Chuyên đề: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

a. Kiến thức

Biết được:

 - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

b. Kĩ năng

 Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.

c. Thái độ

 - Yêu thích bộ môn

 - Làm việc chăm chỉ, khach quan

d. Định hướng các năng lực hình thành

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực tính toán hóa học

 - Năng lục vận dụng kiến thức vào thực tiễn

2. Phương pháp dạy học

 - Phát hiện và giải quyết vấn đề

 - Phương pháp sử dụng thí nghiệm, thiết bị dạy hoc, tranh ảnh, cách giáo khoa

 - Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập

 

docx19 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/d với oxi tạo oxít axít + T/d với kim loại tạo muối + T/d với H2 tạo hợp chất khí. Hoạt động 4: Tính kim loại, tính phi kim - Gv: Dựa vào bài cũ, trong các nguyên tố này nguyên tố nào là kim loại? Vì sao? - Hs: Li, Na, K; Ntử có 1e lớp ngoài cùng à Dễ nhường 1e - GV: Nguyên tử trung hoà về điện mà electron mang điện tích gì? Khi nhường e đi thì ntử trở thành ion thiếu đi điện tích âm, do đó nó trở thành ion dương? Vậy tính kim loại được đặc trưng bằng khả năng nhường e của ntử à Tính kim loại là gì? - Hs trả lời - Gv trình chiếu kết luận về tính kim loại à Ntử càng dễ nhường e thì tính kim loại càng mạnh - Gv lấy một số vd -Gv: Dựa vào bài cũ, trong các nguyên tố này nguyên tố nào là phi kim? Vì sao? - Hs: P;Ntử 5e lớp ngoài cùng à Dễ nhận thêm 3e - Nhận thêm e tức là nhận thêm điện tích âm nên sẽ trở thành ion âm àĐặc trưng của tính PK là khả năng nhận e à Tính phi kim là gì? - Nguyên tử càng dễ nhận e ® tính PK càng mạnh. - Trình chiếu kết luận tính phi kimàBảng tuần hoàn phân biệt ranh giới kim loại và phi kim I/ TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM 1/ Tính kim loại – phi kim ·Tính kim loại M - ne ® Mn+ - Tính KL là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e để trở thành ion dương. - Nguyên tử càng dễ nhường e ® tính KL càng mạnh ·Tính phi kim X + ne ® Xn- - Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm. - Nguyên tử càng dễ nhận e ® tính PK càng mạnh. · Không có ranh giới rõ rệt giữa tính KL và PK. Hoạt động 5: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim - Gv yêu cầu hs quan sát bảng biến thiên bán kính nguyên tử trong BTHàNhận xét về bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một chu kì? - Gv: So sánh bán kính, điện tích hạt nhân ntử của Na và Mg? -Hs: Bán kính nguyên tử Na lớn hơn Mg, điện tích hạt nhân ntử Na nhỏ hơn Mg - Bán kính nguyên tử Na lớn hơn Mg mà điện tích hạt nhân nhỏ hơn nên e lớp ngoài cùng của ntử Mg liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn, do đó ntử Na dễ nhường e hơn Mg. Vậy tính kim loại của ntố nào mạnh hơn? - Hs: Na - Gv so sánh tương tự với các ntố đứng sau à Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại và phi kim biến đổi như thế nào? - Trình chiếu bảng tính chất chu kì 3 - Gv yêu cầu hs quan sát bảng bán kính nguyên tử trong BTHàNhận xét về bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một nhóm? - Gv: Bán kính nguyên tử tăng, điện tích hạt nhân tăng nhưng bán kính nguyên tử ưu thế hơnà Khả năng nhường e tăng nên tính KL mạnh, tính PK thì ngược lại àTrong 1 nhóm, tính KL và PK biến đổi như thế nào? à Sự biến đổi này lặp đi lặp lại trong cac chu kì và các nhóm; Có thể kết luận gì về tính kim loại và phi kim trong BTH? 2/ Sự biến đổi tính kim lọai – phi kim a/ Trong một chu kì : Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải : Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi à lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng à bán kính giảm à khả năng nhường e giảm( Tính KL yếu dần) à khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dần Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần. Nhóm IA Na IIA Mg IIIA Al IVA Si VA P VIA S VIIA Cl Tính Chất Kl điển hình Kl mạnh Kl Pk yếu Pk TB Pk mạnh Pk điển hình Kim loại Phi kim b/ Trong một nhóm A : Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng à bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn à khả năng nhường e tăng à tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm. => Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần. Kết luận : Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Hoạt động 6: Độ âm điện - Độ âm điện là gì? - Trình chiếu bảng độ âm điện các nguyên tố - ĐAĐ biến đổi như thế nào trong một chu kì, nhóm? - Độ âm điện và tính phi kim có liên quan như thế nào với nhau? à Kết luận 3/ Độ âm điện a/ Khái niệm Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. b/ Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố. - Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần. - Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần. Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+. Hoạt động 2: Hoá trị của các nguyên tố hoá học - Trình chiếu cho học sinh xem bảng CTHH thể hiện hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro các nguyên tố - Hs nhận xét về sự biến đổi hoá trị trong một chu kì - Gv yêu cầu hs viết công thức thể hiện hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro các nguyên tố thuộc chu kì 2, 3 - Gv thông tin về hợp chất của kim loại kiềm và kiềm thổ với hiđro - Sự biến đổi này được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì, ta có kết luận gì? - Hs trả lời - Gv kết luận II.HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ · Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1. IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hchất oxit cao nhất R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 Hc khí với hiđro RH4 RH3 RH2 RH ·Kết luận: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Hoạt động 3: Sự biến đổi tính axit- bazơ của oxit và hiđroxit - Gv trình chiếu bảng tính axit- bazơ của các hợp chất oxit và hiđroxit - Hs nhận xét sự biến đổi tính axit- bazơ của các hợp chất - Gv kết luận - Kim loại mạnh thì tính bazơ của hợp chất sẽ mạnh, kim loại mạnh thì tính axit của hợp chất mạnh - Tính axit và bazơ của các hợp chất trong một nhóm A biến thiên như thế nào? - Hs trả lời - Gv kết luận, lấy một số vd để hs so sánh III.SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT · Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần. Oxit Na2O Oxit bazơ MgO Oxit bazơ Al2O3 Oxit l/tính SiO2 Oxit axit P2O5 Oxit axit SO3 Oxit axit Cl2O7 Oxit axit Hidroxit NaOH Bazơ mạnh kiềm Mg(OH)2 Bazơ yếu Al(OH)3 Hidroxit lưỡng tính H2SiO3 Axit yếu H3PO4 Axit TB H2SO4 Axit mạnh HClO4 Axit rất mạnh Bazơ Axit · Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần. Hoạt động 4: Định luật tuần hoàn - Cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố, tính axit, tính bazơ của các hợp chất các nguyên tố biên đổi như thế nào trong bảng tuần hoàn? - Từ những sự biến thiên đó, Pauling đã đưa ra định luật tuần hoàn, nhờ có định luật này, Menđeleep đã dự đoán một số nguyên tố chưa được tìm ra - Hs nêu nội dung định luật IV/ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử” Nội dung 3: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (1 tiết) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó: - Gv nêu thí dụ 1, yêu cầu hs trả lời vào vở - Một hs lên bảng, hs khác theo dõi, nhận xét - Vậy, khi biết vị trí của nguyên tố trong BTH ta có thể biết được những gì? - Hs trả lời - Gv nêu thí dụ 2, yêu cầu hs thực hiện - Vậy khi biết cấu tạo nguyên tử thì ta biết được điều gì? - Hs trả lời - Gv: Qua 2 thí dụ trên, hãy cho biết mối liên hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó? - Hs trả lời - Gv kết luận I/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ: Thí dụ 1: Nguyên tố có STT 20, chu kì 4, nhóm IIA. Hãy cho biết: Số proton, số electron trong nguyên tử? Số lớp electron trong nguyên tử? Số eletron lớp ngoài cùng trong nguyên tử? Trả lời: Nguyên tử có 20p, 20e Nguyên tử có 4 lớp e Số e lớp ngoài cùng là 2 Đó là nguyên tố Ca Thí dụ 2: Cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là: . Hãy cho biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn? Trả lời: - Ô nguyên tố thứ 19 vì có 19e(=19p) - Chu kì 4 vì có 4 lớp e - Nhóm IIA vì có 2e lớp ngoài cùng - Đó là Kali Kết luận: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại. _ Số thứ tự của nguyên tố « Số proton, số electron _ Số thự tự của chu kì « Số lớp electron. _ Số thứ tự của nhóm A « Số electron lớp ngoài cùng. Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố: - Nguyên tử các nguyên tố ở nhóm IA, IIA, IIIA(trừ H, B) có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? - Hs trả lời - Các nguyên tử này có xu hướng cho hay nhận e? Thể hiện tính chất gì? - Hs trả lời - Tương tự với các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA(Trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim - Hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi và hoá trị với hiđro? - Viết công thức oxit, hợp chât khí với hiđro? - Viết hợp chất hiđroxot của các nguyên tố ? à Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta có thể biết được những tính chất nào của nguyên tố ? àKết luận II/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó: - Tính kim loại, tính phi kim: +Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại. + Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim. - Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro. - Công thức oxit cao nhất. - Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA hchất oxit cao nhất R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 Hchất khí với hiđro RH4 RH3 RH2 RH _ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng. Hoạt động 3: So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận: Gv phát vấn với hs về các quy luật biến đổi: · Trong mỗi chu kì : chiều tăng dần Z+ : tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. · Trong một nhóm A : chiều tăng dần Z+, tính KL tăng dần, tính PK giảm dần. Tính kim loại và phi kim tương ứng với tính bazơ và tính axit của oxit và hidroxit àLấy một số ví dụ III/ SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN: Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Vd : So sánh: P(Z=15) với Si(Z=14) và S(Z=16) P(Z=15) với N(Z=7) và As(Z=33) _ Si, P, S thuộc cùng một chu kì => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần Si < P < S _ N, P, As thuộc cùng nhóm A => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần As < P < N Nội dung 4: Bài tập xác định vị trí, tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững về bảng tuần hoàn Giáo viên phát vấn với học sinh trả lời một số câu hỏi sau: - Các nguyên tố hoá học được xếp vào BTH theo những nguyên tắc nào? - Hàng và cột tương ứng với thành phần nào trong BTH? - Ô nguyên tố cho ta biết những thông tin nào? - Có tất cả bao nhiêu chu kì? - Chu kì nào là chu kì nhỏ, chu kì lớn? - Những nguyên tố nằm trong một chu kì có đặc điểm gì? - Những nguyên tố như thế nào được xếp vào cùng một nhóm? - Phân loại nhóm? - Nguyên tố s thuộc nhóm nào? - Nguyên tố p thuộc nhóm nào? - Xác định số thứ tự nhóm dựa vào đâu? - Nhóm B gồm những nguyên tố thuộc họ gì? - Những nguyên tố f nằm ở đâu trong BTH? - Cách xác định số TINH THể các nguyên tố nhóm B? A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 1,Cấu tạo bảng tuần hoàn: a.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH: 3 nguyên tắc: - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì) - Các ngưyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm). b.Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô gọi là ô nguyên tố c.Chu kì: -Mỗi hàng là 1 chu kì -Có 3 chu kì nhỏ : 1,2,3 -Có 4 chu kì lớn: 4,5,6,7 à Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số lớp e như nhau d.Nhóm: *Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn ,từ IAà VIIIA. -Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA. -Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAà VIIIA. *Nhóm B: (IIIBàVIIIB;IB,IIB) -Nguyên tố d,f thuộc chu kì lớn Hoạt động 2: Kiến thức cần nắm vững về sự biến đổi tuần hoàn Giáo viên phát vấn với học sinh trả lời một số câu hỏi sau: - Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi như thế nào trong một chu kì ? - Trong một chu kì, tính KL và PK, bán kính nguyên tử, giá trị độ âm điện biến đổi như thế nào ? à Hệ thống thành bảng - Gv : Phát vấn hs về công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro àSự biến đổi tính axit, bazơ ? 2.Sự biến đổi tuần hoàn: a.Cấu hình electron nguyên tử: Số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ 1à8 thuộc các nhóm từ IAàVIIIA.Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn b.Sự biến đổi tuần hoàn tính KL, PK,Rnguyên tử,giá trị ĐAĐ của các nguyên tố được tóm tắt trong bảng sau: Rnguyên tử KL PK ĐAĐ Chu kì Giảm Giảm Tăng Tăng Nhóm Tăng Tăng Giảm Giảm Gv yêu cầu hs nêu định luật tuần hoàn 3.Định luật tuần hoàn: - Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử. Hoạt động 3: Vận dụng Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời, giải thích àGiáo viên nhận xét, kết luận Câu 1 : Tìm câu sai trong những câu dưới đây: A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần C. Nguyên tử cảu các nguyên tố trong cùng một chu kì có số e bằng nhau D. Chu kì thường bắt đầu là kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành) Câu 2 : Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. X thuộc nhóm VA B. A, M thuộc nhóm IIA C. M thuộc nhóm IIB D. Q thuộc nhóm IA Câu 3 : Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc một chu kì B. M, Q thuộc chu kì 4 C. A, M thuộc chu kì 3 D. Q thuộc nhóm IA Câu 4 : Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có STT 16, nguyên tố X thuộc : A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm VIA C. Chu kì 3, nhóm VIA D. Chu kì 4, nhóm IIIA Câu 5 : Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì : A. Phi kim mạnh nhất là iôt B. Kim loại mạnh nhất là Liti C. Phi kim mạnh nhất là flo D. Kim loại yếu nhất là cesi Câu 6 : Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần (từ trái sang phải) như sau: F, Cl, S, Mg C. Cl, F, Mg, S Mg, S, Cl, F D. S, Mg, Cl, F Câu 7 : Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau: I, Br, Cl, F C. F, Cl, Br, I I, Br, F, Cl D. Br, I, Cl, F Hoạt động 1: Bài toán tổng số hạt kết hợp vị trí nguyên tố trong BTH BT5/54SGK: Tổng số hạt trong một nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Tính nguyên tử khối Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó? DH: Giải giống như một bài tổng số hạt bình thường, so kết quả với vì trí đề bài cho để chọn kết quả đúng Hs lên bảng, hs khác nhận xét Gv đánh giá BT5/54: Tổng số hạt= 2Z + N = 28 àN= 28 – 2Z (1) Kết hợp điều kiện: (2) Từ (1) và (2) ta có: à Nếu Z=8: thuộc nhóm VIA (loại) Nếu Z=9: thuộc nhóm VIIA (chọn) àN = 28- 2.9= 10 a) Nguyên tử khối = A= 19 b) Cấu hình e: Hoạt động 2: Bài toán xác định nguyên tố dựa vào vị trí trong BTH BT9/54SGK: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro ở đktc. Xác định kim loại đó? HD: Kim loại Nhóm IIA có hoá trị II, Gọi kim loại là M và viết phương trình giống như một nguyên tố bình thường đã biết để tìm ra khối lượng nguyên tử và xác định nguyên tố HS lên bảng, hs khác nhận xét BT9/54: Số mol khí hiđro tạo thành: Kim loại thuộc nhóm IIA nên có hoá trị II M + 2H2O à M(OH)2 + H2 M(g) 2(g) 0,6(g) 2.0,015(g) à Vậy kim loại đó là Canxi Hoạt động 3: Bài toán xác định nguyên tố dựa vào công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro BT7/54SGK: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88%H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó? HD: Dựa vào công thức oxit cao nhất xác định vị trí của nguyên tố àXác định hợp chất khí với hiđro và giải BT8/54SGK: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử đó? HD: Dựa vào hợp chất khí với hiđro xác định vị trí nguyên tố suy ra công thức oxit cao nhất và giải Hs lên bảng, hs khác làm vào vở, nhận xétàgv đánh giá BT7/54: Oxit cao nhất của R là RO3 nên R thuộc nhóm VIA Do đó hợp chất với hiđro của R là RH2 Ta có: Vậy R là lưu huỳnh BT8/54: Hợp chất khí với hiđro của R là RH4 nên R thuộc nhóm IVA. Do đó, công thức oxit cao nhất là RO2 Ta có: Vậy nguyên tử khối của R là 28 Nội dung 5: Thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và nhóm 1. MỘT SỐ QUI ĐỊNH TRONG GIỜ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Hoạt động 1: 1. Chuẩn bị ở nhà - Có vở thực hành thí nghiệm - Có sự chuẩn bị trước về mặt lý thuyết và cách tiến hành thí nghiệm đó. 2. Tiến hành làm thí nghiệm Yêu cầu trật tự ngăn nắp, tự giác, khẩn trương thực hiện thí nghiệm theo đúng hướng dẫn ... 3. Cuối buối thí nghiệm a. Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học. b. Viết bài thu hoạch theo mẫu Tên thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng Nhận xét và rút ra kết luận 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG Hoạt động 2: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV: Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm thông thường và cách sử dụng + Cặp gỗ: + Đèn cồn: + Ống hút nhỏ giọt: + Ống đong: + Cốc thủy tinh: + Giá ống nghiệm: HS: Nghe và ghi bài 3. MỘT SỐ THAO TÁC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Hoạt động 3: GV: Thuyết trình một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. - Lấy hóa chất + Mở nút lọ phải đặt ngửa + Lấy hóa chất Ÿ Chất rắn thì dùng thìa Ÿ Chất lỏng thì dùng ống nhỏ giọt (lượng lớn thì dùng phễu). - Trộn hóa chất + Dụng cụ: Đũa thủy tinh + Tiến hành: - Đun nóng hóa chất + Đun hóa chất trong ống nghiệm + Đun hóa chất trong cốc thủy tinh Lưu ý: Không được cúi mặt gần miệng cốc khi đang đun nóng. HS: Nghe và ghi bài 4. THỰC HÀNH VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ TRONG CHU KỲ VÀ NHÓM a. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm Hoạt động 4: GV: Lấy vào 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc chừng 60 ml nước. Nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein và khuấy đều. Cho vào cốc thứ nhất một mẫu natri, cốc thứ hai một mẫu kali có cung kích thước Quan sát hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Nhận xét và rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm. HS: Nhận xét và rút kết luận b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ Hoạt động 5: GV: Cho mẫu Na vào cốc nước thứ nhất, nhỏ tiếp vào cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein. GV: Cho mẫu Mg vào cốc nước thứ 2, nhỏ tiếp vào cốc vài giọt dung dịch phenolphtalein. Quan sát hiện tượng xảy ra, cho nhận xét. Đun nóng dần nước trong cốc. Quan sát hiện tượng xảy ra, cho nhận xét. HS: Nhận xét và rút kết luận HS: Nhận xét và rút kết luận II. CÔNG VIỆC SAU BUỐI THỰC HÀNH GV: Qua các thí nghiệm trên, hướng dẫn HS viết tường trình HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học. RÚT KINH NGHIỆM .. C. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề I. Bảng mô tả các yêu cầu cần đạt được cho chuyên đề Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. -Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố(nhóm A, nhóm B). Giải thích được mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. - Xác định 2 nguyên tố nằm cùng 1 chu kỳ liên tiếp nhau. Nằm cùng nhóm liên tiếp nhau Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất hóa hoc của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. - Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A. - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). - Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì. - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A. - Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn. - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p. - Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: - Độ âm điện, bán kính nguyên tử. - Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro. - Tính chất kim loại, phi kim. - Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. - Xác định nguyên tố chưa biết theo thành phần phân tử các hợp chất mà nó tạo thành Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. - So sánh tính kim loại(phi kim), axit (ba zơ) - Từ vị trí suy ra tính chất hóa học cơ bản II. Hệ thống câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề 1. Mức độ biết Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ? A. Tỷ khối B. Số lớp electron C. Số e lớp ngoài cùng D. Điện tích hạt nhân Các nguyên tố: F, Cl, O, N, Br, S. Được sắp xếp theo thứ tự mạnh dần về tính phi kim. Đó là: A. S, O, Cl, N, Br, F B. F, Cl, S, N, Br, O C. S, Br, N, Cl, O, F D. F, Cl, O, N, Br, S Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất? A. Cl B. I C. Br D. F Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trước hết cho biết các giá trị nào sau đây ? A. Số electron hoá trị B. Số proton trong hạt nhân C. Số electron trong nguyên tử D. Số proton và số electron. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có số thứ tự chu kì bằng: A. Số lớp electron B. Số hiệu nguyên tử C. Số e lớp ngoài cùng D. Số e hoá trị Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho: A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học B. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác C. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác D. Khả năng tham gia phản ứng hoá học mạnh hay yếu của nguyên tử đó Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? A. Bán kính nguyên tử B. Nguyên tử khối C. Tính kim loại, tính phi kim D. Hoá trị cao nhất với oxi Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là: A. Các nguyên tố p B. Các nguyên tố s C. Các nguyên tố d và f D. Các nguyên tố s và p Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện. B. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại. Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi B. Tỉ khối C. Số lớp electron D. Số electron lớp ngoài cùng Sự biến đổi độ âm điện của dãy nguyên tố F, Cl, Br, I là: A. Không xác định B. Tăng dần C. Giảm dần D. Không biến đổi Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc_12442491.docx
Tài liệu liên quan