng sinh giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền. Một hệ
thống NQTM chỉ được xem là thành công khi ngày càng có nhiều
Bên nhận quyền tham gia và duy trì lâu dài trong hệ thống. Trong khi
đó, dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền
phụ thuộc rất lớn vào cảm nhận của họ về mối quan hệ hiện tại với
Bên nhượng quyền. Hai bên thường có những quan điểm và động cơ
khác nhau nhưng họ đều có chung một mục tiêu và lợi ích chung cần
đạt đến chính là hiệu quả kinh doanh. Do vậy, hai bên phải có một sự
ràng buộc nhất định, cần phải duy trì CLMQH Bên nhượng quyền -
Bên nhận quyền một cách lâu dài, tốt đẹp để cùng phát triển vững
chắc trên thị trường. Vì vậy mà CLMQH là trở thành một thành tố
quan trọng đem đến thành công cho sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực
NQTM (Ernández Monroy, 2005). CLMQH Bên nhượng quyền -
Bên nhận quyền càng tốt thì Bên nhận quyền càng có nhiều khả năng
dự định tiếp tục hợp tác, duy trì tham gia hệ thống NQTM. Do vậy,
có thể rút ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H5: CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền có tác
động cùng chiều đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của
Bên nhận quyền.
13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương
pháp thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh vực NQTM
nhằm khẳng định tính khoa học của mô hình nghiên cứu lý
thuyết và với 10 đại diện đối tượng khảo sát nhằm đảm bảo bảng
câu hỏi khảo sát rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với đối tượng khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở giai đoạn
là nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ các thang
đo và nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu.
H4 (+)
H3 (+)
H2 (+)
H1 (+) CLMQH Bên
nhượng quyền
- Bên nhận
quyền
- Sự tin tưởng
- Sự hài lòng
- Sự cam kết
Đặc điểm cá nhân
- Hướng ngoại
- Sự đồng thuận
- Sự tận tâm
- Ổn định cảm xúc
- Sự tưởng tượng
Thực thi Pháp
luật NQTM
H5 (+)
Dự định duy trì
tham gia hệ
thống NQTM
của Bên nhận
quyền
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết
14
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu
- Đối với hoạt động NQTM từ nước ngoài vào Việt Nam: Sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Đối với hoạt động NQTM trong nước: Sử dụng phương pháp
chọn mẫu phát triển mầm.
3.2. Nghiên cứu định tính
- Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính
được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi.
- Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính là các
chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi. Để điều chỉnh thang đo
cho phù hợp với đối tượng khảo sát, NCS đã thảo luận với 10
nhà nhận quyền đại diện tại Tp.HCM và thông qua đó các biến
quan sát được điều chỉnh lần cuối và thiết kế thành bảng câu hỏi
khảo sát sơ bộ.
- Kết quả nghiên cứu sau khi phỏng vấn chuyên gia đã giúp khẳng
định mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề xuất ở Chương 2,
đồng thời bổ sung thêm năm biến quan sát cho bốn thang đo Sự
tin tưởng, Sự hài lòng, Thực thi pháp luật NQTM và Dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền. Như vậy,
Mô hình nghiên cứu lý thuyết có 10 thang đo đo lường các khái
niệm nghiên cứu với tổng cộng 49 biến quan sát.
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
- Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ: Các thang
đo được điều chỉnh thông qua đánh giá độ tin cậy và độ giá trị
của nó (phân tích nhân tố khám phá - EFA).
- Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ: Kết quả đánh giá độ tin
cậy của thang đo cho thấy từ 49 biến quan sát ban đầu, có 14
15
biến quan sát bị loại, trong đó có một thang đo bị loại là thang đo
sự tưởng tượng. Vì vậy, mô hình nghiên cứu chính thức sẽ gồm
chín thang đo với 35 biến quan sát.
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
- Thiết kế bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức bao gồm
35 câu hỏi tương ứng 35 biến quan sát thuộc 9 thang đo trong mô
hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, 2 câu hỏi gạn lọc và một số thông
tin liên quan cũng được đưa vào bảng câu hỏi.
- Về phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn trực tiếp được
xem là phương pháp có tỷ lệ phản hồi cao nhất. Như đã trình bày
ở mục 3.1.2, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản (đối với thương hiệu NQTM từ nước ngoài
vào Việt Nam) và phương pháp phát triển mầm (đối với thương
hiệu NQTM trong nước).
- Kích thước mẫu: Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng
cho nghiên cứu này là phân tích trên mô hình cấu trúc tuyến tính
(SEM). Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5
mẫu cho 1 tham số ước lượng (trích Nguyễn Đình Thọ và đtg,
2011). Trong nghiên cứu này, có tất cả 35 tham số ước lượng nên
kích thước mẫu tối thiểu là 175.
- Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức: Các
thang đo tiếp tục được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach Alpha’s và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó,
các thang đo này tiếp tục được kiểm định bằng phương pháp
phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Khi dùng phương pháp
CFA, nghiên cứu sẽ: Đo lường mức độ phù hợp của mô hình với
thông tin thị trường, Đánh giá độ tin cậy thang đo, Giá trị hội tụ,
Giá trị phân biệt. Sau khi đã kiểm định các giá trị hội tụ, tính đơn
16
hướng và giá trị phân biệt, các biến quan sát đạt điều kiện sẽ
được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN DỰ ĐỊNH DUY TRÌ THAM GIA HỆ THỐNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI BÊN NHẬN QUYỀN
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện khảo sát 200 nhà
nhận quyền tại Tp.HCM, kết quả thu về được 178 phiếu hợp lệ.
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Theo kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ở mục 3.5.1, có chín
thang đo cần được đánh giá độ tin cậy thang đo cho mô hình nghiên
cứu Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố cho
thấy có hai biến quan sát bị loại sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo
là: PL5 (thang đo thực thi pháp luật NQTM) và Y3 (thang đo dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM). Như vậy, 33 biến quan sát còn lại
đã đáp ứng độ tin cậy thang đo và sẽ được sử dụng trong phần phân
tích nhân tố khám phá (EFA).
4.3. Phân tích nhân tố khám phá
- Phân tích nhân tố khám phá cho khái niệm đặc điểm cá nhân,
chất lượng mối quan hệ, thực thi pháp luật NQTM: Ở lần phân
tích EFA thứ nhất, có ba biến quan sát không đạt được giá trị
phân biệt là HL4, DT3 và TA5. Kết quả phân tích EFA lần bốn
cho thấy có tám nhân tố được trích. Trong đó, các biến quan sát
thuộc các thang đo hướng ngoại, sự tận tâm, sự đồng thuận và ổn
định cảm xúc đo lường cho khái niệm đặc điểm cá nhân; các biến
quan sát thuộc các thang đo sự cam kết, sự hài lòng và sự tin
17
tưởng đo lường cho khái niệm chất lượng mối quan hệ.
- Phân tích nhân tố khám phá khái niệm dự định duy trì tham gia
hệ thống NQTM: Kết quả phân tích EFA khái niệm dự định duy
trì tham gia hệ thống NQTM có một nhân tố được rút trích ra.
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định
- Kết quả CFA cho các khái niệm đa hướng: Sau khi phân tích
CFA cho từng khái niệm, với độ tin cậy 95%, hệ số tương quan
giữa các khái niệm đều khác biệt so với 1 (p < 0,05), như vậy các
thang đo đạt giá trị phân biệt.
- Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn: Để kiểm định giá trị
phân biệt của tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình
nghiên cứu, các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với
nhau trong mô hình tới hạn. Kết quả cho thấy tất cả các thang đo
đều đạt tính đơn hướng, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, độ
tin cậy Cronbach’s alpha, giá trị nội dung, giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt. Vì vậy, các khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.
4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM)
4.5.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Kết quả SEM cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị
trường: Chi-square/df = 1,275 ( 0,9), CFI =
0,961 (> 0,9), RMSEA = 0,039 (< 0,08). Kết quả kiểm định cho thấy,
cả mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình cấu trúc tuyến tính đều
có cùng bậc tự do, hiện tượng Heywood không xuất hiện trong quá
trình ước lượng mô hình SEM và các sai số chuẩn đều < |2,58|.
Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa của các tham số chính trong
mô hình cho thấy, với độ tin cậy 95%, các mối quan hệ nhân quả này
đều có ý nghĩa thống kê vì có giá trị p < 0,05.
18
Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu lý thuyết bằng
Bootstrap. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số
lượng mẫu lặp lại là N = 350. Kết quả ước lượng từ 350 mẫu được
tính trung bình kèm theo độ chệch rất nhỏ, không có ý nghĩa thống
kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, có thể kết luận là các ước lượng trong
mô hình có thể tin cậy được.
4.5.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào kết quả ở Bảng 4.13 có thể kết luận thang đo đo lường
các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị liên hệ lý thuyết.
Vậy, các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình
nghiên cứu đều được chấp nhận. Cụ thể:
- Giả thuyết đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều đến
CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền (H1) được chấp
nhận với p = 0,012.
- Giả thuyết đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền (H2) được
chấp nhận với p = 0,039.
- Giả thuyết thực thi pháp luật NQTM có tác động cùng chiều đến
CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền (H3) được chấp
nhận với p = 0,004.
- Giả thuyết thực thi pháp luật NQTM có tác động cùng chiều đến
dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền
(H4) được chấp nhận với p = 0,044.
- Giả thuyết CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền có tác
động cùng chiều đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền (H5) được chấp nhận với p = 0,008.
4.5.3. Phân tích đa nhóm
- Phân tích đa nhóm theo số năm hoạt động: Giá trị khác biệt Chi-
19
bình phương giữa hai mô hình là 2,835 và khác biệt của bậc tự
do là 5. Vì vậy, mức khác biệt này không có ý nghĩa giữa hai mô
hình (p-value = 0,725 >0,05). Do đó mô hình bất biến được
chọn. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt trong sự tác
động giữa các khái niệm trong mô hình theo thời gian hoạt động.
- Phân tích đa nhóm theo xuất xứ thương hiệu: Giá trị khác biệt
Chi-bình phương của hai mô hình bất biến và khả biến là 11,080
và khác biệt bậc tự do là 5. Mức khác biệt này có ý nghĩa thống
kê giữa hai mô hình (p-value = 0,016 <0,05). Vì vậy, mô hình
khả biến được chọn. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt về các
mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình giữa NQTM
thương hiệu trong nước với NQTM thương hiệu nước ngoài.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Luận án về các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền tại Tp.HCM được thực hiện nhằm
nghiên cứu khám phá và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến
dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện ở giai đoạn đầu của quy
trình nghiên cứu, thông qua phỏng vấn tay đôi 15 chuyên gia đang
hoạt động trong lĩnh vực NQTM và thảo luận với 10 nhà nhận quyền
đại diện. Qua đó, các chuyên gia đã đề xuất bổ sung năm biến quan
sát vào bốn thang đo, gồm: Sự tưởng tượng (một biến quan sát), sự
hài lòng (một biến quan sát), thực thi pháp luật NQTM (hai biến
20
quan sát) và dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận
quyền (một biến quan sát). Đồng thời, góp ý để các câu hỏi trong
bảng khảo sát rõ nghĩa hơn và dễ hiểu hơn.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua hai giai đoạn:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức,
với kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định
mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_1_2231_2045629.pdf