Tìm hiểu ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại

Một cách tự nhiên, chúng ta đều hiểu rằng các ngân hàng quốc doanh rất khác so với một ngân hàng tư nhân trung bình. Do dó, khi vấn đề quy mô, khả năng chi trả, và độ an toàn trở nên không còn nhiều ý nghĩa, thì tính hợp lý trong hoạt động của những ngân hàng này thực sự là vấn đề cần xem xét. Chúng ta sẽ sớm thấy được sự hợp lý trong hoạt động ngân hàng là giải pháp duy nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng, và những hoạt động không hợp lý có thể sẽ phá hủy những giá trị đã có trước đó, nếu chúng ta có thể gọi là như vậy. Cơ chế thị trường đã làm cho những ngân hàng quốc doanh xử sự giống những ngân hàng tư nhân: cạnh tranh trong việc quản lý luồng tiền gửi, mở rộng mạng lưới, thu hút những nhân sự có năng lực, tiến hành các chiến dịch PR, mặc dù đó chưa phải là việc xây dựng hoạt động hợp lý.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Đinh Duy Đông Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu(1). Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng trong mười năm tới. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho tất cả các ngành và các đơn vị, nhất là các NHTM, do tầm quan trọng và đặc điểm của ngành ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân. Để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM hiện nay là vấn đề nóng hổi. * Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay Năng lực cạnh tranh của ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước(2). Vì vậy, năng lực cạnh tranh NHTM là sự tổng hợp của các yếu tố từ công tác chỉ đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ, uy tín và thương hiệu của NHTM. Xét theo nghĩa trên, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam một số hạn chế sau: Thứ nhất, cạnh tranh trong các NHTM Việt Nam mang tính chất độc quyền nhóm, các NHTM nhà nước chiếm thị phần tuyệt đối và có tiềm lực tài chính lớn do sự trợ giúp của Nhà nước. BẢNG 1: THỊ PHẦN CỦA CÁC NHTM TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 1990-2001(%) Năm 1994 1995 1996 2001 Thị phần tiền gửi 100 100 100 100 - Ngân hàng thương mại quốc doanh 88 80 76 74,3 - Ngân hàng thương mại cổ phần 8 9 10 8,8 - Ngân hàng thương mại liên doanh 2 3 3 4,9 - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 2 8 11 12 Thị phần tín dụng 100 100 100 100 - Ngân hàng thương mại quốc doanh 85 75 74 59,8 - Ngân hàng thương mại cổ phần 11 15 14 12,2 - Ngân hàng thương mại liên doanh 2 3 5 10 - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 2 7 7 18 Nguồn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải,2003. Các NHTM NN Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn về tín dụng (từ 60-85%) cũng như tiền gửi (74,3% đến 88%), mặc dù xu thế này đang có chiều hướng giảm dần. Điều này là do yếu tố lịch sử, các NHTM ngoài quốc doanh mới thành lập ở Việt Nam nên uy tín chưa cao, hoặc phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa rộng. Thứ hai, mặc dù mức lợi nhuận đạt được cao so với các ngành khác, rất nhiều NHTM Việt Nam chưa thật an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có /tài sản điều chỉnh theo mức độ rủi ro) bình quân hệ thống ngân hàng chưa đạt tỷ lệ theo quy định của NHNN và khuyến cáo của Basel (8%), trong đó hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước chỉ là 4-5% (cuối năm 2003 chỉ đạt 2,8%), trong khi đó một số NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt chỉ tiêu an toàn vốn 8% thậm chí có ngân hàng đạt 10%. Tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng dư nợ của hệ thống NH theo tiêu chuẩn quốc tế ở mức trên 14%(3). Vì vậy, mặc dù tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM trung bình khoảng 9-15 %/năm trong những năm gần đây, tỷ lệ này không mang tính bền vững và chưa chứng tỏ khả năng cạnh tranh tốt của các NHTM trong thời gian tới. Thứ ba, các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn quá đơn giản và chưa đa dạng. Hầu hết các NHTM vẫn chỉ phát triển các sản phẩm truyền thống liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, nhận gửi và thanh toán. Hoạt động tín dụng của các NHTMQD hiện nay mang tính độc canh (cả về thời gian khoản vay và đối tượng vay), quy mô nhỏ, thiếu tính đa dạng(4). Thực tế, một số NHTMCP năng động hơn trong việc cung cấp dịch vụ mới so với các NHTM nhà nước(5). Thứ tư, trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại còn thấp. Năng lực quản lý và lãnh đạo không theo kịp với sự phát triển về qui mô. Chất lượng đội ngũ cán bộ thấp, số lượng cán bộ dư thừa, năng suất lao động thấp đã gây cản trở nhất định cho việc xây dựng một hệ thống NHTM hiện đại. * Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những khuyến nghị cần thực hiện đối với các NHTM Việt Nam Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được đại diện của hai Chính phủ ký ngày 13-7-2000, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28-11-2001, và có hiệu lực vào ngày 10-12-2001. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đề cập chủ yếu tại Chương III: Thương mại dịch vụ (cam kết chung). Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính ngân hàng được thể hiện tại phụ lục F và G. Theo hiệp định, sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và hầu hết các hạn chế về hoạt động sẽ được bãi bỏ(6). Với trình độ công nghệ thông tin và truyền thống hoạt động có uy tín trên toàn thế giới sẽ cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Vì vậy, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu, triển khai một số hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng đối đầu với những thách thức trong tương lai: Thứ nhất, giảm tính độc quyền của ngành ngân hàng, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các NHTM ngoài quốc doanh, cổ phần và sáp nhập một số các NHTMQD để tăng vốn tự có, từ đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển thị trường tài chính với nhiều định chế tài chính trung gian. Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Các NHTM cần tăng vốn tự có, đa dạng hóa cấu trúc sở hữu vốn tự có, xử lý nợ tồn đọng và ngăn chặn nợ xấu gia tăng, nâng cao chất lượng tài sản và tỷ lệ tài sản sinh lời ngang tầm của một định chế tài chính ngân hàng mang tính thương mại và có khả năng cạnh tranh cao. Phát triển lợi thế cạnh tranh (công nghệ, nhân lực, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối, thị trường và khách hàng), đồng thời cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng cao năng lực quản trị điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ. Thứ ba, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trường. Đầu tư nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Thứ tư, tăng cường tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Phát triển nền văn hóa doanh nghiệp hiện đại với một tinh thần đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng để đảm bảo hài hòa lợi ích Cộng đồng - Khách hàng - Ngân hàng. Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả. Dựa vào những phân tích tóm lược về một số hạn chế hiện tại, các cơ hội và thách thức đem lại từ Hiệp định thương mại Việt Mỹ đối với các NHTM Việt Nam, trên đây là một số ý kiến đưa ra nhằm nâng cao khả năng hội nhập của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới< (1) Theo đúng với tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng CSVN lần thứ 9 chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. (2) Xét ở cấp độ vi mô, có 3 quan điểm về năng lực cạnh tranh dựa trên 3 quan điểm khác nhau: Quan điểm quản trị chiến lược (lý thuyết phân tích cấu trúc ngành của M.Porter và lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực riêng biệt); Quan điểm tân cổ điển (lý thuyết chỉ số cạnh tranh, so sánh được giữa các ngành; lý thuyết lợi thế chi phí); Quan điểm tổng hợp. Khái niệm trên về năng lực cạnh tranh là dựa trên quan điểm tổng hợp. (3) Theo tiêu chuẩn Việt Nam, tỷ lệ này ở mức 7,1%; nhưng theo tính toán của các chuyên gia WB, tỷ lệ này vượt xa con số công bố nếu tính thêm các khoản nợ được gia hạn hoặc chuyển đổi kỳ hạn trả nợ có vấn đề. (4) các NHTMQD phần lớn cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm khoảng trên 61,67% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế). (5) Như ACB, Techcombank, ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Quân đội và ngân hàng Phương Nam, có khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm mới theo đúng nghĩa. (6) Ngô Quốc Kỳ, 2002, Tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với Hệ thống pháp luật Việt Nam - Về việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia. Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược phát triển Ngân hàng công thương; 2. Ngô Quốc Kỳ, 2002, Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với Hệ thống pháp luật Việt Nam - Về việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia; 3. “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, NXB Giao thông vận tải, 2003; 4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước. Củng cố lại hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ hậu WTO? ( Bình chọn: 3   --  Thảo luận: 1 --  Số lần đọc: 10485) Bản gốc tiếng Anh của hai tác giả Bùi Quang Nam và Trần Trí Dũng đã được đăng trên Vietnam Investment Review tháng 10/2006. Bài viết được thực hiện vào thời điểm Việt Nam chưa gia nhập WTO nhưng những phân tích và quan điểm của hai tác giả vẫn có ý nghĩa tham khảo. Bản gốc tiếng Anh được đính kèm theo bài. ----------------------------------------------------------------- Việt Nam có thể lỡ mất chuyến tàu thành viên của WTO trong năm nay (2006), nhưng việc hội nhập, không nghi ngờ gì nữa, sẽ xảy ra. Trong khi tổ chức toàn cầu này trực tiếp đối phó với vấn đề thương mại toàn cầu, và trước tiên là với những vấn đề thương mại tự do, mỗi người đều hiểu rằng những vấn đề chiến lược liên quan đến thị trường vốn và tiền tệ đương nhiên là một phần của cuộc chơi. Trong ánh sáng của những vấn đề trên, bài phân tích này xem xét tình huống và cố gắng dự đoán vị thế của ngân hàng thương mại quốc doanh trong nền kinh tế Việt Nam hậu WTO. Chính sách tự do kinh doanh chưa chứng tỏ được hiệu quả Trong tuần đầu tiên của tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định tiến hành cổ phần hóa hầu hết các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Đây là một chuyển động rất có ý nghĩa nhằm điều chỉnh hệ thống các DNNN vốn đang tồn tại nhiều vấn đề. Đã gần hai thập kỷ trôi qua kể từ khi những DNNN bước vào giai đoạn tự cải tổ. Tuy vậy, có thể thấy hầu hết những điều chỉnh đã thực hiện đều tỏ ra không mấy hiệu quả, và vai trò của các doanh nghiệp này có xu hướng giảm sút trong xã hội. Chúng ta có thể nhận thấy những phương án điều chỉnh theo hướng tự do hóa kinh doanh đã không chứng tỏ được hiệu quả ngay từ đầu, mà nguyên nhân chủ yếu bởi vì quán tính quá lớn của các DNNN khi họ vẫn cố gắng giữ lại vị trí hiện tại, thêm vào đó là tình trạng phân hóa rộng trong lợi ích cá thể. Quyết định thúc đẩy cổ phần hóa vừa được ký tạo sẽ tạo một sức ép tích cực lên khối doanh nghiệp này. Theo quan điểm đó, không thể không chú ý tới khía cạnh tài chính, mà đại diện là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiện tại, những ngân hàng này có quy mô lớn, và sở hữu một nguồn lực tài chính đáng kể. Tuy nhiên vẫn có những rủi ro tiềm tàng, những bất ổn và có thể đến một lúc nào đó. Trong bối cảnh đó, chính phủ đã quyết định phê chuẩn về nguyên tắc việc cổ phần hóa ba ngân hàng quốc doanh chủ chốt. Đây cũng là một điều tái khẳng định con đường trong tương lai gần của tiến trình đổi mới. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam tương đối an toàn. Cộng đồng tài chính đang quan tâm đến những con số vì WB và IMF thường trích dẫn rằng tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng ở mức 2 con số. Thêm vào đó, trừ Vietcombank, hệ số bảo toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) của ba ngân hàng thương mại quốc doanh lớn ở dưới mức chuẩn quốc tế là 8%. Bảng 1. Hệ số của các ngân hàng thương mại quốc doanh, 2005 Ngân hàng Nợ xấu/Nợ quá hạn Hệ só bảo toàn vốn VAS[1] IAS[2] NH Đầu tư Phát triển VN 9% 6.86% 3.36% NH Kỹ thương 5-6% 6%* n.a NH NN&PTNT 5-6% 4% n.a NH Ngoại thương 3% 10% 8.5% Nguồn: NH Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên 2005 (*) Dự phòng rủi ro chưa được tính toán đầy đủ Chú thích: [1] Hệ thống kế toán Việt Nam – Vietnam Accounting Standards [2] Hệ thống kế toán quốc tế – International Accounting Standards Nguồn gốc vấn đề    Có thể thấy khá rõ những tài sản vô hình mà ngân hàng quốc doanh được hưởng. Đầu tiên, đó là sự thiên vị của công chúng so với các ngân hàng “tư nhân”. Từ “quốc doanh” đối với đại bộ phận người Việt Nam vẫn đồng nghĩa với một thực thể lớn, vững chắc và an toàn. Đó là cái mà chúng ta gọi là niềm tin. Ngân hàng rất thích khái niệm này, vì nếu cảm giác tin tưởng này vẫn còn thống lĩnh, thì tiền gửi vẫn cứ chảy vào ngân hàng với chi phí tương đối thấp. Việc tiến hành các hoạt động PR và marketing tốn kém trở nên dễ dàng hơn nhiều. Rõ ràng là, việc tiết kiệm ở đây đồng nghĩa với lợi nhuận tốt hơn. Thứ hai, qui mô của những ngân hàng này cho phép họ có lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ tư nhân nhỏ hơn. Những đối thủ này là những ngân hàng đang cố gắng kiểm soát luồng tiền mặt ra vào, sử dụng tất cả những công cụ tài chính để cố chiếm một phần nhỏ của thị trường đang tăng trưởng. Hiện tượng này thường được gọi là tiết kiệm nhờ quy mô. Thứ ba, tài sản hữu hình của ngân hàng quốc doanh có thể thấy được ở khắp mọi nơi, từ bất động sản cho tới hệ thống những cơ sở và chi nhánh toàn quốc. Ngân hàng Agribank đã có khoảng 2000 chi nhánh các cấp. Hệ thống chi nhánh này đã giúp cho Ngân hàng Agribank được Bảo hiểm xã hội ủy thác việc trả lương, đây là một hợp đồng kinh doanh tốt đến nỗi kể cả ngân hàng tư nhân có uy tín nhất là Sacombank cũng không có khả năng đạt được. Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là khi cần một số quyền miễn trừ để thực hiện một số nhiệm vụ, thì những ngân hàng quốc doanh có nhiều khả năng được cấp quyền miễn trừ này. Tháng 9/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định cho phép NH Kỹ thương, NH Đầu tư & Phát triển và NH Ngoại thương vượt định mức cho vay không quá 15% vốn đối với một khoản nợ cho một pháp nhân. Điều này đã cho phép NH Kỹ thương, NH Đầu tư & Phát triển và NH Ngoại thương huy động tổng số 1,27 tỉ USD cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam, với khoản đóng góp của từng ngân hàng lần lượt là 321,3 triệu, 252,3 triệu và 659,9 triệu USD. Một cách tự nhiên, chúng ta đều hiểu rằng các ngân hàng quốc doanh rất khác so với một ngân hàng tư nhân trung bình. Do dó, khi vấn đề quy mô, khả năng chi trả, và độ an toàn trở nên không còn nhiều ý nghĩa, thì tính hợp lý trong hoạt động của những ngân hàng này thực sự là vấn đề cần xem xét. Chúng ta sẽ sớm thấy được sự hợp lý trong hoạt động ngân hàng là giải pháp duy nhất quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng, và những hoạt động không hợp lý có thể sẽ phá hủy những giá trị đã có trước đó, nếu chúng ta có thể gọi là như vậy. Cơ chế thị trường đã làm cho những ngân hàng quốc doanh xử sự giống những ngân hàng tư nhân: cạnh tranh trong việc quản lý luồng tiền gửi, mở rộng mạng lưới, thu hút những nhân sự có năng lực, tiến hành các chiến dịch PR, mặc dù đó chưa phải là việc xây dựng hoạt động hợp lý. Bảng 2. Thị phần của các ngân hàng thương mại, 2000-2004 (%) 2000 2001 2002 2003 2004 Thị phần huy động vốn NH quốc doanh 77.0 80.1 79.3 78.1 75.2 NH Cổ phần 11.3 9.2 10.1 11.2 13.2 Chi nhánh NH nước ngoài 9.2 8.8 8.1 7.8 8.2 NH liên doanh 2.5 1.9 2.5 2.9 3.4 Tổngl 100 100 100 100 100 Thị phần cho vay vốn NH quốc doanh 76.7 79.0 79.9 78.6 76.9 NH Cổ phần 9.2 9.3 9.5 10.8 11.6 Chi nhánh NH nước ngoài 11.3 9.5 7.7 7.7 8.3 NH liên doanh 2.8 2.2 2.9 2.9 3.2 Tổngl 100 100 100 100 100 Nguồn: Bản cáo bạch của NH Đầu tư & Phát triển 2005, và tác giả dự báo Trong khi cơ chế thị trường thực sự đã đồng hóa toàn bộ các ngân hàng tư nhân theo nghĩa đưa ra những kinh nghiệm hoạt động tốt nhất để tăng độ cạnh tranh, thì đối với ngân hàng quốc doanh chưa thấy được tác động này một cách rõ ràng. Tất cả những thay đổi của NHQD chưa thể giải quyết ngay những vấn đề ăn sâu vào hoạt động của họ, như nợ xấu, nợ trực tiếp, quản trị rủi ro thấp và hoạt động chưa được quy chuẩn. Liệu những ngân hàng quốc doanh này có thể duy trì được vị trí của họ ở thời điểm hậu WTO hay không? Câu trả lời là “Rất khó”, đơn giản vì sẽ không có hai luật chơi riêng biệt cho khối tư nhân và quốc doanh, bất kể ở phạm vi trong nước hay quốc tế. Những qui tắc lạnh lùng của thị trường sẽ làm gia tăng việc hoạt động ngân hàng an toàn và hợp lý hơn, và nghiêm khắc trừng phạt tất cả những gì đi ngược lại. Ngân hàng quốc doanh hiện tại vẫn được hưởng một số lợi thế, điều này sẽ không giúp cải thiện được tính cạnh tranh cho thành phần kinh tế này thời hậu WTO. Nên bắt đầu từ đâu? Những điểm nêu trên gợi ý cho chúng ta tìm kiếm những hiểu biết sâu sát hơn về hệ thống ngân hàng quốc doanh. Những ngân hàng quốc doanh lớn hiện tại chưa tham gia nhiều vào bức tranh hoạt động thị trường. Những ngân hàng tư nhân hiểu định đề này hơn ai hết. Do đó, họ đã bắt tay vào cuộc đua đường trường để nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính. Vì xã hội coi “qui mô” thực sự là một giá trị, nên các ngân hàng tư nhân bắt đầu bằng việc mời những cổ đông mới tham gia vào cơ cấu vốn. Một số ngân hàng, như Sacombank hoặc gần đây nhất là ACB, đã tự tạo ra cơ hội cho mình bằng cách niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau đó, “điều gì đến sẽ đến”, các cổ đông định chế nước ngoài đã mang lại cho những ngân hàng này những kỹ năng quản trị, tầm nhìn và kỹ thuật. Những điều này hiện tại rõ ràng là yếu tố thành công chủ chốt đối với những ngân hàng tư nhân. Những yếu tố đó quan trọng không phải vì chúng tạo ra những biện pháp khắc phục tức thời cho ngành ngân hàng chưa phát triển của Việt Nam, mà vì chúng dần dần tạo ra một cơ sở thực sự cho hoạt động ngân hàng an toàn và hợp lý. Quan trọng hơn, mầm mống của các giá trị văn hóa trong việc giao dịch, đạo đức kinh doanh, niềm tin thị trường, và mở cửa với thay đổi đã được thấy rõ. Hiện tại, cuộc chiến hậu WTO sẽ làm cho một số ngân hàng tư nhân biến mất. Nhưng những ngân hàng sống sót qua trận cuồng phong đó sẽ thịnh vượng lên. Văn hóa kinh doanh là một vấn đề mang tính đa chiều, không thể nào xây dựng trên những lợi thế giả tạo được. Dù có tưới bao nhiêu nước và đợi bao nhiêu thời gian thì một hạt giống gieo trên nền bê tông cũng sẽ chẳng bao giờ nảy mầm. Có lẽ, cách duy nhất để cải thiện hoạt động của những ngân hàng quốc doanh này là phải đẩy họ vào làn sóng cạnh tranh, trên một nền tảng cạnh tranh hoàn toàn tự do. Không có động thái này, cuộc đua huy động vốn dựa vào thứ vũ khí là lãi suất chỉ cho thấy một quan điểm nóng vội trong việc ra quyết định và trong hoạt động kinh doanh chứ không thể nào nâng cao được tính cạnh tranh. Chúng ta có thể hiểu ngay rằng, việc sử dụng vốn không phải bao giờ cũng tạo ra lợi nhuận. Kết luận của chúng tôi chỉ đơn giản là, do những tồn tại trong hệ thống tài chính của chúng ta mà việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh có thể là khởi đầu của quá trình cải tổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhưng điều này sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu các ngân hàng “sắp cổ phần hóa” tiếp thu được những giá trị kinh doanh mới hậu WTO, và  đi tiên phong trong việc thiết lập một thứ văn hóa kinh doanh lành mạnh. Bảng 3. Chỉ số tài chính 2005. NH quốc doanh ROE ROA NH Đầu tư & PT 7.90% 0.41% NH Kỹ thương 12.74% 0.49% NHNN&PTNT 11.86% 0.44% NH Ngoại thương 14.9% 1.00% Sacombank 20.58% 1.85% ACB 23.03% 1.50% Techcombank 20.45% 1.93% Nguồn: NHNN Việt Nam, Báo cáo thường niên Chú thích: ROE: Return on Equity – Suất sinh lợi trên vốn; ROA: Return on Asset – Suất sinh lợi trên tài sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang cao nang luc canh tranh.doc
  • docBao-cao-danh-gia-tac-dong (tham khảo cách đưa kiến nghị).DOC
  • docDE CUONG SO BO.doc
  • docHạn chế rủi ro ngay từ điều hành.doc
  • docKN.doc
  • docLợi nhuận của ngân hàng quốc doanh có bền vững.doc
  • docmuc luong - chinh sach dai ngo.doc
  • docNHQD - von dieu le it, ti le an toan thap.doc
  • docNHTM.doc
  • docPhân tích theo chỉ tiêu CAMELS.doc
  • docquy mo VCSH - kha nang mo rong thi phan.doc
  • docSự lớn mạnh của các ngân hàng ngoài quốc doanh.doc
  • docTái cơ cấu.doc
  • docThị phần ngân hàng.doc
  • docXếp hạng một số ngân hàng Việt Nam.doc
  • docyeu to phap ly.doc
Tài liệu liên quan