Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp

toàn diện để “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm

minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, có hiệu quả và hiệu lực cao” thì

các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm hại đến hoạt động đúng đắn

của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong

việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,

công dân diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong một Chương riêng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự năm 1985 và sau này là Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa

đổi, bổ sung năm 2009). Trên thực tế, nhóm tội phạm này đã gây tổn hại

không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan tư pháp, gây tác hại

đáng kể đến uy tín của các cơ quan này

pdf14 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ Nội - 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản Hà Nội - 2015 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2015 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Diệu Trang 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........... Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư phápError! Bookmark not defined. 1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999.Error! Bookmark not defined. 1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật một số nước trên thế giới. ............................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Liên bang Nga ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Trung Quốc .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức ...................... Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Hoa Kỳ .................................................. Error! Bookmark not defined. Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ... Error! Bookmark not defined. 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ................................................. Error! Bookmark not defined. 5 2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiệnError! Bookmark not defined. 2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp. ...... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư phápError! Bookmark not defined. 2.1.4. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là công dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư phápError! Bookmark not defined. 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay. ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. . Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ............................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ........................ Error! Bookmark not defined. Chương 3: SỰ CẦN THIẾT, CÁC KIẾN NGHỊ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1. Nhu cầu và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ............................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam ............................................... Error! Bookmark not defined. 6 3.1.2. Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Sửa đổi một số nội dung về tội bức cung, dùng nhục hình66 3.2.2. Hoàn thiện quy định về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.67 3.2.3. Bổ sung một số điều luật mới, tôi phạm hóa đối với một số hành vi nguy hiểm cho xã hội.69 3.2.4. Sửa đổi nội dung một số điều luật hiện có trong bộ luật hình sự..69 3.2.5. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp...69 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư phápError! Bookmark not defined. 3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và áp dụng pháp luật.............. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp ............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc giải quyết các vụ án ............................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 4 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp đã bị khởi tố trong 5 năm từ 2010 – 2014. ..................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2.2. Tỷ lệ một số tội phạm cụ thể xảy ra trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong năm 2013 ................. Error! Bookmark not defined. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động của các cơ quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của bộ máy nhà nước, nó không chỉ góp phần bảo đảm cho hoạt động bình thường của xã hội (thông qua việc đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo đảm an ninh – trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức và công dân), mà còn góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm, giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. Đây là lý do đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết cũng như các quy phạm pháp luật phù hợp bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, chống lại mọi hành vi xâm hại việc thực hiện chức năng của các cơ quan này. Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội trong nước ta còn gặp nhiều khó khăn, "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước". Trước tình hình đó, để ngăn chặn và trừng trị các loại tội phạm, nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và mọi công dân, thì hoạt động của các cơ quan tư pháp như các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án đóng vai trò rất quan trọng. Là công cụ chuyên chính của Đảng, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, hoạt động đúng đắn và có hiệu quả của các cơ quan này sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy Chính quyền nói chung, đối với các cơ quan tư pháp nói riêng. 2 Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp toàn diện để “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, có hiệu quả và hiệu lực cao” thì các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong một Chương riêng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự năm 1985 và sau này là Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Trên thực tế, nhóm tội phạm này đã gây tổn hại không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan tư pháp, gây tác hại đáng kể đến uy tín của các cơ quan này. Với tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tư pháp, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp luôn luôn ở trạng thái bình thường và đúng đắn. Đó là các biện pháp về tổ chức, về cán bộ, về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, về pháp luật. Trong số các biện pháp pháp luật thì các biện pháp pháp luật hình sự có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ một nền tư pháp khỏi sự xâm hại của các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Hiện nay, tình hình tội phạm nói chung và tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do người là cán bộ công chức của các cơ quan tư pháp và các tội phạm khác xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp diễn ra ngày một nhiều và gây ra bức xúc trong dư luận. Hàng loạt các vụ bức cung, nhục hình, ra bản án trái pháp luật... đã được điều tra, truy tố, xét xử trong giai đoạn vừa qua cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực này gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật một cách công minh và công lý. 3 Tuy nhiên, hiện nay các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp còn có nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Nhiều quy định còn chưa được hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho khi áp dụng có nhiều quan điểm tranh luận. Quy định về các dấu hiệu pháp lý của một số tội chưa rõ ràng, còn thiếu quy định trong luật hình sự về một số hành vi trên thực tế đang diễn ra nhưng hiện nay chưa được quy định là tội phạm... Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự hiện nay, thông qua đó để đề xuất những kiến nghị sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiêt hiện nay. Từ những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong phạm vi nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, trong ngành kiểm sát đã có Đề tài khoa học cấp Bộ "Thực trạng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này" do Trường Cao đẳng kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Đức Long); Ngoài ra còn có thể kể đến đề tài "Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và việc nâng cao chất lượng, hiểu quả hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" do Viện khoa học kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm: Tiến sỹ Vũ Văn Mộc). Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ luật học về vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Tất Viễn với luận án tiến sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam" bảo vệ năm 1996 tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với luận văn thạc sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam" bảo vệ năm 2012 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội... 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1997), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Lê Cảm (2002), "Cải cách hệ thống Toà án trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam", Nghiên cứu lập pháp, tr.24. 4. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 của CQĐT VKS nhân dân tối cao, Hà Nội. 6. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Tài liệu tập huấn "thực hiện Quyết định 144/QĐ- ĐT/2003 ngày 7/11/2003 của Viện trưởng VKS nhân dân tối cao - thực trạng, nguyên nhân và các hướng dẫn", Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Điệp, Hồ Thị Nệ (2001), Tìm hiểu các tội hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 11. Trần Văn Độ (2003), "Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội. 5 12. Trần Đình Hải (2014), 13. Trọng Hải "Hai ĐTV bị truy tố về dùng nhục hình" (2011), apchikiemsat.org.vn, ngày 27/6. 14. Phạm Hồng Hải (2004), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 15. Phạm Mạnh Hùng (2013), 16. Nguyễn Huy Hoàn (2005), Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học. 17. Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền (2002), Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 18. Phạm Quốc Huy (2008), Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 19. Jean-Jacques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 20. Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên) (1996), Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Bùi Đức Long (1998), Thực trạng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng kiểm sát, Hà Nội, tr.218. 22. Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp, Luận án Phó Tiến sĩ luật học. 23. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 24. Quốc hội (1985), BLHS, Hà Nội, tr.21. 25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội, tr.967. 26. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 27. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội. 28. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 6 29. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 30. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội. 31. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 32. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội. 33. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 34. Lê Hữu Thể (2008), Thưc̣ hành quyền công tố và kiểm sát các hoaṭ đôṇg tư pháp trong giai đoaṇ điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 35. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập I (1945-1974), Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975-1978), Hà Nội. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 40. Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (2011), "Thông báo rút kinh nghiệm về vụ án Nguyễn Minh Quốc; vụ án Trần Sô Đa và Thạch Phương phạm tội trộm cắp tài sản của VKS nhân dân tối cao, phần 1", tks.edu.vn, ngày 16/6. 41. Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (2012), "Thông báo rút kinh nghiệm về các tội xâm phạm sở hữu của VKS nhân dân tối cao, phần 1", tks.edu.vn, ngày 3/4. 42. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7 44. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự S Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 46. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội. 47. Nguyễn Tất Viễn (1996), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Luật học. 48. Nguyễn Tất Viễn (2003), "Hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Hà Nội. 49. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành năm 2006, Hà Nội. 50. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành năm 2007, Hà Nội. 51. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành năm 2008, Hà Nội. 52. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành năm 2009, Hà Nội. 53. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết ngành năm 2010, Hà Nội. 54. Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Thống kê tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, Hà Nội 55. Viện Sử học Việt Nam (2003), Quốc triều hình luật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 56. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050005336_4069_2009425.pdf
Tài liệu liên quan