I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Giúp HS nắm được những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân : tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật.
- Phân tích được tình huống truyện độc đáo, đặc sắc trong Chữ người tử tù.
b. Kĩ năng
- Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
c. Tư duy, thái độ
- Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng. Trân trọng tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sáng tạo: Hs xác định và hiểu được những ý tưởng mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
87 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn 11, học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sao
sáng lấp lánh,
+ Vệt sáng của những con đom đóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nghệ thuật và biểu tượng của việc miêu tả bóng tối và ánh sáng
Nghệ thuật miêu tả bóng tối và ánh sáng
Biểu tượng của bóng tối và ánh sáng
- Đối lập tương phản: động >< bóng tối(bao trùm, dày đặc) ,
+ Nhịp điệu câu văn chậm rãi...
-> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
+ Bóng tối: sự nghèo đói, lam lũ nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
+ Ánh sáng: Biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ước mơ của người dân phố huyện và tấm lòng của tác giả
“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”
à Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao.
à Niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào tâm hồn người lao động nghèo-> giá trị nhân đạo.
Ngày soạn: tháng 11 năm 2018
TIẾT 39. Đọc văn.
HAI ĐỨA TRẺ (tiết 3)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Về kiến thức
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua (tâm trạng đợi tàu của chị em Liên).
- Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm.
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
b. Về kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Có kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nên thơ và bình dị của bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh phố huyện.
- Có kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ, quẩn quanh.
c. Về tư tưởng, thái độ, phẩm chất:
- Cảm thông với cuộc sống của những con người nghèo khổ, trân trọng khát vọng đổi đời của họ.
- Biết yêu thương và trân trọng cuộc sống, có ước mơ và có niềm tin
- Biết sống tự chủ, sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
2. Các năng lực cần hình thành cho hs
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
- Năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết).
- Năng lực thẩm mĩ (Cảm thụ và sáng tạo)
II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập máy tính; máychiếu.....
- Học sinh: Đọc tác phẩm, đọc sách Để học tốt Ngữ văn 11 và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
11A2
11A3
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG( 5 phút)
Giới thiệu tác phẩm bằng Kĩ thuật Khăn trải bàn (đã chuẩn bị sẵn giấy)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài học
- Nội dung hoạt động : GV trình chiếu tranh, học sinh quan sát và đưa ra nhận xét
- Phương pháp tổ chức dạy học : Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét. GV đánh giá và giới thiệu bài học.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị giấy A0.
- Sản phẩm : Phần trả lời của học sinh.
- Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV Giao nhiệm vụ
GV sử dụng Kĩ thuật Khăn trải bàn: chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm 6 người. Mỗi nhóm sở hữu 1 tờ A0 đặt trên mặt bàn. Sau đó nhóm trưởng chia tờ giấy đó ra làm 6 góc xung quanh, phần chính giữa ghi ý tưởng chung, phần xung quanh ghi suy nghĩ của mỗi người theo câu hỏi của cô giáo.
Câu hỏi: Các em đã từng có ước mơ. Hãy chia sẻ cho cô và các bạn biết về ước mơ của mình.
Bước 2: HS chia sẻ ước mơ
Bước 3: GV đánh giá và nêu câu hỏi tiếp:
? Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, hai chị em Liên đặc biệt là Liên cũng có ước mơ. Vậy ước mơ của chị em Liên là gì? Vì sao chị em Liên lại có ước mơ đó? Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm qua ước mơ của chị em Liên? Thành công nghệ thuật của tác giả khi diễn tả ước mơ của chị em Liên?
Bước 4. GV khơi gợi dẫn dắt vào tiết học: Hai đứa trẻ( Tiết 3)
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(30’)
1. Hoạt động 1: Bối cảnh xuất hiện chuyến tàu đêm
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Rèn cho HS các năng lực: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, cảm thụ thẩm mĩ. Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản:
+ Bối cảnh xuất hiện chuyến tàu đêm.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: GV sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực là : kĩ thuật đặt câu hỏi, Thuyết trình, Vấn đáp, bổ sung.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
- Phương tiện dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, bảng phụ, SGK
- Sản phẩm : Câu trả lời, kết quả thảo luận của học sinh.
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
*Thao tác 1: Tìm hiểu bức tranh phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua
Bước 1: Giao nhiệm vụ- sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm đoạn từ Tiếng trống cầm canh đến ở tỉnh về.
- Trả lời câu hỏi: Chuyến tàu đêm xuất hiện trong bối cảnh nào?( âm thanh, ánh sáng, con người)
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh./Chốt kiến thức bằng slide/ máy chiếu
Bước 2: Hs làm việc cá nhân
Bước 3: Hs trả lời
II. Đọc – hiểu văn bản
(tiếp)
3. Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua
a. Bối cảnh xuất hiện chuyến tàu đêm
- Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
- Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên.
- Âm thanh: tiếng trống cầm canh: “đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, rồi chìm ngay vào bóng tối”
- Ánh sáng: bóng tối đậm đặc
- Con người:
+ 2, 3 người cầm đèn đèn lồng lung lay các bóng dài,
+ 2,3 bác phu xe
+ mấy người làm công..
+ người vắng mãi
-> Cuộc sống: đơn điệu, nhàm chán tiêu điều, xơ xác
2. Hoạt động 2: Tâm trạng của hai chị em Liên trước khi tàu đến, khi tàu đến và đi qua
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Rèn cho HS các năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ. Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản:
+ Cảm nhận được tâm trạng của chị em Liên trước khi tàu đến, khi tàu đến và khi tàu đã đi xa
+ Ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm.
+ Thông điệp mà nhà văn gửi gắm.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: GV sử dụng các PP và kĩ thuật dạy học tích cực là : Kĩ thuật thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Công đoạn”, Thuyết trình, Vấn đáp, bổ sung.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
- Phương tiện dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, bảng phụ, SGK
- Sản phẩm : Câu trả lời, kết quả thảo luận của học sinh.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1: Tìm hiểu Tâm trạng của hai chị em Liên trước khi tàu đến, khi tàu đến và khi tàu đã đi xa
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu cả lớp tập trung vào đoạn văn: Từ An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt ” đến hết và tìm hiểu biểu hiện tâm trạng của chị em Liên.
- Sử dụng Kĩ thuật Công đoạn chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Trước khi tàu đến, khi tàu đến và khi tàu đi xa chị em Liên đã có tâm trạng gì? Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng ấy?
+ Nhóm 2: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chuyến tàu đêm.
+ Nhóm 3: Thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
( GV phát phiếu học tập cho HS)
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá. Chốt kiến thức.
*Thao tác 2: Hướng dẫn HS đáng giá vấn đề- sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút)
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ: tóm lại ước mơ của chị em Liên là gì? Nguyên nhân của ước mơ ấy?
+ Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức.
Bước 2: Hs làm việc theo nhóm đã phân công, sau đó luân chuyển cho các nhóm khác góp ý bổ sung, hoàn thiện.
Bước 3: Hs báo cáo sản phẩm đã hoàn thiện sau khi được góp ý.
+ Bước 2, 3: Làm việc cá nhân: suy nghĩ và trả lời.
b. Tâm trạng của hai chị em Liên trước khi tàu đến, khi tàu đến và khi tàu đã đi xa
*. Trước khi tàu đến
* Khi tàu đến
* Khi tàu đi
(Phiếu học tập số 1)
→ Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:
+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống.
+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình.
Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.
c. Ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm
* Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chuyến tàu đêm:
(Phiếu học tập số 2)
d. Tiểu kết
- Như vậy, ước mơ của chị em Liên: Nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Nguyên nhân bởi :
+ Cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, nhàm chán nơi phố huyện nghèo, tiêu điều, xơ xác
+ Ánh sáng phố huyện tối tăm
+ Âm thanh nhỏ nhặt, buồn lặng
- Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:
(Phiếu học tập số 3)
3. Hoạt động 3: Tổng kết bài học
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Rèn cho HS năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản:
+ Hướng dẫn học sinh tổng kết: Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: GV sử dụng các PP và kĩ thuật dạy học tích cực là : Kĩ thuật thảo luận cặp đôi, kĩ thuật đặt câu hỏi, Vấn đáp, bổ sung.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
- Phương tiện dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, bảng phụ, SGK
- Sản phẩm : Câu trả lời, kết quả thảo luận của học sinh.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- B1: GV giao nhiệm vụ : học sinh thảo luận nhóm theo bàn rồi cử người trình bày.
+ Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của truyện.
+ Ý nghĩa của văn bản.
- B4: GV đánh giá, nhận xét chốt ý chính.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- B3: HS báo cáo kết quả thảo luận
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
2. Ý nghĩa văn bản
Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương chân thành đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện và sự trân trọng những ước mong bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.
C. LUYỆN TẬP (5 phút)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Củng cố kiến thức đã học
- Nội dung hoạt động : làm bài tập giáo viên đã chuẩn bị.
- Phương pháp tổ chức dạy học : phát vấn, Học sinh trả lời cá nhân.
- Phương tiện dạy học : bài tập sách giáo khao
- Sản phẩm : bài làm của học sinh.
- Cách thức tổ chức:
1.Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn: Hai đứa trẻ( Hệ thống hóa kiến thức)
- Về nội dung:
+ Bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những người, những chi tiết rất chân thật và cảm động.
+ Sự cảm thông và xót thương nồng hậu của Thạch Lam
- Về nghệ thuật:
+Cốt truyện đơn giản
+ Nhân vật chủ yếu được khai thác bởi tâm trạng, cảm xúc
+ Giọng văn nhẹ nhàng trầm tĩnh, cảm xúc tinh tế, hình ảnh chọn lọc vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng (bóng tối, ngọn đèn, đoàn tàu)
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Câu văn nào dưới đây nói lên ước mơ đổi đời, thoát khỏi cảnh tăm tối ở phố chợ huyện nghèo của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam?
A. "Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi".
B. "Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một thế giới khác đi qua".
C. "Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre".
D. "Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường".
Câu 2. Trước lời nhận xét của An: "Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ", vì sao "Liên cầm tay em không đáp"?
A.Vì Liên muốn được yên tĩnh để ngắm nhìn, cảm nhận đoàn tàu.
B. Vì Liên không đồng tình với nhận xét của em.
C. Vì Liên đang mải miết với những suy tư, mơ tưởng riêng
D. Vì Liên không muốn mất đi một hình ảnh đẹp trong lòng mình
Câu 3. Tại sao nhà văn Thạch Lam gọi phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ là "quê" (cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị)?
A. Bởi vì phố huyện có dãy tre làng.
B. Chỉ là một sự nhầm lẫn.
C. Bởi vì phố huyện nghèo, xơ xác như một miền quê
D. Bởi vì phố huyện có ruộng đồng, ếch nhái
Câu 4. Trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng khác biệt nổi bật nhất giữa tiếng "trống thu không" và tiếng "trống cầm canh" là
A. "thu không": báo ngày sang đêm; "cầm canh": báo giờ sang giờ.
B. "thu không": ngân nga, êm ái; "cầm canh": cụt, ngắn, khô khan
C. "thu không": một lần; "cầm canh": nhiều lần
D. "thu không": một hồi dài; "cầm canh": một tiếng ngắn
Câu 5. Những ánh sáng được miêu tả trong tác phẩm Hai đứa trẻ có giá trị gì?
A. Đối lập hai thế giới: phố huyện tăm tối và Hà Nội lung linh, rực rỡ.
B. Khuếch đại bóng tối.
C. Lãng mạn hoá một câu chuyện buồn.
D.Tượng trưng cho khát vọng, hi vọng của người dân phố huyện nghèo nàn.
Câu 6. Chi tiết mở đầu truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, báo hiệu một ngày tàn là
A. "dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời".
B. "những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn".
C. "tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng".
D. "tiếng trống thu không trong cái chòi của huyện nhỏ".
Câu 7. Hình ảnh đoàn tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam được miêu tả, cảm nhận qua con mắt, tâm hồn của
A. Tác giả. C. Người kể chuyện
B. Người dân phố huyện D. Chị em Liên.
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
B
C
C
A
D
D
D
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG(2 phút)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự học của học sinh.
- Nội dung hoạt động : GV nêu câu hỏi, HS làm bài tập.
- Phương pháp tổ chức dạy học : Học sinh hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị bài tập.
- Sản phẩm : bài tập của học sinh.
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- B1: GV giao nhiệm vụ về nhà.
- Nhiệm vụ 1: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng cảm thông với mảnh đời bất hạnh ở địa phương em( Làm theo nhóm theo xã Yên Lạc, Trung Nguyên, Yên Đồng, Tam Hồng...và gửi bài làm qua email cho GV.
- Nhiệm vụ 2: dành cho học sinh khá giỏi
+ Trả lời câu hỏi sau:
Khi đọc những dòng cuối, có ý kiến cho rằng Liên là nhân vật đau khổ nhất. Ý kiến của anh/ chị. Lí giải?
- B4: GV đánh giá, nhận xét, cho điểm
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ: ở nhà
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: ở phần kiểm tra bài cũ
- Nhiệm vụ 1:
+ Hình thức: một đoạn văn
+ Nội dung: trình bày suy nghĩa, hành động của bản thân với những con người nghèo khổ, bất hạnh ở địa phương.
- Nhiệm vụ 2: Liên là nhân vật đau khổ nhất có lẽ vì:
+ Liên không chỉ thiếu thốn về vật chất mà Liên còn thiếu thốn về tinh thần. Liên rất nhạy cảm, biết buồn thương trước cuộc sống hiện tại của mình và những người dân nơi đây. ..
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 1phút)
- Học, nắm kiến thức cơ bản của bài học. Hệ thống hóa bằng sơ đồ( bên dưới)
- Làm bài tập đã giao cụ thể
- Chuẩn bị bài: Ngữ cảnh
*SẢN PHẨM THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tâm trạng của chị em Liên trước khi tàu đến, khi tàu đến và khi tàu đi qua
Từ ngữ, chi tiết
Tâm trạng
Trước khi tàu đến
- Buồn ngủ nhưng vẫn gượng thức.
- An buồn ngủ đến nỗi mi mắt rơi xuống vẫn còn dặn với chị đánh thức khi tàu đến
- Khắc khoải
- Kiên nhẫn, thiết tha chờ đợi
Khi tàu đến
- Ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi;
- Tiếng còi xe lửa vang lại, kéo dài theo ngọn gió xa xôi
- Liên: Gọi em dậy, An: nhỏm dậy, dụi mắt cho tỉnh.
- Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi
- Tiếng hành khách ồn ào khe khẽ
- Còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới
- Các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, cửa kính sáng
- Đánh thức em, An nhỏm dậy
→ háo hức như người ta chờ đón giây phút giao thừa.
Lắng nghe mọi âm thanh ồn ào, quan sát mọi hình ảnh → niềm khao khát
Đứng lên nhìn → sốt sắng
Khi tàu đi qua
- Nhìn theo đốm than đỏ tung bay trên đường sắt, cái chấm nhỏ của cái đèn xanh treo trên toa sau cùng đến khi khuất sau rặng tre
- An nói, Liên không đáp lời em, thầm nghĩ và xác nhận“ Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”
- Mơ tưởng về Hà Nội trong kí ức
- Phố huyện lại bị bao bọc trong bóng tối dày đặc; lúc này cả phố huyện mới thật hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh, tiếng chó cắn. Liên chìm vào giấc ngủ
- Tiếc nuối
- Chạnh lòng:
- Lòng ấm lại
- Yên tĩnh, hụt hẫng, bế tắc:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ý nghĩa của việc chờ tàu của chị em Liên:
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chuyến tàu đêm:
- Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:
+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống.
+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình
Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi.
-> Thể hiện niềm khát khao ánh sáng.
- Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
- Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, sôi động, nhộn nhịp nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện.
- Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
- Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm:
- Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
- Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn.
-> Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này .
Nội dung 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Ngày soạn : /11/2018
Tiết 40. Đọc văn.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tiết 1)
Nguyễn Tuân
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Giúp HS nắm được những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân : tiểu sử, các tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật.
- Phân tích được tình huống truyện độc đáo, đặc sắc trong Chữ người tử tù.
b. Kĩ năng
- Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
c. Tư duy, thái độ
- Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp còn vang bóng. Trân trọng tấm lòng của nhà văn Nguyễn Tuân.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sáng tạo: Hs xác định và hiểu được những ý tưởng mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học; biết rung động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo
- Máy tính, máy chiếu (projector), giáo án điện tử, phiếu bài tập, tư liệu về Nguyễn Tuân và truyện ngắn “Chữ người tử tù”, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
- Chủ động đọc văn bản và tìm hiểu kiến thức về Nguyễn Tuân, tìm hiểu về truyện ngắn “Chữ người tử tù” từ các nguồn thông tin khác nhau.
- Hoàn thiện các nhiệm vụ được giao theo nhóm hoặc cá nhân.
- Đóng vai: Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ lại.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tác phẩm.
- Vẽ tranh về tác phẩm.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy. Phương pháp dạy - học theo hướng tích hợp: Gắn kết việc giảng bình với với các kiến thức về văn xuôi lãng mạn, với hoàn cảnh văn hóa, xã hội, lịch sửViệt Nam giai đoạn 1930- 1945, với nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc (nghệ thuật thư pháp).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
11A2
11A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh. Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài học.
- Nội dung hoạt động : GV trình chiếu tranh, video; học sinh quan sát và trả lời.
- Phương pháp tổ chức dạy học : Học sinh quan sát và trả lời. GV đánh giá và giới thiệu bài học.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị tranh ảnh, video.
- Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh.
GV chiếu một số hình ảnh về thư pháp chữ Việt và thư pháp chữ Hán, cho HS xem video viết thư pháp chữ Tâm.
GV : Những hình ảnh trên gợi em nghĩ tới lĩnh vực nghệ thuật nào trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ?
HS : Nghệ thuật thư pháp.
GV dẫn vào bài :
Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẩm mĩ”. Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết, mang đến cho người đọc bao trang hoa, tờ hoa. Tập truyện Vang bóng một thời có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thả thơ, đánh thơ, thú chơi thư pháp, Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa nghệ sĩ, nhân cách cao cả. Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân in trong tập truyện ấy. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu truyện ngắn này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Rèn cho HS năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học. Giúp HS biết chọn lọc những thông tin cần thiết về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung hoạt động : HS trao đổi, trình bày để khám phá những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù”, tình huống truyện.
- Phương pháp tổ chức dạy học : Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị tranh ảnh.
- Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm bằng kĩ thuật hỏi chuyên gia.
GV bổ sung kiến thức
Nhiều bút danh:
+Thanh Hà (Thanh Hoá - Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của ông.
+ Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung
+ Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân
+ Nhất Lang: Chàng trai số 1
+ Tuấn thừa sắc: Tuân.
GV chính xác hóa kiến thức
- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành 3 nhóm chuyên gia (mỗi nhóm 2 người).
- Các chuyên gia nghiên cứu và thảo luận với nhau về những vấn đề được phân công.
- Nhóm chuyên gia lên ngồi phía trên lớp học.
- Một em trưởng nhóm chuyên gia điều khiển buổi tư vấn, mời các bạn học sinh trong lớp đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.
Các câu hỏi mà HS nên đặt ra :
Câu 1: Hãy cho biết những nét cơ bản về tiểu sử NT (năm sinh năm mất và quê quán của tác giả NT). NT là người có phẩm chất, tính cách như thế nào?
Câu 2: Quá trình sáng tác của NT được chia làm mấy giai đoạn? Đề tài chủ yếu và tác phẩm tiêu biểu của mỗi giai đoạn?
Câu 3: Đặc điểm phong cách nghệ thuật của NT?
Câu 4. Xuất xứ của truyện “Chữ người tử tù” ?
Câu 5. Hãy trình bày những hiểu biết về tập truyện “Vang bóng một thời”.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a) Cuộc đời
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Quê ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Học đến cuối bậc Thành chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn, làm báo.
- Từ 1948-1958 là Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Con người:
+ Là người cá tính, có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, một trí thức giàu lòng yêu nước.
+ Tài hoa, uyên bác.
+ Dành cả cuộc đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN CHU DE DAY HOC_12498927.docx