Cách phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

 Ví dụ: Hòn đá - đá bóng

1.2. Đặc điểm của từ đồng âm:

- Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng.

- Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình.

1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm:

 - Cùng một từ loại

 VD: Con đường và mía đường

- Khác nhau từ loại

 VD: Hòn đá- đá bóng

 

doc2 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 10- TỔ 4,5 Tên chuyên đê: Cách phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. I ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5.Nhưng đây cũng là hai mảng kiến thức tương đối khó đối với học sinh và không ít giáo viên. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi thực hành dạy với kiến thức này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức khó là do một số yếu tố sau: * Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa. * Trong chương trình Tiếng Việt 5 có rất ít dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt. * HS còn chưa biết cách phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Vậy để giúp HS cách phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước hết GV cần giúp HS nắm chắc : 1.1.Khái niệm về từ đồng âm: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: Hòn đá - đá bóng 1.2. Đặc điểm của từ đồng âm: - Những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. - Đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này nó được triệt để khai thác khi người Việt sử dụng từ đồng âm để chơi chữ của mình. 1.3: Các loại từ đồng âm: + đồng âm từ với từ gồm: - Cùng một từ loại VD: Con đường và mía đường - Khác nhau từ loại VD: Hòn đá- đá bóng 2.Khái niệm về từ nhiều nghĩa:Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - kết hợp đưa ra một số bài tập minh họa trong sách giáo khoa VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau: Chúng ta cùng ngồi vào bàn(1) để bàn (2) công việc. - Bàn(3) phím của chiếc đàn này thật đẹp. trong ví dụ trên có: Từ đồng âm là: bàn(1) và bàn (2) bàn(1) và bàn(3) Từ nhiều nghĩa là: bàn(1) và bàn(3) Cần giúp HS hiểu: -Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ ). -Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển. Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? -Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. VD: Đôi mắt bé mở to. -Nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc. VD: Quả na mở mắt. III. KẾT LUẬN Trong qúa trình giảng dạy giáo viên cần nắm chắc các kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để không bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, sách thiết kế bài giảng. Còn đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm.Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuyen tu va cau 5 Chuyen de thang 10_12424361.doc
Tài liệu liên quan