Có phải Buffett đã lỗi thời?
Gần đây có một số ý kiến cho rằng, đầu tư lướt sóng (mà
phân tích kỹ thuật có hỗ trợ đáng kể cho hoạt động lướt
sóng) sẽ "lên ngôi" và trường phái đầu tư giá trị của
Buffett đã lỗi thời. Phải chăng là như vậy?
Thoạt nhìn vào bảng kết quả, ta dễ dàng cho rằng: "chứ
còn gì nữa", trong khủng hoảng thì "mua và giữ" rõ ràng là
lỗ lớn, trong khi kinh doanh ngắn hạn thì ít lỗ hơn, thậm
chí còn lời. Nhưng người viết không nghĩ vấn đề hoàn
toàn là như vậy.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược đầu tư trong khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược đầu tư trong khủng
hoảng
Một trong những mối quan tâm lớn nhất hiện nay của
những NĐT còn đang "bám sàn" đối với TTCK Việt Nam
chúng ta là làm sao vẫn kiếm tiền và tồn tại qua khủng
hoảng.
Trong bài viết này, người viết không dám đưa ra cái gọi là
lời khuyên, chỉ mong muốn chia sẻ thông tin và suy nghĩ
của mình về những chiến lược đầu tư trong khủng hoảng.
Phân tích kỹ thuật: chỉ số nào nên dùng trong khủng
hoảng?
Không có một nguyên tắc lý thuyết hay tác nghiệp cụ thể
nào chỉ ra là chỉ số kỹ thuật nào nên được dùng trong
khủng hoảng cả, nhưng chúng ta có thể sử dụng việc
kiểm định lại hiệu quả của các công cụ phân tích kỹ thuật
trong khủng hoảng.
Trong Tạp chí phân tích kỹ thuật IFTA Journal mới xuất
bản gần đây, Fred K. H. Tam đã trình bày kết quả kiểm
định lại các chiến lược dựa trên 13 chỉ số kỹ thuật thông
dụng và so sánh với chiến lược "mua và giữ" (chiến lược
căn bản của giới đầu tư giá trị) trong thời kỳ diễn ra khủng
hoảng châu Á (7/1997 - 9/1998) và thời kỳ bong bóng
dotcom (1999 - 2000).
Tác giả này đã kiểm định kết quả trên cho 38 cổ phiếu của
Malaysia, 8 chỉ số của thị trường châu Á là KLCI
(Malaysia), KCI (Hàn Quốc), SET (Thái Lan), STII
(Singapore), TWI (Đài Loan), JKSE (Indonesia), Nikkei
225 (Nhật Bản) và HSI (Hồng Kông). Kết quả cho thấy,
hầu hết các chiến lược dựa trên phân tích kỹ thuật đánh
bại chiến lược mua và giữ.
Kết quả kiểm định của Fred K. H. Tam sử dụng sự hỗ trợ
của phần mềm Metastock và một số công cụ thống kê cơ
bản đã xếp hạng hiệu quả các chiến lược đơn giản dựa
trên chỉ số phân tích kỹ thuật và hệ số Sharpe (thường
dùng để đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư).
13 chỉ số và công cụ phân tích kỹ thuật được kiểm định là:
(1) quy tắc cắt nhau của cặp trung bình di động đơn giản
1-30 (1-30 SMA); (2) quy tắc cắt nhau của cặp trung bình
di động đơn giản 5-20 (5-20 SMA); (3) quy tắc cắt nhau
của cặp trung bình di động mũ 3-7 (3-7 EMA); (4) chỉ số
RSI; (5) chỉ số Momentum; (6) chỉ số Stochastic; (7) chỉ số
MACD và hệ bứt phá khỏi biên độ (channel break out
system - CBO), gồm (8) CBO 20-20, (9) CBO 20-10, (10)
CBO 20-5, (11) CBO 10-5, (12) CBO 15-5 và cuối cùng là
(13) chỉ số biến động theo xu thế (directional movement
index - DMI). Kết quả này có thể được tóm tắt như sau
(xem bảng).
Có thể thấy, các chiến lược tưởng là xưa cũ và cơ bản
như 20-5 SMA và CBO 20-5 vẫn tỏ ra khá ưu việt so với
các chỉ số máy tính hiện đại hơn. Ngoài ra, các chỉ số
mang tính chỉ báo nhanh nhưng đánh đổi lại với rủi ro đưa
ra chỉ báo sai như Stochastic, hay CBO 10-5 có tỷ suất
sinh lợi không mấy ổn định. Cuối cùng, chỉ số thông dụng
MACD lại không mấy hiệu quả.
Điều này không có gì lạ, vì phương thức giao dịch đơn
giản chỉ dựa trên MACD thường không mang lại tỷ suất
sinh lợi cao, nhưng người viết cho rằng, nếu dùng chỉ số
này để khẳng định mẫu hình hay đánh giá xu thế thì vẫn
có thể kết hợp với chỉ số khác.
Tóm lại, kết quả này có thể có một số gợi ý cho các
chuyên gia phân tích kỹ thuật của Việt Nam. Lưu ý rằng,
đây là kiểm định trên thị trường nước ngoài. Sẽ là rất tốt
nếu có một công bố về một hệ kiểm định tương tự cho các
chỉ số đối với thị trường Việt Nam.
Có phải Buffett đã lỗi thời?
Gần đây có một số ý kiến cho rằng, đầu tư lướt sóng (mà
phân tích kỹ thuật có hỗ trợ đáng kể cho hoạt động lướt
sóng) sẽ "lên ngôi" và trường phái đầu tư giá trị của
Buffett đã lỗi thời. Phải chăng là như vậy?
Thoạt nhìn vào bảng kết quả, ta dễ dàng cho rằng: "chứ
còn gì nữa", trong khủng hoảng thì "mua và giữ" rõ ràng là
lỗ lớn, trong khi kinh doanh ngắn hạn thì ít lỗ hơn, thậm
chí còn lời. Nhưng người viết không nghĩ vấn đề hoàn
toàn là như vậy.
Thật ra, bảng kết quả đã có ngụ ý sự khác biệt. Thứ nhất,
tại sao cũng trong giai đoạn khủng hoảng châu Á, sử dụng
công cụ phân tích kỹ thuật trên 38 cổ phiếu lựa chọn bất
kỳ của Malaysia thì đều lỗ, mà xét trên 8 chỉ số của thị
trường châu Á thì có lời. Câu trả lời là: trong các chỉ số
chứng khoán, hàm ý là NĐT sở hữu một danh mục thị
trường, trong đó có nhiều cổ phiếu tốt, ít giảm giá và có tỷ
suất sinh lợi lớn.
Còn 38 chứng khoán lựa chọn bất kỳ của Malaysia thì
phần lớn là chứng khoán biểu hiện xấu (bằng chứng là tỷ
suất sinh lợi mua và giữ nhóm 38 chứng khoán này tệ hơn
khá nhiều so với tỷ suất sinh lợi mua và giữ đối với 8 chỉ
số). Ngoài ra, còn là do mức độ tác động của khủng
hoảng đối với từng thị trường khác nhau nên danh mục 8
chỉ số này tốt hơn danh mục 38 chứng khoán của
Malaysia.
Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là nếu NĐT chọn được
cổ phiếu tốt mà "ôm luôn" theo đúng trường phái của
Buffett thì chưa chắc chịu thua trường phái mua đi bán lại.
Chính kết quả kiểm định tưởng là ủng hộ cho trường phái
mua bán liên tục trên đã hàm ý là nếu lựa chọn đúng cổ
phiếu để giữ thì cũng không quá tệ.
Điểm thứ hai, nghiên cứu trên đã đơn giản hóa vấn đề về
chi phí giao dịch và thanh khoản của thị trường trong
khủng hoảng. Nghiên cứu này đưa ra các chi phí giao dịch
cố định trên các thị trường và điều chỉnh cho tỷ suất lợi
nhuận.
Trong khủng hoảng, tình hình không đơn giản là vậy. Thị
trường có thể mất thanh khoản tạm thời đột ngột. Một
chiến lược mua đi bán lại thường xuyên luôn gặp trở ngại
lớn trong trường hợp thị trường mất thanh khoản.
Khi đó, dù các chỉ số kỹ thuật kêu bán ra, đóng vị thế, thì
không biết có "chạy" kịp hay không. Do đó, các con số
trên chỉ có ý nghĩa nếu thị trường không đồng loạt mất
thanh khoản. Đây là rủi ro lớn nhất của chiến lược mua đi
bán lại thường xuyên.
Điểm thứ ba, quan điểm "lướt sóng" lên ngôi giả định
rằng, người ta có đủ điều kiện để lướt sóng. Đó là giả định
NĐT có đủ thời gian, sức khỏe, thông tin, chiến lược lướt
tốt và đủ nhanh nhạy để lướt.
Chẳng lẽ người không quen "lướt" bây giờ vì nhận thấy
mua và giữ trong điều kiện khủng hoảng khó tạo ra tỷ suất
sinh lợi cao mà tự "ép" mình lướt sóng? Dùng phong cách
đầu tư trái sở trường thì kết quả chắc còn tệ hơn nữa.
Cũng giống như nhiều người đọc sách của Buffett xong tự
ép mình vào trường phái đầu tư của ông. Nên nhớ, Buffett
có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các NĐT khác để ứng
dụng chiến lược của mình.
Vì vậy, áp dụng lời khuyên của ai đó một cách quá hấp
tấp thì nhiều khi lợi bất cập hại. Mà khuyên ai cái gì trong
khi không hiểu rõ vị thế của người ta thì cũng chắc là
không nên. Do đó, muốn "lăng xê" một trường phái đầu tư
nào đó cho người khác, nhiều khi cũng không nên cực
đoan quá mà cho rằng, trường phái này phù hợp cho mọi
người.
Cuối cùng, người viết nghĩ rằng, so sánh giữa phong cách
đầu tư này với phong cách đầu tư khác và lấy một giai
đoạn nhất định ra mà cho rằng, phong cách đầu tư kia lỗi
thời, phong cách của tôi mới là hợp thời, thì có võ đoán
quá không?
Không thể lấy thành bại nhất thời mà luận anh hùng được.
Mà nếu muốn luận anh hùng thì cứ lấy tài sản của Buffett
với tài sản của các quỹ chuyên lướt sóng của nước ngoài
và số phận các quỹ đó qua các cuộc khủng hoảng, thì ta
cũng luận ra được ai là anh hùng. Nhiều NĐT chúng ta
trải qua giai đoạn bùng nổ rồi suy giảm nhanh của TTCK
Việt Nam chắc hiểu rõ điều này.
Có thể nói, như nhiều người bình luận, trong tình hình
kinh tế suy thoái, chiến lược mua và giữ không có triển
vọng sáng sủa, vì kinh tế mà lâm vào suy thoái thì mua và
giữ một cổ phiếu nào đó khó hy vọng cổ phiếu sẽ tăng giá
mạnh. Mua bán theo sóng thì có thể có lợi hơn. Nhưng
lướt sóng mà toàn canh vào lúc "sóng thần" đang đổ
xuống mà nhảy vào thì kết quả có tốt gì hơn người mua
và giữ?
Ngoài ra, nhiều NĐT thật sự không có điều kiện phù hợp
để lướt sóng. Và cũng không phải ai cũng có điều kiện
phù hợp để vận dụng phong cách đầu tư của Buffett
(chẳng hạn về mặt thông tin để đánh giá ban lãnh đạo).
Vì vậy, chọn chiến lược đầu tư không chỉ dựa vào hiệu
quả chiến lược đó (như nghiên cứu đề cập ở trên, hay
những đánh giá về việc chiến lược nào sẽ lên ngôi), mà
còn phụ thuộc vào lợi thế tương đối và điều kiện của từng
người.
Và do đó, cũng không cần mất thời gian tranh cãi "liệu
phân tích kỹ thuật có hiệu quả?", hay là "liệu phương pháp
của Buffett đã lỗi thời?". Trong khi tranh cãi, thị trường đã
thay đổi và các chiến lược cũng thay đổi.
Xếp hạng hiệu quả các chiến lược đơn giản dựa trên
chỉ số phân tích kỹ thuật và hệ số Sharpe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_dau_tu_trong_khung_hoang_243.pdf