Chương 4 : phản ứng hoá học

4.22 Saccarozơ (C12H22O11 : đường kính) bị oxi hoá bởi O2(k) trong cơ thể người qua một loạt phản ứng phức tạp, cuối cùng tạo ra CO2 (k) và H2O (k) giải phóng 5,64.103 kJ/mol saccarơ.

a. Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.

b. Tính lượng nhiệt giải phóng khi 171 gam saccarơ bị oxi hoá.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4134 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 4 : phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC BÀI 25 : PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ Khi tham gia vào phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại A. bị khử B. bị oxi hoá C. cho proton D. đạt tới số oxi hoá âm. Hãy chọn đáp án đúng. Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách A. nhận một electron. B. nhường một electron. C. nhận một proton. D. nhường một proton Hãy chọn đáp án đúng. Trong phản ứng : AgNO3 + NaCl ® NaNO3 + AgCl ¯ ion bạc A. chỉ bị oxi hoá B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hoá, không bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. Hãy chọn đáp án đúng. 4.4 Trong phản ứng : Zn + CuCl2 ® Zn Cl2 + Cu ion đồng A. chỉ bị oxi hoá B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hoá, không bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. Hãy chọn đáp án đúng. 4.5 Trong phản ứng : Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O nguyên tố clo A. chỉ bị oxi hoá B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hoá, không bị khử. D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. Hãy chọn đáp án đúng. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? 4Na + O2 ® 2Na2O. 2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O + CO2 ­ D. NH3 + HCl ® NH4Cl Trong phản ứng giữa kim loại kẽm và đồng clorua : Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu Một mol ion Cu2+ đã A. nhường một mol electron. B. nhận 1 mol electron. C. nhường 2 mol electron. D. nhận 2 mol electron. Phương án nào là đúng ? Số mol electron cần dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là : A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5. Hãy chọn đáp án đúng. Khi đốt cháy H2S trong lượng dư oxi, nước và lưu huỳnh đioxit được tạo thành. a. Viết phương trình hoá học của phản ứng. b. Trong phản ứng đó, nguyên tố nào bị oxi hoá, nguyên tố nào bị khử ? 4.10 Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây axit sunfuric đóng vai trò chất oxi hoá ? a. 2NaI + 2H2SO4 ® Na2SO4 + I2 + SO2 + 2H2O b. BaF2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2HF 4.11 Tính số oxi hoá của : 1. Cacbon trong : a. CF2Cl2; b. Na2C2O4; c. HCO3-; d. C2H6 2. Brom trong : a. KBr; b. BrF3; c. HBrO3; d. CBr4 3. Nitơ trong : a. NH2OH; b. N2H4 c. NH4+; d. HNO2 4. Lưu huỳnh trong : a. SOCl2; b. H2S2; c. H2SO3; d. Na2S 5. Phot pho trong : a. H2P2O7 2-; b. PH4+; c. PCl5 Xác định chất oxi hoá và chất khử trong mỗi phản ứng dưới đây : 1. 5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 ® 2MnSO4 + K2SO4 + 10CO2 + 8H2O 2. 3Cu + 8HNO3 ® 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. 3. 3Na2SO3 + K2Cr2O7 + 4H2SO4 ® 3Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 4H2O Lập các phương trình của phản ứng oxi hoá - khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong mỗi phản ứng : 1. KClO3 + HBr ® Br2 + KCl + H2O 2. FeCl2 + H2O2 + HCl ® FeCl3 + H2O 3. I2 + Na2S2O3 ® Na2S4O6 + NaI 4. Ki + HNO3 ® I2 + KNO3 + NO + H2O 5. PbO + NH3 ® Pb + N2 + H2O 6. K2Cr2O7 + HCl ® Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O 7. KMnO4 + SnSO4 + H2SO4 ® Sn(SO4)2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 8. NaClO + KI + H2SO4 ® I2 + NaCl + K2SO4 + H2O 9. Cr2O3 + KNO3 + KOH ® K2CrO4 + KNO2 + H2O 10. H2S + HNO3 ® H2SO4 + NO + H2O Hãy nêu một số thí dụ về phản ứng oxi hoá - khử giữa hai oxit. Hãy nêu hai thí dụ về phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò chất oxi hoá và nguyên tố đóng vai trò chất khử ở trong thành phần của cùng một phân tử. Hãy nêu hai phản ứng của cùng một đơn chất : Trong một phản ứng đơn chất đó tác dụng với chất oxi hoá và trong phản ứng kia đơn chất đó tác dụng với chất khử. Hãy nêu hai phản ứng của cùng một hợp chất : Một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất oxi hoá và một phản ứng của hợp chất đó tác dụng với chất khử. Hoạt chất trong nhiều loại thuốc làm nhạt màu tóc là hiđro peoxit (H2O2). Hàm lượng hiđro peoxit được xác định bằng dung dịch chuẩn kali pemanganat theo sơ đồ phản ứng sau : H2O2 + KMnO4 + H2SO4 ® O2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O a. Lựa chọn hệ số thích hợp cho phương trình. Cho biết nguyên tố nào bị oxi hoá, nguyên tố nào bị khử. b. Để tác dụng hết với H2O2 trong 25 gam một loại thuốc làm nhạt màu tóc phải dùng vừa hết 80 ml dung dịch KMnO4 0,10M. Tính nồng độ phần trăm của H2O2 trong loại thuốc nói trên. Lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng cách cho huyết thanh tác dụng với dung dịch kali đicromat. Sơ đồ phản ứng như sau : C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 ® CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O a. Hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng và cho biết tên nguyên tố bị khử và nguyên tố bị oxi hoá trong phản ứng đó. b. 28,00 gam huyết thanh của một người lái xe tác dụng vừa hết với 35,00 ml dung dịch K2Cr2O7 0,06M. Hỏi người lái xe đó có phạm luật không, biết rằng theo luật thì hàm lượng cồn không được vượt quá 0,02% theo khối lượng. 4.20* Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng sau đây : a. FeSO4 + HNO3 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + NO + ... b. Mn(OH)2 + Cl2 + KOH ® MnO2 + KCl + ... c. MnO2 + O2 + KOH ® K2MnO4 + ... d. NH3 + Br2 ® N2 + ... đ. MnO2 + KBr + H2SO4 ® Br2 + ... BÀI 26 : PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ 4.21 Các phản ứng hoá hợp đều là phản ứng oxi hoá - khử. đều không phải là phản ứng oxi hoá - khử. có thể là phản ứng oxi hoá - khử, có thể không là phản ứng oxi hoá - khử. Hãy chọn đáp án đúng. Các phản ứng phân huỷ đều là phản ứng oxi hoá - khử. đều không phải là phản ứng oxi hoá - khử. có thể là phản ứng oxi hoá - khử, có thể không là phản ứng oxi hoá - khử. Hãy chọn đáp án đúng. Các phản ứng thế đều là phản ứng oxi hoá - khử. đều không phải là phản ứng oxi hoá - khử. có thể là phản ứng oxi hoá - khử, có thể không là phản ứng oxi hoá - khử. Hãy chọn đáp án đúng. Các phản ứng trao đổi A. đều là phản ứng oxi hoá - khử. đều không phải là phản ứng oxi hoá - khử. có thể là phản ứng oxi hoá - khử, có thể không là phản ứng oxi hoá - khử. Hãy chọn đáp án đúng. Người ta có thể điều chế MgCl2 bằng : a. Một phản ứng hoá hợp. b. Một phản ứng thế. c. Một phản ứng trao đổi. 1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên. 2. Hãy cho biết sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi phản ứng đó. Hãy nêu cách điều chế CuO bằng : a. Một phản ứng hoá hợp b. Một phản ứng phân huỷ. Cho biết sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi phản ứng đó. Hãy nêu ra một phản ứng hoá hợp giữa ba hợp chất đều chứa oxi. Hãy nêu rạm phản ứng phân huỷ tạo ra 3 chất đều chúa oxi. Hãy nêu thí dụ về phản ứng phân huỷ tạo ra : a. Hai hợp chất. b. Hai đơn chất. c. Một đơn chất và một hợp chất. Hãy nêu thí dụ về phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ khi phản ứng xảy ra : a. Không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. b. có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng đốt cháy hiđro trong oxi như sau : 2H2 (k) + O2 (k) ® 2H2O (l); DH = -571,66 kJ. Hãy tính lượng nhiệt thu được khi : a. Đốt cháy 112 lít khí hiđro ở đktc. b. Tạo ra 450 gam H2O (l) từ H2 (k) và O2 (k). Việc sản xuất canxi oxit (vôi) từ canxi cacbonat (đá vôi) là một thí dụ về quá trình thu nhiệt : CaCO3(r) CaO (r) + CO2 (k) ; DH = +176 kJ Hãy tính lượng nhiệt theo kcal cần dùng cung cấp để phân huỷ 520 gam CaCO3 (r). Biết rằng 1 kcal bằng 4,18 kJ. Hãy so sánh hai phương trình nhiệt hoá học dưới đây : H2 (k) + ½ O2 (k) ® H2O (k) ; DH = -241,83 kJ H2 (k) + ½ O2 (k) ® H2O (l) ; DH = -285,83 kJ Hãy giải thích vì sao giá trị DH ở hai phương trình trên khác nhau. Để tạo ra 1mol khí NO từ các đơn chất cần tiêu hao một lượng nhiệt là 90,29 kJ. 1. Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng. 2. Nếu 1,5 gam khí NO phân huỷ thành các đơn chất thì lượng nhiệt kèm theo quá trình đó là bao nhiêu ? BÀI 27 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây. a. Phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố, được gọi là ..................................................................... b. Nguyên tố có số oxi hoá giảm trong phản ứng hoá học là nguyên tố bị ............, nó là chất ........................... c. Nguyên tố có số oxi hoá tăng trong phản ứng hoá học là nguyên tố bị ............., nó là chất .............. d. Trong một phản ứng oxi hoá - khử, tổng số số electron do..................nhường đúng bằng tổng số electron do...................nhận . Hãy cho biết tên của quá trình gây ra : a. Sự giảm số oxi hoá của một nguyên tố. b. Sự tăng số oxi hoá của một nguyên tố. Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) dưới đây, phần tử nào có thể đóng vai trò chất khử ? Vì sao ? (1) Mg2+; (2) Na+; (3) Al ; (4) Al3+. Dẫn ra phản ứng để minh hoạ Trong số các phần tử dưới đây, phần tử nào có thể đóng vai trò chất oxi hoá ? Vì sao ? (1) Mg; (2) Cu2+; (3) Cl-; (4) S2-. Dẫn ra phản ứng để minh hoạ. Trong số các phần tử dưới đây, phần tử nào vừa có thể là chất khử, vừa có thể là chất oxi hoá ? Vì sao ? (1) Cu; (2) Ca2+; (3) O2-; (4) Fe2+. Dẫn ra phản ứng để minh hoạ. Hãy dẫn ra phản ứng oxi hoá - khử trong đó: a. Nguyên tử kim loại là chất khử. b. Ion kim loại là chất khử. c. Ion kim loại là chất oxi hoá. Hãy dẫn ra phản ứng oxi hoá - khử trong đó : a. Nguyên tử phi kim là chất oxi hoá. b. Nguyên tử phi kimlà chất khử. c. Nguyên tử phi kim vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. Ion canxi (ca2+) cần thiết cho máu người hoạt động bình thường. Nồng độ Ca2+ không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ Ca2+, người ta lấy mẫu máu, làm kết tủa ion Ca2+ dưới dạng canxi oxalat (CaC2O4) rồi cho canxi oxalat tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit. Sơ đồ phản ứng như sau : KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 ® MnSO4 + CaSO4 + CO2 + H2O a. Hoàn thành phương trình hoá học phản ứng đó. b. Giả sử canxi oxalat kết tủa từ 1,00 ml máu người tác dụng vừa hết với 2,05 ml dung dịch KMnO4 4,88.10-4M. Hãy biễu diễn nồng độ Ca2+ trong máu người đó ra đơn vị mg Ca2+/100 ml máu. Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30 % về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành, chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 nồng độ 5,00.10-3 mol/l. Khi đó SO2 bị oxi hoá thành H2SO4 và KMnO4 bị khử thành MnSO4. Thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 ml. a. Viết phương trình hoá học. b. Tính hàm lượng phần trăm (về khối lượng) của lưu huỳnh trong loại nhiên liệu nói trên. Nhiên liệu đó có được phép sử dụng không ? Ở nhiệt độ thường, hiđro hầu như không có phản ứng với oxi. Muốn có phản ứng xảy ra phải đốt nóng đến khoảng 550oC. Dựa vào điều nói trên, một học sinh đã cho rằng phản ứng giữa hiđro và oxi là phản ứng thu nhiệt. Kết luận như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Saccarozơ (C12H22O11 : đường kính) bị oxi hoá bởi O2(k) trong cơ thể người qua một loạt phản ứng phức tạp, cuối cùng tạo ra CO2 (k) và H2O (k) giải phóng 5,64.103 kJ/mol saccarơ. a. Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng. b. Tính lượng nhiệt giải phóng khi 171 gam saccarơ bị oxi hoá. 4.46* Hãy nêu ra phản ứng oxi hoá - khử trong đó có một chất phản ứng là axit và axit đó đóng vai trò : a. Chỉ là chất tạo môi trường. b. Chỉ là chất oxi hoá. c. Chỉ là chất khử. d. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất tạo môi trường. đ. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. e. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập chương IV (SGK - Hóa 10 - nâng cao).doc
Tài liệu liên quan