Cảm nhân và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận

Khi đặt vấn đề tạo nghĩa trong quá trình giao tiếp theo hướng “ kích hoạt” như trên thì một loạt hệ quả tương ứng về mặt cơ chế tạo nghĩa gắn với quá trình giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học tri nhận phát hiện một cách nhất quán theo những góc độ khác nhau . Chẳng hạn: a) Nghĩa của một từ nào đó được kiến tạo chỉ sau khi toàn bộ ý nghĩa của phát ngôn được xác định ; b) Ý nghĩa tổng thể của phát ngôn có vai trò xác định ý nghĩa ngữ cảnh của từ ngữ; c) Quá trình kiến tạo nghĩa ngữ cảnh được tiến hành theo cách thức từ tổng thể đến bộ phận, v.v [5,8].

 

Rõ ràng đấy là những hệ quả đúng đắn. Và những hệ quả đúng đắn này được rút ra từ sự trải nghiệm mang tính quy luật của những nhà ngôn ngữ học tri nhận đối với quá trình tạo nghĩa tại hiện trường giao tiếp. Tại đây, nhìn tổng quan có thể hiểu được rằng nghĩa của kí hiệu xuất hiện trong cơ chế tương tác biện chứng giữa tổng thể và bộ phận là hệ quả của cách tiếp cận ngôn ngữ từ định hướng giao tiếp để lí giải quá trình tạo nghĩa theo hướng mở của các nhà ngôn ngữ học tri nhận.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhân và suy nghĩ về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện đối với con người thì, mặt khác, chính cũng nhờ sự chủ động sử dụng ngôn ngữ của con người qua quá trình giao tiếp xã hội một cách không tư biên, mà bản chất xã hội của ngôn ngữ ngày càng được củng cố, rộng mở và phát triển.     Tuy không trực tiếp nêu rõ luận điểm về động lực giao tiếp xã hội của ngôn ngữ này ở Mác nhưng, theo tôi, xét về chiều sâu, không thể nói là xu hướng tiếp cận mới về nghĩa “không thừa nhận sự phân biệt giữa nghĩa học và dụng học” cũng như “ không tách rời giữa ý nghĩa bách khoa và nghĩa ngữ cảnh” của các nhà ngôn ngữ học tri nhận là hoàn toàn không liên quan đến cách lí giải về động lực sâu xa của sự ra đời và phát triển ngôn ngữ từ luận đề giao tiếp xã hội trên của Mác.    Và một điều dễ thấy tiếp theo nữa của những nhà ngôn ngữ học tri nhận. Đó là tầm nhìn về sự hình thành ngôn ngữ gắn liền với sự nhấn mạnh vấn đề cơ thể hóa ngôn ngữ thông qua quá trình trải nghiệm và tương tác của con người.    Về phương diện này, một số người nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng tri nhận xác định như sau “… Lí luận truyền thống cho rằng khái niêm và lí trí không có quan hệ gì với tri giác và hành vi cũng như với hệ thống cảm nhận tri giác của con người. Nếu đúng vậy thì khái niệm có tính trừu tượng không có quan hệ gì với yếu tố cơ thể con người, từ đó sẽ không có bất cứ mối liên hệ nào với hệ thống thần kinh cảm nhận tri giác.Nhưng Lakoff và những người ủng hộ ông thì cho rằng khái niệm tồn tại trong não bộ con người có quan hệ nhất định với cơ thể con người…”[6,74[. Theo tôi, cách xác định này có lẽ chưa thật hoàn toàn thỏa đáng. Phải chăng cũng nên hiểu rằng, về cơ bản, luận điểm của Lakoff ở đây cũng không phải hoàn toàn xa lạ với luận điểm chính thống mang tính kinh điển của những nhà mác xit chân chính về sự hình thành ngôn ngữ. Nên nhớ lại rằng, cũng như Mác đối với luận điểm hình thành ngôn ngữ từ tiền đề giao tiếp, Engels - người cùng thời với Mác - đã từ rất lâu phát biểu về sự hình thành ngôn ngữ trong mối liên hệ với các giác quan và bộ óc một cách hết sức rõ ràng như sau : “…Mối liên hệ hữu cơ giữa các giác quan và bộ óc trong quá trình phát triển nhận thức từ thấp đến cao của con người là không thể chia tách một cách siêu hình. Hoạt động năng động của các giác quan là tiền đề quan trọng cho quá trình hình thành tư duy trừu tượng của bộ óc “ [1,20[. Về phương diện này, Mác cũng đã có những phát biểu coi trọng vai trò của các giác quan khi ông nhấn mạnh : Trong thực tiễn, các giác quan đã trở thành những nhà lí luận…Thậm chí, Mác còn xác định rõ ràng hơn “…Đặc điểm riêng thuộc về sức mạnh của bất cứ con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ…Và vì vậy, không phải chỉ riêng trong tư duy mà cả bằng các giác quan, con người tồn tại rõ rệt trong thế giới khách quan “[1,46].Tại đây, nếu nhấn mạnh sự hình thành ngôn ngữ không thể tách rời với sự trải nghiệm của con người thông qua năng lực các giác quan và bộ óc theo cách diễn đạt của những nhà ngôn ngữ học tri nhận thì, ở đây, rõ ràng, về cơ bản. không phải không có một sự trùng hợp rất dễ thấy giữa cách nhìn của các nhà triết học kinh điển mác xit chân chính và cách nhìn của những nhà ngôn ngữ học tri nhận.  Khi cảm nhận được những chỗ trùng hợp có thể có từ chiều sâu triết học của những nhà ngôn ngữ học tri nhận với tầm nhìn kinh điển của những nhà triết học mác xit, phải chăng chúng ta có thể xác định được rằng : Ngôn ngữ, dù biến động và phát triển như thế nào, và ngôn ngữ, dù được khai thác theo hướng nào, nếu không bị xuyên tạc thì nó không thể thoát li khỏi những quy luật mang tính chân lí được phát hiện đúng đắn theo hướng bản thể luận từ chiều sâu triêt học của phương pháp luận mác xít  Mặt khác, như chúng ta biết, xem xét cơ chế tạo nghĩa từ quá trình giao tiếp vốn là một hướng đi không tư biện. Hướng nhìn này ngày càng được rộng mở và trở nên cập nhật đối với quá trình nghiên cứu ngôn ngữ từ nhiều thập kỷ trở lại đây. Như vậy, từ trong chiều sâu của đường hướng gọi là mới hiện nay của các nhà ngôn ngữ học tri nhận – nghĩ cho cùng – không phải là không mang theo trong nó một nét kế thừa nào đó nằm sâu trong xu thế điều chỉnh chung đang được đặt ra đối với quá trình nghiên cứu …  Xét về phương diện này, đây cũng là một điểm cần lưu ý tiếp theo của những nhà ngôn ngữ học tri nhận…”Ngôn ngữ học tri nhận đã thể hiện một cách tiếp cận mới về nghĩa” [5,8]…Và , trong tính hiện thực của nó, khi đi sâu vào quá trinh thực thi, ngôn ngữ học tri nhận xác định cụ thể một tiền đề chung cần được đặc biệt quan tâm.. “Tuy thừa nhận ý nghĩa là một bộ phận của ngôn ngữ song, với các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ý nghĩa khi gắn với kí hiệu, thi kí hiệu chỉ được hiểu như là một nhân tố có vai trò kích hoạt cho quá trình tạo nghĩa trong giao tiếp”[5,8].     Khi đặt vấn đề tạo nghĩa trong quá trình giao tiếp theo hướng “ kích hoạt” như trên thì một loạt hệ quả tương ứng về mặt cơ chế tạo nghĩa gắn với quá trình giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học tri nhận phát hiện một cách nhất quán theo những góc độ khác nhau . Chẳng hạn: a) Nghĩa của một từ nào đó được kiến tạo chỉ sau khi toàn bộ ý nghĩa của phát ngôn được xác định ; b) Ý nghĩa tổng thể của phát ngôn có vai trò xác định ý nghĩa ngữ cảnh của từ ngữ; c) Quá trình kiến tạo nghĩa ngữ cảnh được tiến hành theo cách thức từ tổng thể đến bộ phận, v.v…[5,8].  Rõ ràng đấy là những hệ quả đúng đắn. Và những hệ quả đúng đắn này được rút ra từ sự trải nghiệm mang tính quy luật của những nhà ngôn ngữ học tri nhận đối với quá trình tạo nghĩa tại hiện trường giao tiếp. Tại đây, nhìn tổng quan có thể hiểu được rằng nghĩa của kí hiệu xuất hiện trong cơ chế tương tác biện chứng giữa tổng thể và bộ phận là hệ quả của cách tiếp cận ngôn ngữ từ định hướng giao tiếp để lí giải quá trình tạo nghĩa theo hướng mở của các nhà ngôn ngữ học tri nhận.    Dĩ nhiên các nhà ngôn ngữ học tri nhận có cách phát biểu nhấn mạnh riêng của mình. Nhưng nghĩ cho cùng, dù sao, hướng nhìn trên cũng không thể nói là hoàn toàn không liên quan gì đến những luận điểm mang tính kinh điển về giá trị tương đối của tín hiệu đang có trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương nổi tiếng của bậc thầy ngôn ngữ học F. de S a u s s u r e.    Trước hết là vấn đề về mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận. Tại trang 221 trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của mình, khi đặt vấn đề tổng thể trong mối quan hệ với bộ phận, Saussure đã chỉ rõ… Thường chúng ta không nói bằng những tín hiệu riêng lẻ, mà nói bằng từng nhóm tín hiệu, bằng những khối có tổ chức, vốn cũng là tín hiệu .Và cũng ở trang 221, Saussure giải thích vấn đề trên cơ sở tổng kết về mối quan hệ “giữa bộ phận và tổng thể” như sau…Cái toàn thể có giá trị là do các bộ phận của nó, mà các bộ phận có giá trị cũng lại là nhờ vào vị trí của nó trong cái toàn thể, chính vì thế cho nên mối quan hệ ngữ đoạn giữa bộ phận và toàn thể cũng quan trong như mối quan hệ ngữ đoạn giữa các bộ phận với nhau. Và ở một chỗ khác, Saussure còn có một khuyến cáo cụ thể hơn đối với người nghiên cứu về mối quan hệ trên .. Tưởng rằng phân tích ngôn ngữ có thể bắt đầu bằng những yếu tố và xây dựng nên hệ thống bằng cách cộng tất cả các yếu tố đó lại thành tổng số, trong khi sự thật thì ngược lại: phải xuất phát từ cái tổng thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng [2,198].   Như vậy, sự biến động vi mô của từng tín hiệu – tương ứng với quá trình tạo nghĩa theo hướng “nghĩa bách khoa” của ngôn ngữ học tri nhận -không thể nói là không liên quan mật thiết đến những vấn đề lí thuyêt về giá trị        ( đặc biệt là giá trị tương đối ) một cách có hệ thống gắn với những luận đề của Saussure. Trong chừng mực nhất định, có thể nói rằng các luận điểm về giá trị tương đối và cơ chế tạo ra giá trị tương đối trong tín hiệu ngôn ngữ của Saussure giúp ta có điều kiện hiểu sâu thêm và lí giải rõ hơn nhiều khía cạnh năng động trong cách xử lí vấn đề tạo nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận. Hay cũng có thể hiểu được rằng, hướng nhìn tạo nghĩa năng động của ngôn ngữ học tri nhận đã làm sống dậy một cách thú vị tiềm năng sâu xa về những tiền đề mở trong cách nhìn ngôn ngữ học từ cơ chế tín hiêu học của Saussure mà từ lâu hầu như chúng ta ít có dip khai thác và cảm nhận đầy đủ.    Từ đó, khi nói đến tầm nhìn về cơ chế tạo nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận một cách đầy đủ, có lẽ ta không thể không nhấn mạnh và đi sâu tìm hiểu thêm về quan điểm động trong tầm nhìn của nó.  Về phương diện này, trước hết cần chú ý đến cách xử lí về mối tương quan giữa hai chức năng quan trọng của ngôn ngữ – chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp .  Với cách xử lí của các nhà ngôn ngữ học tri nhận, hầu như chức năng nhận thức luôn được đặt vào sự vận hành tích hợp với chức năng giao tiếp. Đó là cách nhìn rất đặc trưng của ngôn ngữ học tri nhận. Có thể hiểu, với ngôn ngữ học tri nhận, giao tiếp là hiện trường của sự bộc lộ nhận thức, và nhận thức chỉ được bộc lộ thông qua giao tiếp. Cách nhìn động theo hướng tích hơp gần như có phần cực đoan này là tiền đề sâu xa dẫn đến việc các nhà ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn ngữ “chỉ như là một chất kích hoạt cho quá trình giao tiếp” (và lẽ đương nhiên, cũng chính vì thế, quá trình tạo nghĩa của ngôn ngữ ở đây chỉ được xem xét trong quá trình giao tiếp).     Không thấy được điều này, có thể nói là chúng ta chưa nắm bắt đích thực được cái thần động về quan điểm tạo nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận.     Các nhà ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng các đơn vị ngôn ngữ là yếu tố có vai trò kích hoạt hoạt động kiến tạo nghĩa trong đầu người nói. Đây là quá trình gồm một loạt các hoạt động của tư duy trong việc sử dụng kiến thức nền. Nghĩa được tạo ra ở đây là một dạng cấu trúc ý niệm. Mỗi cấu trúc ý niệm gắn với một đơn vị ngôn ngữ có vai trò là một sự kích hoạt cho một loạt các hoạt động rất phức tạp xảy ra trong não con người, qua đó, một nghĩa mới được kiến tạo, song “ nghĩa mới cũng chỉ ở cấp độ ý niệm”. Với các nhà ngôn ngữ học tri nhận, nghĩa mới ở cấp độ ý niệm này chưa thể xem là “ nghĩa” vì nó chưa có khả năng cố định hóa chính thức thành phạm trù nghĩa từ vựng nằm trong hệ thống ngôn ngữ. Ý niệm này, do vậy, được xem là nghĩa của biểu thức ngôn ngữ. Nói khác, cái gọi là nghĩa mới (hay nghĩa ở cấp độ ý niệm ) này chính là dạng nghĩa không còn mang nét nghĩa từ vựng sẵn có. Mà nó chỉ là một sản phẩm đã được tư duy chê biến lại dưới tác động chung theo khuôn khổ của một quy mô kết cấu mới tại thực địa của quá trình giao tiếp.  Về một phương diện nào đó, cũng phải thấy rằng phẩm chất nghĩa được tạo ra qua tư duy của người lập mã theo hướng trên thực ra không phải là một dạng phẩm chất nghĩa hoàn toàn xa lạ trong giao tiếp hàng ngày của cộng đồng. Dạng nghĩa có thực trong giao tiếp nhưng không phải bao giờ cũng định nghĩa được bằng khái niệm này thường được khảo sát trong các từ điển văn chương. Tại đây, phần lớn nó được phát hiện và nhận dạng theo hướng phân tích chủ quan thiên về sự thụ cảm nhiều hơn là lí giải. Có thể hiểu đây là một dạng nghĩa có chức năng góp phần đắc lực vào hiệu lực giao tiếp hàng ngày của cộng đồng nhưng không mang tính chất tự nghĩa (autosemantic),    Để hiểu đứng sự hình thành loại nghĩa trên một cách thật sự có cơ chế, ta không thể không đứng từ chiều sâu của mối quan hệ giữa tu duy và ngôn ngữ định hướng vào hoạt động thực tiễn theo cách nhìn của những nhà ngôn ngữ tâm lí hoc : “Nét đặc trưng của tư duy ở con người là sự tác động qua lại giữa người đang tư duy vừa với thực tại cá thể tri giác cảm tính và trực tiếp vừa với hệ thống tri thức do xã hội tạo ra được khách quan hóa vào trong từ ngữ vừa với sự giao lưu giữa con người với loài người…Lĩnh hội tri thức và phát triển tư duy là một quá trình biện chứng, trong đó nguyên nhân và kết quả không ngừng chuyển đổi cho nhau… [ X.L, Rubeinstein- 3,273].  Đồng thời, về mặt cơ chế tín hiệu hoc. quá trình tìm hiểu cách tạo nghĩa mới theo tầm nhìn của các nhà ngôn ngữ học tri nhận không thể tách khói quy luật về giá trị ước định sau đây của Saussure : “Tất cả các giá trị ước định đều có đặc tính là không trùng làm một với yếu tố có thể cảm giác được dùng làm chỗ dựa cho nó (2;206). Theo tôi, chỉ khi nào thấy được “giá trị ước định không trùng làm một với yếu tố có thể cảm giác được “ ta mới hiểu đích thực bản chất “thực thể tinh thần hai mặt của tín hiệu” và, qua đó,   có thể nhận ra vì sao Mác cho rằng những hình thái giá trị và quan hệ giá trị không liên quan gì đến tính chất vật lí mà đó là những quan hệ xã hội (1). Và giá trị ước định trên, trong tính hiện thực của nó, cũng chính là quy luật trực tiếp tác động đến quá trình tạo nghĩa mới từ hình thái cũ thông qua “cơ chế ngữ nghĩa ngữ dụng theo hướng nghĩa bách khoa” của các nhà nghĩa học tri nhận.     Tại đây, từ chiều sâu của những luận điểm trên, dù sao, đã đến lúc ta không thể không cố gắng làm rõ ở mức độ có thể cảm nhận được về cơ chế tương tác giữa tư duy và ngôn ngữ thông qua nội dung – hình thức trong sự chế biến dạng nghĩa mới của đời sống tín hiệu từ áp lực môi trường giao tiếp. Phải chăng, đó là :    1/ Cơ chế tạo nghĩa dựa trên thực địa giao tiếp đối với loại tín hiệu này thực chất trước hết là một cơ chế tạo nghĩa dựa vào áp lực tổng thể ngữ cảnh theo hướng ngữ nghĩa ngữ dụng. Quá trình dựa vào yếu tố ngữ cảnh để xác lập “nghĩa ý niêm” ở đây luôn kéo theo sự chế biến lại ngôn ngữ trong thao tác tư duy của người lập mã thông qua hành động chiếu vật.    2/ Dạng ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện hành động chiếu vât – gọi là biểu thức quy chiếu ( refering expression) –  thực chất là một loại tín hiệu tuy còn nguyên cấp vật thể ban đầu của hình thái ngôn ngữ nhưng nghĩa thực thể của nó đang được chế biến lại trong thao tác tư duy của người lập mã để quy chiếu một sự tình mới .    3/ Như vây, cái mà ngôn ngữ học tri nhận gọi là ngôn ngữ quy chiếu hoặc biểu thức quy chiếu thực chất là một loại tín hiệu trừu tượng và cực đoan hơn tín hiệu ngôn ngữ, một loại quy uớc giao tiếp được xác lập từ mã ngôn ngữ nhưng sự vận hành không còn dựa trên nghĩa thực thể vốn có của ngôn ngữ .     4/ Cuối cùng, theo cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, ta có thể hiểu rằng, biểu thức quy chiếu (suy cho cùng) chỉ có trong tư duy của người lập mã ; và biểu thức quy chiếu đã mã hóa lại ngôn ngữ theo xu thế phi ngôn ngữ, đồng thời ngôn ngữ hóa yếu tố phi ngôn ngữ (tức là đẩy cơ chế ngôn ngữ về phía cơ chế tín hiệu học).Đây cũng chính là lúc quá trình phát huy tri năng của người sử dụng ngôn ngữ thông qua sự rộng mở ngôn ngữ theo hướng liên thông về phía tín hiệu học, văn hóa học, xã hội học …      5/ Và tại đây, phạm trù kết học (trong mối liên hệ với áp lực của dụng học và nghĩa học nằm trong cơ chế tín hiệu học) không còn là một thứ ngữ pháp (đúng hơn là cú pháp) có thể phân đoạn thực tại một cách dễ dàng. Hiện tượng này, phải chăng, Saussure - từ góc nhìn tín hiệu học của mình - đã cảm nhận được từ rất sớm :" Những sự phân chia cổ truyến đối với ngữ pháp có thể có ích về phương diện thực tiễn nhưng không tương ứng với sự phân chia tự nhiên và không có một mối liên hệ lô gic nào với nhau cả. Ngữ pháp chỉ có thể được xây dựng trên một nguyên tắc khác cao hơn”[2,233]. Nhưng không chỉ một mình Saussure dự báo. Hiện tượng này còn được nhà ngữ nghĩa học Xô Viết nổi tiêng, Fillin, xác định cụ thể theo hướng nhìn chiến lược của mình như sau :"Trong quá trình tìm kiếm các con đường nghiên cứu, tỏ ra có tiền đồ hơn cả là con đường qui những đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp (những phậm trù ngữ pháp, những đặc điểm cấu tạo câu) gắn với sự phát triển tư duy vào các phổ quát chủ yếu nhất. Về mặt này, đã đạt được một số thành tích, tuy nhiên công việc chính vẫn đang chờ đợi trước mắt (.F. P.FILLIN,Tạp chí Những vấn đề ngôn ngữ học (tiếng Nga) , 4/79; Tạp chí Ngôn ngữ, 3/80 )…    Những nhà ngôn ngữ học tri nhận tuy không nhắc đến quan điểm của     Sausure và Fillin trong hướng nghiên cứu ngữ pháp của mình, nhưng thực ra tiền đề ngữ pháp ngữ nghĩa của những nhà ngôn ngữ tri nhận – theo tôi -không thể nói là không liên quan gì đến dự báo và tầm nhìn đã được đề cập trên.    Tuy nhiên, khi đi vào cụ thể, dù sao cũng không thể không thấy rõ điều này. Hướng đi của ngữ pháp tri nhận cũng xuất phát từ nghĩa.Nhưng nghĩa ở đây không phải là loại nghĩa đã được hình thành nằm trong sự ổn định của các cấu trúc ngôn ngữ sẵn có. Mà đây là loại nghĩa được xét trong mối liên hệ với hiệu lực giao tiếp từ hoạt động năng động của tư duy trong quá trình sử dụng ngôn ngữ.  Nói khác, tại đây, thay vì dựa vào sự hiển minh bản thân cấu trúc hình thức sẵn có của ngôn ngữ, các nhà ngữ học tri nhân truớc hết dựa vào bản thân sự hoạt động năng động của tư duy đang tạo ra cấu trúc trong quá trình sử dụng ngôn ngữ và lấy đó làm đối tượng khảo sát. (Nghĩ cho cùng, đó chính cũng là tiền đề dẫn tới cách nhìn “ngôn ngữ chỉ là một chất kích hoạt”!).  Từ xuất phát điểm của cách nhìn “ngôn ngữ chỉ là một chất kích hoạt”, các nhà ngôn ngữ học tri nhận giải thích ngữ pháp từ sự chủ động và năng động của tư duy trong quá trình kích hoạt ngôn ngữ. Trong trạng thái này, với các nhà ngữ pháp tri nhận, có thể hiểu tư duy không phải là nhân tố hoàn toàn thụ động từ sự kích hoạt của ngôn ngữ. Nói đến ngữ pháp ở đây, do vậy, không chỉ là nói đến hình thức cấu tạo đang sẵn có của ngôn ngữ. Mà trước hết là nói đến các tình huống đang sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu lực giao tiếp. Từ đó, chức năng hàng đầu đặt ra đối với người nghiên cứu ngữ pháp theo hướng tri nhận là phát hiện và làm rõ nguyên lí và các cơ chế nhận thức có khả năng giải thích các đặc điểm của hệ thống ngữ pháp. Lí thuyết ngữ nghĩa khung của Fillmore với sự xác định “ mỗi khung ngữ nghĩa là một sơ đồ hóa sự trải nghiệm “, nghĩ cho cùng, thực chất là sự giải thích ngữ pháp từ trong tiền đề tư duy của người lập mã thông qua sự chủ động hoạt động một cách có quy luật của tư duy. Lakoff, qua mô hình “nhận thức lí tưởng hóa” của mình, muốn trừu tượng hóa hàng loạt các trải nghiệm, thực chất cũng không gì khác hơn là hướng tới một sự miêu tả ngữ pháp bằng cách nhận dạng những khuôn hình có thể có được từ sự hoạt động năng động của tư duy. Hơn thế, chẳng những lí giải ngữ pháp từ sự hình thành ngôn ngữ bắt đầu từ năng động của tư duy, mà ở một cấp độ khác, những nhà ngôn ngữ học tri nhận còn đặt sự năng động của tư duy trong mối quan hệ với cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh từ tầm nhìn cơ thể hoá ngôn ngữ : “Các tuyến thần kinh tồn tại trong mỗi thành phần của kết cấu. Khi một bộ phận nào đó của kết cấu bị kích hoạt, toàn bộ kết cấu sẽ bị kích hoạt theo. Và cú pháp là sự khống chế đường chuyển động của các kích hoạt trên” [6,74].Tiền đề về sự tương tác giữa tổng thể và bộ phận từ hoạt động của cơ chế thần kinh này phần nào có thể giúp ta lí giải vì sao lí thuyết về lĩnh vực nghĩa của Langacker được xác lập theo hướng cho rằng “ nghĩa mang tính bách khoa và ý niệm từ vựng không thể hiểu được nếu bị tách ra khỏi các cấu trúc lớn hơn gọi là lĩnh vực”; và trạng thái này, khi khúc xạ vào ngôn ngữ, nghĩ cho cùng, thực chất đó cũng là sự lí giải ngữ pháp thông qua chỉnh thể ngữ nghĩa của phát ngôn giao tiếp trong mối liên hệ với áp lực từ chủ đề của cấu trúc phát ngôn (không tách rời với hiệu lực giao tiếp).     Như vậy, nếu cảm nhận hiệu lực giao tiếp thông qua chỉnh thể của kết cấu thì, ở đây, cách lí giải kết cấu không thể không thông qua chỉnh thể cấu trúc. Tại đây, khi xét từ góc độ trực tiếp với ngôn ngữ hơn, thì ngữ pháp tri nhận không thể không dựa vào cấu trúc âm vị và cấu trúc ngữ nghĩa (2). Nhưng trong trường hợp này, điều quan trọng hơn mà ngữ pháp tri nhận chú ý là vai trò của các đơn vị kí hiệu kết nối hai loại cấu trúc trên. Loại đơn vị kí hiệu kết nối này không phải được chú ý trong sự rời rạc đơn lẻ của nó, trái lại được chú ý trong sự trừu tượng hóa của nó từ các tình huống sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.     Theo tôi, nghĩ cho cùng, đó là tiền đề cho dạng ngữ pháp kết cấu mang tính chất siêu đoạn tính xuất hiện. Và từ trong chiều sâu, đây chính cũng là dịp các nhà ngôn ngữ học tri nhận chia sẻ và vận dụng nguyên lí “thực thể tinh thần” với sự không tách rời cơ chế chỉnh thể hai mặt của tín hiệu theo quan điểm kinh điển mang tính triết học của Sauussure cho hướng đi ngữ pháp của minh.     Tại đây, thông qua ngữ pháp kết cấu (Langacker còn gọi “ngữ pháp kết hợp kí hiệu”), hoạt động ngôn ngữ như trở về với trạng thái tín hiệu học trong chức năng giao tiếp theo những quy mô kết hợp phóng khoáng nhất của nó. Từ đó, nhìn rộng ra, ta còn có thể thấy thêm rằng : Nếu hoạt động ngôn ngữ định hướng vào giao tiếp trong sự không tách rời giữa ngôn ngữ và lời nói là tiền đề quan trọng để xác lập một có chế tương tác mà ở đó nghĩa học không thể tách khỏi áp lực mạnh của dụng học, thì , đến lượt mình, kết học trong sự chi phối trực tiếp của dụng học  không thể không bao hàm trong lòng sự " liên kết ngữ pháp” của nó các mạch ngầm trừu tượng như tiền giả định (presupposition),tiền ước (presumption) cùng bao nhiêu phương thức tạo nghĩa tinh tế khác mang dấu ấn xã hội - văn hóa học đang nằm trong tâm thức văn hóa của cộng đồng. Hoạt động trên nền cơ chế nhiều tầng nghĩa của tín hiệu học, ngữ pháp kết cấu mang tính chất siêu đoạn tính với chỉnh thể rộng mở của nó theo hướng trên, dù muốn dù không, là nó đã nằm vào quỹ đạo “thực thể tinh thần hai mặt của tín hiệu ” cùng với sự tương tác phóng khoáng nhất – tức là ít quy luật ngữ pháp nhất - giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt . Đây là lúc ta có thể hiểu được vì sao những nhà ngữ pháp tri nhận không thừa nhận sự phân biệt giữa tri thức ngôn ngữ và tri thức về việc sử dụng ngôn ngữ.  Vá đây cũng chính là điều kiện rõ ràng nhất để cho một số nhà nghiên cứu có thể nhấn mạnh một cách xác đáng rằng |” Đối với Sáussure cũng như những nhà ngữ pháp tri nhận, cái biểu đạt và  cái được biểu đạt đều là các thực thể tinh thần [5,14].                                                             *  Nhìn chung, từ những gì được đặt ra để bước đầu có thể cảm nhận và suy nghĩ ở mức độ nào đó về tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi có thể nói được rằng : 1.Tầm nhìn kinh điển trong hướng đi của ngôn ngữ học tri nhận trước hết không phải là một sự xác định tùy hứng hoặc ngẫu nhiên. Thực thụ nó là một cơ chế khoa học mang tính kế thừa . Cơ chế khoa học mang tính kế thừa này có thể lí giải, một mặt, từ chiều sâu trong mối liên hệ hết sức cơ bản bằng sự trở lại chức năng giao tiếp xã hội của ngôn ngữ trong sự không phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói theo cách nhìn kinh điển của Mác ( điều mà giới nghiên cứu trong nhiều thập kỷ trở lại đây đang ngày càng hướng tới !); và mặt khác, có thể lí giải bằng sự tận dụng tối đa hạt nhân kinh điển về lí thuyết tương đối của Saussure vốn được rút ra từ nguyên lí thực thể tinh thần hai măt của tín hiệu và vốn được cơ chế hóa bằng nguyên tắc không tách rời giữa cái biểu đạt  và cái đuơc biểu đạt để xử lí tương quan giữa hệ hình và hệ liên tưởng trong tính chỉnh thể tương đối của các đơn vị ngôn ngữ đang tạo nghĩa giao tiếp. 2, Từ góc nhìn khác, ta có thể hiểu khái quát thêm được rằng : Với cách nhìn động trong thế rộng mở ngôn ngữ về phía đời sống xã hội, ngôn ngữ học tri nhận, trong tính hướng ngoại của mình – dù muôn hay không – cũng đã làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những luận điểm kinh điển của Mác về bản chất xã hội của ngôn ngữ. Đồng thời trong khi xử lí triệt để những vấn đề của tầm nhìn hướng ngoại trong sự khúc xạ trực tiếp của nó vào cơ chế nội tại ngôn ngữ, ngôn ngữ học tri nhận, trong tính hướng nội của mình – dù muốn hay không –cũng đã làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những luận điểm kinh điển của Saussure về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ. 3. Và cuối cùng, chúng tôi cũng thấy được răng : Ngôn ngữ - dù biến động và phát triển như thế nào, và ngôn ngữ - dù được khai thác theo hướng nào, nếu không bị xuyên tạc thì nó không thể thoát li khỏi những quy luật mang tính chân lí được phát hiện đúng đắn từ chiều sâu theo hướng bản thể luận thông qua phương pháp luận mác xít. (1)Để hiểu rõ mối liên hệ này giữa Saussure va Mác, ta cần chú ý những luận điểm về giá trị tương đối trong phần tinh chất bái vật của hàng hóa nằm ở chương giá trị (Chương 1, Tư bản luận ). Theo Mác, chương giá trị là chương khó nhất vì nó rất trừu tượng và liên quan đến nhiều kiến thức khoa học liên ngành (quá trình viết chường này, Mác đã ba lần chữa lại). Tại đây, trong khi nếu mối liên hệ giữa giá trị với “cái vừa cảm giác được vừa không cảm giác được”, Mác nhấn mạnh :” Trong hoạt đông thị giác thì ánh sáng thực sự chiếu từ một vật bên ngoài vào vật khác, tức là con mắt, đấy là một quan hệ vật lí. Nhưng hình thái giá trị và quan hệ giá trị (…) thì tuyệt đối không dính líu gì đến tính chất vật lí ấy cả. Đó chỉ là quan hệ xã hội…nhưng ở đây, đối với người, nó lại có hình thái ảo tưởng là quan hệ giữa các vật với nhau. Phải đi vào cõi huyền ảo của thế giới tôn giáo mới có thể tìm thấy ví dụ tương tự.. (2) Vấn đề này liên quan đến lí phần theorie tagmemique trong mối liên hệ với hệ thống các luận điểm của Pike, và từ Pike đến Saussure, Hjelmslev va Harris trong bài Distribitionalisme ( từ tr. 49 – 55, Dictionnaire encyclopedique des scie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn3.doc
Tài liệu liên quan