MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1. Tính tất yếu của vấn đề bảo đảm tiền vay của NHTM 3
2. Hợp đồng tín dụng ngân hàng 8
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 12
1. Bảo đảm tiền vay 12
2. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức cầm cố 15
3. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức thế chấp 21
4. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức bảo lãnh 27
5. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 30
CHƯƠNG II 33
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC ĐẢM ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NHNo &PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN 33
I. TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm - Hưng Yên 33
2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên 34
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm 38
II. QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM 41
1. Khách hàng và điều kiện với khách hàng 41
2. Đối tượng vay vốn 45
3. Quy trình, các hình thức cho vay tại NHNo và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm 45
III. THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN 47
1. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố 47
2. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức thế chấp 49
3. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. 51
4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 53
CHƯƠNG III 57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN 57
I.THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 57
1. Tình hình kinh tế xã hội 57
2. Phương hướng phát triển của những năm tới 58
3. Một số vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai cơ chế bảo đảm tiền vay tại NHNo và PTNT huyện Văn Lâm 59
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 63
1. Đối với hồ sơ 63
2. Về đăng ký giao dịch bảo đảm 64
3. Đối với thế chấp bất động sản và thế chấp quyền sử dụng đất 66
4. Về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
MỤC LỤC 75
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng, năm, khế ước vay nợ của bên được bảo lãnh;
(+) Số, ngày, tháng, năm hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có thoả thuận cầm cố hoặc thế chấp);
(+) Damh mục và tổng giá trị tài sản để bảo lãnh;
(+) Cam kết của các bên về việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
(+) Phương thức xử lý hợp đồng;
4.4. Xử lý tài sản bảo lãnh
Được áp dụng như đối với tài sản cầm cố, thế chấp.
5. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
5.1. Bản chất của bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Theo ghị định 178/1999 /NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 5 như sau: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. Như vậy, khác với chế độ bảo đảm khác, bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay lại dùng chính tài sản hình thành (được mua sắm hoặc xây dựng lên) từ khoản vay mà khách hàng đã vay tại tổ chức tín dụng để đảm bảo cho chính khoản vay này. Do vậy xét về thời gian, tài sản đảm bảo chưa hình thành (chưa tồn tại) tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và các bên chỉ ký kết hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm được hình thành. Trong khi đó việc thay cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thông thường lại dùng tài sản đã hình thành, đã có tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng.
Để bảo đảm việc thu hồi vốn và lãi, pháp luật quy định những điều kiện để đảm bảo tính an toàn. Khoản 1, điều 14 Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng chỉ rõ: Tổ chức tín dụng cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, nếu khách hàng và tài sản vay đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.
5.2. Điều kiện đối với khách hàng vay.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay khách hàng phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(+) Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi;
(+) Có khả năng tài chính và có các khoản thu hợp pháp, có năng lực thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng;
(+) Có sự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi;
(+) Có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;
(+) Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án;
(+) Cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng;
(+) Cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm trên;
Đối với khách hàng vay là doanh nghiệp, ngoài các điều kiện quy định trên còn phải có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay. Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả sản xuất kinh doanh của 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.
5.3. Điều kiện đối với tài sản hình thành từ vốn vay.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng, cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay từ tài sản hình thành từ vốn vay phải đáp ứng được những điều kiện sau:
(*) Tài sản hình thành từ vốn vay phải xác định được:
(+) Quyền sở hữu của khách hàng vay: Đối với tài sản là quyền sử dụng tốt thì phải xác định được quyền sử dụng đất của khách hàng vay là phải được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai: Đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước phải xác định được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó và được dùng để đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì khách hàng vay phải có giấy chứng nhận quỳên sử dụng đất của khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật;
(+) Phải xác định được danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. Việc xác định các yếu tố này dựa vào dự án đầu tư hoặc phương án phục vụ đời sống;
(+) Tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp;
(+) Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
5.4. Nội dung, hình thức của hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế chấp thông thường chỉ khác nhau về mặt thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản.
Do vậy, những quy định về hình thức, nội dung của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay về cơ bản cũng tương tự như những quy định áp dụng cho biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố thông thường.
5.5. Xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay.
Được áp dụng như đối với tài sản cầm cố, thế chấp.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC ĐẢM ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NHNo &PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN
I. TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Trong xu hướng phát triển của đất nước ta, nhất là trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời với vai trò to lớn của công tác tiền tệ tín dụng. Đảng và Chính phủ đã có đường lối phát triển đúng đắn vì vậy ngày1/9/1999 ra quyết định số 79/QĐ/NHNo 1999 của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc thành lập chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, việc quyết định này dựa vào.
+ Luật các tổ chức tín dụng được công bố theo lệnh 01 - L/CTN ngày 26/12/1997 của Chủ tịch nước.
+ Điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 390/1997/QĐ - NHNN ngày 22/11/1997 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
Quyết định thành lập NHNo&PTNT huyện Văn Lâm, ngân hàng có con dấu riêng, bảng cân đối tài sản, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ quy chế tổ chức và hoạt động chi nhánh NHNo& PTNT Việt Nam.
Tuy rằng NHNo&PTNT Văn Lâm - Hưng Yên ra đời muộn nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị trí phù hợp trong hệ thống ngân hàng thương mại, tính hiệu quả hoạt động kinh doanh, bảo đảm chất lượng của một ngân hàng thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT huyện Văn Lâm đi vào hoạt động với nhiệm vụ sau:
* Từ năm 1999- 2000:
+ Quản lý, đầu tư và cho vay với những doanh nghiệp thuộc địa bàn.
+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ và tín dụng trên địa bàn.
+ Tổ chức thanh toán và điều chuyển cho các ngân hàng khu vực các ngân hàng chi nhánh theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam.
*Năm 2000 - 2003:
+ Ngân hàng đã thay đổi lại cơ cấu cán bộ đồng thời tổ chức và mua sắm trang thiết bị hiện đại.
+Ngân hàng thực hiện thêm một nghiệp vụ nữa là thanh toán quốc tế.
+ Trong quá trình hoạt động ngân hàng còn mở thêm chi nhánh ngân hàng cấp 3 chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và thu hút, chiếm lĩnh thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng.
2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên
2.1. Vị trí và thẩm quyền
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm là một đại diện pháp nhân của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán nội bộ, hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng ngân hàng, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Theo điều lệ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và quyết định thành lập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm.Ngân hàng có các trách nhiệm vàquyền hạn sau:
+ Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định đồng thời chấp hành pháp luật của các quốc gia và thông lệ quốc tế trong hoạt động có liên quan;
+ Thực hiện các chính sách,thể lệ, chế độ, định chế hoạt động về ngân hàng của nhà nước và ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Xác định hạn mức tín dụng cao nhất cho mỗi khách hàng.
+ Tổ chức hạch toán kinh tế, bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của mình;
+ Khởi kiện các tranh chấp, tố tụng về dân sự liên quan đến hoạt động của mình;
+ Yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình tài liệu, hồ sơ cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính, để xem xét quyết định cho vay, kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn vay ngân hàng, từ chối các quan hệ tín dụng với khách hàng nếu thấy trái pháp luật, khôngcó khả năng trả nợ;
+ Chịu trách nhiệm vật chất và hành chính trước pháp luật đối với các cam kết giữa NHNo&PTNT huyện Văn Lâm với khách hàng.
+ Giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng ngoại trừ các trường hợp có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Để hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thì phải có cơ cấu tổ chức của ngân hàng cụ thể của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm như sau:
Trong đó:
+ Phòng kế hoạch kinh doanh.
Làm nhiệm vụ:Huy động vốn dưới hình thức, lo nguồn vốn thanh toán, cho vay các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước làm công tác thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc ngân hàng tỉnh giao.
Phòng kinh doanh có 12 người trong đó một trưởng phòng, một phó phòng và10 cán bộ tín dụng.
+ Phòng kế toán - giao dịch.
Trực tiếp hạch toán kế toán, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, quyết toán và báo cáo theo quy định.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc ngân hàng tỉnh giao.
Phòng kế toán có tổng số 8 người, một trưởng phòng, một phó phòngvà các nhân viên kế toán.
+ Phòng ngân quỹ:
Làm công tác thu, chi, kiểm đếm, điều chuyển vốn, tiền mặt qua các chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (cấp3). Làm nhiệm vụ kiểm đếm cho các đơn vị kinh tế. Gồm 3 người làm việc tại phòng ngân quỹ.
+ Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Có một cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực hiện những nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát khác được giao.
+ Phòng hành chính:
Thực hiện các chức năng như lưu trữ các văn bản liên quan đến ngân hàng, xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm đôn đốc thực hiện các chương trình mà giám đốc giao, triển khai chương trình giao ban nội bộ, thực hiện công tác quản lý tài sản của ngân hàng và là đầu mối chăm lođời sống vật chất, văn hoá - tinh thần…
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Mô hình tổ chức, điều hành của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên.
Giám đốc
(NH cấp 2)
Phó Giám đốc
( phụ trách KD)
Phó Giám đốc
(phụ trách ngân quỹ)
Phòng kinh doanh
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng hành chính
Phòng ngân quỹ
Phòng Kế toán giao dịch
Giám đốc
(NH cấp 3)
Phó Giám đốc
Phòng Kế toán - giao dịch
Phòng Ngân quỹ
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm
3.1. Những thành tựu đạt được trong năm 2002.
* Công tác huy động vốn: 162,3 tỷ VND, tăng 188% (105,9 tỷ) so với đầu năm 2001.Trong đó.
+ Nguồn vốn ngoại tệ: 5963,3 nghìn VNĐ tương đương 86,5tỷ VND, tăng 67% so với năm 2001 chiếm 54% tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn nội tệ: 75,8 tỷ VND, tăng 110,3%so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn:
+ Không kỳ hạn: 37,2 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 23% tổng nguồn vốn.
+ Kỳ hạn dưới 12 tháng: 66,4tỷ VND, chiếm tỷ trọng 41% tổng nguồn vốn.
+ Kỳ hạn trên 12 tháng : 58,7 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 36%tổng nguồn vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế:
+ Tiền gửi dân cư: 64,5 tỷ VND, chiếm 39,72% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi của các đơn vị: 97,8 tỷ VND, chiếm tỷ lệ 60,28% tổng nguồn vốn.
*Công tác tín dụng:
- Doanh số cho vay (quy về VND): 40,5 tỷ VND, tăng 18,2 tỷ đồng so với năm 2001(tăng 81%).
- Doanh số thu nợ: 32,1 tỷ VND, trong đó nợ quá hạn 0,41tỷ VND.
- Tổng dư nợ đến 31/12/2002: 23,6 tỷ VND, tăng 5,3 tỷ so với năm 2001 (tăng 29%).
- Nợ quá hạn đến 31/12/2000: 0,85 tỷ VND, chiếm 3,6% tổng dư nợ, giảm 17,7% so với 31/12/2001.
* Kinh doanh ngoại tệ:
- Doanh số mua 45,92triệu USD
- Doanh số bán 48,72triệuUSD
Bên cạnh đó, ngân hàng còn đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác nhau cho chi nhánh và khách hàng với tỷ giá cạnh tranh. Thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại tệ 2002đạt 1,01 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2001.
* Thanh toán quốc tế.
Doanh số thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng của ngân hàng nông nghiệp năm 2002 như sau:
+ Mở L/C : 284 món, trị giá 6,9 triệu USD
+ Thanh toán L/C: 344 món, trị giá 5,68 triệu USD
+ Chuyển tiền: 614 món, trị giá 3,4 triệu USD
+ Nhờ thu: 31món, trị giá 0,2 triệu USD
+ Thanh toán nhờ thu: 41 món, trị giá 0,23 triệu USD
+Thông báo L/C: 34 món, trị giá 0,04 triệu USD
+ Đòi tiền L/C: 7 món, trị giá 0,09triệu USD
+ Chuyển tiền đến: 62 món, trị giá 2,76 triệu USD
+ Thanh toán kiều hối: 89 món, trị giá 0,43 triệu USD
+ Bảo lãnh ký quỹ 100%: 10món, trị giá 0,0758 triệu USD
* Kết quả kinh doanh:
Tổng thu 12.623,8 triệu VND, tặng 1% so với năm 2001
Tổng chi: 9.561,3 triệu VND, bằng 94% so với năm 2001
Chênh lệch thu - chi: 3.062,5 triệu VND, tăng 31,8%so với năm 2001.
3.2. Kết quả hoạt động cho vay.
Kết quả hoạt động cho vay năm 2001- 2002
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Mức đạt
Mức tăng giảm
% tăng /giảm
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Doanh số cho vay
22,262
40,4658
+5,9
+18,2038
+35
+81,77
Doanh số thu nợ trong đó doanh số thu nợ quá hạn
23,027
2,14
33,095
4,1
10,7
+9,2818
+86,9
+40,31
Dư nợ đến 31/12- trong đó dư nợ cho vay nội tệ
18,3
6,6
23,6076
15,4
-2,5
+1,3
+5,3076
+8,8
-12
+37
+29
+133
Nợ quá hạn đến 31/12
3,97
0,8562
-0,0424
-3,1138
-1,22
-78,13
Tỷ lệ nợ quá hạn
21,69%
3,63%
+21,48%
-18,069
Hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên trong hai năm trở lại đâyđã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Nhìn vào bảng ta thấy: năm 2001, doanh số cho vay đạt 22,262 tỷ đồng tăng 5,9 tỷ (35%) so với năm 2000. Doanh số thu nợ đạt 23,077 tỷ đồng, tăng 10,7tỷ đồng (86,9%) so với năm 2000, trong đó thu nợ quá hạn 2,14 tỷ chiếm 9,6 tổng doanh số thu nợ. Dư nợ đến 31/12/2001 đạt 18,3 tỷ đồng, giảm so với 31/12/2001 là 2,5 tỷ đồng (giảm12%). Trong đó, dư nợ cho vay nột tệ đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 1,8tỷ đồng (tăng 37%) so với năm 2000, chiếm 36% tổng dư nợ (mặc dù giảm 1,22% so với 31/12/2000) nhưng chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 2000 trở về trước. Các khoản vay năm 2001 phát sinh nợ quá hạn là 0,71tỷ đồng, đã thu nợ ngay trong năm, còn lại nợ quá hạn đến 31/12/2001 là0,03 tỷ đồng. Cho vay bằng nội tệ không phát sinh nợ quá hạn.
Như vậy, trong năm 2001 - nhìn chung ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm có sự tăng trưởng so với năm 2000.
Đến năm 2002, công tác tín dụng đã có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện ở doanh số cho vay tăng 81,77% so với năm 2001, dư nợ cho vay tăng 29% so với đầu năm; các khoản vay trong năm đảm bảo an toàn, có hiệu quả, không phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn đến 31/12/2002 chỉ còn 0,8562 tỷ (tỷ lệ nợ quá hạn là 3,63% so với tổng số dư nợ), giảm 3,1183tỷso với 31/12/2001 (giảm 17,8%).
Việc thực hiện chiến lược khách hàng đã bước đầu đạt kết quả, 6 tháng đầu năm ngân hàng đã thu hút thêm được nhiều khách hàng mới như công ty Linh Châu, Mạnh Đàm, Hoàng Giang… Số khách hàng này có dư nợ vay chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. Bên cạnh có ngân hàng còn phân loại khách hàng để làm cơ sở áp dụng chế độ ưu đãi khách hàng loại A và việc mở rộng đầu tư tín dụng chủ yếu tập trung vào các đơn vị này.
Việc xử lý tồn tại tín dụng đã có những kết quả đáng khích lệ và những bước đi cụ thể thích hợp.
Vậy có thể nói rằng, hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã có những kết quả đáng ghi nhận.
II. QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM
1. Khách hàng và điều kiện với khách hàng
1.1. Điều kiện với khách hàng vay vốn.
Thực hiện theo quy định của nhà nước và ngân hàng nhà nước về cho vay đối với khách hàng.
Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999
+ Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài:Theo mục b, khoản 1, điều 7, Quyế định 1627/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: "Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
+ Đối với pháp nhân: Phải có đủ điều kiện được công nhận là pháp nhân và năng lực dân sự theo điều 94 và 96, Bộ luật dân sự nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/10/1995. Điều 94 quy định: 1 - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, thành lập, đăng ký hoặc công nhận; 2 - có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3- có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Điều 96 quy định: 1-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích hoạt động thì phải xin phép, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc thay đổi mục đích hoạt động phải tuân theo quyết định của cơ quan đó.
2-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đăng ký. 3- Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân, nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự, 4-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm pháp nhân.
+ Đối với tổ hợp tác: Có hợp đồng hợp tác theo quy định của Bộ luật dân sự thông qua ngày28/10/1995; đại diện tổ hợp tác phải có đủ năng lực trách nhiệm dân sự và năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: phải cư trú tại địa bàn quận huyện, thị xã nơi có chi nhánh của ngân hàng cho vay đóng trụ sở, đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng là chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ, chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự, cụ thể: đại diện cho hộ gia đình phải có đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực trách nhiệm dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đời sống.
Kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, đối với khách hàng vay vốn để phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng. Riêng khách hàng là cán bộ công nhân viên vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý và chi trả thu nhập về cán bộ công nhân viên đang thuộc cơ quan quản lý. Ngân hàng nơi cho vay có thể thoả thuận với cán bộ công nhân viên uỷ quyền cho tổ chức trả nợ cho ngân hàng từ các khoản thu nhập của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng cho vay.
Thứ ba: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Khách hàng vay phải sử dụng vốn vay hoạt động kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm hay sử dụng vào mục đích tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Không sử dụng tiền vay vào những hoạt động phi pháp mà Nhà nước không cho phép.
Thứ tư: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi: Việc xác định phương án khả thi hay không khả thi là do các cán bộ tín dụng thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định ngân hàng mới quyết định, cho vay dựa trên kết quả thẩm định.
Thứ năm: Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, của thống đốc ngân hàng Nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Đối với doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có các điều kiện sau: Đơn vị phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân. Nội dung giấy uỷ quyền phải thể hiện được mức tiền vay vốn cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được.
* Những trường hợp không được vay vốn: Theo quyết định số 1627/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định tại điều 19:"Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với khách trong các trường hợp sau:
+ Thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của NHNo Việt Nam.
+ Cán bộ, nhân viên của NHNo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định, quyết định cho vay.
+ Bố mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
+ Vợ (chồng), con của giám đốc, phó giám đốc Sở giao dịch chi nhánh các cấp.
1.2. Thực trạng của khách hàng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên
Trong những năm gần đây phạm vi hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thôn huyện Văn Lâm ngày càng được mở rộng, mọi tổ chức cá nhân đều có thể là khách hàng.
Tính từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm năm 1999 đã có nhiều khách hàng đến vay vốn để sản xuất kinh doanh… Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng là nhỏ và ngày càng không còn tình trạng nợ quá hạn, tới năm 2001,2002 dư nợ tăng một cách đáng kể đặc biệt như một số công ty như công ty An Thành có dư nợ là 36 tỷ đồng, công ty Hồng Hà 18 tỷ, công ty Linh Châu 3,6 tỷ …
Dư nợ đối với doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng khá lớn, nhưng các doanh nghiệp hầu như đều có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nên đều trả nợ một cách sòng phẳng, đúng hạn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn do máy móc kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, mẫu mã sản phẩm chưa phù hợp… do vậy không đảm bảo trả nợ đúng hạn cho NHNo&PTNT huyện Văn Lâm.
Khách hàng vay là hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm chủ yếu vay để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu như làng nghề thủ công Minh Khai - Xã Như Quỳnh và Xóm Cầu - Xã Lạc Đạo. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức. Cho vay hộ sản xuất cũng phát triền vì vị trí của Huyện là thuận lợi cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề.
2. Đối tượng vay vốn
Đối tượng cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm rất phong phú, không chỉ cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động mà còn đáp ứng vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng.
(+) Cho vay các đối tượng trong khâu sản xuất kinh doanh.
(+) Cho vay bổ sung vốn lưu động (thi công xây lắp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…)
(+) Cho vay cây ươm, cây giống trong trồng trọt, chăn nuôi;
(+) Cho vay đầu tư chiều sâu bổ sung máy móc thiết bị;
(+) Cho vay xây dựng công trình;
(+) Cho vay phục vụ đời sống;
(+) Cho vay phát hành thẻ tín dụng, séc du lịch;
3. Quy trình, các hình thức cho vay tại NHNo và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm
3.1. Các hình thức và phương thức cho vay
Về hình thức cho vay: Cho đến nay, các hình thức tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm có 2 hình thức đó là trực tiếp và gián tiếp.
Cho vay trực tiếp: Tức cho vay trực tiếp qua Ngân hàng. Cho vay gián tiếp là cho vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 67.doc