MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 3
1.1. Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp 3
1.1.2. Nhu cầu định giá doanh nghiệp 4
1.1.3. Mục tiêu và yêu cầu của hoạt động định giá doanh nghiệp 7
1.2. Nguyên lý và các phương pháp định giá doanh nghiệp. 8
1.2.1. Xác định giá trị doanh nghiệp bằng việc xác định giá trị các tài sản cấu thành 8
1.2.1.1. Cơ sở lý luận của các phương pháp 8
1.2.1.2. Nội dung các phương pháp 10
1.2.2. Xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào giá trị thực tế tạo ra của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động 18
1.2.2.1. Cơ sở của phương pháp 18
1.2.2.2 Nội dung của các phương pháp 18
1.3 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 24
1.3.1. Cơ sở lý luận của phương pháp dòng tiền chiết khấu 24
1.3.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 26
1.3.2.1. Xác định giá trị của các luồng thu nhập trong tương lai 26
1.3.2.2. Xác định tỷ lệ chiết khấu 27
1.2.2.3. Xác định giá trị của doanh nghiệp 30
1.3.3. Ưu nhược điểm của phương pháp dòng tiền chiết khấu 32
1.3.3.1. Ưu điểm của phương pháp: 32
1.3.3.2. Nhược điểm của phương pháp: 33
1.3.4. Điều kiện áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu 34
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT. 35
2.1. Thực trạng phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu ở Việt Nam 35
2.1.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng 35
2.1.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu 35
2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 37
2.2.1. Khái quát về Công ty Hóa chất 37
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 37
2.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 38
2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 40
2.2.2.1. Phân tích thị trường và phân tích ngành 40
2.2.2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 40
2.2.2.1.2. Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam 41
2.2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 45
2.2.2.2.2. Dự đoán báo cáo tài chính trong tương lai 50
2.2.2.2.3.Xác định giá trị của doanh nghiệp: 51
2.2.3. Đánh giá về việc định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 55
2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được 55
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 59
3.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam 59
3.1.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam 59
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong định giá Công ty Hóa chất 64
3.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quá khứ của Công ty Cổ phần Hóa chất để đưa ra những dự đoán sát thực nhất. 64
3.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp 65
3.2.3. Nâng cao chất lượng của phương pháp dòng tiền chiết khấu 66
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7135 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn vay sau thuế.
Đối với cổ đông ưu đãi : Cổ tức ưu đãi. Với lãi suất chiết khấu = chi phí trả cổ tức ưu đãi (3).
Luồng thu nhập tụ do của công ty = (1) + (2) + (3). Với lãi suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân ( WACC ).
Cách 2: Sử dụng thước đo thu nhập trước lãi vay và thuế.
Luồng thu nhập của công ty = FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế * (1 - thuế suất) + chi phí khấu hao - chi tiêu tài sản cố định thuần - tăng giảm vốn lưu động.
1.3.2.2. Xác định tỷ lệ chiết khấu
● Chi phí vốn vay
Chi phí đối với các khoản vay của doanh nghiệp chính là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay của mình.
Đối với các DN phát hành trái phiếu thì chi phí cơ hội chính bằng lãi suất đáo hạn của trái phiếu.
● Chi phí cổ phiếu ưu đãi thông thường
Chi phí vốn của cổ phiếu ưu đãi phổ thông được tính theo công thức:
Chi phí cổ phiếu ưu đãi = cổ tức cam kết của cổ phiếu : giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi.
● Chi phí vốn cổ phần
Có 2 cách để xác định chi phí cơ hội của vốn cổ phần: Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM và sử dụng mô hình định giá cân bằng nhiều biến số APM.
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
CAPM là một mô hình định giá được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện đại, mô hình này giả định chi phí của vốn cổ phần bằng với thu nhập từ các chứng khoán phi rui ro và chi phí bù đắp rui ro:
RE = Rf + bE * (RM – Rf)
Trong đó:
Rf : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro
bE : Rủi ro hệ thống của vốn cổ phần
RM – Rf : Mức đền bù rủi ro thị trường
RM : Tỷ suất lợi nhuận dự tính của danh mục thị trường
RE : Chi phí vốn cổ phần
Để xác định được chi phí vốn cổ phần (RE) theo cách nay chúng ta phải xác định được 3 yếu tố đó là: tỷ lệ lãi suất phi rui ro Rf, mức đền bù rủi ro thị trường (RM – Rf ), rủi ro hệ thống bE. Chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp là hàm số với biến số là rủi ro hệ thống của vốn cổ phần bE. Chi phí vồn cổ phần thay đổi tỷ lệ thuân với hệ số rủi ro hệ thống bE .
Lãi suất phi rủi ro thường được lấy bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. Do yếu tố an toàn của trái phiếu Chính phủ nên viêc xác định lãi suất phi rủi ro = lãi suất trái phiếu Chính phủ là hoàn toàn hợp lý.
Mức bù đắp rủi ro thị trường là phần chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận dự tính và lãi suất phi rủi ro trên thị trường. Lý luận của mô hình CAPM suất phát điểm từ quan điểm đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chứng khoán có mức độ rủi ro càng lớn thì mức lãi suất càng yêu cầu càng cao, hay chi phí phát hành chứng khoán càng lớn – chi phí vốn cổ phần lớn.
Hệ số bE phụ thuộc vào việc cổ phiếu của doanh nghiệp có được niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không.
Hệ số bE xác định dựa trên các hệ số tài chính của từng công ty, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì hệ số bE được công bố công khai trên thị trường, và được cập nhật định kỳ. Đối với các công ty chưa niêm yết thì có thể lấy các tỷ sô bE của các công ty trong cùng ngành để tạm tính chi phí vốn cổ phần. Phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin phải hoàn hảo, thị trường chứng khoán phải có lịch sử phát triển lâu đời.
Mô hình định giá cân bằng nhiều yếu tố ( APM):
Mô hình CAPM là hàm số có duy nhất một biến số thay đổi đó là tỷ suất lợi nhuận theo thị trường. Mô hình APM xác định chi phí vốn cổ phần theo nhiều biến số thay vì chỉ có một thước đo xác định rui ro hệ thống . Trong mô hình APM các yếu tố tác động đến chi phí vốn cổ phần bao gồm:
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp – một thước đo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế theo giá trị hàng hóa, vật chất mà doanh nghiệp thực tế tạo ra.
Tỷ lệ lãi suất thực ngắn hạn, xác định dựa trên mức chênh lệch giữa lãi suất tín phiếu kho bạc và chỉ số giá tiêu dùng.
Lạm phát ngắn hạn, được đo bằng mức độ thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.
Lạm phát dài hạn, được đo bằng mức chênh lệch giữa lãi suất đáo hạn của trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn và dài hạn.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu thì mô hình APM khá hoàn thiện về mặt lý luận, nếu tính được giá trị của chi phí vốn cổ phần theo phương pháp nay thi xẽ cho kết quả chính xác hơn mô hình CAPM rất nhiều. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi hệ thống thông tin cực kỳ hoàn hảo. Do đó, mô hình này khó áp dụng trong thực tế.
● Chi phí vốn bình quân (WACC)
Khi xác định giá trị của dòng tiền trong tương lai, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do thì việc tính chi phí vốn bình quân là hợp lý.
Công thức tính chi phí vốn bình quân:
WACC =
Trong đó:
WACC : Chi phí vốn bình quân gia quyền
Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu
Kd : Chi phí vốn vay
E : Vốn chủ sở hữu
D : Vốn vay
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí vốn vay Kd : chi phí nợ được xác định bằng cách xác định chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp.
Chi phí vốn chủ sở hữu Ke :
Ke = KRF + b ´ RP
KRF : Lãi suất phi rủi ro
RP : Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu tư
b : Hệ số rủi ro thị trường
1.2.2.3. Xác định giá trị của doanh nghiệp
Phương pháp nay xác định giá trị của doanh nghiệp bằng cách xác định giá trị cụ thể của dòng thu nhập của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định từ thời điểm tính giá trị doanh nghiệp, giai đoạn nay thường là 5 năm. Sau giai đoạn trên dòng thu nhập của doanh nghiệp được xác định dựa trên giả định là ổn định về tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng đều theo một tỷ lệ nhất định.
Việc xác định giá trị của dòng thu nhập được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: dựa trên kế hoach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một tương lai gần, thường là 5 năm tính từ thời điểm định giá doanh nghiệp.
Giai đoạn 2 : xác định giá trị dòng thu nhập của doanh nghiệp trong thời gian tồn tại còn lại. Trong giai đoạn này, giả định luồng thu nhập của doanh nghiệp là ổn định với một tỷ lệ tăng trưởng nhất định, tỷ lệ tăng trưởng dự tính được xác định dựa trên xu hướng phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp.
Nguyên tắc tính giá trị hiện tại của các nguồn thu nhập trong các giai đoạn 1 và 2 của doanh nghiệp:
Trong giai đoạn 1: diễn ra trong n năm, các nguồn thu nhâp được ký hiệu là FCF1, FCF2, FCF3…..FCFn, lãi suất chiết khấu là r. Tổng giá trị dòng thu nhập của doanh nghiệp quy về thời điểm định giá là:
Vo1 = + + +… +
Trong giai đoạn 2: tính từ năm n+1 giá trị các luồng thu nhập tăng theo tỷ lệ nhất định d, tổng giá trị các nguồn thu nhập trong giai đoạn nay là:
Vn2 =
Giá trị trên quy về hiện tại bằng:
Vo2 =
Giá trị dòng thu nhập tự do của toàn bộ doanh nghiệp là tổng giá trị của cả hai giai đoạn trên:
V = Vo1 + Vo2 = +
Xác định dòng thu nhập vốn nợ: tiến hành xác định luồng thu nhập vốn nợ theo phương pháp trên, các khoản nợ thường có kỳ hạn nhất định, do đó tất cả các dòng thu nhập của vốn nợ được xác định sau khi chiêt khấu theo đúng lãi suất chiết khấu của chúng. Giá trị hiện tại của luồng thu nhập thuộc vốn cổ phần được xác định như sau:
Ve = V - Vd
Trong đó:
Ve : Giá trị dòng thu nhập vốn cổ phần
V : giá trị luồng thu nhập của doanh nghiệp
Vd : giá trị dòng thu nhập vốn nợ
Giá trị mỗi cổ phiếu = Ve : số lượng cổ phiếu lưu hành
1.3.3. Ưu nhược điểm của phương pháp dòng tiền chiết khấu
1.3.3.1. Ưu điểm của phương pháp:
Phương pháp dong tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại bằng cách chiết khấu các dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai về hiện tại với một mức lãi suất chiết khấu hợp lý. Phương pháp này cho phép đánh giá chính xác giá trị của doanh nghiệp trong trạng thái động, nó phản ánh được tình hình thực tại của doanh nghiệp đồng thời đánh giá được khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai thông qua các dự đoán về dòng thu nhập trong tương lai.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu cho phép định giá chính xác các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc biệt như: ngân hàng,dịch vụ tài chính, thiết kê tư vấn xây dựng và các nghành nghề mang tính công nghệ cao, chuyển giao công nghệ….. các doanh nghiệp này thường có giá trị tài sản không cao, ưu điểm này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp tài sản thuần, phản ánh đúng giá tị của doanh nghiệp.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu thực tế được xây dựng dựa trên lý thuyết lựa chon phương án đầu tư tối ưu. Chính vì thế giá trị của doanh nghiệp xác định được theo phương pháp này chính là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể trả giá. Phương pháp đáp ứng được yêu cầu thông tin của các nhà đầu tư khi họ tiếp cận một doanh nghiệp và có mục đích đầu tư, mua bán.
Phương pháp giải thích được tại sao hai công ty trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh doanh lại được đánh giá khác nhau. Giá trị của doanh nghiệp được đo bằng giá trị của các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai sau khi chiết khấu về thời điểm hiện tại.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp đánh giá chính xác nhất giá trị của một doanh nghiệp khi lượng hóa được các yếu tố tác đọng đến giá trị thực của doanh ngiệp như doanh thu, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiêp, vốn đầu tư, tỷ suất chiết khấu dòng tiền…..Mặc dù vậy phương pháp còn tồn tại một số nhược điểm cần được lưu ý để hoàn thiện phương pháp.
1.3.3.2. Nhược điểm của phương pháp:
Trong quá trình định gái doanh nghiệp, phương pháp dòng tiền chiết khấu tỏ ra rất thực hiện và tốn nhiều thời gian do việc xác định các đại lượng như tỷ lệ chiết khấu, tốc độ tăng trưởng, chu kỳ đầu tư rất phức tạp và mang tính chuyên môn, đòi hỏi kinh nghiệm định giá.
Phương pháp không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chiến lược kinh doanh không rõ ràng và tỷ suất sinh lời không cao, khi áp dụng phương pháp này sẽ không cho kết quả chính xác, mang tính lý thuyết.
Chính những yếu cầu chặt chẽ của phương pháp mà lượng thông tin về doanh nghiệp và các thông tin về ngành không dễ đáp ứng đặc biệt là tại Việt Nam khi hệ thống thông tin chưa mang tính hệ thống và chưa được thống kê đầy đủ. Mặt khác do tính phức tạp của phương pháp định giá trong việc xác định các thông số liên quan trong quá trình định giá, phương pháp đòi hỏi năng lực chuyên môn của các nhân viên phải đạt đến một trình độ nhất định.
1.3.4. Điều kiện áp dụng của phương pháp dòng tiền chiết khấu
Theo thông tư hướng dẫn 126/2004/TT – BTC của bộ tài chính Việt Nam : Đối tượng áp dụng phương pháp dòng tiền chiêt khấu trong quá trình định giá là các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực: thương mại dịch vụ, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, kiểm toán …. Các công ty này phải có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá.
Ngoài các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh trên các daonh nghiệp phải có một hệ thống kế toán hoạt động tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành đảm bảo độ chính xác về các thông tin kế toán, vì các tính toán và dự báo ve tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai gần và khoản thời gian còn lại đều dựa trên các số liệu thực tế tại doanh nghiệp trong quá khứ.
Các doanh nghiệp định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu phải có những kế hoạch hoạt động tương đối ro ràng trong tương lai, điều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quá trịnh định giá do các thông số chiêt khấu đều dựa trên những nhận định về dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT.
2.1. Thực trạng phương pháp định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu ở Việt Nam
2.1.1. Khái niệm và đối tượng áp dụng
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của DN trong tương lai. Nguyên lý chung của phương pháp dòng tiền chiết khấu là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng bằng cách hiện tại hóa các luồng tiền tự do mà doanh nghiệp dự kiến thu được trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu ứng với mức độ rủi ro mà doanh nghiệp chấp nhận.
Đối tượng của phương pháp dòng tiền chiết khấu là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: ngân hàng, cung cấp dịc vụ tài chính, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ tin học…
2.1.2. Nội dung của phương pháp dòng tiền chiết khấu
Cơ sở lý thuyết của phương pháp này dựa trên lý thuyết về khả năng sinh lời của doanh nghiệp và lý thuyết giá trị thời gian của tiền, đối tượng chiết khấu của phương pháp này là các dòng tiền tự do, dòng tiền nhà đầu tư hay doanh nghiệp thu được khi đem tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp là sự là kết hợp của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp và dựa trên các giả định về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi tiến hành định giá doanh nghiệp.
Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 5 đến 10 năm tới.
Lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm tính giá
Giá trị quyền sử dụng đất đối với các bất động sản mà daonh nghiệp đang nắm giữ.
Quy trình thực hiện định giá doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Phương pháp dòng tiền chiết khấu áp dụng trong quá trình tính giá doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện tuần tự theo các bước:
● Phân tích số liệu tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp:
Mục đích của việc phân tích số liệu tài chính là nắm được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp cần định giá từ đó có những dự đoán ban đầu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hướng phát triển trong tương lai.
Các báo cáo cần nghiên cứu là: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề.
● Xác định giá trị dòng tiền tự do FCF đối với các số liệu trong quá khứ ( dựa vào các số liệu tài chính của doanh nghiệp trong các bao cáo tài chính)
Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh diều chỉnh thuế
Tính dòng tiền tự do trong giai đoạn quá khứ
● Tính toán khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ
● Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần định giá, các nhà định giá thường sử dụng các tỷ số tài chính của công ty: Hệ số thanh toán qua các năm, Tỷ số cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng sinh lời.
● Dự đoán dòng tiền tự do trong tương lai trong các giai đoạn
● Tính chi phí sử dụng vốn của Doanh nghiệp cần định giá (WACC)
● Tính giá trị của doanh nghiệp
2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
2.2.1. Khái quát về Công ty Hóa chất
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Hoá Chất- Tiền thân là trạm Hoá Chất sơn cấp 1 được thành lập theo quyết định số 1851/HC ngày 12/8/1958 của Tổng công ty kim khí vật liệu kiến trúc. Đến năm 1960 chuyển thành Công ty Hoá chất cấp 1 theo quyết định số 382/NT ngày 08/6/1960 của Bộ Nội thương. Đến năm 1993 được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 616/TM- TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ Thương mại, chính thức hoạt động từ 04/6/1993.
Đến năm 2004 theo quyết định số 0858/2004/QĐ- BTM ngày 28/6/2004 của Bộ Thương mại về việc cho phép công ty Hoá chất chuyển thành công ty cổ phần Hoá chất. Công ty cổ phần Hoá chất là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Vị trí địa lý hoạt động:
Tên công ty: Công ty cổ phần Hoá chất
Tên giao dịch đối ngoại: Chemical Joint Stock Company
Tên viết tắt: CHEMCO
Trụ sở chính tại số 135- Nguyễn Văn Cừ- Quận Long Biên- Hà Nội
Nhìn lại trước đây, những năm đầu với số vốn ít ỏi ( khoảng 3 triệu đồng) (năm 1959) cùng với số cán bộ chỉ có 30 người, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu nên việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Qua 47 năm thành lập và phát triển, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, Công ty vẫn không ngừng mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần Hoá Chất có số vốn điều lệ được xác định tại thời điểm chuyển đổi công ty cổ phần là 19.000.000.000đ (năm 2004), trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước chiếm 35%, còn lại là vốn của các cổ đông. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Công ty đã lên tới 16.606.290.136đ (số liệu năm 2004). Công ty có 217 cán bộ công nhân viên, trong đó 75% có trình độ đại học và 25% là trình độ cao đẳng và trung cấp. Trong các năm qua, công việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. Tổng doanh thu được năm 2004 là 278.704.685.714đ. Các khoản nộp Ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên. Năm 2004, Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 26.880.150.395đ. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao.Thu nhập bình quân của một lao động của Công ty năm 2004 đạt 1.997.100 đồng/người/tháng.
2.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Công ty hóa chất chuyên kinh doanh các mặt hàng hóa chất, công ty xuất nhập khẩu trên 200 mặt hàng hóa chất nhằm đáp ứng nhu cầu về hóa chất cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước và nhu caauf của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, góp phần ổn định thị trường và tạo ra lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:
Danh mục một số mặt hàng kinh doanh của Công ty.
STT
Tên hóa chất
STT
Tên hóa chất
1
Natri hydroxit (xút)
21
Amon clorua
2
Natricacbonat (soda)
22
Amon phốt phát
3
Nhựa PVC
23
Đạm ure
4
Nhựa PE
24
Bary clorua
5
Phocmon
25
Bary cacbonat
6
parafin
26
Vôi bột
7
Axit sunfuric
27
Đất đèn
8
Axit photphoric
28
Natrihydro sunfit
9
Natri nitrat
29
Axit clohydric
10
Amon Sunfat
30
Axit axetic
11
Amon nitrat
31
Nớc javen
12
Natri poly photphat
32
Lu huỳnh
13
Bột kẽm oxít
33
Natri sunfat
14
Than đen
34
Natri sunfua
15
Phèn kém
35
Natri nitrit
16
kali clorua
36
Nớc oxi già
17
Cao su tổng hợp
37
Dầu hóa dẻo
18
Cao su tự nhiên
38
Hàn the
19
Fero các loại
39
Bary sunfat
20
Quặng crômít
40
Canxi cacbonat
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)
2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
2.2.2.1. Phân tích thị trường và phân tích ngành
2.2.2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
● Tăng trưởng kinh tế
Việt Nam hiện nay được các chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao tại Châu Á. Đặc biệt, năm 2005, GDP đã tăng 8,4%, cao nhất trong vòng 8 năm qua (1998- 2005) và dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP trong giai đoạn 2006-2010 là 8-8,5%.
Biểu đồ : Tốc độ tăng trưởng GDP (2000-2008f)
( Thống kê bộ tài chính 31/12/2007 )
● Tỷ lệ lãi suất
Lãi suất tiền gửi và cho vay bằng Việt Nam đồng đã tăng 0.03 điểm phần trăm mỗi tháng kể từ đầu năm 2006 và tiếp tục tăng trong năm 2007. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung Ương, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm 2007 là do ảnh hưởng của thị trường quốc tế, sức nóng của nền kinh tế trong nước và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong nước. Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có báo cáo cho các ngân hàng về tình trạng dư thừa vốn, lãi suất cho vay vẫn tăng đều đặn. Lãi suất cho tài khoản tiền gửi đô la Mỹ đã tăng trong đầu năm 2007. Hiện nay lãi suất tiền gửi tăng nhanh do các ngân hàng tăng cường huy động vốn, lãi suất dao động trong khoảng 0,9% /tháng đến 1.1% /tháng.
● Tỷ lệ lạm phát
Phần lớn các hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam là nguyên liệu đầu vào, việc tăng giá của hàng hóa và nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân chính cho sự tăng giá của hàng hóa trong nước, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm thuỷ sản giá thành thấp, không thể cân đối được với giá trị nhập khẩu khiến cho tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8.3%. Dễ thấy nhất là giá xăng dầu, tăng 50% sau khi đã được điều chỉnh 3 lần trong năm 2006. Giá năng lượng tăng đã khiến cho dịch vụ giao thông và bưu điện tăng lên đáng kể (9.1%), trong khi đó một kế hoặch chặt chẽ cho việc hoàn thành dự án xây dựng quốc gia trong không quá 5 năm đã đẩy giá nguyên vật liệu xây dựng tăng 9.8%. Tăng trưởng nhanh trong nhu cầu lao động tại các ngành dịch vụ và công nghiệp đã khiến cho mức lương trả cho lao động lành nghề tăng. Mức lương tăng trong khu vực công (30% tháng 10/2004) góp phần làm tăng lạm phát. Trong những tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng lên với tốc độ chóng mặt t. Các tổ chức kinh tế thế giới cảnh báo: “Việt Nam nếu không có chính sách kinh tế đúng đắn, khống chế được tốc độ phát triển kinh tế sẽ rất dễ xảy ra khủng hoảng tài chính”.
2.2.2.1.2. Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam
Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không ngừng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, các mặt hàng hoá chất phục vụ cho các nhà máy, cơ sở chế biến trên toàn đất nước không ngừng tăng nhanh về chủng loại, số lượng và chất lượng. Sau một thời gian ổn định về sức sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong các ngành công nghiệp nặng và sản xuất đồ tiêu dùng đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất của cai vật chất kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu hoá chất đầu vào tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển này là do sự tăng nhanh của dân số và nhu cầu đời sống ngày càng cao của người dân.
Trong thị trường nội địa, nhu cầu về các mặt hàng hoá chất tăng đột biến từ cuối tháng 10 năm 2007 đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia vào thị trường buôn bán các loại mặt hàng hoá chất dan su phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên toàn miền bắc hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh hoá chất với các mặt hàng chủ yếu là sơn và chất dẻo, quặng nguyên liệu, khí công nghiệp và que hàn…chính từ những nguyên nhân đó việc cạnh tranh trên thị trường trong ngành hoá chất là rất gay gắt.
Nguồn hàng chủ yếu của các công ty kinh doanh hoá chất là sản phảm và bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu và đóng gói cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất khác. Những con số thống kê cho thấy giá trị nhập khẩu trong những năm gần đây không ngừng tăng nhanh: năm 2005 tổng giá trị nhập khẩu là 500 triệu USD, năm 2006 là 800 triệu USD, năm 2007 là 1450 triệu USD. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các dự án, khu công nghiệp không ngừng phát triển, số lượng các công ty nước ngoài, liên doanh liên kết tăng nhanh với nhu cầu nguyên liêu đầu vào chất lượng cao trong khi thị trường trong nước không đáp ứng được. Cơ sở hạ tầng thấp kém làm cho các nhà máy hoá chất trong nước không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực cả về số lượng và chất lượng.
● Nhu cầu cung cầu trên thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam
Nền công nghiệp trong nước đang không ngừng phát triển, kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao. Với đặc thù là một mặt hàng kinh doanh đặc biệt, thị trường hoá chất đang không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hoá.
Theo tổng công ty hoá chất Việt Nam, do điều kiên cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém không đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá hạng nặng đồng thời do đặc điểm phân bố các khu công nghiệp không tập trung nên việc cung ứng các mặt hàng hoá chất từ khai thác đến nơi sản xuất là không đạt yêu cầu. Trong 16 ngày đầu tháng 3 năm nay việc vận chuyển quặng chỉ đáp ứng được 43% nhu câu nguyên liệu đầu vào của các công ty phân bón, trong khi đó mức sản xuất chung của các doanh nghiệp trong 3 tháng dầu năm vẫn tăng đều 10-20% điều đó chứng tỏ nhu cầu mặt hàng hoá chất là rất lớn.
Trong toàn ngành, sản lượng và mức tiêu thu của các mặt hàng hoá chất cơ bản cũng không ngừng tăng cao, có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.Dưới đây là kết quả đạt được của một số sản phẩm ngành hoá chất đến giữa tháng 4/2008:
Thống kê thực tế tiến độ cung ứng ngành Hoá chất tháng 4/2008
(Tổng công ty hoá chất Việt nam)
Đơn vị : %
Số Sản phẩm
Đạt mức kế hoạch năm 2008 (%)
So với cùng kỳ năm 2007 (%)
Xút tổng số
27,0
112,5
Xút thương phẩm
25,0
110,0
Axit sunfuric tổng số
31,5
128,0
Axit sunfuric thương phẩm
32,5
121,5
Đất đèn
26,5
135,0
Axit photphoric
33,5
93,0
Natri silicat
28,0
121,5
Axit clo hydric
-
119,0
Clo lỏng
21,0
91,0
Amoniăc đóng bình
26,0
480,0
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hoá chất trong tháng 1/2008 đạt 166.273.749 USD, giảm 1% so với tháng 12/2007 nhưng tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2007.
Nguồn hoá chất được nhập khẩu nhiều nhất là Đài Loan: 49.218.046 USD, Trung Quốc: 37.614.067 USD, Singapore: 18.164.023 USD…
● Phân tích cạnh tranh
Sức mạnh của các tổ chức, công ty xuất nhập khẩu cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định chiến lược thị trường và quyết định kinh doanh của mỗi công ty. Hiện nay, ngoài Công ty Cổ phần Hoá chất còn có nhiều các doanh nghiệp khác kinh doanh các mặt hàng hoá chất công nghiệp và các sản phẩm từ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị Doanh nghiệp tại VN.DOC