Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I Lớp 12 môn Hóa - Trường THPT Núi Thành

25. Hãy chỉ ra câu saitrong các câu sau đây?

A.Các amin đều kết hợp với proton. B.Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3

C.Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin. D.CT tổng quát của amin no, mạch hở CnH2n+3N

26. Tính chất hóa học của amino axit là

A.tính bazơ, tính axit, phản ứng tráng bạc. B.tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng hợp.

C.tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng. D.phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng.

27.Nhận xét nào sau đây khôngđúng khi nói về anilin?

A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3.

B. Anilinkhông làm thay đổi màu quỳ tím ẩm.

C. Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch brom.

D. Anilin tác dụng được với HCl vì trên nguyên tử N có cặp electron tự do.

28.Câu nào sau đây khôngđúng ?

A.Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các aminoaxit.

B.Phân tử khối của một amino axit ( gồm một nhóm -NH2và một nhóm –COOH ) luôn luôn là số lẻ.

C.Các aminoaxit đều tan trong nước.

D.Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.

 

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I Lớp 12 môn Hóa - Trường THPT Núi Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH - QUẢNG NAM HOÁ HỌC LỚP 12 Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2009 - 2010 1 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP HOÁ HỌC 12 TỔ HOÁ HỌC HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009 - 2010 * 1. Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thì ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là ở đáp án nào sau đây ? A. H-COO-CH=CH-CH3 B. CH3-COO-CH=CH2 C. H-COO-CH2-CH=CH2 D. CH2=CH-COO-CH3 2. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần ? A. CH3COOC2H5 ,CH3CH2CH2OH , CH3COOH B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH CH3COOC2H5, C. CH3CH2CH2OH , CH3COOH, CH3COOC2H5 D. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH 3. Đun 12 g axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là bao nhiêu ? A. 70% B. 75% C. 62,5% D. 50% 4. Hỗn hợp gồm ancol đơn chức và axit đơn chức bị este hóa hoàn toàn thu đựơc một este. Đốt cháy hoàn toàn 0,11g este này thì thu được 0,22 gam CO2 và 0,09g H2O. Vậy công thức phân tử của ancol và axit là công thức nào cho dưới đây ? A. CH4O và C2H4O2 B. C2H6O và C2H4O2 C. C2H6O và CH2O2 D. C2H6O và C3H6O2 5. Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C4H8O2 có tổng số đồng phân axit và este là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 6.Cho 0,1 mol axit đơn chức X phản ứng với 0,15 mol ancol đơn chức Y thu được 4,5gam este với hiệu suất 75%. Vậy este có tên gọi nào sau ? A. Metyl fomiat B. Metyl axetat C. Etyl axetat D.metylpropionat. 7. Công thức phân tử tổng quát của este đơn chức được tạo bởi rượu no đơn và axit đơn chức không no có một nối đôi là: A. CnH2nO2 (n3); B. CnH2nO4 (n4); C. CnH2n – 2O2 (n4); D. CnH2n -2O4 (n3); 8. Để trung hoà lượng axit béo tự do có trong 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu ? A. 0,05 gam B. 0,04 gam C. 0,08 gam D. 0,06 gam 9. Một este đơn chức Y có tỉ khối so với khí metan là 5,5. Cho 17,6 g Y tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 20,4 g chất rắn khan. Tên gọi của este Y là: A. metyl propionat B. etyl axetat C. iso – propyl fomiat D. n – propyl fomiat 10. Trong phản ứng thủy phân sau:CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH. Để tăng hiệu suất phản ứng (tăng tỉ lệ % este bị thủy phân) nên: 1/ Thêm H2SO4; 2/ Thêm HCl; 3/ Thêm NaOH; 4/ Thêm H2O. Trong bốn biện pháp này, biện pháp đúng là: A. chỉ có 3; B. 1,2; C. chỉ có 4 D. 3,4; 11. Một cacbohidrat (X) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ sau: (X) 2( ) ,Cu OH OH ddịch xanh lam 0t kết tủa đỏ gạch Vậy X không thể là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. 12. Cặp chất nào sau đây không cho phản ứng thủy phân ? A. glucozơ, fructozơ. B. tinh bột, xenlulozơ. C. saccarozơ, mantozơ. D. tinh bột, saccarozơ. 13. Từ tinh bột chuyển hóa biến đổi điều chế ra etanol thì tối thiểu phải qua bao nhiêu phản ứng ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 14. Để phân biệt các ddịch riêng biệt gồm: dung dịch táo xanh; dung dịch táo chín và dung dịch KI thì có thể chọn một chất nào sau đây làm thuốc thử ? A. Hồ tinh bột. B. O3. C. H2O. D. NaCl. 15. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau: A. Fructozơ và glucozơ. B. Glucozơ và saccarozơ. C. Glucozơ và mantozơ. D. frucozơ và mantozơ. 16. Để chứng minh tính chất glucozơ là hợp chất tạp chức vừa ancol đa chức, vừa anđehit thì có thể dùng hóa chất nào sau đây ? A. Cu(OH)2/OH  . B. dung dịch AgNO3/NH3. TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH - QUẢNG NAM HOÁ HỌC LỚP 12 Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2009 - 2010 2 C. H2/Ni, t0. D. H2O, H  , t0. 17. Glucozơ và fructozơ tác dụng với chất nào sau đây sẽ tạo ra cùng một sản phẩm ? A. H2/Ni, t0. B. dung dịch AgNO3/NH3, t0. C. Cu(OH)2/OH  , t0 thường. D. Na. 18. Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucozơ ? A. Glucozơ + H2/Ni, t0. B. Glucozơ + Cu(OH)2/OH  , t0. C. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, t0. D. Glucozơ + Br2 + H2O. 19. Từ 10g gạo nếp (chứa 80% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu ml cồn 960. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,807g/ml ? 20. Cho glucozơ lên men hiệu suất 70%; hấp thụ hoàn toàn sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít ddịch NaOH (D = 1,05g/ml) thu được dung dịch chứa 2 muối với tổng nồng độ là 12,27%. Khối lượng glucozơ ban đầu dùng là A. 129,68g. B. 168,29g. C. 168,92g. D. 192,86g. 21. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620000đvC. Giá trị n số mắt xích trong mẫu xenlulozơ này là A. 10000. B. 1000. C. 9000. D. 100000. 22. Đốt cháy 1 mol aminoaxit H2N-(CH2)nCOOH phải cần số mol oxi là A. 2n + 3 B. 6n + 3 C. 6n + 3 D. 2n + 3 2 2 4 4 23. Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336ml N2 (đktc) . Để trung hòa 0,1mol X cần 600ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây? A. C7H11N B. C7H10N C. C7H11N3 D. C7H10N3 24. X là một aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 7,5g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,15g muối .CTCT thu gọn của X là A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-COOH C. H2N-(CH2)2-COOH D. H2N-(CH2)5-COOH 25. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây? A. Các amin đều kết hợp với proton. B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3 C. Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin. D. CT tổng quát của amin no, mạch hở CnH2n+3N 26. Tính chất hóa học của amino axit là A. tính bazơ, tính axit, phản ứng tráng bạc. B. tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng hợp. C. tính bazơ, tính axit, phản ứng trùng ngưng. D. phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng. 27. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về anilin? A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3. B. Anilin không làm thay đổi màu quỳ tím ẩm. C. Nhờ có tính bazơ, anilin tác dụng được với dung dịch brom. D. Anilin tác dụng được với HCl vì trên nguyên tử N có cặp electron tự do. 28. Câu nào sau đây không đúng ? A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các aminoaxit. B. Phân tử khối của một amino axit ( gồm một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH ) luôn luôn là số lẻ. C. Các aminoaxit đều tan trong nước. D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu. 29. Thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây có thể dùng để nhận biết được tất cả dung dịch các chất trong dãy sau: lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột ? A. Cu(OH)2/OH- và đun nóng. B. Dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Dung dịch HNO3 đặc. D. Dung dịch iôt. 30. Cho m gam anilin phản ứng với HCl đặc, dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,31g muối khan. Hiệu suất của phản ứng là 80% thì giá trị của m là A. 16,740 B. 20,925 C. 18,750 D. 20,595 31. Cho hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức bậc I. Lấy 2,28g hỗn hợp trên tác dụng với 300ml dung dịch HCl thì thu được 4,47g muối . Số mol của hai amin trong hỗn hợp bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HCl và tên của hai amin lần lượt là A. 0,2M, metylamin và etylamin B. 0,06M, metylamin và etylamin C. 0,2M , etylamin và propylamin D. 0,03M, etylamin và propylamin TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH - QUẢNG NAM HOÁ HỌC LỚP 12 Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2009 - 2010 3 32. 1 mol  -amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287 % . Xác định Công thức cấu tạo của X ? A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-COOH C. H2N-(CH2)2-COOH D. H2N-(CH2)5-COOH 33. Cho 0,01mol  - amino axit X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó đem cô cạn thu được 1,835g muối. CTPT của X là A. C5H9NO2 B.C5H14NO2 C. C6H11NO4 D. C5H9NO4 34. Mô tả nào sau đây không đúng về cấu trúc của mạch của các polime ? A. Amilozơ có dạng mạch phân nhánh B. Poli(vinylclorua) có dạng mạch thẳng. C. Cao su lưu hóa có dạng mạch mạng không gian. D. Glicogen có dạng mạch phân nhánh. 35. Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ? A. (1), (4), (6). B. (1), (3), (7). C. (2), (4), (8). D. (3), (5), (7). 36. Tơ nilon- 6,6 là: A. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin B. Hexacloxyclohexan; C. Poliamit của axit -aminocaproic D. Polieste của axit adipic và etylenglycol 37. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. B. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit). C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. D. Tơ visco là tơ tổng hợp. 38. Cặp vật liệu nào sau đây đều là chất dẻo: A. Poli(vinylclorua) và nhựa rezol B. Polietilen và đất sét. C. Nilon-6,6 và cao su D. Polistiren và nilon-6,6. 39. Trùng hợp chất nào sau đây sẽ tạo polime dùng làm thủy tinh hữu cơ? A. Metylmetacrylat B. Vinylaxetat C. Metylacrylat D. Axitmetacrylic 40. Khí clo hóa PVC thu được tơ clorin chứa 66,18% clo(khối lượng). Số mắt xích trung bình tác dụng với 1 phân tử clo. A. 2 B. 1 C. 3. D.4 41. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4  C2H2  C2H3Cl  PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%: A. 448,0 B. 224,0 C. 286,7 D. 358,4 42. Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau: bunasucaobutadienOHHC hshs    %80%5052 3,1 Tính khối lượng ancol etylic cần lấy để có thể điều chế được 54 gam cao su buna theo sơ đồ trên? A. 230 gam B. 184 gam C. 115 gam D. 92 gam. 43. Phân tử khối trung bình của PE là 420000u. Hệ số polime hóa của PE là: A. 15.000 B. 13.000 C. 11.000 D. 17.000 44. Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn). Sau đó cho quì tím vào dung dịch, ở khu vực catot, thấy quì tím có hiện tượng là A. quì hoá xanh. B. quì không đổi màu. C. quì hoá đỏ. D. quì hoá hồng, sau đó mất màu. 45. Dãy các kim loại điều chế trong công nghiệp bằng ppháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng A. Fe, Ca, Al. B. Na, Cu, Al. C. Na, Ca, Zn. D. Na, Ca, Al. 46. Một thanh Zn đang tác dụng với dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì A. lượng khí H2 bay ra không đổi. B. bọt khí H2 không bay ra nữa. C. lượng bọt khí H2 bay ra ít hơn. D. lượng bọt khí H2 bay ra nhiều hơn. 47. Nhúng một thanh Cu vào 200ml ddịch AgNO3 1M, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ Ag tạo ra đều bám vào thanh Cu, khối lượng thanh Cu sẽ A. tăng 21,6g. B. tăng 1,52g. C. tăng 4,4g. D. giảm 6,4g. 48. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH - QUẢNG NAM HOÁ HỌC LỚP 12 Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2009 - 2010 4 49. Cho 20gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Mg hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì lượng muối khan thu được là A. 68 gam. B. 67,1 gam. C. 63,55 gam. D. 70,6 gam. 50. Cho các nguyên tố kim loại sau: Al, Fe, Mg, Na. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của các kim loại là A. Al, Fe, Mg, Na. B. Fe, Mg, Al, Na. C. Fe, Al, Mg, Na. D. Na, Mg, Al, Fe. 51. Cho 0,48gam Mg và 1,68gam Fe vào 200ml dung dịch CuCl2, kết thúc pư thu được phần rắn X khối lượng 3,12g. Nồng độ mol của dung dịch CuCl2 đã phản ứng là A. 0,02M. B. 0,1M. C. 0,2M. D. 0,5M. 52. Điện phân 200ml dung dịch hhợp gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M (có màng ngăn và điện cực trơ) với cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 19 phút 18 giây. Thể tích khí (đktc) thoát ra là A. 2,24 lít. B. 0,448 lít. C. 0,672 lít. D. 0,224 lít. 53. Cho 14,9g hỗn hợp Zn và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thấy bay ra 5,6 lít H2(đktc). Cũng cho hỗn hợp như trên tan hoàn toàn trong dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xong thì lượng đồng thu được là A. 9,6g. B. 6,4g. C. 16,0g. D. 12,8g. 54. Mệnh đề nào sau đây sai ? A. Na có tính khử mạnh hơn K. B. Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm trong dầu lửa. C. Cho 4,6 gam Na hoà tan vào nước sẽ thu được 2,24 lít H2(đktc). D. Kim loại kiềm là những nguyên tố nhóm s. 55. Phản ứng nào sau đây sai ? A. 2K + CuSO4 K2SO4 + Cu. B. 2K + 2H2O 2KOH + H2. C. 2Na + 2HCl 2NaCl + H2. D. 2Na + Cl2 2NaCl . 56. Hợp chất nào sau đây khi tham gia vào phản ứng axit - bazơ thể hiện tính chất lưỡng tính ? A. NaHCO3 . B. Na2SO4; C.Na2CO3. D.NaHSO4. 57. Trộn 400ml dung dịch HCl 0,5M với 100ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch có pH = x. Vậy x có giá trị : A. 1.0. B. 2,5. C. 2,0. D. 3,0. 58. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí ở điện cực anot (ở đktc) và 3,12 gam kim loại kiềm ở catot. Công thưc của muối đem điện phân là: A. KCl. B. NaCl. C. LiCl. D. CsCl. 59. Có thể điều chế Kim loại nhóm IIA bằng cách: A. Điện phân MCl2 nóng chảy. B. Điện Phân M(OH)2 nóng chảy. C. Điện phân hỗn hợp MCl2, M(OH)2. D. Điện phân MSO4 hoặc MCO3. 60. Hiện tượng gì xảy ra khi cho luồng khí CO2 đi qua dung dịch Ca(OH)2 ? A.Tạo kết tủa trắng rồi sau đó tan dần, dung dịch trong suốt. B. Tạo kết tủa trắng bền. C. Tạo kết tủa keo xanh. D. Dung dịch vẫn trong suốt. 61. Có thể loại trừ độ cứng vĩnh cửu của nước bằng cách: A. Cho vào nước: Xôđa hoặc Natri phốt phát . B. Đun sôi nước. C. Chế hóa nước bằng nước vôi. D. Thêm axit cacbônic. 62. X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là: A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. 63. Cho 10 gam hỗn hợp Mg và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được a lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho NaOH dư vào X, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 18 gam. Thể tích a là: A. 4,48 lít. B. 22,4 lít. C. 5,6 lít. D.11,2 lít.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf[HoaHoc12]CauHoiOnTapHocKyI-THPTNuiThanh-QuangNam-2009-2010.pdf
Tài liệu liên quan