Hệ thống chính sách của các nước sẽ hướng tới việc
hồi quy trong một hànhlang chung, đồng thời toàn
cầu hoá cũng sẽ làm giảm tính độc lập trong việc
thực hiện chính sách kinh tế nói chung và chính sách
tài chính nói riêng của mỗi nước. Bên cạnh đó, thế
giới đang có những bước chuyển to lớn, sâu sắc
sang nền kinh tế tri thức, do đó, con người và tri thức
đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của
mỗi quốc gia
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định
hướng
Tài chính Việt Nam trong thế giới đa chiều
Sau hơn 20 năm đổi mới, trong bối cảnh kinh tế tài
chính thế giới có nhiều biến động, song kiên trì với
mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào
năm 2020, kiên trì với con đường đổi mới, mở cửa
hội nhập, tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã và đang
không ngừng được nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-
2010 đạt 7,38% – mức cao của khu vực và thế giới;
GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ mức 123
USD/người năm 1991 lên mức 1200 USD năm 2010;
về cơ bản nước ta đã bước vào hàng ngũ những
nước thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường
từng bước được hình thành và phát triển theo hướng
ngày càng gắn kết với thị trường thế giới, tạo điều
kiện thu hút ngày càng nhiều và sử dụng ngày càng
hiệu quả các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế,
tiềm lực tài chính quốc gia cũng không ngừng được
mở rộng và tăng cường ở cả ba cấp độ tài chính nhà
nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư. Nhờ
đó, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo, cân đối
ngân sách tích cực, dư nợ Chính phủ và quốc gia
được duy trì ở mức an toàn hợp lý, tạo nền tảng đưa
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và ứng phó
ngày càng linh hoạt với những biến động của kinh tế
tài chính thế giới, đồng thời vững bước trên con
đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới vô
cùng phức tạp với những biến động liên tục, đa chiều,
nền tài chính Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn thực
hiện chiến lược tài chính 2001-2010 còn bộc lộ một
số điểm yếu như:
(i) tính ổn định, bền vững trong huy động các nguồn
lực chưa cao;
(ii) hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
quốc gia còn hạn chế, tình trạng lãng phí, kém hiệu
quả chậm được khắc phục;
(iii) việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công tuy có bước phát triển tích cực song
chưa đạt yêu cầu đề ra, thiếu sự phối hợp giữa Nhà
nước và tư nhân trong cung ứng dịch vụ công, làm
gia tăng gánh nặng ngân sách;
(iv) hệ thống thanh tra, giám sát tài chính tuy đã có
tiến bộ song sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng
trong giám sát tài chính ở một số khâu còn yếu nên
ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định, bền vững của
toàn hệ thống;
(v) công tác cải cách hành chính tuy đã có những
bước tiến lớn song trong một số khâu còn mang tính
hình thức, thiếu đột phá và chưa theo kịp với thực
tiễn phát sinh trong điều hành kinh tế- xã hội.
Những yếu kém tồn tại trên, một mặt có những lý do
khách quan, như nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi với trình độ phát triển kinh tế – xã hội
tương đối hạn chế trong khi kinh tế trong nước và thế
giới biến động mạnh, buộc phải có những điều chỉnh
thường xuyên về cơ chế và chính sách, điều chỉnh
các quyết định đầu tư và cơ cấu đầu tư, ảnh hưởng
tới tính ổn định của hệ thống thể chế, tính hệ thống
trong định hướng, phân bổ nguồn lực và chi phí đầu
tư.
Mặt khác, cũng một phần xuất phát từ các lý do chủ
quan như: Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tài
chính giai đoạn 2001-2010 ở trong một số khâu còn
chưa đồng bộ và còn thiếu kiên quyết; Cải cách trong
một vài lĩnh vực còn chậm đổi mới về tư tưởng, còn
thiếu các bước cải cách đột phá; Còn có một bộ phận
đội ngũ cán bộ, công chức tài chính chưa thích ứng
kịp thời với những đổi mới về cơ chế, chính sách.
Trong những thập niên tới, bối cảnh thế giới đang
thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường, hoà bình hợp
tác tiếp tục là xu thế lớn. Xu hướng toàn cầu hoá sẽ
tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô, mức độ và
hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và
tiêu cực, cơ hội và thách thức. Các chuẩn mực quốc
tế, nguyên tắc và luật chơi của các định chế quốc tế
lớn sẽ trở thành nền tảng chi phối sự vận động và
phát triển của nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình
toàn cầu hoá, cạnh tranh giữa các quốc gia về vốn,
nguồn nhân lực và công nghệ cũng sẽ ngày càng gay
gắt hơn. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên
thế giới ở phạm vi khu vực và toàn cầu trong hoạt
động tài chính, thương mại và đầu tư ngày càng gia
tăng. Cùng với tự do hoá đầu tư và thương mại sẽ là
quá trình quốc tế hoá hệ thống tài chính- tiền tệ toàn
cầu.
Hệ thống chính sách của các nước sẽ hướng tới việc
hồi quy trong một hành lang chung, đồng thời toàn
cầu hoá cũng sẽ làm giảm tính độc lập trong việc
thực hiện chính sách kinh tế nói chung và chính sách
tài chính nói riêng của mỗi nước. Bên cạnh đó, thế
giới đang có những bước chuyển to lớn, sâu sắc
sang nền kinh tế tri thức, do đó, con người và tri thức
đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của
mỗi quốc gia. Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn
cầu, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường sẽ
được định vị lại theo hướng coi trọng vai trò của Nhà
nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện
chức năng phát triển. Bảo hộ có xu hướng gia tăng.
Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh
các thể chế điều tiết tài chính toàn cầu sẽ diễn ra
mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học
và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài
nguyên. Thế giới cũng sẽ bước vào một giai đoạn
mới với một trật tự kinh tế mới công bằng hơn. Cấu
trúc kinh tế thế giới sẽ chứng kiến sự trỗi dậy mạnh
mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung
Quốc, Nga và Ấn Độ.
Đứng trong một thế giới toàn cầu hoá với những biến
động và tác động đa chiều ngoài ngoài ý muốn chủ
quan, Việt Nam nên chọn cách ứng xử nào? Chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội ra sao? Sách lược tài
chính thế nào để có thể đưa đất nước lớn mạnh trong
hội nhập kinh tế- tài chính quốc tế? Đó là những câu
hỏi lớn đang đặt ra. Có thể nói, trong thập niên tới,
Việt Nam không còn con đường lựa chọn nào khác là
phải lựa chọn Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với
trọng tâm là tiếp tục đổi mới, tiếp tục hội nhập để đưa
đất nước tiến lên, tránh nguy cơ tụt hậu. Do vậy, việc
hoạch định và thực thi thành công Chiến lược tài
chính đến năm 2020 trong một thế giới đa chiều được
xem là một trong những nhân tố mang tính quyết định
để đạt được những mục tiêu mà Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội hướng tới.
Quan điểm và mục tiêu
Quan điểm
Các quan điểm phát triển trong Chiến lược tài chính
giai đoạn 2011-2020 là:
(1) Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò
quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và ổn định
kinh tế- xã hội hướng tới tăng trưởng nhanh và bền
vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Theo đó,
tài chính phải thực hiện hiệu quả chức năng huy động
và phân phối các nguồn lực sản xuất trong xã hội để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các
chính sách xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tài chính nhà nước phải đóng vai trò trọng yếu để
điều chỉnh việc huy động nguồn lực, duy trì hoặc mở
rộng hoạt động trong các giai đoạn phát triển kinh tế.
Tài chính phải được thừa nhận và coi trọng đúng
mức vai trò của nó trong định hướng, ổn định và theo
đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
(2) Phát triển nền tài chính quốc gia theo hướng toàn
diện, hiệu quả, hợp lý và công bằng. Khơi dậy và huy
động đầy đủ, hiệu quả mọi nguồn lực cần thiết cho
các nhu cầu phát triển. Tiềm lực tài chính phải được
giải phóng trên cả 3 cấp độ: tài chính nhà nước, tài
chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. Việc khai
thác và thu hút các nguồn ngoại lực cũng rất quan
trọng nhằm bổ sung nguồn vốn cho phát triển cũng
như gắn liền với việc chuyển giao khoa học công
nghệ.
Chiến lược Tài chính 2011-2020 phải góp phần từng
bước nâng cao được chất lượng và hiệu quả sử dụng
các nguồn lực tài chính, nhất là nguồn vốn nhà nước,
phải xem đây là chìa khoá quan trọng trong việc nâng
cao năng suất sản xuất và sức cạnh tranh của toàn
nền kinh tế. Chính sách động viên và phân phối cần
phải phù hợp, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa 3
chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư. Tài
chính nhà nước vững mạnh khi tài chính doanh
nghiệp phát triển và tài chính dân cư dồi dào. Kết hợp
chặt chẽ các mục tiêu, chính sách tài chính với các
mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tốt tiến bộ,
công bằng xã hội trong từng chính sách tài chính, phù
hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
(3) Quản lý tài chính bằng pháp luật, đảm bảo tính
thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và
hiện đại hoá nền tài chính quốc gia. Xây dựng và
thực hiện hệ thống thể chế tài chính đồng bộ, nhất
quán, nhằm tạo ra môi trường và thị trường ổn định,
thuận lợi, hấp dẫn đầu tư, giải phóng triệt để sức sản
xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tài chính
đối với nền kinh tế, đảm bảo tính thống nhất của nền
tài chính quốc gia; ngăn ngừa lãng phí, chống tham
nhũng, thất thoát vốn và tài sản nhà nước; trên cơ sở
đó tực hiện chính sách tài chính công khai, minh
bạch, được kiểm toán, giám sát, đảm bảo an ninh và
an toàn tài chính quốc gia.
Mục tiêu
Về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, cần xây dựng
được hệ thống tài chính hiện đại, hợp lý về cơ cấu;
huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài
chính trong xã hội hiệu quả, công bằng và phù hợp
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh,
đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính
– tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững, hỗ trợ tốt nhất cho việc thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu tổng
quát này, các mục tiêu chủ yếu của Chiến lược tài
chính là:
(1) Xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng,
giữa tiết kiệm và đầu tư; tiếp tục có chính sách
khuyến khích tăng tích lũy cho đầu tư phát triển,
hướng dẫn tiêu dùng; thu hút hợp lý các nguồn lực xã
hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế – xã hội,
giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề
để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, duy trì tổng đầu tư toàn xã
hội bình quân khoảng 40% GDP, giai đoạn 2011-
2015 khoảng 41,5% GDP, giai đoạn 2016-2020
khoảng 38-39% GDP.
Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế – xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số
ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ
đạo mà lĩnh vực tư nhân không thể hoặc chưa thể
đảm đương được, từng bước giảm tỷ trọng đầu tư
Nhà nước trong tổng đầu tư xã hội.
(2) Tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào NSNN ở mức
hợp lý; cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội
chi NSNN.
(3) Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia; duy
trì dư nợ chính phủ và nợ quốc gia trong giới hạn an
toàn; tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời
các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế.
(4) Phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là
thị trường tài chính và dịch vụ tài chính tạo điều kiện
cho việc huy động và định hướng các nguồn lực trong
xã hội cho đầu tư phát triển.
(5) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài
chính công, đặc biệt nguồn vốn từ NSNN; tiếp tục cơ
cấu lại chi NSNN; tăng cường đầu tư phát triển con
người, cải cách lĩnh vực giáo dục, y tế; cải cách tiền
lương; từng bước xây dựng và củng cố hệ thống an
sinh xã hội.
(6) Cải cách cơ bản thể chế tài chính theo hướng bền
vững, đồng bộ, hiện đại, theo nguyên tắc thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, tạo động lực đủ mạnh
cho các chủ thể tham gia lao động, thực hiện tiết
kiệm, đầu tư, tiêu dùng lành mạnh; khuyến khích đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; thiết lập môi trường
kinh tế – xã hội an toàn, ổn định với hệ thống an sinh
xã hội bền vững; đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo
của Nhà nước trong điều tiết, định hướng nền kinh
tế.
Định hướng Chiến lược tài chính đến năm 2020
Thực hiện tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba
mặt: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài
chính dân cư nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi
của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn;
tập trung xác định rõ vị trí, vai trò, phạm vi, phương
thức hoạt động của tài chính nhà nước trong nền kinh
tế, tạo động cơ, động lực đúng đắn cho khu vực kinh
tế nhà nước và môi trường đầu tư thực sự bình đẳng
cho mọi chủ thể trong nền kinh tế.
Hoàn thiện thế chế tài chính theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là nâng
cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài
chính cho phát triển kinh tế-xã hội. Gắn kết chặt chẽ
tài chính với kinh tế – xã hội trên cơ sở thiết lập và
vận hành khung chi tiêu trung hạn trong toàn bộ nền
kinh tế; tiến tới xoá bỏ cơ bản tình trạng phân bổ
nguồn lực dàn trải, thiếu tính chiến lược; thực hiện kế
hoạch hoá nền kinh tế trong trung hạn, tăng cường
khả năng điều tiết nền kinh tế trước các biến động
kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng.
Với tinh thần đó, tài chính Việt Nam từ nay đến
năm 2020 cần phát triển theo những định hướng
chủ yếu sau:
- Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài
chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước; động viên hợp lý các nguồn thu NSNN
trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống thuế,
phí phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế
và thông lệ quốc tế, đồng thời thu hút có hiệu quả, đa
dạng hoá các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển dịch vụ công.
- Xây dựng chính sách phân bổ, sử dụng hiệu quả
các nguồn lực tài chính trên cơ sở gắn với quá trình
tái cơ cấu nền tài chính quốc gia và các định hướng
phát triển kinh tế-xã hội, chú trọng đến việc nâng cao
hiệu quả đầu tư theo ngành, vùng, miền; có cơ chế,
chính sách phân phối hợp lý, đảm bảo cho mọi đối
tượng xã hội, người nghèo được hưởng các dịch vụ
phúc lợi cơ bản.
- Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài
chính nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế –
xã hội, đặc biệt là nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế –
xã hội, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm
quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội. Dịch chuyển dần
nguồn lực nhà nước đầu tư cho con người, phát triển
mạnh mẽ sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hoá, tinh thần
của nhân dân, coi đầu tư cho con người là đầu tư cho
phát triển.
- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng
nguồn lực NSNN, gắn với mục tiêu đáp ứng yêu cầu
về phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững và
các yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quốc
phòng, an ninh.
- Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự
nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi
mới thể chế tài chính giai đoạn tới. Phát triển mạng
lưới an sinh xã hội trên cơ sở kết hợp hài hoà và hiệu
quả nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội.
- Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính DN
theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông
thoán nhằm giải phóng, phát triển mạnh sức sản xuất
của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Khuyến
khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển. Đẩy mạnh quá trình đổi mới và
cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, các tổng công ty
nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính,
thị trường dịch vụ tài chính, vận hành an toàn, được
quản lý và giám sát hiệu quả, để động viên tối đa các
nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát
triển kinh tế-xã hội. Tăng cường năng lực hoạt động
của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch
vụ tài chính. Nâng cao hiệu quả giám sát của Nhà
nước đối với thị trường tài chính và các dịch vụ tài
chính.
- Chủ động đề xuất các chương trình sáng kiến để
nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các
diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế. Tăng cường hợp
tác tài chính để từng bước tiếp cận với thị trường tài
chính tiên tiến, vận dụng vào công cuộc xây dựng và
phát triển hệ thống tài chính trong nước. Tuân thủ
hợp lý với các cam kết đã đưa ra trong hội nhập quốc
tế, đồng thời theo dõi các tác động để kịp thời phân
tích và đề xuất giải pháp phù hợp với các quy định
quốc tế.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra,
giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống
lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản
quốc gia, ổn định thị trường, an ninh tài chính quốc
gia. Quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm
soát, quản lý của Nhà nước, chống độc quyền, chống
chuyển giá. Nâng cao khả năng giám sát đối với khu
vực doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ
thống. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro,
bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm
bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và
hiệu quả, xem đây là khâu đột phá quan trọng của
Chiến lược. Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài
chính; rút gọn và công khai hoá qui trình, thủ tục hành
chính theo hướng bình đẳng, thông thoáng, thống
nhất, minh bạch, hiện đại, hợp lý, khả thi, phù hợp với
điều kiện và trình độ phát triển của Việt Nam và tiến
trình hội nhập quốc tế.
Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia thông
qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
nhất là đối với vấn đề quản lý dữ liệu tài chính, kiểm
soát thu – chi NSNN, quản lý nợ công và quản lý tài
sản công. Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản
lý tài chính, đảm bảo sự điều hành thống nhất và
quản lý chặt chẽ nền tài chính quốc gia.
- Hoàn thiện thể chế tài chính, phương thức và cách
thức điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo
hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch,
phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tái
cấu trúc nền tài chính quốc gia. Nâng cao năng lực
phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách tài
chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác của Chính
phủ, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, nhất là giữa
chính sách tài chính và tiền tệ.
Để đạt được các quan điểm, mục tiêu và định hướng
chiến lược đến năm 2020 trong bối cảnh kinh tế- tài
chính quốc tế sẽ có nhiều biến động đa chiều và khó
lường, nhiệm vụ đặt ra cho toàn Ngành là phải nỗ lực
thực hiện tốt các kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn
2011-2015 và 2016-2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_8235.pdf