Về cơ bản, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính
trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu
hướng tích cực, nâng cao hơn.
- Đa số công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, trung
thành với lý tưởng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước. Có đạo đức tốt, lối sống trong sạch, giản dị,
lành mạnh.
- Có nhiều kinh nghiệm, đa số được rèn luyện, thử thách qua
thực tiễn trong quá trình công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cao
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn hồ, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về chất lượng công chức; luận văn đánh giá
thực trạng chất lượng của công chức VH-XH cấp xã trên địa bàn thị
xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng của công chức văn hóa - xã hội cấp xã trên địa
bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng công chức VH - XH
cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ; đưa ra các khái niệm, nội dung,
tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã; các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng công chức cấp xã.Khảo sát, phân tích đánh giá thực
trạng chất lượng công chức, trong đó nêu lên những ưu điểm, những
yếu điểm và nguyên nhân.Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
4
công chức VH - XH cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng công chức văn hóa - xã hội trên địa bàn
thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk thông qua hoạt động của công chức.
- Phạm vi nghiên cứu
+Về nội dung: do nội dung chất lượng công chức rất rộng; vì
vậy, trong phạm vi luận văn này, chất lượng được giới hạn ở một số
nội dung cụ thể là:Trình độ; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; năng lực; đạo đức công vụ; phong cách làm việc; hợp tác với
các đồng nghiệp khác trong thực thi công vụ; kết quả thực thi công
việc; sức khoẻ; mức độ dân hài lòng.
+Về không gian nghiên cứu: 12 xã, phường ( 5 xã, 7 phường)
trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk theo quy định tại Nghị
định số 07/2008/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ
+Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá chất
lượng công chức từ năm 2013 – đến nay ( tháng 9/2017).
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chất lượng công chức làm cơ
sở phương pháp luận để nghiên cứu nội dung đề tài Luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản; Phương pháp
phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê; so sánh; Phương pháp
5
thu thập số liệu; Phương pháp điều tra xã hội học.Phương pháp quan
sát, Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận, luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ
những vấn đề lý luận về chất lượng công chức chức văn hóa - xã hội
cấp xã như: Quan niệm về công chức văn hóa – xã hội cấp xã, chất
lượng công chức cấp xã, tiêu chí đánh giá chất lượng công chức VH
– XH cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
- Ý nghĩa thực tiễn, đánh giá, khái quát để chỉ ra những hạn chế,
yếu kém về chất lượng nhằm có giải pháp khắc phục trong thời gian
tới.Các giải pháp của luận văn giúp cho cơ quan quản lý công chức
xây dựng quy hoạch, đào tạo, kế hoạch phát triển nâng cao chất
lượng công chức VH - XH cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Đắk
Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu, danh mục
từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức Văn hóa –
xã hội cấp xã
Chương 2.Thực trạng chất lượng công chức Văn hóa – xã
hội cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng
công chức Văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ,
tỉnh Đắk Lắk
Chƣơng 1
6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC VĂN
HÓA – XÃ HỘI CẤP XÃ
1.1. Khái quát về công chức Văn hóa xã hội cấp xã
1.1.1. Khái niệm công chức, công chức cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm công chức
Công dân Việt nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà
nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật”.
1.1.1.2. Công chức cấp xã
Công chức cấp xã là những người làm việc trong hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ
nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu quản lý hành chính nhà nước
trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm chất lượng, chất lượng công chức
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng của mỗi con người được tạo nên bởi phẩm chất,
nhân cách, trình độ, năng lực, sức khỏe, ý chí, niềm tin của chính
bản thân họ và kết quả cống hiến của họ cho xã hội, được xã hội thừa
nhận.
1.1.2.2. Chất lượng Công chức
Chất lượng công chức là tổng hợp các giá trị của người công
chức được đánh giá thông qua phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực
của công chức;kết quả thực thi công vụ và sự đánh giá, tín nhiệm, hài
7
lòng của người dân trong mối quan hệ giải quyết công việc với người
dân theo quy định của pháp luật.
1.2. Khái niệm và các yếu tố cấu thành công chức Văn hóa –
xã hội cấp xã
1.2.1 Khái niệm công chức Văn hóa – xã hội cấp xã
1.2.1.1 Khái niệmcông chức Văn hóa – xã hội cấp xã
Là người tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa,
thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương
binh, xã hội, theo quy định của pháp luật.
1.2.1.1.Khái niệm chất lượng công chức Văn hóa – xã hội
cấp xã
Chất lượng công chức VH-XH cấp xã là tổng hợp các giá trị
của người công chức đó được đánh giá thông qua phẩm chất chính
trị, đạo đức; năng lực của họ; kết quả thực thi công vụ và sự đánh
giá, tín nhiệm, hài lòng của người dân trong mối quan hệ giải quyết
công việc với người dân theo quy định của pháp luật.
1.2.1.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ công chức Văn hóa – xã hội
cấp xã
Đội ngũ công chức VH - XH cấp xã có vị trí, vai trò quyết định
đóng góp vào việc triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại
cơ sở. Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
8
1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng công chức VH - XH
cấp xã
- Yếu tố trí lực, là năng lực trí tuệ, sự tinh thông, hiểu biết, là
tinh thần, trình độ phát triển trí tuệ, là học vấn, chuyên môn nghiệp
vụ
- Yếu tố thể lực, là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều
kiện đầu tiên đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành.
- Yếu tố tâm lực, là phẩm chất đạo đức công vụ, là sự thể hiện
đặc thù đạo đức chung của xã hội trong công vụ nhằm thực hiện
chức năng của Nhà nước trong quá trình quản lý ở mọi lĩnh vực.
1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức Văn hóa – xã
hội cấp xã
1.3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Về phẩm chất chính trị, được biểu hiện trước hết là sự tin
tưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu
độc lập dân tộc và CNXH.
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống, là quan niệm, sự hiểu biết về
đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những
giá trị, chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng).
1.3.2. Về năng lực của công chức
Năng lực là tập hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định đảm bảo cho
hoạt động đó đạt kết quả. Năng lực của công chức gồm: Kiến thức,
trình độ, kỹ năng và thái độ, kinh nghiệm thực tiễn.
1.3.3. Kết quả thực thi công vụ
9
Biểu hiện qua số lượng đầu công việc đảm nhận và hoàn thành.
Mức độ phức tạp, quy mô, cường độ, tốc độ, thời gian làm việc. Biểu
hiện qua hiệu suất công tác (năng suất lao động cá nhân).
1.3.4. Sự đánh giá, tín nhiệm, hài lòng của người dân trong
giải quyết công việc
Dân hài lòng và sự tín nhiệm, tin tưởng, sự hài long, vui vẻ, hào
hứng của nhân dân sau khi tiếp xúc giải quyết công việc thể hiện
bằng kết quả đầu ra của công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi
của nhân dân.
Đạo đức công vụ là đạo đức của người công chức, phản ánh mối
quan hệ giữa công chức với công dân, tổ chức, đồng nghiệp trong
hoạt động công vụ. Nó được xã hội đánh giá về hành vi thái độ, cách
ứng xử của công chức khi thi hành công vụ.
Con người luôn sống và hoạt động trong hàng loạt mối quan hệ;
mỗi người vừa là nhân, vừa là quả, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng
tác động của các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công chức Văn hóa – xã hội
cấp xã
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác, Trách nhiệm công vụ là
một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc công chức tự ý
thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải
thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó.
- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức
- Đặc điểm tâm lý cá nhân
1.4.2. Các yếu tố khách quan
- Công tác tuyển dụng
- Công tác bố trí, sử dụng công chức
10
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Khen thưởng và kỷ luật
- Chính sách và chế độ đãi ngộ
- Về thanh tra, kiểm tra công chức
- Môi trường làm việc
1.5. Sự cần thiết nâng cao chất lƣợng công chức Văn hóa – xã hội
cấp xã
1.5.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công chức
Văn hóa – xã hội cấp xã
Là lực lượng quản lý Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, công chức có
vị trí, vai trò rất lớn.
1.5.2. Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính nhà nước
Đánh giá thực tiễn cải cách hành chính nhà nước những năm
qua, trong giai đoạn 2011-2020 Chính phủ xác định những nội dung
cơ bản của cải cách hành chính sẽ tập trung vào 6 nội dung chủ yếu
là: Cải cách thể chế hành chính nhà nước; Cải cách thủ tục hành
chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách
tài chính công; Hiện đại hóa hành chính.
1.5.3. Xuất phát từ đòi hỏi của dân về nâng cao chất lượng
cung ứng dịch vụ công
Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đạt được nhiều thành tựu
nổi bật về kinh tế , chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Áp
dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính hiên
nay đã giúp cho tổ chức, các nhân và doanh nghiệp tiết kiệm được
nhiều thời gian và công sức.
11
1.5.4. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã
Nếu bộ máy chính quyền cấp xã làm việc có hiệu quả thì đường
lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào
cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, tạo ra sự phấn
khởi, tin tưởng của nhân dân vào Đảng và nhà nước đồng thời tạo ra
sự hiểu biết, đồng thuận lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân
1.5.5. Xuất phát từ thực trạng chất lượng công chức Văn hóa
– xã hội cấp xã hiện nay
Trong những năm qua, chất lượng công chức VH – XH ngày
càng được nâng cao, bên cạnh đó còn nhiều yếu kém về trình độ,
năng lực, phẩm chất, chất lượng, hiệu quả công tác. Nâng cao chất
lượng công chức này là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả
chất lượng hành chính công.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1 này, tác giả đã luận giải có khoa học những vấn đề
lý luận liên quan đến chất lượng công chức;công chức Văn
hóa – xã hội cấp xã gồm: Khái quát về công chức Văn hóa xã hội
cấp xã; Khái niệm và các yếu tố cấu thành công chức Văn hóa – xã
hội cấp xã; Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Văn hóa – xã hội
cấp xã; Các yếu tố ảnh hưởng đến công chức Văn hóa – xã hội cấp
xã; Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức Văn hóa – xã hội cấp
xã.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA
– XÃ HỘI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH
ĐĂK LĂK
12
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tác động của
điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội thị xã Buôn Hồ tới
chất lƣợng công chức Văn hóa – xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hộicủa thị
xã Buôn Hồ
Thị xã Buôn Hồ có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554
nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc ( 7 phường và 5 xã),
có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là đô thị trung tâm có vai trò
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu
vực phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí an ninh quốc phòng đặc biệt
quan trọng nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột,
cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Lắk 40 km về phía Đông Bắc. Nhiều năm
qua, với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
các dân tộc thị xã Buôn Hồ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng.
2.1.2. Những tác động của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế - xã hội thị xã Buôn Hồ tới chất lượng công chức Văn hóa – xã
hội
2.1.2.1. Tác động tích cực
Sự phát trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, an ninh – quốc phòng của thị xã trong thời gian qua đã có tác
động tích cực tới chất lượng công chức cấp xã nói chung, công chức
Văn hóa – xã hội nói riêng.
2.1.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển thị xã còn gặp nhiều
khó khăn Kinh tế xã hội phát triển còn chậm và chưa đồng đều, chưa
vững chắc, nhiều vấn đề xã hội gây bức xúc nhưng chưa có biện
pháp giải quyết, an ninh chính trị tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Việc
13
khắc phục những yếu tố tiêu cực trên để xây dựng và nâng cao chất
lượng công chức VH-XH cấp xã ở thị xã Buôn Hồ đã và đang đặt ra
một cách cấp thiết và thường xuyên.
2.2. Khái quát về công chức Văn hóa – xã hội cấp xã thị xã
Buôn Hồ
2.2.1. Về số lượng
Tổ chức bộ máy cấp xã của thị xã Buôn Hồ thực hiện theo
quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính
phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, xã, phường loại I gồm: Xã
Cư Bao, Ea Drông, Bình Thuận, phường Thống Nhất, mỗi đơn vị
bố trí 25 cán bộ, công chức; xã, phường loại II gồm Phường Đạt
Hiếu, phường An Bình, phường An Lạc, phường Thiện An, phường
Bình Tân, phường Đoàn Kết, xã Ea Siên, mỗi đơn vị được bố trí 23
cán bộ, công chức; xã loại 3: Xã Ea Blang bố trí 21 cán bộ, công
chức.
Thị xã Buôn Hồ hiện nay có tổng số CBCC cấp xã là 504
người, trong đó cán bộ chuyên trách và và công chức cấp xã là 267
người. Cán bộ bán chuyên trách và nhân viên hợp đồng là 237. Số
lượng công chức cấp xã là 133 người, trong đó, công chức VH –
XH cấp xã và nhân viên hợp đồng thực hiện nhiệm vụ VH – XH là
25 người, chiếm 18,8% tổng số công chức cấp xã trên địa bàn thị
xã.
2.2.2.Về cơ cấu độ tuổi, giới tính
- Công chức là nữ năm 2017 là 14 người, chiếm tỷ lệ 58,3%
tương đói cao và ổn định. Cơ cấu công chức VH – XH cấp xã theo
14
độ tuổi, chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30- 50 tuổi và độ tuổi trên 50,
chiếm tỷ lệ trung bình là 60%.
2.2.3.Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá, kiểm
tra, giám sát
Từ năm 2013 đến nay lượng công chức tuyển dụng và hợp
đồng về các xã, phường trên địa bàn thị xã đa số cơ bản đều có trình
độ cao đẳng, đại học và trẻ tuổi, điều này dần nâng cao chất lượng,
tính năng động, ham học hỏi dần thay thế công chức có trình độ yếu
kém, trì trệ. Phần lớn công chức VH - XH cấp xã tại thị xã Buôn Hồ
được bố trí cơ bản đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường,
năng lực, phẩm chất, nguyện vọng. Việc đánh giá, xếp loại chất
lượng công chức VH – XH cấp xã hiện theo quy định của Luật cán
bộ công chức. Từ đó nâng cao năng lực và tâm trí thực thi công vụ
của mình.
2.3. Thực trạng chất lƣợng công chức Văn hóa – xã hội cấp
xã hiện nay ở thị xã Buôn Hồ
2.3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Đánh giá một cách khách quan, đa số công chức VH –XH cấp
xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống; có thái độ tôn trọng nhân dân, tận
tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng; trong hoạt
động công vụ.
2.3.2. Năng lực của công chức
Nhìn chung trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý nhà nước của
công chức VH – XH cấp xã hiện nay của Buôn Hồ cơ bản đạt chuẩn,
100% tốt nghiệp THPT, tỷ lệ công chức có trình độ đại học, cao đẳng
15
chiếm tỷ lệ 47,02%. Công chức chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 8%, số
lượng này do cơ chế tuyển dụng cũ để lại, mặt bằng chung không
đồng đều gây nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.3.3. Kết quả thực thi công vụ
Mức độ hoàn thành công việc của công chức Văn hóa – xã
hội cấp xã cơ bản đúng tiến độ, chiếm 56%; khối lượng công việc
hoàn thành đúng định mức đạt 60%; chất lượng công việc hoàn thành
chủ yếu là đạt yêu cầu 20% và hoàn thành tốt công việc đạt 40%.
Một số công chức cấp xã chưa hoàn thành công việc, tiến độ rất
chậm, tinh thần phối kết hợp với đồng nghiệp kém hiệu quả.
Đa số công chức tự đánh giá các kỹ năng của mình ở mức
tốt, khá và trung bình, tỷ lệ người nhận mức yếu rất thấp và có một
bộ phận tự nhận bản thân còn yếu, trong đó kém nhất là kỹ năng
viết và tổng hợp báo cáo còn 16,7%, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ
năng tổ chức cuộc họp 12,5%.
Theo kết quả trên thì công chức VH - XH cấp xã thị xã
Buôn Hồ được đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực thi
công vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc, nhất là
trong giai đoạn cải cách hành chính, mở của hội nhập của nền kinh
tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Qua đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với đội ngũ công
chức Văn hóa – xã hội xã, phường trên địa bàn thị xã Buôn Hồ qua 4
tiêu chí trên là khá tốt trong giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức,
thái độ trách nhiệm và ý thức tự rèn luyện để vươn lên.
2.3.4. Sự đánh giá, tín nhiệm, hài lòng của người dân
16
Tỷ lệ người dân cảm thấy rất hài lòng và hài lòng về kết quả
phục vụ của công chức VH – XH đối với nhân dân tương đối cao
chiếm tỷ lệ 66,7%, không hài lòng, rất không hài lòng chiếm tỷ lệ
13,3%.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lƣợng lƣợng công
chức Văn hóa – xã hội cấp xã ở thị xã Buôn Hồ
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
a. Ưu điểm
- Về cơ bản, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính
trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu
hướng tích cực, nâng cao hơn.
- Đa số công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, trung
thành với lý tưởng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước. Có đạo đức tốt, lối sống trong sạch, giản dị,
lành mạnh.
- Có nhiều kinh nghiệm, đa số được rèn luyện, thử thách qua
thực tiễn trong quá trình công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cao.
- Công chứcđang dần nâng cao năng lực và rèn luyện các
kỹ năng cần thiết trong ứng xử, giao tiếp, am hiểu đời sống nhân
dân, tâm huyết với cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân,
- Phần lớn công chức biết vận dụng kiến thức chuyên môn
được đào tạo, vận dụng các văn bản, quy định của nhà nước trong
xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công
việc hàng ngày.
17
- Đa số công chức gây dựng được uy tín trong công việc,
gây dựng được lòng tin của đồng nghiệp và người dân.
b. Nguyên nhân tạo nên ưu điểm
Để có được những thành công trên là nhờ sự quan tâm của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ thị xã đến
xã, phường đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho công
chức.Mặt khác cũng do sự nỗ lực của bản thân công chức trong việc
phấn đấu, học tập, rèn luyện, tự vươn lên đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới.
2.4.2. Yếu điểm và nguyên nhân của yếu điểm
a. Yếu điểm
- Về trình độ của công chức vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu,
nhiệm vụ được giao, chưa tương xứng với tiềm năng của thị xã.
- Tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
một số công chức chưa chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn.
- Năng lực công tác của một số công chức hiện nay nhìn chung
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nguy cơ xuống cấp về đạo đức của một số công chức.
- Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, chấp hành trong công việc
của một số công chức không cao, ỷ lại dựa dẫm vào người khác; Kết
quả thực thi công vụ chưa cao, nhiều công chức làm việc đạt kết quả
thấp
b. Nguyên nhân của những yếu kém
Công tác tuyển dụng chưa có chất lượng, chưa được chú
trọng quan tâm đúng mức; Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
vừa qua mới chỉ tập trung vào chuẩn hóa bằng cấp chất lượng không
18
cao; Công tác đánh giá xếp loại công chức chưa gắn với kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao; Quy hoạch chưa gắn với thực trạng đội
ngũ công chức và nhu cầu thực tế nên hiệu quả quy hoạch không
cao; Công tác kiểm tra giám sát trong thời gian qua còn hình thức;
Các chính sách, chế độ chưa chú trọng đến phát huy năng lực của
công chức, ít khuyến khích những người tài năng; Công tác thi đua
khen thưởng chưa thực sự tạo động lực, công tác kỷ luật chưa
nghiêm khắc để tạo sự răn đe.
* TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Việc xây dựng và nâng cao chất lượng công chức cấp xã nhất là
công chức VH – XH cấp xã luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng,
chính quyền và các cơ quan, ban ngành các cấp đặc biệt quan tâm
nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ và hiệu quả công tác. Đội
ngũ công chức VH – XH thị xã Buôn Hồ từng bước kiện toàn về
nhiều mặt; phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị, năng lực thực thi công vụ, chất lượng, hiệu quả công
việc hầu hết được nâng lên.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1.Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng công
chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh
Đắk Lắk
3.1.1. Quan điểm
- Nâng cao chất lượng công chức VH - XH cấp xã phải xuất
phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong từng giai đoạn.
19
- Nâng cao chất lượng công chức VH – XH cấp xã xuất phát từ
yêu cầu thực tiễn, nhằm đáp ứng quá trình CNH, HĐH và xây dựng
nông thôn mới hiện nay.
- Nâng cao chất lượng công chức VH – XH cấp xã phải chú ý
đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm.
- Nâng cao chất lượng công chức VH – XH cấp xã phải gắn liền
với tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, yêu cầu của các
chức danh công việc.
3.1.2. Phương hướng
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có lập trường tư tưởng kiên định, có đạo đức lối sống
lành mạnh.
Thứ hai, tập trung đổi mới khâu tuyển dụng công chức.
Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ mọi mặt của công chức.
Thứ tư, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Thứ năm, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá công
chức
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức văn
hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Đổi mới công tác tuyển dụng
Cần tiến hành xây dựng đề án tuyển dụng công chức cấp xã nói
chung công chức VH – XH nói riêng để bổ sung vào các chức danh
còn thiếu. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý
nhân sự. Do vậy, để lựa chọn tuyển dụng được người thích hợp với
công việc, phát huy được năng lực của họ
20
3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đội ngũ công chức VH – XH cấp xã của thị xã Buôn Hồ tuy đã
được củng cố, chọn lọc song hiện nay so với yêu cầu nhiệm vụ mới
của cả nước, của địa phương thì chất lượng vẫn chưa đồng đều. Nên
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức
chính quyền cấp xã nói chung công chức VH – XH nói riêng trong
toàn thị xã hiện nay là rất cấp bách và cần thiết.
3.2.3. Đổi mới công tác đánh giá
3.2.3.1. Đẩy mạnh việc phân loại và đánh giá công chức
Ở khâu quy hoạch công chức việc đánh giá công chức dựa trên
sự phân loại đội ngũ công chức đương chức một cách rõ ràng, nhằm
nắm chắc thực lực và làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí hay đào tạo
lại, bổ sung công chức
3.2.3.2. Hoàn thiện công tác đánh giá việc thực hiện công việc
của công chức cấp xã
Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình phức tạp và chịu
nhiều ảnh hưởng bởi tình cảm của con người vì nó dựa trên sự đánh
giá chủ quan của người đánh giá kể cả khi tổ chức đã xây dựng và
sử dụng một hệ thống các tiêu chuẩn khách quan trong thực hiện
công việc
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Đổi mới nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng
nguồn quy hoạch công chức. Phải chú trọng tạo nguồn cho công tác
quy hoạch, bao gồm cả việc thu hút nhân tài, việc tiếp nhận, tuyển
dụng và đào tạo bồi dưỡng công chức, khắc phục cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_cong_chuc_van_hoa_xa_hoi_cap_xa_tren_dia_ban_thi.pdf