Giáo án Sinh học 12 hoàn chỉnh

Tiết: 35

Bài 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, Hs phải:

1. Kiến thức:

- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.

- Trình bày được các gđ chính trong qt phát sinh loài người, trong đó p/a được đặc điểm đặc trưng của mỗi gđ: các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa dựa trên những bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức học tập bộ môn, củng cố niểm tin khoa học qua việc phân tích dữ liệu để thấy được lịch sử phát sinh - phát triển loài người.

 

doc167 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 12 hoàn chỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các BD DT thích nghi với điều kiện MT. -Gv: Đacuyn nhận thấy, các sv sống trên các đảo có cùng vĩ độ ở các vùng khác nhau trên t/g ko giống nhau mà chúng chỉ giống với những sv sống ở vùng đất liền gần kề. Từ qs này, Dacuyn đã rút ra đc điều gì về vai trò của yếu tố DT? -Hs:... -Gv: Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? -Hs: biến dị tổ hợp và thường biến. -Gv: Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? kết quả của nó? -Hs: tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. -Gv: Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? -Hs: -Gv: Chiều hướng tiến hóa theo ĐacUyn là gì? GV: Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? GV: Em hãy chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của Đacuyn? HS: - Ưu: + Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật: Biến dị và di truyền làm cơ sở cho tiến hóa + Giải thích thành công sự hình thành Đ2TN + Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài. - Nhược: Đacuyn chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị. I- Học thuyết Lamac: giảm tải không dạy II. Học thuyết tiến hóa ĐacUyn 1. Nguyên nhân tiến hóa - Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật - KN CLTN: là quá trình hình thành những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại đối với bản thân sv. 2. Cơ chế tiến hóa - Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN trải qua lịch sử - Nhân tố tiến hóa: + Biến dị cá thế: + CLTN 3. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi - Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN: Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi nhất với hoàn cảnh sống. 4. Quá trình hình thành loài - Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ 1 nguồn gốc chung. 5. Chiều hướng tiến hóa: - Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. 6. Ưu điểm và hạn chế * Ưu điểm: + Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật: Biến dị và di truyền làm cơ sở cho tiến hóa + Giải thích thành công sự hình thành Đ2TN + Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc thống nhất các loài. * Hạn chế - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị ko DT - Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT biến dị - Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài. 4. Củng cố: - HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. - GV tóm tắt nội dung chính của bài. 5. Dặn dò: - Câu hỏi và bài tập về nhà.(1’) - Học bài và làm bài theo SGK. Ngày soạn: ............................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Tiết: 29 BÀI 26 + 27: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI I. MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh phải . 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. - Trình bày được vai trò của đột biến đói với THN là: cung cấp nguyên liệu sơ cấp. nêu đc ĐBG là nguyên liệu chủ yếu của qt tiến hóa. - Trình bầy đc vai trò của GP đối với THN: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần KG của QT. - Nếu được vai trò của di nhập gen, biến động DT đối với tiến hóa nhỏ. - Trình bày đc sự t/đ của CLTN. Vai trò của qt CLTN. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá thông qua thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các NTTH . 3. Thái độ. - Có ý thức bảo vệ động vật hoang dã vì bị săn lùng quá mức, có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ đa dạng sinh học. II. NỘI DUNG TÍCH HỢP * KĨ NĂNG SỐNG - Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến; kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng hợp tác khi tìm kiếm và xử lí thông tin về học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. III. CHUẨN BỊ 1. GIáo viên: giáo án + SGK 2. Học sinh: Vở ghi + SGK IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3.Giảng bài mới: ĐVĐ: Quan niệm hiện đại đã giải quyết những tồn tại của thuyết tiến hoá cổ điển, giải thích sự TH này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung * Hoạt động 1: Quan niệm TH -Gv (tb): thuyết TH dựa trên cơ chế CLTN theo thuyết TH của Đacuyn và sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực sinh học, đặc biệt là DTH quần thể. -Gv: Y/c hs đọc mục 1 trong phần I SGK và cho biết: Thế nào là THN? Thực chất của q/t THN là gì? Đơn vị của THN? -Hs: Thảo luận và cử đại diện trình bày theo hướng dẫn của giáo viên. -Gv: Nếu THN diễn ra trong phạm vi một loài thì THL diễn ra trên quy mô như thế nào và thực chất của THL là gì? Kết quả của THN là hình thành loài mới. Vậy nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình này là gì? -Hs: n/c SGK và trả lời *Hoạt động 2: Tìm hiểu các NTTH -Gv: NTTH là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần KG của QT. -Gv: Có những nhân tố nào tham gia vào quá trình TH trong tự nhiên? Tại sao ĐB lại được coi là nhân tố TH? ý nghĩa của ĐB đối với TH? -Hs: thảo luận nhóm để tìm câu trả lời. Gv (bs): Tần số ĐBG từ 10-6 – 10-4 nghĩa là trong 104 – 106 giao tử sinh ra mới có một giao tử mang ĐB về một gen cụ thể nào đó. ĐBG cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp (các alen mới) cho quá trình đột biến vì vậy thông qua quá trình GP nó đã tạo ra vô số BDTH cung cấp cho q/t TH. -GV:Thế nào là hiện tượng di nhập gen? Hiện tượng này có ý nghĩa gì với THN? -Hs: Các nhóm độc lập làm việc với SGK thảo luận và trả lời. Di nhập gen Mang gen mới đến qt Làm qt mất gen. Làm tăng alen đã có trong qt. -GV: Thế nào là CLTN? Vai trò của CLTN trong quá trình TH? -HS: Qua CLTN chỉ những cá thể nào mang kiểu gen phản ứng thành kiểu hình có lợi trước môi trường thì được chọn lọc tự nhiên giữ lại và sinh sản ưu thế → con cháu ngày một đông và ngược lại . ? Khi một trường A biến đổi thành MT B thì CLTN ưu tiên giữ lại những sv có đặc điểm như thế nào? -Hs: CLTN ưu tiên giữ lại những sv có khả năng thích nghi với MT B. -Gv: CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào y/t nào? -Hs: Chän läc chèng gen tréi: NÕu ĐBG tréi lµ cã h¹i nã sÏ ®­îc biÓu hiÖn ngay ra KH vµ nhanh chãng bÞ CLTN ®µo th¶i. Chän läc chèng gen lÆn: NÕu ®ét biÕn gen lÆn lµ cã h¹i do chØ ®­îc biÓu hiÖn ra bªn ngoµi kiÓu h×nh khi ë thÓ ®ång hîp nªn nã kh«ng bao giê bÞ lo¹i bá hÕt ra khái quÇn thÓ. -Gv:Yªu cÇu häc sinh lÊy vÝ dô vÒ yÕu tè ngÉu nhiªn. C¸c yÕu tè nµy lµm biÕn ®æi thµnh phÇn kiÓu gen cña quÇn thÓ nh­ thÕ nµo? -Hs: C¸c yÕu tè ngÉu nhiªn nh­ thiªn tai, dÞch bÖnh, sù khai th¸c qu¸ møc cña con ng­êi .. Giao phèi kh«ng ngÉu nhiªn cã ®Æc ®iÓm g×? Nã cã ý nghÜa ®èi víi tiÕn ho¸ cña sinh vËt kh«ng? I/ QUAN NIỆM TIẾN HOÁ VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại: * Tiến hóa: bao gồm TH nhỏ và TH lớn. 1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. - Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể ( tần số các alen và tần số các kiểu gen), chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu là: ĐB, GP và CLTN. Sự biến đổi đó dần dần làm cho quần thể cách li sinh sản với quần thể gốc sinh ra nó → khi đó đánh dấu sự xuất hiện loài mới. - Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ, trong phạm vi một loài. - Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. 2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể. - Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền (BDDT) và do di nhập gen. - BDDT Biến dị ĐB (biến dị sơ cấp) BDTH (biến dị thứ cấp) * Các nhân tố tiến hóa: II/ CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ. Bao gồm: ĐB, GP không ngẫu nhiên, CLTN, sự di – nhập gen, các yếu tối ngẫu nhiên... 1. Đột biến - Vai trò: + ĐB là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình TH ( ĐBG tạo alen mới...). + ĐB làm biến đổi tần số tương đối của các alen nhưng rất chậm. 2. Di – nhập gen - Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các QT. - Vai trò: + Làm thay đổi tần số của các alen và thành phần KG của QT. + Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của QT thêm phong phú. 3. Chọn lọc tự nhiên - CLTN là quá trình làm phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các KG khác nhau trong QT. - CLTN tác động trực tiếp lên KH và gián tiếp làm biến đổi thành phần KG của QT, biến đổi tần số các alen của QT theo 1 hướng xác định. - CLTN có thể làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm (tùy thuộc CLTN chống lại alen trội hay alen lặn). + Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội được biểu hiện ra kiểu hình ngày ở trạng thái di hợp. + Chọn lọc chống lại alen lặn: Làm thay đổi tần số alen chậm hơn vì alen lặn chỉ bi đảo thải trong trường hợp đồng hợp tử. Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa. 4. Các yếu tố ngẫu nhiên Vai trò của biến động DT: Làm biến đổi tần số của các alen và thành phần KG của QT 1 cách ngẫu nhiên. 5. Giao phối không ngẫu nhiên - Bao gồm: GP có lựa chọn, GP gần và tự phối. - Vai trò đối với tiến hóa nhỏ: + Cung cấp nguyên liệu thứ cấp (BDTH) cho qt tiến hóa. + tự phối: Có thể không làm thay đổi tần số của các alen nhưng làm thay đổi thành phần KG của QT theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số KG dị hợp. + Giao phối có chọn lọc: làm thay đổi tần số alen. 4. Củng cố: - Cho học sinh đọc phần kết luận ở cuối SGK . - Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sách giáo khoa. 5. Dặn dò: Về nhà học theo các câu hỏi cuối bài và đọc trước bài 27. Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường để chuẩn bị cho bài học sau. Ngày soạn: ............................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Tiết: 30 BÀI 28: LOÀI I. MỤC TIÊU: Học xong làm bài này học sinh cần nắm được: 1.Kiến thức: - Nêu được khái niệm loài sinh học, khái niệm cách li sinh sản. - Nêu được vai trò của các cơ chế cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử. - Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tư duy khái quát - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc độc lập 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC * KĨ NĂNG SỐNG: - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp - Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự các dạng cách li sinh sản dẫn tới hình thành loài mới - Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô III. CHUẨN BỊ: 1.GV: Phiếu học tập, ví dụ thực tế, sgk. 2.HS: SGK,vở nghi... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm thích nghi là gì ? cho VD - Quần thể thích nghi được hình thành trên cơ sở nào ? cho VD 3.Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: K/n loài sinh học Gv: Năm 1942, nhà tiến hoá học ƠnxtMay ®· ®­a ra kh¸i niÖm loµi sinh häc - Gv: Loài sh: + Có tính trạng chung về hình thái, sinh lí + Có khu phân bố xác định + Có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Khái niệm loài sinh học ? -Hs: -Gv: Tại sao khi phân biệt các quần thể cùng loài hay khác loài dựa vào tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất? -Hs: Vì các loài sinh sản vô tính. đơn tính sinh, tự phối chỉ mang 2 đặc điểm (1,2) - Hs: khái niệm loài sinh học nhấn mạnh cách li sinh sản - Gv(tb): Để phân biệt 2 loài người ta dựa vào các tiêu chuẩn để phân biệt: tiêu chuẩn hình thái, địa lí – sinh thái, sinh lý – hóa sinh, di truyền → chủ yếu là cách li sinh sản. Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản 2 sinh vật thuộc 2 loài có những đặc điểm gì? -Hs: Học sinh nghiên cứu SGK trả lời nêu được 3 ý. *Hoạt động 2: Cơ chế cách li sinh sản -Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi sau : Thế nào là cách li ? thế nào là cách li s2? -Gv(Bổ sung): Cơ chế cách li không được xem là nhân tố tiến hoá vì nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số của alen và thành phần kiểu gen của quần thể, nhưng hai quần thể của cùng 1 loài được tiến hoá thành hai loài mới nếu giữa chúng xuất hiện sự cách li sinh sản. -Gv: Có mấy hình thức cách li sinh sản? -Hs: nghiên cứu sgk nêu được 2 hình thức. -Gv: Y/c học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau: Hình thức Nội dung Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử Khái niệm Đặc điểm Vai trò -Hs: Học sinh nghiên cứu SGK trả lời thảo luận nhóm thành phiếu học tập → cử đại diện trình bày. -GV bổ sung hoàn thành nội dung. I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC 1. Khái niệm Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. 2. C¸c tiªu chuÈn ph©n biÖt 2 loµi - Tiêu chuẩn hình thái - Tiêu chuẩn hoá sinh - Tiêu chuẩn cách li sinh sản + Hai quần thể thuộc hai loài có : - Đặc điểm hình thái giống nhau sống trong cùng khu vực địa lí - Không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ. II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI 1. Khái niệm: - Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này cùng sống một chỗ. - Vai trò của cách li sinh sản: Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi quần thể duy trì đc đặc tính riêng trong tg dài. 2.Các hình thức cách li sinh sản Cách li sinh sản bao gồm: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử - Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. - Cách li sau hợp tử: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. → KL: Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong qt tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, nên duy trì được sự toàn vẹn của loài. Cùng với các nhân tố TH, cơ chế cách li làm phân hóa vốn gen dẫn tới hình thành loài mới → tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. 4. Củng cố: - Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận SGK - Nếu chỉ dựa vào các đđiểm hthái để pbiệt các loài có chính xác không? vì sao? 5. Dặn dò: Đọc mục Em có biết?, học và trả lời câu hỏi SGK ; chuẩn bị bài 29 Các hình thức cách li sinh sản Hình thức Nội dung Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử Khái niệm Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ đặc điểm - Cách li nơi ở các cá thể trong cùng một sinh cảnh không giao phối với nhau - Cách li tập tính các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau - Cách li mùa vụ các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa vụ khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. - Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau Con lai có sức sống nhưng không sinh sản hữu tính do khác biệt về cấu trúc di truyền → mất cân bằng gen → giảm khả năng sinh sản → Cơ thể bất thụ hoàn toàn Vai trò - Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài - Duy trì sự toàn vẹn của loài. Ngày soạn: ............................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Tiết: 31 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, Hs phải: 1. Kiến thức: - Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể. - Giải thích tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới. Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có những loài đặc hữu. - Trình bày thí nghiệm của Đốtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp. - Kỹ năng làm việc độc lập với SGK. 3. Thái độ: - Củng cố niềm tin say mê tìm hiểu thiên nhiên. II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC * KĨ NĂNG SỐNG: - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp - Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự hình thành loài. - Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phiếu học tập; Một số hình ảnh về các sinh vật sống trên đảo. 2. Học sinh: Đọc trước bài 29. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Cách li sinh sản là gì? Nêu cơ chế cách li sinh sản? 3. Giảng bài mới: ĐVĐ: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc. Có một số phương thức hình thành loài mới khác nhau đó là nội dung của bài hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới. -Gv: Từ kiến thức địa lý em hãy cho biết cách li địa lý là gì ? -Hs: Liên hệ trả lời. -Gv(tb): Hình thành loài mới được diễn ra ntn (cơ chế), bây giờ chúng ta cùng xem xét một ví dụ. Một số cá thể côn trùng loài A ở đất liền phát tán ra đảo. hình thành quần thể loài A ở đảo. Quần thể này dần thích nghi với điều kiện sốngcủa đảo → cánh ngắn dần và không có cánh. Sau nhièu thế hệ cá thể 2 quần thể khi gặp nhau không có khản năng giao phối với nhau → cách li sinh sản → hình thành loài mới. Hình thành loài mới dược diễn ra ntn? -Hs: + Nghe và phân tích. + Đại diện nhóm trả lời. -Gv: Trong quá trình này, cách li địa lí có vai trò gì? -Gv: Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với nhóm sv nào? Thường diễn ra nhanh hay chậm? -Hs: -Gv: Đk địa lí có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sv và tiến hóa không? -Hs: Không → mà là các nhân tố tiến hóa, đặc biệt là CLTN. - Gv: Tại sao nói “Quần đảo là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài”. Tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có các loài đặc hữu? *Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý I. Hình thành loài khác khu vực địa lí 1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới *Khái niệm cách li địa lí: Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi biển... ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. * Cơ chế hình thành loài bằng con đường cách li địa lí: - Quần thể ban đầu, do trở ngại địa lí được chia thành nhiều quần thể nhỏ cách li với nhau. - Các quần thể nhỏ sống tách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN (và các nhân tố tiến hoá khác) làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen - Sự khác biệt về tần số alen được luỹ và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới được hình thành. VD: Mười ba loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos mà Đacuyn mô tả đựơc cho là tiến hoá từ một số ít cá thể của một loài di cư ra đảo. * Vai trò của cách li địa lí: Làm cho các cá thể của các QT bị cách li không giao phối được với nhau, duy trì sự khác biệt về vốn gen của QT do các nhân tố tiến hóa tạo ra. * Đối tượng: Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí gặp cả ở thực vật và động vật, đặc biệt hay xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh. * Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí (thí nghiệm của Đốtđơ): giảm tải không dạy 4. Củng cố: Vai trò của sự cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới. 5. Về nhà. - Học bài, làm bài tập SGK. - Đọc trước bài 30. Ngày soạn: ............................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Ngày dạy: ................................ Tiết ..............Lớp ........... Sĩ số ............ Vắng ................... Tiết: 32 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, Hs phải: 1. Kiến thức : - Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá. - Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào? - Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ? 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức . - Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ . II. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC * KĨ NĂNG SỐNG: - Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp - Tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về sự hình thành loài. - Lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cách ứng xử với bạn bè thầy cô III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: giáo án + SGK + Hình 30.1 SGK 2. Học sinh: Vở ghi + SGK IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1( 6 điểm): Hãy nêu cơ chế cách li địa lí dẫn tới hình thành loài mới? Câu 2( 4 điểm):: Cách li địa lí có phải lúc nào cũng dẫn tới hình thành loài mới được không? Tại sao? ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM Câu Nội dung Thang điểm Câu 1 (6 điểm) Cơ chế hình thành loài bằng con đường cách li địa lí: - Quần thể ban đầu, do trở ngại địa lí được chia thành nhiều quần thể nhỏ cách li với nhau. - Các quần thể nhỏ sống tách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN (và các nhân tố tiến hoá khác) làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen - Sự khác biệt về tần số alen được luỹ và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới được hình thành. 2 2 2 Câu 2 ( 4 điểm) Không , Sự cách li địa lí là rất cần thiết cho quá trình hình thành loài mới. Cách li địa lí: Làm cho các cá thể của các QT bị cách li không giao phối được với nhau, duy trì sự khác biệt về vốn gen của QT do các nhân tố tiến hóa tạo ra. Khi cách li địa lí -> cách li sinh sản-> loài mới. 2 2 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: - Gv: y/c Hs n/c mục II.1a SGK/129 ® phân tích vd và rút ra nx? - Hs: vận dụng kt tl. - Gv: Kết luận về quá trình hình thành loài - Gv: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối hay khác biệt về ổ sinh thái? - Hs: Trong qt luôn có ĐB và BD tạo các kiểu gen mới. Kiểu gen mới có tập tính thay đổi khiến chúng gp có chọn lọc với cá thể có KH cùng loại. Sự gp ko ngẫu nhiên lâu dần dẫn đến cách li sinh sản. -Gv: y/c Hs n/c mục II.1b SGK® cơ chế hình thành loài băng cách li sinh thái? - Gv: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở nhóm sv nào? thường diễn ra nhanh hay châm? *Hoạt động 2: -Gv (tb): Lai xa là phép lai giữa hai cá thể thuộc 2 loài khác nhau. Hầu hết các cơ thể lai xa đều bất thụ. -Gv: y/c hs n/c mục II.2, qs H30 SGK/130 ® trình bày cơ chế hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa? - Gv: Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? Tại sao đa bội hóa khắc phục được hiện tượng bất thụ khi lai xa? - Gv: Hình thành loài bằng con đg lai xa và đa bội hóa thường gặp ở nhóm sv nào? Thg diễn ra nhanh hay chậm? -Hs: Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hoá lại thường gây lên những rối loạn về giới tính. -Gv: Tại sao phải bv sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy? Tồn lại: Dù hình thành theo phương thức nào, loài mới cũng không xuất hiện với 1 cá thể duy nhất mà là 1 q/thể hoặc nhóm qt tồn tại và phát triển như 1 mắt xích trong hệ sinh thái, đứng vững qua t/gian dưới t/đ của CLTN. II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí 1. Hình thành loài bằng CLTT và CLST a. Hình thành loài bằng cách li tập tính * VD: SGK/129 * giải thích và Kl: - Các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định ® thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tập tính giao phối ® có xu hướng ko giao phối với nhau ® tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. - Sự khác b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an ca nam_12393924.doc
Tài liệu liên quan