MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP 3
I. Khái quát những vấn đề cơ bản về vốn trong doanh nghiệp 3
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3
2. Các đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh 5
3. Phân loại vốn kinh doanh 8
3.1. Vốn cố định 8
3.2. Vốn lưu động 9
4. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 10
4.1. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp xét về mặt pháp lý: 10
4.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp xét về mặt kinh tế: 10
II. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11
1. Thế nào là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh? 11
2. Thực trạng về sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng 11
3. Tại sao phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 13
4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 14
4.1. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 14
4.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 15
4.3. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 18
5. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp xây dựng 19
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 21
1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 21
2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 22
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM SỐ 1 24
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Constrexim số 1 24
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Constrexim số 1 24
2. Các giai đoạn phát triển nổi bật của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 25
3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings 26
3.1. Quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings 26
3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ Constrexim Holdings 26
4. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 27
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Constrexim số 27
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty 29
5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 32
5.1. Khái quát về sản phẩm của ngành xây dựng 32
5.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng 32
5.3. Đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 32
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 33
1. Đặc thù sử dụng vốn trong ngành xây dựng 33
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 34
3. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 35
3.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 35
3.2. Quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty 37
3.3. Quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty 40
III. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 43
1. Hạn chế trong việc sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 43
2. Hạn chế trong việc sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 43
3. Một số hạn chế khác 45
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM SỐ 1 47
1. Định hướng kinh doanh và phương hướng sử dụng vốn kinh doanh của công ty 49
1.1.Mục tiêu và phương hướng kinh doanh 49
1.2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng vốn kinh doanh 51
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty 53
2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 53
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 55
3. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp khác 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức “Công ty mẹ – Công ty con” của Constrexim ra đời trên nền tảng Xí nghiệp Xây dựng ssó 1 theo quyết định số 321/TCHC của Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings).
Giai đoạn 4: Ngày 20 tháng 12 năm 2004 theo quyết định số 2025/QĐ-BXD của Bộ Trưởng Xây dựng, Công ty Xây lắp và Xuất nhập khẩu số 1 được cổ phần hoá và chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Constrexim số 1 (Constrexim No. 1).
3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings
3.1. Quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings
- Công ty Cổ phần Constrexim số 1 là Công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings) trong tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con.
- Công ty mẹ Constrexim Holdings và Công ty Cổ phần Constrexim số 1 là các pháp nhân độc lập, quan hệ hợp tác bình đẳng trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
- Công ty Cổ phần Constrexim số 1 có các quyền lợi và nghĩa vụ là công ty con trong điều lệ thí điểm tổ chức và hoạt động theo quy chế tài chính nội bộ của Công ty mẹ Constrexim Holdings, phù hợp với pháp luật hiện hành.
- Khi có sự thay đổi về địa lý của Công ty mẹ thì sẽ bổ sung phù hợp.
3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ Constrexim Holdings
Được sử dụng thương hiệu Constrexim Holdings với tư cách là Công ty mẹ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm logo, tên gọi, năng lực kinh doanh và địa vị pháp lý của Công ty mẹ
- Được tham gia vào các dự án đầu tư kinh doanh do Công ty mẹ là chủ đầu tư hoặc do Công ty mẹ khai thác, tìm kiếm được.
- Được Công ty mẹ hỗ trợ trong các hoạt động tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường, đầu tư nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật.
- Được tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng lao động hoặc cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng, và các quyền khác của người lao động.
- Công ty tự hạch toán quản lý tài chính, đầu tư, được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng các dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đăng ký hàng năm với Công ty mẹ.
- Thực hiện nghĩa vụ chi trả lợi tức cổ phần cho Công ty mẹ theo đúng quy định đối với các cổ đông của Công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tài chính, kế toán và các báo cáo khác đối với Công ty mẹ. Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính và các hoạt động đầu tư và các mục đích kinh doanh khác của Công ty, đảm bảo tuân thủ về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán hạch toán theo chế độ kiểm toán do Nhà nước và Công ty mẹ quy định.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng phần vốn góp của Công ty mẹ tại Công ty Cổ phần Constrexim số 1.
- Chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về các khoản tín dụng đã được Công ty mẹ bảo lãnh cho Công ty vay theo hợp đồng bảo lãnh.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động thực hiện quy chế dân chủ tham gia quản lý Công ty.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia, quốc phòng.
4. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Constrexim số 1
Công ty Cổ phần Constrexim số 1 hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để quan hệ giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty có một bộ máy quản lý khá hoàn chỉnh, với chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được phân chia rõ ràng. Nguồn nhân lực được xác định là quan trọng nhất quyết định đến thành bại trong chiến lược phát triển Công ty, cũng như thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Công ty đề ra, trong đó vào trò của người lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ kỹ sư và công nhân là tài sản lớn nhất của Công ty Cổ phần Constrexim số 1.
Sơ đồ số 1
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Phòng kinh doanh xnk & tiếp thị
P. đầu tư & pt dự án
Xí nghiệp xây dung số 3
Xí nghiệp xây dung số 3
Xí nghiệp xây dung số 3
Đội thi công số 1
Đội thi công số 2
Đội thi công số 1
Đội thi công số 1
Đội thi công số 2
Đội thi công số 2
Dự án đầu tư 3
Dự án đầu tư 2
Dự án đầu tư 1
Đại lý
Cửa hàng 2
Cửa hàng 1
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc dự án
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
4.2.1. Đại hội đồng cổ đông
- Đại hội đồng cổ đông bao gồm đại hội đồng cổ đông thường niên và đại cổ đông bất thường, là cơ quan quyết đinh cao nhất của công ty.
- Quyền lực của đại hội đồng cổ đông được thông qua: cuôc họp của Đại hội đồng cổ đông thành lập, các cuộc họp của đại hội đồng cổ đông thường niên.
- Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho 51% vốn điều lệ chấp nhận.
4.2.2. Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty như: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và ý kiến lên đại hội đồng cổ đông, kiến nghị biến pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.2.3. Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện quyền, nghĩa vụ của Công ty không thuộc quyền Đại hội cổ đông gồm 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.
- Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
4.2.4. Giám đốc Công ty
- Là người đứng đầu Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật, theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như toàn bộ các vấn đề liên quan khác.
4.2.5. Phó giám đốc
Gồm phó giám đốc Kỹ thuật và Phó giám đốc hành chính, người giúp giám đốc phụ trách những vấn đề liên quan cũng như chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng ban mình.
4.2.6. Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác pháp chế hành chính quản trị, xây dựng bộ máy quản lý chung, điều hành các công việc, sự vụ toàn công ty. Quản lý vệ sinh lao động và quỹ tiền lương, phân phối tiền lương cho Công ty, quản lý và thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ và pháp chế hành chính, quản lý con dấu của Công ty, quản lý và thực hiện công tác lễ tân, sắp xếp các cuộc hội nghị của Công ty, lập và điều độ lịch công tác của giám đốc, ấn loát công văn, giấy tờ, in đồ án, thực hiện quan hệ giao dịch với các địa phương nơi Công ty đặt trụ sở, Quản lý mặt bằng, đất đai, nhà xưởng và hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, trang thiết bị hành chính của Công ty, quản lý đời sống công cộng của Công ty như điện, nước, an ninh trật tự, thực hiện các vấn đề liên quan đên các chế độ đối với người lao động, lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo…
4.2.7. Phòng tài chính – kế toán
- Chức năng: Lưu trữ, theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, toàn bộ hồ sơ chứng từ về số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý điều hành về lĩnh vực tài chính, kế toán của Công ty.Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo về các công nợ các đội, về các công tác thanh quyết toán khối lượng hoàn thành hoặc dở dang của đội. Lập kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo Công ty. Thực hiện chế độ định kỳ báo cáo với Công ty mẹ.Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của nhà nước, đề xuất ý kiến về hợp đồng khoán và hạn mức tín dụng cho công trình khi mở công trình mà chưa có tạm ứng của bên A.
+ Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Dự thảo và đề suất ý kiến về các khoản mục của hợp đồng.
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê, tiền vốn, tài sản, thuế GTGT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, nguồn vốn, ngân quỹ… Xây dựng kế hoach và nhân lực kế toán cho Công ty.
+ Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên.
+ Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước. Cân đối nguồn tài chính với nhu cầu sử dụng vốn, trình các phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất
+ Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp, tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suúat dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của nhà nước…).
4.2.8. Phòng kế hoạch kỹ thuật
- Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, điều hoà công việc, quản lý tiến độ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Kiểm soát chất lượng của các bản vẽ công trình và chất lượng các công trình nói chung của Công ty.
4.2.9. Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
- Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm đối tác kinh doanh và cung cấp thông tin cho các bộ phận khác có liên quan về tình hình xuất nhập khẩu trong Công ty.
4.2.10. Ban đầu tư các dự án
- Nghiên cứu thị trường, lập và đầu tư vào các dự án có khả thi đem lại lợi nhuận cho công ty.
4.2.11. Các xí nghiệp sản xuất
Có nhiệm vụ khảo sát, thiết kế và lập dự án thi công cho các công trình, tổ chức thi công xây lắp các công trình…
5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng
5.1. Khái quát về sản phẩm của ngành xây dựng
Thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng là đặc thù sản xuất trong xây dựng. Trong ngành xây dựng, các sản phẩm thường có quy mô lớn và được tiến hành trong thời gian dài. Vì vậy sản phẩm xây dựng thường được chia ra làm loại: sản phẩm trung gian (các công trình đang thi công, các hạng mục đã được bàn giao) và sản phẩm cuối cùng (các công trình đã bàn giao và được đưa vào sử dụng).
5.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là chiếm diện rộng, vật liệu và phương tiện thi công phải chuyển từ nơi khác đến địa điểm xây dựng, ngoài ra việc chiếm diện tích rộng còn làm cho việc bảo vệ, giữ gìn trong quá trình xây dựng khó khăn. Một đặc điểm nữa của sản phẩm xây dựng là thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, xây dựng hàng năm, nhiều năm nên tác động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn. Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, của con người, nhiều khi thay đổi chủ trương trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình “chắp vá”, thiếu tính nhất quán và không đồng bộ. Sản phẩm xây dựng cũng đa dạng, nhiều hình thái khác nhau như xây dựng nhà máy khác xa xây dựng cầu đường, đê kè, nhà cửa, trạm xưởng…. Ngoài ra, sản phẩm xây dựng còn có nhiều người, có các chủng loại nghề nghiệp khác nhau tham gia nên nó có tình phức hợp. Hoạt động tổ chức xây dựng đòi hỏi phải có trình độ tổ chức khoa học cao cũng như sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và cả quốc phòng.
5.3. Đặc điểm của sản xuất trong xây dựng
- Sản xuất xây dựng phải thi công theo đúng bản vẽ đã được được duyệt cho từng trường hợp cụ thể vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Với công trình xây dựng một số chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình mang lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Qua đó các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn then, chi tiết khi tham gia tranh thầu thì mới đạt được kết quả.
- Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia thi công phải cùng nhau phối hợp thực hiện phần việc của mình. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có sự phối hợp cao trong tổ chức sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, tư vấn hay thầu chính và các đơn vị thầu phụ.
- Chu kỳ sản xuất hay còn gọi là thời gian xây dựng công trình thường kéo dài dẫn đến việc vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của các công ty xây dựng thường bị ứ đọng lại, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do trình độ của khoa học công nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài. Vì vậy nhân tố thời gian là điều mà các doanh nghiệp cần chú ý đến.
- Một đặc điểm nữa trong ngành xây là thiếu tính ổn định và luôn biến đổi theo các công trình ví dụ như các công cụ lao động, con người luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác.Vì vậy các công ty xây dựng phải tăng cường tính cơ động, linh hoạt trong khâu vận chuyển công cụ lao động.
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1
1. Đặc thù sử dụng vốn trong ngành xây dựng
- Sản phẩm là các công trình xây dựng có thời gian thi công dài, khả năng được hoàn vốn chậm nên vốn của doanh nghiệp xây dựng thực hiện kinh doanh luôn có tốc độ quay vòng chậm hơn so với các doanh nghiệp khác.
- Các công trình xây dựng thường được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn hoàn thành theo tiến độ thi công. Khi bên chủ đầu tư nghiệm thu công trình sẽ thực hiện hoàn vốn và doanh nghiệp lấy đó làm căn cứ để tính doanh thu. Phần vốn được hoàn sẽ bù đắp chi phí bỏ ra ban đầu, vì vậy vốn trong doanh nghiệp xây dựng có thể không cần lớn tương ứng với quy mô các công trình nhận thi công.
- Tạm ứng vật liệu xây dựng, máy móc thi công … là hình thức chủ yếu trong việc cung ứng vốn trong ngành xây dựng. Khối lượng vốn tạm ứng cho các công trình xây dựng là rất lớn và được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hạng mục hoàn thành.
- Vốn được chu chuyển theo quy trình giữa chủ đầu tư, công ty và công trình xây dựng.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Sau 3 năm thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ – con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holding) thuộc bộ xây dựng đã đạt được hiệu quả kinh tế khá nổi bật và từng bước phát triển ổn định. Công ty Cổ phần Contrexim Số 1 thuộc mô hình thí điểm này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Gía trị tổng sản lượng là điều kiện tiên quyết để đánh giá khả năng phát triển trong đó giá trị tổng sản lượng xây lắp luôn đóng vai trò chủ đạo trong công ty. Để thấy rõ được tình hình sử dụng vốn tại công ty ta có thể xem xét kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty:
STT
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2005
2006
2007
2005/2006
2006/2007
1
Doanh Thu
16.187
24.315
38.027
150,2
156,4
2
Lợi nhuận
357
574
791
160,8
137,8
3
Tỷ suấtLN/DTT* 100
2,205
2,36
2,08
107
88,1
4
Nộp NSNN
735
1.348
1503
83,4
11,5
5
Tổng quỹ lương
1.634
2.198
2.324
134,5
5,7
6
TNBQ1người/1 tháng
0,67
1,032
1,1
54
70,7
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Xây lắp và XNK số 1
Qua bảng Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta có thể thấy: Doanh thu năm 2006 tăng 8.128triệu đồng tương ứng với 49,1% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế tănt 60,8% so với năm 2005 về số tuyệt đối tương ứng với 217 triệu đồng. Năm 2001 nộp Ngân sách nhà nước năm 2001 tăng 83,4% so với năm 2005 tương ứng với 613 triệu đồng. Qua bảng số liệu ta cũng có thể thấy đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng so với năm 2005 tăng 54%. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước, công ty đã đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra năm 2006 là 43%. Như vậy có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 có những bước phát triển khá so với năm 2005, công ty kinh doanh có lãi. Sở dĩ có kết quả trên là do năm 2007 doanh nghiệp vẫn không ngừng tiến độ xây dựng. Một số công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, được bàn giao và đi vào sử dụng. Đồng thời, công ty cũng tập trung vào đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại và đã từng bước tăng hiệu quả lao động cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất, mở rộng sản xuất để thu được lợi nhuận cao hơn.
3. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1
3.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản lưu động và tài sản cố định là công cụ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hình thành hai loại tài sản này cần có các nguồn tài trợ tương ứng, gồm cả nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nhu cầu sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đầu tư cho nguyên vật liệu, máy móc thiết bị là rất lớn, vì vậy ta cần xem xét mức độ đảm bảo nguồn vốn khi đầu tư vào loại tài sản này để có chính sách huy động hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản.
Tình hình đảm bảo nguồn vốn dài hạn tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1:
Tình hình đảm bảo nguồn vốn dài hạn năm 2005 – 2007
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vốn dài hạn
12.179
13.148
23.703
- Vốn chủ sở hữu
5.774
4.335
9.493
- Nợ dài hạn
6.405
8.813
14.210
2
TSCĐ & đầu tư dài hạn
9.888
11.209
15.117
- Tài sản cố định
8.650
10.427
14.023
- Xây dựng cơ bản dở dang
1.238
782
1.094
3
Nhu cầu đầu tư dài hạn TSCĐ
2.291
1.939
8.586
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Constrexim số 1
Để tiến hành thi công các công trình xây dựng, ngoài việc chuẩn bị máy móc thiết bị, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ lượng vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2005 - 2007
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nợ ngắn hạn
2.582
9.156
12.807
2
Các khoản phải thu
1.843
5.820
9.816
3
Hàng tồn kho
412
866
2104
4
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
327
2470
887
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Constrexim số 1
Do đặc thù là doanh nghiệp xây dựng nên phần tạm ứng nằm trong phần tài sản lưu động khác của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Mặc dù doanh nghiệp đủ vốn để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho nhưng để tài trợ cho phần tạm ứng lớn thì vốn ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ khả năng. Vì thế, doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn dài hạn để bù đắp cho phần tài sản lưu động còn lại. Điều này làm cho doanh nghiệp phải chịu chi phí đi vay cao hơn là dùng các khoản nợ ngắn hạn, điều này dẫn đến việc lãng phí trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần cho tài sản lưu động như hàng tồn kho, các khoản phải thu. Năm 2005 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là 327 triệu đồng. Đến năm 2006 nhu cầu lên tới 2.470 triệu đồng là do các khoản phải thu tăng từ 1.843 triệu đồng năm 2005 lên 5.820 triệu đồng năm 2006 đồng nghĩa với việc tăng 2,86 lần. Năm 2007 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp giảm con 887 triệu đồng do các khoản phải thu tăng lên là 9.816 triệu đồng tức là tăng 68,8% so với năm 2006.
3.2. Quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty
* Cơ cấu tài sản cố định của Công ty
Việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp vì tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Nó phản ánh những nét cơ bản về công tác đầu tư dài hạn của công ty, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của trang thiết bị công ty.
Cơ cấu giá trị tài sản cố định của Công ty được thể hiện:
Bảng 3:
Cơ cấu giá trị tài sản cố định của Công ty theo số tuyệt đối
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Ng. giá
GTCL
Ng. giá
GTCL
Ng. giá
GTCL
1
Nhà cửa,vật kiến trúc
1.758
965
1.606
703
1.296
1.058
2
Máy móc, thiết bị
10.666
7.243
9720
6.893
14.341
9.913
3
Phương tiện vận tải
890
442
3.993
2.831
3.481
3.052
4
Tổng cộng
13.341
8650
15.319
10.427
19.118
14.023
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Constrexim số 1
Bảng 4:
Cơ cấu giá trị tài sản cố định của Công ty theo tỷ lệ %
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Ng. giá
GTCL
Ng. giá
GTCL
Ng. giá
GTCL
1
Nhà cửa,vật kiến trúc
13,1
11
11,2
10,5
6,8
7,5
2
Máy móc, thiết bị
79,2
84
60,9
63,5
81,8
70,7
3
Phương tiện vận tải
6,7
5
27,9
26
18,2
21,8
4
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Constrexim số 1
Với hoạt động chính là xây dựng và thi công các công trình nên công ty có cơ cấu tài sản có định rất đặc trưng, phần lớn là máy xúc, máy ủi, máy ép cọc…được đầu tư bằng vốn của công ty. Các máy móc thuê ngoài hoặc thuê lại của các đơn vị nội bộ chiếm tỷ trọng nhỏ nên chi phí hình thành và sử dụng của máy móc thiết bị lớn. Gía trị phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản cố định vì doanh nghiệp chủ yếu đi thuê ngoài nên phần lớn phụ thuôc vào nhà cung cấp. Trong tương lai công ty cần đầu tư cho các phương tiện vận tải để ổn định sản xuất .
* Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 5:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2005 – 2007
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
% tăng giảm 2006/2005
% tăng giảm 2007/2006
2005
2006
2007
1
Doanh thu
16.187
24.315
38.027
49.1
56.4
2
Lợi nhuận trước thuế
357
574
791
60.8
37.8
3
Ng. giá bình quân TSCĐ
10.561
13.218
17.811
25.15
34.75
4
Vốn cố định bình quân
8.332
9.538,5
12.225
31.1
19.7
5
Số tiền khấu hao luỹ kế
4.691
4.892
5.3
4.3
8.34
6
Nguyên giá TSCĐ
13.341
15.315
19.118
14.8
24.83
7
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
1.533
1.84
2.135
20
116
8
Mức sinh lợi TSCĐ
0.034
0.043
0.044
26.5
2.3
9
Hệ số hao mòn TSCĐ
0.35
0.32
0.28
( 8.6 )
( 12.5 )
10
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
1.943
2.55
3.11
31.2
21.96
11
Doanh lợi vốn cố định
0.043
0.053
0.06
23.25
13.21
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Constrexim số 1
So với năm 2005, chỉ tiêu mức sinh lợi của tài sản cố định tăng lên 0,043 tương ứng với tỷ lệ phần trăm là 26,5%. Năm 2007, mức sinh lợi của tài sản cố định tăng lên 0,001 so với năm 2006, cho thấy việc đầu tư vào tài sản cố định có thu được hiệu quả. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là 1,84 năm 2006 có nghĩa là 1 đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 1,84 đồng doanh thu và tạo ra 0,043 đồng lợi nhuận so với năm 2005 là tăng 0,009 đồng. Năm 2007 một đồng tài sản cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh thù thu được 2,135 đồng doanh thu và tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận. Qua đó có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định đã tăng nhưng do đầu tư đổi mới liên tục trong 2 năm 2006, 2007 nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định vẫn chưa đáp ứng được việc đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
3.3. Quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty
* Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty
Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6:
Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
06/05 (lần)
Chênh lệch
06/05 (lần)
2005
2006
2007
I. Tiền
201
434
527
2,15
1,2
II. Khoản phải thu
1.843
5.82
9.816
3,15
1,7
1. Phải thu khách hàng
1.152
5.045
8.962
3,7
1,8
2. VAT được khấu trừ
156
207
219
1,3
1,05
3. Phải thu nội bộ
227
520
531
2,3
1,02
4. Phải thu khác
8
48
104
6
2,16
III. Hàng tồn kho
412
866
2.104
2,1
2,4
1. NVL tồn kho
35
176
203
5,02
1,15
2. CC-DC tồn kho
74
180
385
2,4
2,13
3. CPSXKD dở dang
303
510
1,516
1,7
2,97
IV. TSLĐ khác
2.829
3.975
8.946
1,4
2,25
1. Tạm ứng
2.771
3.779
8.651
1,36
2,3
2. Chi phí trả trước
25
11
92
(0,44)
8,36
3. CP chờ kết chuyển
13
36
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24871.doc