Chuyên đề Anken và Ankadien

Câu 1. Hỗn hợp khí X gồm Hiđro và một Hiđrocacbon. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác, để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết rằng có Hiđrocacbon dư. Sau phản ứng thu được 20,4 gam hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hỗn hợp Y so với Hiđro bằng 17. Khối lượng H2 có trong hỗn hợp X là:

A. 3 gam B. 2 gam C. 1 gam D. 0,5 gam

Câu 2. (2007A): Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là (cho H = 1, C = 12)

A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8.

C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8.

 

docx6 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Anken và Ankadien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ANKEN – ANKADIEN I. LÝ THUYẾT Có bao nhiêu đồng phân (kể cả đồng phân hình học) có cùng công thức phân tử là C5H10. A. 12 B. 10 C. 9 D. 8 Tên theo danh pháp quốc tế của chất (CH3)2CHCH=CHCH3 là: A.1-Metyl-2-isopropyleten                B.1,1-Đimetylbuten-2 C. 1-Isopropylpropen                           D.4-Metylpenten-2  Trong các công thức cấu tạo: (I)CH3CH2CH=CHCH3 (II) CHBr=CHBr (III) CH2= CHCH2CH3 (IV) HOOC-CCl=CHBr (V)CH3CH=C(CH3)2 Công thức cấu tạo có đồng phân cis – trans là: A.III, IV. B.I, II, III. C.I, II, IV. D.I, II, IV, V Chất 1-Brom-2,4-đimetylheptađien-2,5 có số đồng phân cis, trans là: A. 2 B.3                         C. 4                          D. 5 Cho các mệnh đề: (I).Anken và ankađien là đồng đẳng của nhau vì đều có liên kết đôi trong phân tử. (II).Ankađien và ankin là đồng phân của nhau. (III).Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có liên kết đôi trong phân tử. (IV).Ankađien là hiđrocacbon có nhiều liên kết đôi trong phân tử. (V).Anken và ankađien đều làm mất màu dung dịch nước brôm. Những mệnh đề đúng là: A. I,IV,V B. II,III,IV C. I,II,III D. I,IV,V Những chất nào sau đây không phải là đồng phân của ba chất còn lại A.2-metylbut-1-en B.2-metylbut-2-en C.3-metybut-1-en D.2,3-đimetylbut-2-en (2009A): Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen. (2011B): Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là A. 8. B. 7. C. 9. D. 5. (2007A): Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en. C. eten và but-2-en . D. eten và but-1-en. Một Hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl sinh ra sản phẩm chính là 2-Clo-3-metyl butan. Hiđrocacbon này có tên gọi là: A. 3-Metyl buten-1             B. 2-Metyl buten-1   C. 2-Metyl buten-2                     D. Một anken khác Đem hỗn hợp các đồng phân mạch hở của C4H8 cộng hợp với H2O (H+, to) thì thu được tối đa số sản phẩm cộng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Etilen có lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Có thể loại bỏ các tập chất bằng cách nào dưới đây: A.Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brôm dư và bình đựng CaCl2 khan. B.Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch natri clorua dư. C.Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch NaOH đặc D.Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brôm dư và H2SO4 đặc. Polime có tên là polipropilen công thức là: (2011A): Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Phản ứng của etilen với dung dịch thuốc tím có hiện tượng là: A. Dung dịch không màu            B. Dung dịch không đổi màu C.Dung dịch không màu,kết tủa đen                     D.có bọt khí,dung dịch không màu Tổng các hệ số (nguyên,tối giản) của phản ứng giữa etilen và dung dịch thuốc tím là A. 12. B. 14. C. 20. D. 16. II.MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN A là một hiđrocacbon, thể tích metylaxetilen bằng 1,75 thể tích hơi A có cùng khối lượng trong cùng điều kiện. Số đồng phân mạch hở của A là: A. 6                       B. 5                       C. 4                       D. 3 (2008B): Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng A. ankađien. B. anken. C. ankin. D. ankan. Cho 1,12g anken cộng với Br2,Ta thu được 4,32g sản phẩm cộng. Anken đó là: A. C3H6. B. C2H4. C. C5H10. D. C6H12. Cộng HBr vào một anken thu được sản phẩm có % Br về khối lượng là 65%. Anken đó là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Cho etylen vào bình chứa brom lỏng tạo ra 1,2 - đỉbometan..Thể tích etylen (đo ở đktc) đã tác dụng với brom biết rằng sau khi cân lại thấy bình brom tăng lên 21g là A. 16,8 l B. 11,2 l C. 17,6 l D. 6,72 l Một hỗn hợp A gồm 2 olefin khí là đồng đẳng kế tiếp nhau . Cho 4,2 gA đi qua dung dịch nước brom dư thấy có 22,4gBr2 phản ứng Công thức phân tử của 2 olefin là: A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8 C. C4H8 và C5H10 D. C5H10 và C6H12 (2009B): Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen. (2007A): Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5) A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8. Một hỗn hợp khí gồm C2H4 và H2. Tỷ khối của hỗn hợp này so với H2 là 7. Phần trăm thể tích của C2H4 trong hỗn hợp là: A. 60% B. 70% C. 80% D. Đáp án khác Hỗn hợp A gồm 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol H2. Đun nóng hỗn hợp A có Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B. Hỗn hợp B làm mất màu vừa đủ 2 lít dung dịch Br2 0,075M. Hiệu suất phản ứng giữa etilen và hiđro là: A. 75%                     B.50%                   C. 100%                   D. 20%. Polietilen được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ bao nhiêu phân tử etilen? A. 5´6,02.1023. B. 10´6,02.1023. C. 15´6,02.1023. D. Không xác định được. Khối lượng phân tử của polietilen bằng 33600 đvC, của polipropilen bằng 69300 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên lần lượt là: A. 1200 và 1650. B.2020 và 1500. C.120 và 1650. D.1700 và 1650 Hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Đốt cháy hỗn hợp A thì thu được a mol H2O và b mol CO2. Hỏi tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào: A. 1,2 < T < 1,5 B. 1< T < 2 C. 1≤ T ≤ 2 D. Đáp án khác Đốt cháy 1 hỗn hợp hiđrocacbon X thu được 2,24lit CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích oxi đã tham gia phản ứng cháy ở đktc là: A. 5,6 lit B. 2,8 lit C. 4,48 lit D. Đáp án khác III.MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO Hỗn hợp khí X gồm Hiđro và một Hiđrocacbon. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác, để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết rằng có Hiđrocacbon dư. Sau phản ứng thu được 20,4 gam hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hỗn hợp Y so với Hiđro bằng 17. Khối lượng H2 có trong hỗn hợp X là: A. 3 gam                  B. 2 gam                   C. 1 gam                D. 0,5 gam (2007A): Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là (cho H = 1, C = 12) A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8. Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (đo ở đktc) gồm etan ,propan , propilen sục qua bình đựng dung dịch brom dư ,thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1g . Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 5,76 g H2O.Thành phần % thể tích mỗi khí là: A. 20% , 30% , 50% B.30% , 20%, 50% C. 50% , 30%, 20% D. Đáp án khác (2008B): Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) A. CH4 và C3H6. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C2H4. D. C2H6 và C3H6. (2009B): Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH=CH-CH3. Hỗn hợp khí A gồm eten và propan. Đốt cháy một ít hỗn hợp A ta thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 11:15. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là: A. 45% và 55% B. 25% và 75% C. 18,52% và 81,48% D. 28,13% và 71,87% (2010B): Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8. Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam hợp chất hữu cơ X mạch hở. Sản phẩm thu được cho qua dung dịch Ba(OH)2, thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Y. Cô cạn Y rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 4, 59 g chất rắn. Xác định CTPT của X: A. C4H8 B. C3H6 C. C6H14 D. C3H4 (2007A): Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40) A. 20. B. 40. C. 30. D.10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxanken SUA.docx