MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT 3
CHI NHÁNH HÀ NỘI. 3
1. Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 3
1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng liên doanh lào việt nam, chi nhánh Hà Nội: 3
1.1.1. Lịch sử hình thành của ngân hàng liên doanh lào việt nam ,chi nhánh Hà Nội: 3
1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 4
Hình 1: tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Hà Nội 4
1.2 Tình hình hoạt động của LVB , chi nhánh Hà Nội trong những năm qua. 11
1.2.1. Những hoạt động chính 11
1.2.2. Những kết quả đạt được 14
2. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 27
2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, chi nhánh Hà Nội. 27
2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt ,chi nhánh Hà Nội. 31
2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 31
2.3. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 46
2.4. Ví dụ về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doan Lào - Việt chi nhánh Hà Nội. 48
2.5. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội 63
2.5.1. Những kết quả đạt được. 63
2.5.2. Những vấn đề tồn tại. 65
CHƯƠNG 2 72
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 72
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 72
TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT 72
2.1. Định hướng nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội 72
2.1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu 72
2.1.2. Định hướng công tác tín dụng 72
2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại LVB, chi nhánh Hà Nội 73
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định 73
2.2.2. Giải pháp về thông tin. 75
2.2.3 Giải pháp về nhân tố con người. 76
2.2.4. Giải pháp về chiến lược khách hàng 78
2.2.5 Giải pháp về ứng dụng công nghệ 79
2.2.6 quyết nhanh chóng những vướng mắc trong việc thế chấp tài sản 81
2.2.7 Giải pháp về tổ chức điều hành. 82
2.3. Một số kiến nghị 83
2.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ, Bộ và ngành quản lý có liên quan. 83
2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác. 84
2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư. 84
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 87
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đông, các văn bản cam kết của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp về số lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán.
Đối với dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải điều tra tính đúng đắn của tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, dánh giá phân tích về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên, giấy phép khai thác, xây dựng
c/Thẩm định địa điểm xây dựng dự án.
Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần nghiên cứu các điểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện cho việc vận chuyển, giao dịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển giao dịch. Cũng cần xét đến khía cạnh cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi trường có liên quan đến địa điểm.
Những vấn đề cần xem xét khi thẩm định về địa điểm.
Vị trí xây dựng dự án có phù hợp với quy hoạch chung không.
Diện tích xây dựng có khả năng mở rộng khi sản xuất phát triển, đáp ứng những yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.
Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng dự án: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc.
Các chính sách của nhà nước về khuyến khích hay hạn chế phát triển kinh tế ở khu vực lựa chọn dự án. Phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng...
d/ Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án
Đánh giá về tổ chức quản lý, thực hiện dự án trên các mặt sau:
- Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư
a/Đánh giá tính toán về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn vốn.
Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình của dự án.
Tất cả số liệu tính toán trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước lượng, việc đánh giá tính toán cũng không được chính xác. Do đó, điều quan trọng là đánh giá vốn đầu tư gần sát với chi phí phát sinh thực tế, tránh tình trạng đánh giá vốn quá cao hoặc quá thấp. Nếu đánh giá quá cao thì chi phí vốn dự án cao, sẽ gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn và chi phí trả ngân hàng sẽ lớn, sản phẩm sẽ có giá thành cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu tính toán vốn quá thấp sẽ làm cho chi phí dự án bị thiếu hụt trong quá trình xây lắp và vận hành, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ...làm cho hiệu quả dự án không cao.
Cả hai điều kiện trên đều ảnh hưởng đến việc cho vay và thu hồi vốn của ngân hàng. Bởi vậy, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là rất cần thiết, đây là một trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự án, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định chính xác vốn đầu tư.
Thông thường nội dung chi phí cho dự án gồm có:
- Chi phí xây dựng dự án và chi phí trước khi đưa dự án vào hoạt động.:
+ Chi phí thành lập, chi phí lập và thẩm định dự án.
+ Chi phí khảo sát và thiết kế công trình.
+ Chi phí hành chính...
- Chi phí đầu tư cho tài sản cố định.
+ Chi phí mua, thuê đất đai.
+ Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.
+ Chi phí mua công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất.
- Chi phí đầu tư cho tài sản lưu động
+ Chi phí cho nguyên nhiên vật liệu.
+ Chi phí hành chính: điện nước, hội họp...
+ Chi lương...
b/Thẩm định về nguồn vốn đầu tư
Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoạt động của dự án thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài các nguồn vốn tự có thì dự án còn sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ nguồn khác.
Muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo đầy đủ vốn, phải xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn. Nếu vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Vốn tự có thường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư.
Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu các nguồn vốn này, ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án. Việc quyết định tài trợ cho dự án ảnh hưởng đến việc quyết định tài trợ vốn cho dự án ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu xác định đúng thời điểm cho vay, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, tránh ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
c/Thẩm định về chi phí và lợi nhuận.
- Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm:yêu cầu phải tính toán được nhu cầu về vốn và tình hình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động.
- Dự trù khả năng có lãi, cần xác định các chỉ tiêu.
1*Chỉ tiêu tổng doanh thu.
2*Doanh thu thuần=Tổng doanh thu-các khoản làm giảm trừ doanh thu.
3*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho đầu năm.
4*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho cuối năm.
5*Giá trị sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra.
6*Giá trị hàng hoá bán ra=3+5-4
7*Tổng lợi nhuận=2-6
8*Thuế thu nhập doanh nghiệp
9*Lãi suất tín dụng
10*Lợi nhuận thuần=7-8-9
11*Phân phối lợi nhuận.
- Dự trù bảng tổng kết tài sản, thông qua bảng này có thể năm bắt được tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ toàn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ.
- Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của dự án.
d/Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
Có một số chỉ tiêu thường hay dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như:
- Giá trị hiện tài ròng.
- Tỷ suất nội hoàn.
- Phân tích độ nhay.
- Thời gian thu hồi vốn
- Điểm hoàn vốn.
*Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng( Net Present value: NPV)
Để xác định được NPV của một dự án cần phải thực hiện các bước sau:
+ Xác định được dòng tiền phát sinh hàng năm. Tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính. Sau đó quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mức cho việc tính toán.
+ Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án. Để tính toán chính xác mức lãi suất này, cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng của các nhân tố:tỷ lệ lạm phát, chi phí cơ hội. Trên thực tế lãi suất này được tính dựa trên lãi suất cho vay trung dài hạn cộng thêm tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ khác nhau.
NPV được xác định theo công thức:
C1 C2 Cn
NPV = - C0 + + +....+
(1+r)1 (1+r)2 (1+r)n
Trong đó: C1, C2,C3, C4,... Cn: Là các dòng tiền trong tương lai.
C0 là vốn đầu tư ban đầu.
r là tỷ lệ chiết khấu.
NPV đo lường giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án.
Nếu NPV<0 thì dự án thua lỗ.
Nếu NPV=0 thì dự án hoà vốn.
Nếu NPV>0 thì dự án có lãi. Tiêu chuẩn để dự án được chấp nhận là NPV>0.
NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án. Như vậy NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu chứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được. Để khắc phục nhược điểm này, ta tính chỉ tiêu thu hồi nội bộ.
*Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( Internal Rate of Return: IRR)
Tỷ lệ thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiêt khấu làm cho NPV=0. Người ta sử dụng IRR để thẩm định và ra quyết định đầu tư. IRR chính là tỷ lệ lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựng được để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư.
Việc xác định IRR có thể theo 3 cách.
+ Cách 1: Cho NPV=0, giải phương trình để tìm r
= 0
C1 C2 Cn
NPV = C0 + + +....+
(1+IRR) (1+IRR) (1+IRR)
+ Cách 2: Sử dụng phương pháp nội suy, để xác định IRR theo cách này cần thực hiện theo các bước.
- Bước 1: Chọn 1 lãi suất tuỳ ý tính NPV. Nếu NPV> 0 thì lấy một lãi suất chiết khấu lớn hơn để có một NPV nhỏ hơn. Nâng lãi suất cho đến khi NPV dần đến 0, gọi lãi suât đó là r1 ta có NPV1.
- Bước 2: Tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi NPV<0. Nếu số âm đó lớn thì giảm lãi suất để NPV gần đến 0, gọi lãi suất đó là r2 ta có NPV2.
- Bước 3:Tính IRR theo công thức.
NPV1
IRR = r1 + x ( r2 - r1)
NPV1 + NPV2
Khi xác định r1 và r2 nên chọn 2 lãi suất có độ chênh lệch nhỏ hơn hoặc bằng 5% sẽ cho kết quả IRR tương đối chính xác.
+ Cách 3: Sử dụng phương pháp đồ thị.
NPV
NPV1
IRR
r1 r2 r
NPV2
NPV1x(r2 - r1)
Theo đồ thị: IRR = r1 +
NPV1 + NPV2
Chỉ tiêu IRR có ưu điểm là tính giá trị thời gian của tiền và cho biết tỷ suất sinh lời của một đồng vốn nhưng lại không cho biết giá trị tuyệt đối của lợi nhuận và chỉ cho biết tỷ suất sinh lời trung bình, bỏ qua những giao động ngắn hạn. Đối với dòng tiền không thông thường thì có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0 sẽ dẫn đến sai lầm khi sử dụng IRR cho lựa chọn dự án.
*Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư
Thời gian thu hồi vốn đầu tư
Lợi nhuận ròng hàng năm của dự án
Tổng vốn đầu tư cho dự án
=
- Xác định chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư
Có thể tính lợi nhuận hoạt động trung bình hàng năm hoặc thống kê lợi nhuận qua các năm hoạt động của dự án để tính thời gian thu hồi vốn đầu tư.
- Xác định thời gian thu hồi vốn cho vay.
Tổng số vốn cho vay
Thời gian =
thu hồi vốn cho vay Khấu hao hàng + Lợi nhuận + Nguồn khác
năm của TSCĐ của dự án (nếu có)
hình thành bằng vốn vay dùng để trả nợ
hoặc:
Tổng số vốn vay
Khấu hao cơ bản Lợi nhuận của Tỷ lệ vốn vay so Nguồn khác dự án án + dự án sau x tổng vốn đầu tư + (nếu có)
khi trừ thuế
*Phân tích độ nhạy
Là việc phân tích bất trắc, rủi ro của sự thay đổi một hoặc nhiều nhân tố (giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu...) ảnh hưởng đến NPV và IRR.
Cách phân tích như sau:
- Xác định những biến số chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến hiệu quả tài chính.
- Chia tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố, ta được chỉ số nhạy cảm.
Chỉ số nhạy cảm cho ta biết sự thay đổi của NPV khi thay đổi từng nhân tố một trong khi các nhân tố khác cố định.
*Phân tích điểm hoà vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Nói một cách khác, điểm hoà vốn chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí.
Nếu doanh thu đạt thấp hơn doanh thu tại điểm hoà vốn thì việc kinh doanh sẽ bị lỗ, nếu đạt cao hơn sẽ có lãi. Vì vậy, vùng thấp hơn điểm hoà vốn là vùng lỗ và vùng cao hơn điểm hoà vốn là vùng lãi.
Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí.
Tổng chi phí gồm có định phí và tổng biến phí. Trong đó:
- Định phí gồm: - Chi phí quản lý.
- Khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí bảo hiểm, bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng.
- Chi phí thuê mượn bất động sản, máy móc thiết bị.
- Chi phí trả lãi vay, trả thuế.
- Biến phí gồm: - Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi lương.
- Chi phí phụ tùng, bao bì đóng gói.
- Chi phí vận chuyển bốc dỡ.
Ta có đồ thị thể hiện điểm hoà vốn :
Vùng lãi Doanh thu
Giá trị Tổng chi phí
Điểm hoà vốn Biến phí
Định phí
Vùng lỗ
Sản lượng
Tổng chi phí
*Sản lượng hoà vốn =
Giá bán 1 sản phẩm - Biến phí 1 đvsp
Bắt đầu từ sản phẩm vượt qua điểm hoà vốn, cứ mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ đưa lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận bằng mức lãi gộp một đơn vị sản phẩm.
Tổng định phí trong kỳ
*Điểm hoà vốn doanh số =
1 -
Tổng biến phí trong kỳ
Doanh thu
12 tháng x Doanh số hoà vốn
*Thời gian hoà vốn =
Tổng doanh số cả năm
12 tháng x tổng định phí
hoặc =
Tổng lãi gộp cả năm
-
+
-
Tổng Khấu hao Nợ gốc vay Thuế
định phí cơ bản trung dài hạn lợi tức
*Điểm hoà =
vốn trả nợ Tổng doanh thu - Tổng biến phí
Điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi doanh nghiệp phải có tiền để trả nợ vay.
Điểm hoà vốn càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao và ngược lại. Phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về sản lượng cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt được khi biết sản phẩm và doanh thu hoà vốn. Phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn.
Thẩm định về mặt kinh tế xã hội
Dự án đầu tư không những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợi ích kinh tế xã hội về một mặt nào đó. Ngoài việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân nói chung, dự án đầu tư còn tạo ra các lợi ích cụ thể về mặt sau:
- Đóng góp ngân sách quốc gia.
- Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm cho đất nước.
- Tạo việc làm cho người lao động.
- Tăng năng suất lao động xã hội.
- Sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
- Phát triển các ngành nghề.
- Phát triển kinh tế - xã hội địa phương có dự án...
- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới.
Thẩm định về môi trường xã hội.
Hiện nay, tiêu chuẩn về môi trường ở các nước đang phát triển quy định rất khắt khe, buộc các nhà kinh doanh phải chi phỉ những khoản tiền rất lớn để chống ô nhiễm. Trước tình hình đó, nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí, họ đã chuyển nhượng những công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường nặng sang các nước dang phát triển để đầu tư. ở các nước đang phát triển do chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường nên sau một thời gian thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng khó khắc phục. Vì vậy, khi thẩm định cũng cần chú ý vấn đề này, tránh tình trạng dự án khi đi vào hoạt động phải ngừng lại vì vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn tới việc thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn
Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án.
a/Khả năng trả nợ
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của khách hàng trong một thời gian nhất định. Nguồn thu bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu, vốn vay.
- Doanh thu các loại.
Nguồn chi ra bao gồm:
- Chi cho TSCĐ.
- Chi cho TSLĐ.
- Chi trả cổ tức, nộp thuế, các chi phí trực tiếp gián tiếp.
Tính ra số chênh lệch nguồn thu vào và chi ra.
Căn cứ vào số chênh lệch này để xác định nguồn trả nợ trung dài hạn.
Các nguồn tiền để trả nợ hàng năm
Tỷ lệ đảm bảo trả nợ =
Số nợ phải trả hàng năm
Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. Căn cứ vào tỷ lệ này, ngân hàng thấy được mức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính và xác định mức thu nợ hàng năm một cách hợp lý.
b/Đánh giá về các tài sản đảm bảo tiền vay.
Thẩm định các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố bảo lãnh phải dễ bán, giá trị thu được thực tế phải bù đắp được dư nợ gốc, nợ lãi và các loại thuế theo quy định.
Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cơ sở định giá tài sản cố định cầm cố, bảo lãnh phải đúng các quy định hiện hành. Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo quy định hiện hành. Đối với hồ sơ nhà đất phải có xác nhận của phòng trước bạ của sở nhà đất, sở địa chính hoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND các cấp có thẩm quyền.
2.3. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của dự án được xem xét. Những phương pháp được sử dụng đó là các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, phương pháp thẩm định theo trình tự.
* Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Đây là một phương pháp phổ biến, đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và xác định các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để ra quyết định đầu tư được chính xác.
Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau đây:
+ Do Nhà nước quy định hoặc điều kiện về tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị theo chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
+ Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
+ Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
+ Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... của ngành theo các định mưc kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
+ Các điều lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
+ Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án.
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh và phải biết vận dụng trong điều kiện, đặc điểm phù hợp với dự án và tránh khuynh hướng so sánh cứng nhắc, máy móc.
* Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
+ Thẩm định tổng quát.
Là việc xem xét các nội dung của dự án từ đó phát hiện ra các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cân đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô và tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét các nội dung tổng quát của dự án, do đó ở giai đoạn này khó có thể phát hiện ra những vấn đề cần bác bỏ của dự án hoặc những hạn chế của dự án cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết những vấn đề sai xót của dự án mới được phát hiện.
+ Thẩm định chi tiết.
Đây là bước được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành với từng nội dung của dự án, từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến cần phải sửa đổi hay thêm bớt, hoặc có thể là đồng ý hoặc là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên ở mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để nghiên cứu tiếp theo.
* Phương pháp thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp, giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi...khảo sát những tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ rủi ro của các bất trắc dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ an toàn cao.
Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
2.4. Ví dụ về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng liên doan Lào - Việt chi nhánh Hà Nội.
Thẩm định dự án vay vốn đầu tư “Dây chuyển sản xuất cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng ” của Công ty Cổ phận Tiến Lực.
Công ty Cổ phần Tiến Lực là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Công ty tự chủ về tài chính, độc lập về tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Dự án đầu tư của Công ty:
Dự án đầu tư dây chuyển sản xuất cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng:
1. Dư án đầu tư:
- Tên dư án: Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng.
- Địa chỉ: Số 27, đường siêu Hải, khối 13, phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tiến Lực.
- Điện thoại: 038.844.253 Fax: 038.844.523
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2703000248 do sở kế hoạch và tỉnh Nghệ An cấp ngày 09/02/2006.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương), điện năng (đường dây và trạm biến áp,…), xây dựng cơ sở hạ tầng; chế tạo kết cấu thép.
2. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Nghị định 51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư trong nước.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp.
- Căn cứ điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty Cổ phần Tiến Lực đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua ngày 25/01/2006.
- Căn cứ quyết định số 03/QĐ-KD ngày 25/11/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tiến Lực về việc phê duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng.
- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tiến Lực.
3. Mục tiêu đầu tư của dự án:
Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng. Khi nhà máy trên đi vào hoạt động sẽ tạo ra các loại sản phẩm phục vụ cho các ngành: giao thông, công nghiệp, xây dựng… với các sản phẩm chủ yếu của dự án như:
+ Dải phân cách, hộ lan mềm cho các công trình giao thông.
+ Biển báo phản quang các loại.
+ Xà gồ thép, tôn lợp.
+ Nhà kết cấu thép tiền chế, các giàn kết cấu không gian, các kết cấu thép khác.
+ Cột điện cao thế, xà điện nhúng kẽm nóng.
+ Cột điện chiếu sáng, cột điện trang trí đô thị.
+ Nhà xưởng, sân bãi cho thuê.
4. Sự cần thiết đầu tư:
Dự án đầu tư dây chuyển cấu kiện thép và dịch vụ cho thuê mặt bằng nhà xưởng của Công ty Cổ phần Tiến Lực đặt mục tiêu là đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp thiết về các sản phẩm cấu kiện thép - thị trường đang bị bỏ ngỏ của một số ngành như: công nghiệp, xây dựng, giao thông . . .
Trong xu thế đô thị hoá của nước Việt Nam hiện nay, các lĩnh vực xây dựng , giao thông, công nghiệp. . .cũng đang dần phát triển mạnh mẽ và đã từng bước làm thay đổi diện mạo đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển đô thị kéo theo các nhu cầu về sản phẩm như: cột điện, cột đèn chiếu sáng, trang trì . . . Do đó, Công ty Cổ phần Tiến Lực đã chủ động đón đầu nhu cầu về mặt hàng tiềm năng này để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Tiến Lực lựa chọn cung cấp sản phẩm các sản phẩm cấu kiện thép được coi là nắm bắt cơ hội trong việc phát triển và chiếm lĩnh thị trường miền Trung, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của vùng và của đất nước trong quá trình CNH-HĐH.
5. Phương diện thị trường của dự án:
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các công trình giao thông thuộc địa bàn các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh…
Công ty đã chủ động tìm kiếm và đặt quan hệ cung cấp sản phẩm cấu kiện thép cho một số đơn vị như: Công ty TNHH Thành Long, Công ty Miền Tây, Công ty liên doanh đường bộ 2 (hiện đang thi công dự án đường QL 32 Yên Bái, Da đường nối QL7 với đường 48 Nghệ An,…), Công ty CTGT 228, Công ty CTGT 208, Công ty TNHH Phú Nguyên - Hải, Công ty CPXD giao thông Nghệ An, Công ty ĐT&PT Hạ tầng Thanh Hoá, Công ty CTGT 484, Tổng đội TNXP Nghệ An là các đơn vị đang tham gia thi công các DA đường nối QL7 với đường 48 Nghệ An, DA đường ven Sông Lam, DA đường tránh thành phố Vinh và một số dự án khác. Như vậy, với các mục tiêu đặt ra và kết quả sẽ thu được khi tiến hành đầu tư, Công ty sẽ có được nhiều thuận lợi để tạo được một vị thể ổn định trong việc cung cấp các sản phẩm cấu kiện thép. Môi trường hoạt động của Công ty sẽ dần được rộng mở kết hợp với sự nỗ lực của bản thân Công ty là cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và nhiệm vụ được giao.
6. Phương diện kỹ thuật của dự án:
6.1 Lựa chọn phương thức đầu tư:
Căn cứ vào khả năng thực tế của Công ty về vốn, điều kiện mặt bằng, nhân lực, định hướng phát triển cũng như về hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty CP Tiến Lực lựa chọn hình thức phân kỳ đầu tư, và do đó sẽ tiến hành đầu tư làm 03 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Công ty sẽ tập trung vào việc đầu tư dây truyền sản xuất dải phân cách, hộ lan mềm, các loại biển báo phản quang, các kết cấu thép và xây dựng nhà xưởng, sân bãi cho thuê. Việc xây dựng sân bãi cho thuê sẽ tận dụng tối đa mặt bằng hiện có của Công ty (với diện tích 8.320 m2 đất) vừa sử dụng đầu tư (phần diện tích 3.820 m2), phần còn lại cho thuê với diện tích 4.500 m2
Việc tập trung đầu tư dây truyền sản xuất các sản phẩm dải phân cách, hộ lan mềm, các loại biển báo phản quang, các loại biển báo phản quang, các kết cấu thép trong giai đoạn 1 đã giúp cho Công ty giảm thiểu được chi phí đầu tư ban đầu. Công ty tập trung sản xuất một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tạo vị thế ban đầu trong hoạt động kinh doanh và tạo cơ sở tiền đề cho sự ra đời các sản phẩm chiến lược khác.
Giai đoạn 2: Công ty sẽ mở rộng sản xuất trên cơ sở dây truyền trang thiết bị hiện có sang thị trường tiềm năng - sản xuất trụ đèn chiếu sáng, đèn trang trí đô thị, kết cấu mạ kẽm,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33297.doc