Chuyên đề Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009

MỤC LỤC

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 3

1.1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 3

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm y tế. 3

1.1.2 Khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng của bảo hiểm y tế. 4

1.1.2.1 Khái niệm 4

1.1.2.2 Bản chất của BHYT. 6

1.1.2.3 Vai trò cuả BHYT. 8

1.1.2.4 Chức năng của BHYT. 10

1.1.3 Nội dung cơ bản của BHYT. 11

1.1.3.1 Đối tượng bảo hiểm y tế. 11

1.1.3.2 Phạm vi bảo hiểm y tế. 11

1.1.3.3 Phương thức bảo hiểm y tế. 11

1.1.3.4 Hoạt động của BHYT. 12

1.1.4 Qũy và cơ chế quản lí quỹ BHYT. 13

1.1.4.1 Nguồn hình thành quỹ BHYT. 13

1.1.4.2 Cơ chế quản lí quỹ. 14

1.1.5 Giám định BHYT. 15

1.1.6 Thanh toán chi trả trong BHYT. 16

1.1.7 BHYT tự nguyện. 19

1.2 Kinh nghiệm thực hiện BHYT tự nguyện tại một số nước trên thế giới. 23

1.2.1. BHYT tại Cộng hoà liên bang Đức: 23

1.2.2. Bảo hiểm y tế tại Pháp: 24

1.2.3. BHYT tại Thái Lan: 24

1.2.4. BHYT tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 26

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN VIỆT NAM. 26

2.1.1 Bảo hiểm y tế ở Việt Nam. 26

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam. 27

2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998 27

2.1.2.2 Giai đoạn từ 8/1998 đến năm 2002 29

2.1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến 01/7/2005 29

2.1.2.4 Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/2009 30

2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 33

2.2.1 Thuận lợi 33

2.2.2 Khó khăn. 34

2.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 35

2.3.1 Quản lí đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. 35

2.3.2 Quản lí thu quỹ BHYT TN. 38

2.3.3 Quản lí chi quỹ BHYT TN. 39

2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI BHYT TỰ NGUYÊN TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 41

2.4.1 Cơ cấu diện bao phủ BHYT 41

2.4.2 Tình hình thu chi BHYT tự nguyện. 43

2.4.2.1 Thực trạng thu quỹ BHYT TN 43

2.4.2.2 Thực trạng chi phí KCB BHYT TN 44

2.4.3 Những vấn đề còn tồn tại trong việc triển khai BHYT tự nguyện. 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 52

3.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BHYT TỰ NGUYỆN. 52

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN BHYT TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM. 54

3.2.1 Về chính sách BHYT tự nguyện. 54

3.2.2 Đối với BHXH Việt Nam trong triển khai BHYT trong triển khai BHYT tự nguyện. 58

3.2.3 Đối với các cơ quan liên quan. 60

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục, được Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí rất lớn, tỉ lệ tham gia BHYT tự nguyện mới đạt 9-10% dân số. 1.2.4. BHYT tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: BHYT tại Lào mới được thí điểm vào năm 2002. Chương trình BHYT dựa trên cộng đồng được thực hiện tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do WHO trợ giúp kỹ thuật. Đây là mô hình được WHO đánh giá là có tính khả thi cao cho một số nước đang phát triển. Hoạt động BHYT dựa vào cộng đồng của Lào được điều hành từ các Ban Quản lý dự án ở địa phương bao gồm: Chủ tịch quận, huyện làm trưởng ban, các thành viên là đại diện bệnh viện huyện, cơ quan tài chính, các đoàn thể và trưởng các thôn. Đối tượng vận động và điều kiện tham gia BHYT dựa vào cộng đồng là toàn thể gia đình, những người có tên trong hộ khẩu được coi là một đơn vị tham gia BHYT. Quỹ BHYT từ quĩ đóng góp của cộng đồng theo hộ gia đình có áp dụng giảm phí cho các loại hộ tham gia đông. Phí thu theo tháng hoặc quí, được gửi tại tài khoản ngân hàng và được thanh toán cho bệnh viện có ký hợp đồng khoán quĩ. Quyền lợi người tham gia: - Được khám chữa bệnh ngoại trú sau khi đã đóng phí BHYT ít nhất 2 tháng, được nằm viện sau khi đã đóng BHYT ít nhất 4 tháng. Có các thời gian chờ đợi điều trị cho các loại hình điều trị đặc biệt khác nhau. - Khám chữa bệnh ngoại trú cũng theo hình thức khoán quỹ và qui định danh mục thuốc thiết yếu. Khám chữa bệnh nội trú có bao gồm cả tiền ăn, tiền vận chuyển bệnh nhân nếu là cấp cứu, tuy nhiên chỉ được hưởng 90 ngày nằm viện trong 1 năm và không thanh toán các trường hợp không có trong chế độ BHYT hoặc ở các cơ sở y tế không do BHYT chỉ định. - Ngoài chế độ khám chữa bệnh, bệnh nhân còn được chăm sóc y tế khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN VIỆT NAM. 2.1.1 Bảo hiểm y tế ở Việt Nam. Tại Việt Nam, chính sách BHYT được xây dựng theo loại hình bảo hiểm y tế xã hội, là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh toán chi phí KCB theo quy định cho người có thẻ BHYT khi ốm đau. Ra đời từ năm 1992 bằng Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/08/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, sau 17 năm chính sách BHYT ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cách thức tổ chức, phương thức chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT. Trước năm 2003, BHYT Việt Nam do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, điều hành. Từ năm 2003 đến nay, chính sách BHYT do BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Từ 01/07/2005 đến 30/9/2009, chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Điểm cơ bản trong phương thức chi trả chi phí KCB cho người có thẻ BHYT trong giai đoạn này là thanh toán thực chi, bãi bỏ trần thanh toán trong điều trị nội trú, một số loại thủ thuật, phẫu thuật được thanh toán trong điều trị nội trú, chi phí của nhiều loại vật tư y tế tiêu hao được BHYT thanh toán không nằm trong cơ cấu giá dịch vụ y tế, đối với đối tượng bắt buộc là bãi bỏ quy định cùng chi trả 20%. Riêng đối với các dịch vụ kỹ thuật cao theo danh mục của Bộ Y tế có chi phí lớn trên 7 triệu đồng thì bệnh nhân BHYT bắt buộc được thanh toán 60% chi phí nhưng không được vượt quá hai mươi triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần còn lại người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB (trừ người nghèo, người có công, hưu trí được thanh toán 100%). Vì vậy, quyền lợi của người có thẻ BHYT giai đoạn này được mở rộng gần như tối đa nhưng từ năm 2005 quỹ BHYT bắt đầu bị bội chi. Ngày 14/11/2008 Luật BHYT đầu tiên tại Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách BHYT tại Việt Nam. Từ 1/10/2009, chính sách BHYT tại Việt Nam được thực hiện theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ, Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT. Điểm thay đổi cơ bản trong chính sách BHYT mới là bệnh nhân phải cùng chi trả chi phí KCB (trừ một số đối tượng đặc biệt), tăng mức đóng, mở rộng đối tượng và có lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014 bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện sang diện BHYT bắt buộc. Trong thời gian các đối tượng chưa thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì tiếp tục tham gia BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. * Các loại hình bảo hiểm y tế ở nước ta hiện nay - BHYT bắt buộc: áp dụng cho các đối tượng được hưởng lương và sinh hoạt phí, bao gồm cán bộ công chức, người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, người về hưu, mất sức, các đối tượng ưu đãi xã hội, các đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH, thân nhân sĩ quan quân đội, công an nhân dân Việt Nam, người nghèo theo chuẩn của Bộ Lao động - TB&XH. Trừ đối tượng người nghèo có mức đóng 130.000 đồng/người/năm còn các đối tượng khác trong nhóm BHYT bắt buộc có mức đóng bằng 3% tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, tiền sinh hoạt phí hoặc 3% mức lương tối thiểu hiện hành tuỳ theo từng nhóm đối tượng. - BHYT tự nguyện: áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT [16], bao gồm 2 nhóm đối tượng là BHYT tự nguyện học sinh, sinh viên và BHYT tự nguyện nhân dân. Ngày 27/8/2008 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 117/2008/QĐ-TTg về việc triển khai loại hình BHYT tự nguyện cho người cận nghèo nhưng sang năm 2009 mới bắt đầu được triển khai thực hiện. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam. Ở Việt Nam, BHYT tự nguyện được áp dụng với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT, được triển khai thực hiện theo địa giới hành chính và nhóm đối tượng theo loại hình KCB nội, ngoại trú như đối với đối tượng BHYT bắt buộc. - Tuỳ theo từng giai đoạn, BHYT tự nguyện nhân dân có thể có các đối tượng: thành viên hộ gia đình, hội viên hội đoàn thể, thân nhân người lao động, cá nhân. * Quá trình hình thành và phát triển BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam: Từ khi BHYT được thực hiện từ năm 1992 đến nay, BHYT tự nguyện nhân dân được chia làm 4 giai đoạn: 2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998 Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trong giai đoạn này, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện cho các đối tượng dân cư nông thôn và lao động tự do, song căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên cơ sở Điều lệ BHYT và các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và triển khai thí điểm nhiều mô hình BHYT tự nguyện cho nhân dân theo các đề án đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. Điển hình trong giai đoạn này là mô hình thí điểm BHYT tự nguyện cho nông dân của Hải Phòng. Hải Phòng là địa phương thực hiện thí điểm BHYT tự nguyện từ rất sớm với các hình thức đa dạng và được duy trì qua nhiều năm. Để triển khai BHYT tự nguyện cho nông dân, Hải Phòng xây dựng mức đóng BHYT tự nguyện là 35.000đ/người/năm; trong đó có khoảng 20% số đối tượng tham gia được ngân sách xã hỗ trợ 1/3 mức đóng; người tham gia được hưởng quyền lợi như người tham gia BHYT bắt buộc. Điều kiện triển khai để phát hành thẻ là có ít nhất 50% dân của một đơn vị thôn hoặc xã tham gia BHYT. Trong quá trình thực hiện, do công tác quản lý và tổ chức thiếu chặt chẽ, các Chi nhánh BHYT huyện chạy theo số lượng nên bỏ qua nguyên tắc, phát hành thẻ cho các đơn vị dân cư chưa đạt tỷ lệ quy định. Năm 1997 Hải Phòng đã phát hành được: 130.000 thẻ cho những người tham gia BHYT tự nguyện, đưa tổng số người có thẻ BHYT chiếm gần 40% dân số toàn thành phố, đó là năm số người tham gia BHYT cao nhất trong các năm và cũng là cao nhất trong cả nước. Nhưng sau đó, tình trạng mất cân đối quỹ (thu không đủ chi) đã xuất hiện và đến năm 1998 thì quỹ đã mất cân đối trầm trọng, sang năm 1999 buộc phải ngừng phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân dân đại trà trên địa bàn. Nhìn chung, việc cân đối quỹ BHYT tự nguyện của các địa phương đều gặp khó khăn, năm nào cũng phải điều chỉnh tăng mức đóng, nên số người tham gia BHYT tự nguyện ngày càng giảm, thời điểm người dân tham gia nhiều nhất là năm 1996, sau đó giảm dần theo từng năm: - Năm 1993: 99.202 thẻ - Năm 1994: 165.572 thẻ - Năm 1995: 167.144 thẻ - Năm 1996: 337.777 thẻ - Năm 1997: 284.788 thẻ (Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp ban BHYT-BHXH Việt Nam) 2.1.2.2 Giai đoạn từ 8/1998 đến năm 2002 Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ, nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn về BHYT tự nguyện nhân dân. Vì vậy, việc triển khai BHYT tự nguyện nhân dân vẫn tiếp tục dưới hình thức thí điểm, mang tính nhỏ lẻ, thiếu thống nhất, kết quả thu được không đáng kể. Mô hình BHYT cho thân nhân người lao động, thành viên, hội viên của một số hội, đoàn thể cũng bước đầu được thí điểm. Nổi bật trong giai đoạn này là thành phố Hà Nội, khi năm trước triển khai BHYT tự nguyện nhân dân tại Gia Lâm, năm sau lại triển khai tại Sóc Sơn, với mong muốn thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, dù đầu tư nhiều tiền của và công sức, hầu hết các mô hình thí điểm đều thất bại, đa số duy trì không được quá 1 năm mà nguyên nhân chính là do số người tham gia ít, không cân đối được thu chi quỹ BHYT tự nguyện. Đến cuối năm 2002, trên địa bàn cả nước chỉ còn 30.000 người tham gia BHYT tự nguyện. 2.1.2.3 Giai đoạn từ 2003 đến 01/7/2005 Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ, Thông tư số 77/2003/TTLT-BYT-BTC ngày 7/8/2003 của liên Y tế - Bộ Tài chính . Trong giai đoạn này, BHYT tự nguyện được áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT và được thực hiện theo quy định của Nghị định số 58, Thông tư số 77, Thông tư đầu tiên hướng dẫn BHYT tự nguyện. Nội dung cơ bản của Thông tư là triển khai BHYT tự nguyện nhân dân theo hộ gia đình và hội viên hội đoàn thể, có điều kiện về tỷ lệ số người tham gia trong cộng đồng mới phát hành thẻ (triển khai tại xã phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 20% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể khi có ít nhất 40% số người trong hội tham gia), mức đóng phân theo khu vực thành thị và nông thôn., có một số thời gian tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật như thai sản, phẫu thuật tim, chạy thận nhân tạo, 1 số dịch vụ kỹ thuật cao… Người có thẻ BHYT tự nguyện nhân dân được thanh toán chi phí KCB theo phương thức thực chi, có trần trong điều trị nội trú, cùng chi trả 20% chi phí KCB. Sau 2 năm thực hiện (2003, 2004), quỹ BHYT tự nguyện nhân dân tại một số địa phương không cân đối được nhưng quỹ BHYT tự nguyện chung của toàn ngành vẫn bảo đảm và có một phần kết dư : năm 2003 kết dư 32 tỷ đồng, năm 2004 kết dư 16 tỷ đồng. 2.1.2.4 Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/2009 Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. - Từ tháng 10/2005 đến 3/2007: BHYT tự nguyện nhân dân được tổ chức, thực hiện theo Nghị định số 63 và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 của liên Bộ Y tế - Tài chính. BHYT tự nguyện nhân dân theo vẫn được triển khai theo hộ gia đình và hội viên hội đoàn thể nhưng giảm bớt điều kiện về tỷ lệ số đông khi tham gia (triển khai tại xã phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể khi có ít nhất 30% số người trong hội tham gia), bỏ điều kiện tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật. Với Điều lệ mới ban hành kèm theo Nghị định số 63, quyền lợi của bệnh nhân BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nhân dân nói riêng được mở rộng gần như tối đa: được thanh toán thực chi, không có trần thanh toán trong điều trị nội trú, không cùng chi trả (trừ một số dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế), được thanh toán một số chi phí mà trước đây không có như chi phí điều trị do tai nạn giao thông, chi phí thủ thuật, phẫu thuật, chi phí vật tư tiêu hao y tế. Kết quả là số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân tăng nhưng quỹ bị thiếu hụt nghiêm trọng: Năm 2005 số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân là 1.534.233 người, năm 2006 là 3.069.550 người, gấp 10 lần số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân của năm 2004. Theo số liệu quyết toán của BHXH Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005 quỹ khám chữa bệnh BHYT tự nguyện bắt đầu bị mất cân đối thu chi: năm 2005 thiếu 246 tỷ đồng, năm 2006 thiếu 1260 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung ở BHYT tự nguyện nhân dân, quỹ BHYT tự nguyện học sinh cũng bị thiếu nhưng không nhiều, chỉ vượt 10-15% số thu BHYT học sinh. Trước tình trạng quỹ BHYT tự nguyện bị thiếu hụt nghiêm trọng, BHXH Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu thu chi và tình hình triển khai BHYT tự nguyện tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, qua đó tìm hiểu, xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến chi phí khám chữa bệnh BHYT tự nguyện. Có một thực tế là tỉnh, thành phố nào, số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân càng nhiều, thì quỹ BHYT tự nguyện bị bội chi càng lớn. Qua kiểm tra ngẫu nhiên 487 trường hợp bệnh nhân BHYT tự nguyện, có chi phí KCB tương đối lớn trong một quý, thì hầu hết các trường hợp này rơi vào tình trạng vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay để KCB. Đây có thể coi là ví dụ điển hình của việc “lựa chọn ngược” của BHYT tự nguyện, cứ khi nào có bệnh nặng, phải điều trị tại bệnh viện, khi đó người dân mới mua thẻ BHYT. Vì vậy, BHXH Việt Nam đã tạm dừng việc triển khai BHYT tự nguyện cho các đối tượng tham gia lần đầu, đề nghị liên Bộ nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định, hướng dẫn về BHYT tự nguyện trong những tháng đầu năm 2007. - Tháng 3/2007, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, thay thế cho Thông số 22. Thông tư số 06 hướng dẫn bỏ hai loại đối tượng BHYT tự nguyện nhân dân là hội viên hội đoàn thể, và thân nhân người lao động, thân nhân của hội viên hội đoàn thể, chỉ còn một đối tượng duy nhất là thành viên hộ gia đình, đồng thời thực hiện việc cùng chi trả chi phí KCB, có thêm điều kiện tham gia đủ lâu mới được quỹ BHYT thanh toán đối với một số bệnh. Đây thật sự là một giai đoạn rất khó khăn đối với đơn vị tổ chức thực hiện chính sách, bởi các quy định của Thông tư 06 về BHYT tự nguyện đã không nhận được sự đồng tình của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là những người bệnh, những người đã có thẻ BHYT, nay thẻ hết hạn, nhưng không được mua thẻ BHYT do quy định mới… và áp lực của công luận cũng ngày một lớn. Thực tế triển khai BHYT tự nguyện năm 2007 cho thấy, số học sinh, sinh viên tham gia BHYT vẫn được giữ vững ở mức trên 8 triệu em, còn số nhân dân tham gia đã giảm đáng kể, chỉ còn 1.371.008 người, chỉ bằng 40% so với năm trước. Số thu về quỹ đạt trên 831 tỷ đồng, tăng so với năm trước do mức đóng được điều chỉnh tăng, tuy nhiên quỹ khám chữa bệnh BHYT tự nguyện vẫn thiếu 1.546 tỷ đồng, do số đối tượng nhân dân tham gia BHYT năm 2006 (trên 3 triệu người), vẫn KCB sang năm 2007. Những điều chỉnh về chính sách trong thực hiện BHYT tự nguyện theo Thông tư số 06 của liên Bộ chưa đủ thời gian để có thể điều chỉnh, khắc phục những vấn đề cần thiết, thì một lần nữa liên Bộ lại phải thực hiện việc sửa đổi một số điểm của Thông tư số 06 vì mục tiêu an sinh xã hội, kết quả là 10/12/2007, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 06: quy định mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là mức tối đa quy định tại thông tư số 06, bỏ điều kiện quy định tỷ lệ số đông trong triển khai, ai muốn tham gia đều được đáp ứng, không phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình, trong cộng đồng. * BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam năm 2008: - Điều kiện triển khai: Theo cá nhân, bỏ điều kiện có đủ tỷ lệ theo số đông trong cộng đồng mới được tham gia. - Mức đóng phí BHYT: Khu vực thành thị (các quận nội thành) là 320.000 đồng/người/năm, khu vực nông thôn (các quận ngoại thành) là 240.000 đồng/người/năm. - Quyền lợi được hưởng: Cũng giống như bệnh nhân BHYT bắt buộc, bệnh nhân BHYT tự nguyện nhân dân khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội, ngoại trú, bao gồm: + Khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng; + Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng; + Thuốc, dịch truyền theo danh mục Bộ y tế quy định; + Máu và các chế phẩm của máu; + Các phẫu thuật, thủ thuật; + Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh. Khác với bệnh nhân BHYT bắt buộc không phải cùng chi trả, bệnh nhân BHYT tự nguyện nhân dân được thanh toán 80% chi phí KCB theo quy định (trừ chi phí điều trị ngoại trú dưới 100.000 đ thì được thanh toán 100%). Riêng đối với các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế thì được thanh toán 80% chi phí nhưng không được vượt quá hai mươi triệu đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, phần còn lại người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB. Thời gian để được hưởng quyền lợi BHYT: Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi theo quy định sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn. Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn sau 180 ngày kể từ ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn. Thẻ có giá trị sử dụng và được hưởng quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau 270 ngày kể từ ngày đóng BHYT lần đầu hoặc gián đoạn. Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia BHYT liên tục đủ 36 tháng, từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì được cơ quan BHXH thanh toán 50% chi phí các loại thuốc này. 2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 2.2.1 Thuận lợi Công tác triển khai BHYT TN đã nhận được sự phối hợp, quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền sự phối hợp của các sở, ban ngành ở địa phương và sự hưởng ứng ngày càng đông đảo của nhân dân. Trong tổ chức thực hiện BHYT TN đối với học sinh – sinh viên (HSSV) có một số thuận lợi sau: Đặc điểm của đối tượng HSSV là: Chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân cả nước (gần 20%) sinh hoạt tập trung thuận lợi cho việc triển khai. Công tác thông tin tuyên truyền được tập trung tại trường học, mặt khác thông qua nhà trường việc thu phí cũng trở nên dễ dàng hơn cho cán bộ BHYT cơ sở. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, liên bộ, các cấp ủy đảng chính quyền, sở, ban ngành địa phương. Tiếp đến BHYT HSSV không hạn chế trần tối đa chi phí KCB một đợt khám và điều trị cũng như số lần khám và điều trị do đó nhiều trường hợp HSSV tham gia BHYT có chi phí KCB đến hàng chục triệu đồng thậm chí lên đến 100 triệu đồng cũng được cơ quan BHYT thanh toán từ đó tăng phần hấp dẫn của chương trình BHYT HSSV. Một thuận lợi cơ bản nữa đó là BHYT HSSV phần nào đáp ứng được nguyên tắc số đông bù số ít do đó mức tham gia thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT được dễ dàng hơn Đối với BHYT TN nhân dân trong quá trình triển khai cũng có nhiều điều kiện thuận lợi đáng kể, cụ thể là: Tính đặc trưng của BHYT đó là phát triển BHYT TN tiến tới BHYT toàn dân đã được khẳng định trong văn kiện của Đảng và nhà nước ta. Do việc thực hiện và phát triển BHYT không phải là nhiệm vụ của riêng cơ quan nào, ngành nào mà nó trở thành một và chính sách của đảng và nhà nước tại địa phương. Tính ưu điểm của chính sách BHYT do nhà nước tổ chức thực hiện và cụ thể của BHYT nhân dân đó là: Người tham gia BHYT TN được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại sơ sở y tế, được khám chữa bệnh ngoại trú theo tuyến chuyên môn kĩ thuật phù hợp không hạn chế số lần, mức phí tham gia thấp so với mức bình quân chung của đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. 2.2.2 Khó khăn. Khó khăn chung trong việc thực hiện BHYT TN là tình trạng bội chi quỹ KCB BHYT vẫn tiếp tục tăng với mức độ nghiêm trọng diễn ra trong năm 2005 và 2006. Sự gia tăng chi phí y tế và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ kĩ thuật cao trong KCBC cùng với khả năng không kiểm soát được kinh phí BHYT TN trong giai đoạn hiện tại. Ngoài ra chính sách BHYT TN chưa được những người dân trong độ tuổi trẻ khỏe đón nhận một cách tích cực chỉ có những người có nhu cầu về KCB quan tâm và tham gia BHYT TN. Mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác về BHYT tự nguyện tại các địa phương chưa thật ổn định, trình đọ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những thuận lợi trong việc triển khai BHYT TN đối với HSSV thì còn những khó khăn mà BHXH Việt Nam đang gặp phải như sau: Phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của bảo hiểm thương mại trong triển khai BHYT cho HSSV. Kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, ở nước ta hiện nay dân số sống ở nông thôn vẫn chiếm chủ yếu, lứa tuổi học sinh còn tập trung nhiều ở nông thôn do hậu quả sinh đông con từ thế hệ trước để lại. Thêm vào đó kinh tế ở nông thôn còn nhiều khó khăn nên việc tham gia BHYT TN cho con em mình là điều rất khó. Khâu tiếp đón HSSV đến KCB tại các cơ sở y tế với tinh thần thái độ của nhân viên y tế chưa tốt, thủ tục để hưởng chế độ BHYT nhiều khi còn phức tạp, phiền hà…Do đó những bậc làm cha làm mẹ sẽ khó đồng ý cho con cái mình tham gia vì đây là loại hình BHYT tự nguyện không ép buộc ai. Trong thực hiện BHYT TN cho nhân dân cũng vướng phải những khó khăn: - Đối tượng rất phong phú BHYT TN nhân dân rất khó khăn trong việc đưa ra một hoặc những mô hình thu hút được nhiều người quan tâm tham gia cũng như thông suốt trong quá trình thực hiện. Công tác thông tin tuyên truyền vận động đến người dân còn hạn chế: Chưa tranh thủ được sự ủng hộ đúng mức của các cấp đảng ủy chính quyền địa phương đoàn thể, tổ chức xã hội đối với với việc thực hiện BHYT trong nhân dân, chưa tác động được đến sự chuyển biến về dân trí cũng như thói quen của người dân đối với việc tham gia BHYT TN Đại đa số người dân lao động nước ta là thu nhập thấp, tính chất công việc và đời sống lại gặp nhiều khó khăn nên đã hình thành thói quen tiết kiệm coi trọng lợi ích trước mắt, khi gặp ốm đau phần lớn mọi người đều tìm cách chữa trị tại nhà khi bệnh tình trở thành nặng rồi mới đến bệnh viện… 2.3 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN. 2.3.1 Quản lí đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Ngoài BHYT bắt buộc, việc mở rộng khai thác phát hành thẻ cho khu vực BHYT TN đã được quan tâm thực hiện, tạo tiền đề cho việc tiến tới BHYT toàn dân. Trong đó các đối tượng được ưu tiên phát triển tham gia BHYT TN bao gồm: Học sinh, sinh viên, thân nhân người lao động hay của hội viên hội đoàn thể, hộ gia đình. BHYT TN là một loại hình bảo hiểm do vậy một nguyên tắc không thể thiếu là “Số đông bù số ít” chính vì vậy mà việc mở rộng đối tượng tham gia của BHYTN ở nước ta gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình triển khai, mở rộng BHYT TN ở nước ta hiện nay. Trong thực tế đang xảy ra “sự lựa chọn ngược” từ cộng đồng người tham gia tức chỉ khi ốm đau mới phát sinh nhu cầu mua thẻ BHYT. Tức là đông đảo người tham gia đóng góp vào một quỹ chung để chi trả cho số ít những người không may gặp rủi ro mà BHYT là ốm đau bệnh tật. Bất kì một loại hình bảo hiểm nào đi chăng nữa nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì sẽ không thể hoạt động, không thể phát huy tác dụng, cho dù quỹ BHYT TN được ngân sách nhà nước bảo trợ, nhưng ngân sách nhà nước không phải là vô hạn. Từ thực tế triển khai BHYT TN, thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN, thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN nhân dân cao vượt trội hơn so với các nhóm đối tượng khác, nhiều người vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay để đi KCB, các trường hợp bệnh nặng có chí phí KCB khá lớn là phổ biến… Như vậy, ở đây có vấn đề của công tác khai thác, thu, phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân dân. Nhìn trên tổng thể, số người tham gia BHYT TN nhân dân hiện nay vẫn tối thiểu (chiếm 7,5%) so với “thị trường tiềm năng” (trên 40 triệu người) thuộc diện vận động tham gia BHYT. Trong tình huống này điều không tránh khỏi là những người đã có bệnh, những người cao tuổi, những người có nhu cầu khám chữa bệnh sẽ quan tâm và mong muốn được tham gia BHYT TN. Hơn nữa việc kê khai không đúng và những hạn chế trong kiểm tra danh sách người tham gia BHYT TN. Nhóm hội viên đoàn thể và thân nhân người lao động tham gia BHYT tự nguyện khá đông ở các địa phương, mặc dù đã có những quy định về điều kiện thực hiện, song phải nói là nhiều tổ chức hội, đoàn thể, cơ quan đơn vị và người lao động đã kê khai danh sách mua thẻ BHYT không đúng thiếu trung thực. Tình trạng phổ biến là hợp thức hóa các thủ tục nhằm đáp ứng các điều kiện quy định, đưa người đã có bệnh ngoài phạm vi hướng dẫn vào danh sách mua BHYT và vấn đề ở đây là các cơ quan, đơn vị và tổ chức lập. Trong triển khai BHYT TN nhân dân đã buông lỏng công tác thẩm định và kiểm tra danh sách người tham gia BHYT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009.doc
Tài liệu liên quan