Hoạt động tại 1 trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, nơi hoạt động tài chính ngân hàng sôi động với sự góp mặt của hàng chục ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm điểm giao dịch trên toàn hệ thành phố, Chi nhánh làm thế nào để thu hút được khách hàng? Đây là một sự cạnh trang gay gắt, thậm chí là khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn trong cả thời gian tới nữa. Để có thể cạnh tranh được, không còn cách nào là phải chăm sóc khách hàng cho thật tốt và nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn hơn hẳn các ngân hàng bạn, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Ngân hàng đã và đang triển khai hàng loạt các công việc như thế, đơn cử là chính sách cho vay vốn đối với các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng và chỉ có 18 nhân viên làm việc. Sau đó, do nhu cầu phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng cũng như của riêng VPBank, ngân hàng đã trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ: 70 tỷ VND vào năm 1994 và tiếp tục tăng lến đến 174.9 tỷ VND vào 1996. Cuối năm 2004, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên tới 198,4 tỷ VND, cuối năm 2005 thì vốn điều lệ của ngân hàng là 310 tỷ VND. Cho đến hiện nay thì vốn điều lệ của ngân hàng đã hơn 1000tỷ VND. Ngân hàng này sẽ được tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng hiện nay lên 1.500 tỷ đồng trong lần tăng vốn đợt 1 năm 2007.
Dự kiến trong tháng 9, VPBank sẽ nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1.000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.
2.1.2) Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ tổ chức ở VPBank:
Trong quá trình hình và phát triển ngân hàng luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động đề khẳng định vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế. Với quan điểm phải luôn hoàn thiện bộ máy điều hành của VPBank, ngân hàng liên tục có thay đổi phù hợp mới yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức chi nhánh Hà Nội:
Giám đốc
Các Phó giám đốc
Phòng Giao dịch Ngân quỹ
Phòng A/O cá nhân
Phòng A/O doanh nghiệp
Phòng thẩm định TSĐB
Phòng Hành chính Tổ chức
Phòng Thu hồi nợ
Phòng Kế toán
Phòng Thanh toán Quốc tế và Kiều hối
Cơ cấu quản trị - điều hành:
Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 4 năm, kể từ ĐHCĐ thường niên năm 2001 ngày 02/02/2002, gồm có 6 thành viên, hiện tại ông Phạm Hà Trung là chủ tịch hội đồng quản trị.
Giám đốc chi nhánh
- Có trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh.
- Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
Tổ chứ thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh.
Quản lý nhân sự của chi nhánh.
Kiến nghị và chủ động đề xuất với Tổng Giám đốc:
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, nhân viên dưới quyền. Báo cáo lên ban tổng giám đốc nội dung các vụ việc về tham nhũng, tiêu cực (nếu có) tai đơn vị mình.
Xử lý theo quyền hạn, trách nhiệm được tổng giám đốc giao và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phó giám đốc chi nhánh:
Được giám đốc chi nhánh ( trưởng phòng giao dịch) ủy quyền chỉ đạo, điều hành một số mặt các công tác, ký thay giám đốc và chịu trách nhiêm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.
Các phòng ban.
Phòng Giao dịch Ngân quỹ:
Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân):
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp.
Phòng thẩm định tài sản đảm bảo:
Phòng thu hồi nợ:
Phòng kế toán
Phòng Thanh toán quốc tế và kiều hối
Phòng Hành chính- Tổ chức
Ngoài các phòng ban trên, còn có các chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội
Chức năng nhiệm vụ của VPBank
VPBank có các nhiệm vụ sau: Huy động và cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng; các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế và dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.3) Hoạt động kinh doanh của VPBank Hà Nội:
Tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của VPBank trong năm 2003 đến 2006:
Hoạt động huy động vốn:
Đây là một hoạt động được VPBank đặt biệt quan tâm. Do đó, trong những năm qua, các hoạt động huy động vốn từ dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.
Chỉ tiêu
2004
2005
05/04
2006
06/05
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tổng NVHĐ
3.872.813
100%
5.645.307
100%
146%
8.147.382
100%
144%
HĐ từ TG dcư
2.168.775
56%
3.178.389
56%
146%
4.644.008
57%
146%
TGTK
1.820.222
47%
2.704.660
48%
148%
3.992.217
49%
147%
TGTT
348.553
9%
473.729
8%
136%
651.791
8%
137%
HĐ từ TCTD khác
1.704.038
44%
2.466.918
44%
121%
3.503.374
43%
142%
Đơn vị tính triệu đồng
Năm 2005, VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình. Đầu tháng 3/2005, VPBank đã đưa ra một số hình thức huy động mới “Tiết kiệm VND được bảo đảm bằng USD”. Sản phẩm này đã đáp ứng được tâm lý của khách hàng e ngại sự mất giá của tiền VND so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi suất cao của tiền VND nên đã được người dân hưởng ứng khá mạnh mẽ. Thêm vào đó, việc VPBank mở thêm 10 chi nhánh mới trong năm 2005, kèm theo các chương trình khuyến mãi riêng cho khách hàng gửi tiền nhân dịp khai trương cũng đã thu hút rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả đến hết 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19%, tăng gần 2000 tỷ đồng so với năm 2004.
Kể từ ngày 1/12/2006, VPBank chính thức triển khai chương trình khuyến mãi “Gửi tiền trúng xe Innova” trên toàn hệ thống. Với 01 giải đặc biệt là 01 chiếc xe Toyota Innova và 1.110 giải thưởng khác có tổng giá trị lên tới hơn 1 tỷ 300 triệu đồng, đây là chương trình khuyến mãi lớn nhất được VPBank thực hiện kể từ đầu năm đến nay và được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình. Số lượng tiền gửi ngày càng tăng cao và tỷ trong tiền tiết kiệm ngày càng lớn như vậy chứng tỏ lòng tin của các tổ chức kinh tế và dân cư khi gửi tiền vào ngân hàng, nó giúp cho VPBank ngày càng khẳng định và nâng cao được vị thế và thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường.
Có thể nói, trong năm 2006 đã có rất nhiều biến động ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngân hàng. Thực tế, trong thời gian vừa qua đã có sự cạnh tranh gay gắt lãi suất giữa các ngân hàng nên VPBank đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động cũng như cho vay. Thế nhưng, VPBank vẫn vượt qua thách thức để đạt tốc độ tăng trưởng đều qua các năm 2004, 2005 và 2006 từ 74% trở lên. Tính đến 31/9/2006, VPBank đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh cả năm theo kế hoạch do Hội đồng Quản trị VPBank đặt ra. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của VPBank đạt 110,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Hoạt động tín dụng:
Trong bất kỳ một ngân hàng nào, hoạt động tín dụng cũng có vai trò quan trọng đóng góp phần lớn vào việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, không chỉ có vậy tín dụng ngân hàng còn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
2005/2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ trọng %
Tổng dư nợ
5.256.000
100%
3.014.209
100%
1.865.364
100%
62.00
Ngắn hạn
2.850.328
54.23%
1.407.151
46.68%
1.004.349
53.84%
40.00
Trung–dài hạn
2.405.672
45.77%
1.607.058
53.32%
855.303
45.85%
88.00
Đơn vị tính triệu đồng
Năm 2005, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn giữ vững theo phương châm “bảo thủ”. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng.
Doanh số cho vay của toàn hệ thống năm 2005 đạt 3.913 tỷ đồng, tăng 1.758 tỷ đồng so với 2004. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3.041 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng gần 1.200 tỷ đồng so với 2004.
Đối với VPBank, năm 2006 là một năm khá thành công. Doanh số cho vay toàn hệ thống vượt kế hoạch 11% và tăng 78% so với thực hiện năm 2005. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến ngày 31/12/2006 đạt 5.256 tỷ đồng, vượt kế hoạch 9%, tăng 62% so với năm 2005.
Chỉ tiêu
2005
2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Dư nợ xấu
22.696
0.75%
9.249
0.5%
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. Cụ thể là, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ 0,75% tổng dư nợ, hầu hết các khoản nợ xấu đều thu hồi sớm sau khi chuyển nợ quá hạn do có đủ tài sản đảm bảo.
Các hoạt động dịch vụ khác:
Có thể nói, hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, để phấn đấu thành một ngân hàng hiện đại trong tương lai thì VPBank sẽ phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng (một trong các tiêu chí hàng đầu).
2005
So sánh với năm trước
Trị giá L/C nhập mở trong kỳ
38.768,23
154%
Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ
6.243,31
165%
Doanh số chuyển tiền TRR
44.644,43
138%
Doanh số nhờ thu (xuất nhập)
3.618,28
193%
Tổng số phí thu được
4.014,74
106%
Đơn vị 1000 USD
Hoạt động TTQT ở VPBank có xu hướng tăng trưởng tốt:
Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt 38,8 triệu USD, tăng 11 triệu so với năm trước.
Doanh số thông báo L/C xuất đạt 6,2 triệu USD. Số bộ chứng từ chiết khấu qua VPBank là 53 bộ, trị giá 1,56 triệu USD.
Chuyển tiền thanh toán quốc tế (TRR): Doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 44,6 triệu USD, tăng 15,5 triệu USD
Tố số phí dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống thu được là 4 tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng so với năm trước.
Dịch vụ chuyển tiền trong nước: doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 6.030 tỷ đồng, tăng 2.715 tỷ đồng so với 2004 và tăng 71% kế hoạch năm. Phí dịch vụ chuyển tiền trên toàn hệ thống thu được 1,42 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2004, tăng 46% KH năm.
Dịch vụ chi trả kiều hối: Đến cuối 2005, tổng số điểm đại lý chi trả Western Union là 227 điểm, tăng 17 điểm so với 2004. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 24,6 triệu USD và 15 tỷ đồng (tăng 13 triệu USD và 8,8 tỷ đồng).
Trong năm 2006, hoạt động dịch vụ đã có chiều hướng tăng trưởng nhưng vẫn ở mức khá khiêm tốn so với các ngân hàng cổ phần khác trong cùng địa bàn thành phố. Tỷ trọng thu phí dịch vụ của VPBank mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro. Đây vẫn tiếp tục là một thách thức đặt ra cho toàn thể CBNV phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình, phấn đấu nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Tình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội.
Từ khi ra ở riêng,VPBank Hà Nội liên tục phát triển.
Chính thức trở thành một chi nhánh cấp I hoạt động độc lập kể từ 1/1/2005, hiện có 4 chi nhánh và 1 PGD trực thuộc (ban đầu có 6 chi nhánh trực thuộc), Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh. Tăng trưởng ổn định, Chi nhánh Hà Nội là một trong các trung tâm lợi nhuận của VPBank. Cùng với sự đoàn kết, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, Ban lãnh đạo VPBank Hà Nội gồm những người có tâm huyết và gắn bó với VPBank từ những ngày còn khó khăn.
Có thể khẳng định ngay rằng, VPBank Hà Nội từ khi tách ra hoạt động độc lập đến nay liên tục phát triển. Sự phát triển đó thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, về tình hình hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của VPBank Hà Nội nếu như ở thời điểm đầu năm 2005 là 840 tỷ đồng thì đến 31/12/2005 đã đạt 1.260 tỷ đồng, (tăng 68% so với thời điểm tách ra) và đến 31/07/2006, tổng tài sản của Chi nhánh là 1.409 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm được tách ra từ hội sở. Tổng dư nợ tín dụng và tổng nguồn vốn huy động cũng tăng với tỷ lệ tương tự như vậy. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngay trong năm đầu tiên tách ra (năm 2005) đạt 19,67 tỷ đồng lợi nhuận, vượt 32% kế hoạch được giao. Năm 2006, Chi nhánh Hà Nội được tổng giám đốc giao kế hoạch lợi nhuận 22 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm, lợi nhuận đã đạt 21,8 tỷ đồng và đến ngày hôm nay (10/8/2006), chi nhánh đã gần như hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm (chưa trừ các chi phí quản lý chung do Hội sở phân bổ). Với đà tăng trưởng này, dự kiến, lợi nhuận năm 2006 của chi nhánh HN có thể đạt khoảng 32 tỷ đồng, tăng trên 45% so với kế hoạch được giao đầu năm – nếu như không “được” Tổng giám đốc giao thêm kế hoạch. (Tuy nhiên con số lợi nhuận này chưa trừ đi những chi phí chung mà Hội sở dự định sẽ phân bổ cho chi nhánh vào dịp cuối năm). Có thể, nhiều người cho rằng vượt kế hoạch 30 – 40% kế hoạch được giao ở VPBank là chuyện thường vì có những chi nhánh thấy công bố vượt đến vài trăm % kế hoạch, nhưng các bạn thử so sánh con số tuyệt đối của các chỉ tiêu mà chúng tôi đã làm được với các chi nhánh bạn thì sẽ hình dung ra khối lượng và tinh thần làm việc hàng ngày của mỗi CBNV chi nhánh HN.
Thứ hai, về công tác tổ chức nhân sự. Đầu năm 2005, số lượng CBNV của chi nhánh là 138 người, đến 31/12/2005 là 154 người và dến 31/7/2006 con số này đã là 176 người. Tất cả nhân viên mới tuyển dụng vào làm việc tại chi nhánh đều được tham gia các khóa đào tạo lại do Trung tâm Đào tạo của Hội sở tổ chức với chương trình đào tạo thống nhất trên toàn hệ thống. Ngoài ra, chi nhánh HN cũng đặc biệt chú ý đến công tác tự đào tạo. Trên cơ sở xem xét nhu cầu thực tế của chi nhánh, Ban giám đốc chi nhánh còn chủ động mời thêm các chuyên gia đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như các cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm về chi nhánh giảng dạy và cung cấp thêm các thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBNV. Ví dụ như trong thời gian vừa qua, đối với các cán bộ lãnh daaoj, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thì được học thêm kiến thức pháp luật do các chuyên gia hàng đầu của Công ty luật HN giảng; Với đội ngũ nhân viên giao dịch, VPBank HN đã mời các cán bộ teller và nhân viên quỹ có kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương về đào tạo nâng cao kỹ năng phân loại, nhận biết thật giả đối với ngoại tệ và các loại séc du lịch.
Bên cạnh đó, nhằm không ngừng gia tăng lợi ích cho khách hàng giao dịch tại chi nhánh, kể từ ngày 1/6/2006, VPBank HN đã chính thức áp dụng quy trình giao dịch 1 cửa. Chi nhánh HN là chi nhánh đầu tiên trên toàn hệ thống VPBank áp dụng mô hình giao dịch mới này. Thực tế cho thấy, việc áp dụng quy trình giao dịch 1 cửa thực sự đem lại hiệu quả cao: rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, tăng cường sự chủ động làm việc của nhân viên, khách hàng hài lòng hơn. Cùng với biện pháp “giữ chân” khách hàng hiệu quả khác, lượng khách có quan hệ giao dịch thường xuyên với VPBank HN đang tăng lên từng ngày.
Hoạt động tại 1 trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, nơi hoạt động tài chính ngân hàng sôi động với sự góp mặt của hàng chục ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm điểm giao dịch trên toàn hệ thành phố, Chi nhánh làm thế nào để thu hút được khách hàng? Đây là một sự cạnh trang gay gắt, thậm chí là khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn trong cả thời gian tới nữa. Để có thể cạnh tranh được, không còn cách nào là phải chăm sóc khách hàng cho thật tốt và nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn hơn hẳn các ngân hàng bạn, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Ngân hàng đã và đang triển khai hàng loạt các công việc như thế, đơn cử là chính sách cho vay vốn đối với các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân.
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn thực tế của các hộ kinh doanh trên chợ Đồng Xuân, họ thường đi vay nóng vốn kinh doanh của các đối tượng cho vay không hợp pháp và chịu lãi suất rất cao. Lý do để các tiểu thương tìm đến vay của đối tượng này là di họ cần vốn nhanh, đặt vấn đề là có vốn, không phải qua các thủ tục rườm rà thường thấy khi tìm đến các ngân hàng. Ngoài ra, bản thân các hộ kinh doanh cũng muốn giữ kín thông tin vì 2 hộ cùng nhau kinh doanh một mặt hàng thì họ không muốn để lộ cho người kia biết là họ phải đi vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu, trên cơ sở năng lực của Chi nhánh, VPBank Hà Nội đã có đề xuất với Tổng Giám đốc xin triển khai thử nghiệm việc dùng chính quầy hàng của khách hàng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Để làm được việc này, VPBank Hà Nội đã làm việc với Ban Quản lý chợ để xác định chính xác người kinh doanh và muốn vay vốn đó là chủ sạp hàng. Tiếp đó, phải xác định được giá chuyển nhượng thực tế của sạp hàng. Giữa VPBank – Ban Quản lý chợ và khách hàng đã ký một thỏa thuận, trong đó Ban Quản lý chợ có nhiệm vụ xác định tính pháp lý về mặt sở hữu của chủ sạp hàng và cung cấp những thông tin về giá chuyển nhượng của sạp hàng đem thế chấp. Đến nay, sau 2 tháng triển khai, VPBank Hà Nội đã duyệt cho vay được khoảng 4 tỷ đồng và giải ngân được gần 3 tỷ đồng với số món vay khoảng gần 30 món. Thời gian gần đây, dư nợ từ sản phẩm này tăng lên đáng kể và công việc có vẻ như đang tiến triển tốt.
Với sự linh hoạt về tài sản bảo đảm và thời hạn trả nợ gốc; Thời gian giải quyết món vay nhanh; Lãi suất hợp lý nên thời gian qua nhiều hộ kinh doanh trước đau vay vốn của Sacombank nay đang chuyển dần sang quan hệ vay vốn với VPBank Hà Nôi.
Sự linh hoạt và nhanh gọn này được thể hiện ở việc: VPBank có thể cho vay trả góp theo tuàn/tháng/quý/năm, trong khi Sacombank chỉ cho vay theo tuần. Sự nhanh gon cũng thể hiện ở thời gian giải quyết món vay. Với một món vay thông thường, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định rất kỹ, cả về tài sản lẫn tính khả thi của phương án kinh doanh, cùng thời gian làm thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, đến khi khách hàng hoàn thiện hồ sơ thì thường mất 5 - 7 ngày. Với việc ký một thỏa thuận 3 bên giữa VPBank – Ban quản lý chợ - khách hàng đã giúp VPBank rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết món vay, sau 2 ngày khách hàng đã nhận được tiền vay. Có những món vay giải quyết ngay trong ngày và như vậy đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
Vậy, trong thời gian tới kế hoạch phát triển của chi nhánh sẽ là:
Về sản phẩm/dịch vụ, bên cạnh các chương trình cũng như sản phẩm triển khai chung trên toàn hệ thống, chắc chắn, VPBank Hà nội sẽ áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng đến với chi nhánh. Trước mắt, với chương trình cho vay vốn đối với các tiểu thương chợ Đồng Xuân thành công và hứa hẹn đem lại hiểu quả kinh doanh tốt, chi nhánh sẽ xây dựng thành 1 quy trình để áp dụng tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, chi nhánh cũng đang nghĩ cách để thu hút được tiền nhàn rỗi của các hộ kinh doanh này, đồng thời cung cấp thêm các dịch vụ, ví dụ như dịch vụ chuyển tiền cho các hộ kinh doanh tại đây.
Công tác phát triển mạng lưới đang được chi nhánh đặc biệt quan tâm. Trong năm 2006, VPBank Hà Nội mở thêm 3 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Khai trương phòng giao dịch Bách Khoa vào 20/7, và trong tháng 9 là phòng giao dịch Tràng An. Chi nhánh tiếp tục tìm kiếm địa điểm đẻ hoàn thành kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của năm 2006. Bước sang năm 2007, dự kiến, VPBank Hà Nội sẽ tiếp tục mở thêm ít nhất 3 phòng giao dịch nữa, các điểm giao dịch này chủ yếu tập trung ở 3 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Ba Đình. Việc tuyển dụng nhân sự cũng được quan tam chú ý song song với công tác tìm kiếm địa điểm mở phòng giao dịch.
2.2. Hoạt động cho vay và thu nợ của VPBank (Phân tích thực trạng hoạt động cho vay và thu nợ)
2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay
Thời gian vừa qua, trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, Chính phủ và NHNN VN đã ban hàng nhiều văn bản quan trọng để từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt trong tất cả các lĩnh vực… Tình hình này đòi hỏi các ngân hàng phải năng động hơn và không ngừng tự hoàn thiện mình để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong những năm gần đây, VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ khách hàng cá nhân và Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Đó là điều kiện tốt để Ngân hàng chuyên môn hóa trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp và tư nhân. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của ngân hàng cụ thể như sau
Về dư nợ cho vay:
Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của Ngân hàng cho nền kinh tế.
Dư nợ cho vay theo qui mô doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
2005
2004
2005/2004
2003
04/ 03
Doanh số
Tỷ trọng %
Doanh số
Tỷ trọng %
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng %
Tỷ trọng %
Tổng
3.014.131
100
1.865.400
100
61.58%
1.525.661
100
22.27
DN lớn
184.669
6.13
193.467
10.38
- 4,76%
363.390
23.82
- 46.76
DN nhỏ&vừa
1.446.775
48.66
978.029
52.43%
49.97%
751.802
49.23
30.22
CVTD cá nhân
1.362.687
45.21
693.904
37.19
96.38%
289.894
26.95
139.36
Đơn vị tính triệu đồng
Dư nợ tín dụng của VPBank chủ yếu là dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cá nhân. Trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay của DN vừa và nhỏ, tiêu dùng cá nhân không ngừng tăng lên qua các năm thì dư nợ cho vay các doanh nghiệp lớn lại có xu hướng giảm đi, năm 2003 dư nợ là 363.390 triệu đồng thì năm 2005 chỉ còn 184.669 triệu đồng. Điều này không có nghĩa là VPBank chỉ chú trọng đến cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ mà trên thực tế khả năng cho vay của VPBank còn hạn chế nên bước đầu, VPBank chú trọng đến cho vay các doanh nghiệp lớn nhưng với qui mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện của ngân hàng.. Việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép ngân hàng tận dụng được các ưu thế của mình cũng như các tiềm năng trong xã hội.
Dư nợ cho vay theo thời gian:
Chỉ tiêu
2006
2005
2004
05/04
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tổng
5.256.000
100%
3.014.209
100%
1.865.364
100%
62.00%
Ngắn hạn
2.850.328
54.23%
1.407.151
46.68%
1.004.349
53.84%
40.00%
Trung–dài hạn
2.405.672
45.77%
1.607.058
53.32%
855.303
45.85%
88.00%
Đơn vị tính triệu đồng
Qua bảng số liêu ta thấy cả dư nợ ngắn hạn và trung hạn đều có xu hướng tăng lên. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn đạt 1.004.349 triệu đồng chiếm 53.84% trong tổng dư nợ thì đến năm 2005 là 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank.doc